Một số thao tác dạy học giúp học sinh có kĩ năng phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ nghệ thuật trong môn Ngữ văn Lớp 6
Thứ nhất: Đất nước ta đang trên con đường đổi mới với nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế. Nó đòi hỏi một sự phát triển toàn diện về kinh tế - văn hóa – xã hội của toàn đất nước. Trước vấn đề đó Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới giáo dục và đào tạo, đã có nhiều những nội dung giải pháp và cải cách giáo dục tiêu biểu như: chương trình SGK thay đổi, đưa công nghệ thông tin vào dạy học và đổi mới các phương pháp dạy học…
Đó là một nhiệm vụ và yêu cầu cấp bách đối với mỗi giáo viên nói chung và với giáo viên dạy môn văn nói riêng. Bởi văn chương là tác phẩm nghệ thuật bằng ngôn ngữ. Dạy văn là khám phá cái hay, cái đẹp trong bản nghệ thuật nên trước hết giáo viên phải có một “ nghệ thuật ” - nghệ thuật phô diễm cái đẹp.
Người thầy dạy môn văn, cụ thể hơn là khi dạy các biện pháp tu từ thì lại càng cần có cái “ nghệ thuật” đó. Bởi Tác phẩm - Văn bản là biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. Cảm xúc, tâm trạng của tác giả có thể được bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp qua hệ thống từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ … Một tác phẩm văn chương bao giờ cũng là kết quả của sự huy động tổng lực những tâm tư, tình cảm, trí tưởng tượng, vốn ngôn ngữ, vốn sống … của bản thân tác giả. Nó là sự kết hợp hài hoà, chặt chẽ giữa “ ý và lời”, “giữa nghệ thuật và nội dung”. Vì thế, để học sinh đạt tới cái đích của cảm thụ đó thì một việc rất cần thiết là giúp học sinh có kĩ năng khi phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ - đó là con đường cảm thụ văn học.
Thứ hai: Lí do tôi chọn đề tài này, vì sau gần một năm trải nghiệm với Sách giáo khoa mới lớp 6, tôi nhận thấy trong môn Ngữ văn lớp 6 cung cấp rất nhiều kĩ năng cho học sinh như: kĩ năng kể truyện, kĩ năng đóng vai nhân vật , kĩ năng kể truyện tưởng tượng, kĩ năng xác định và vận dụng các cụm từ, kĩ năng giải thích nghĩa của từ,….nhưng có lẽ kĩ năng phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đã thu hút tôi hơn vì đây là mảng kiến thức tiếng việt trọng tâm của môn Ngữ văn lớp 6. Đồng thời đây cũng là kĩ năng cơ bản khi viết đoạn văn, biết chỉ ra cái hay, cái đẹp của đoạn văn, đoạn thơ. Kĩ năng này làm tiền đề cho năng lực cảm thụ văn học ở lớp 7,8,9, đặc biệt kì thi vào 10.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số thao tác dạy học giúp học sinh có kĩ năng phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ nghệ thuật trong môn Ngữ văn Lớp 6

vậy, trong quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh làm bước này tốt vì các em đã nắm chắc kiến thức về các biện pháp tu từ nghệ thuật rồi. Tuy nhiên, một số em trung bình yếu thì thường sẽ không trả lời được câu hỏi 2, câu hỏi 3. Tôi đã giúp các em tháo gỡ như sau: đối với câu hỏi “ Nêu xuất xứ của đoạn văn, khổ thơ” sẽ xảy ra hai tình huống. Thứ nhất là đoạn văn, khổ thơ đó nằm trong chương trình học sinh học. Ví dụ: “ Hai cái răng đen nhánh, lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai cái lưỡi liềm máy làm việc” thì học sinh xác định rất dễ dàng, đó là “ Câu văn được trích trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài”. Nhưng có thể nó sẽ xảy ra trường hợp thứ hai, đó là đoạn văn, khổ thơ đó không nằm trong chương trình học - ngoài sách giáo khoa. Vì như chúng ta đã biết mục tiêu của sách mới là rèn kĩ năng cho học sinh, nên bài kiểm tra, đề thi sẽ đưa những ngữ liệu ở ngoài sách giáo khoa vào. Vậy học sinh sẽ xác định xuất xứ như thế nào? Ví dụ: Em hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong khổ thơ sau? “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm) Tôi sẽ hướng các trò như sau: khi các con gặp những khổ thơ , đoạn văn mới, nếu muốn biết xuất xứ của khổ thơ, đoạn văn đó thì dựa vào phần chú thích ở cuối ngữ liệu được trích, tức là phần trong ngoặc đơn. Ví dụ như: “ Hai câu thơ trên được trích trong bài thơ khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm”. Như vậy, tôi đã hướng dẫn và cung cấp một kĩ năng cho các trò khi trả lời câu hỏi “Nêu xuất xứ?”. Tiếp đến với câu hỏi: “ Xác định nội dung của đoạn văn, khổ thơ trên?” thì nhiều học sinh cũng không trả lời được. Bởi nếu phần ngữ liệu đó nằm trong các văn bản, bài thơ trong sách giáo khoa mà học sinh được học thì các con ít nhiều cũng trả lời được, nhưng nếu phân ngữ liệu đó mà ở ngoài thì có lẽ hầu như học sinh thấy tắc, bí ở phần này. Ví dụ: Em hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau? “ Ôi lòng bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung thương hoa cỏ Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông đỏ lặng phù xa” ( Thăm cõi bác xưa - Tố Hữu) Vậy tôi giúp các con như sau: tôi yêu cầu các trò đọc khổ thơ đó từ 1-2 lần, sau đó yêu cầu các con lắng lại suy nghĩ và dùng lời của mình để nói về nội dung của khổ thơ mà con vừa đọc ( muốn biết được nội dung học sinh có thể dựa vào những ý sau: từ ngữ lặp lại trong khổ thơ, viết về ai? Viết cái gì? Cảm xúc,...). Lúc đầu cũng chưa quen, xong cuối cùng các con làm rất tốt và có kĩ năng cho các khổ thơ, đoạn văn khác. Kết quả học sinh đã xác định nội dung khổ thơ trên như sau: “ Khổ thơ trên trích trong bài thơ Thăm cõi Bác xưa của nhà thơ Tố Hữu, khổ thơ nói về tình yêu thương bao la của bác đối với cuộc đời, con người và vạn vật”. Thật tuyệt vời! Qua sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh đã biết cách giải quyết hai câu hỏi đó, không chỉ thế mà các em còn có kĩ năng khi vận dụng làm các bài tập khác. Nhưng khi tôi yêu cầu các con phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó thì 80% học sinh trả lời một cách chung chung, dời dạc, sơ sài như “ tăng sức gợi hình gợi cảm, đoạn văn hay hấp dẫn hơn..”. Đây là mấu chốt, điểm thắt nút cần giáo viên tháo gỡ, trợ giúp học sinh tiếp. Bước 2: Gợi ý cách phân tích tác dụng của biện pháp tu từ cho học sinh (Bước này tôi thực hiện bằng phương pháp thuyết trình, gợi mở) Sau khi thực hiện xong bước 1: Học sinh gọi tên và chỉ ra được biện pháp tu từ sử dụng trong khổ thơ, đoạn văn thì đến việc phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật. Thường thì học sinh sẽ bỏ bước phân tích mà sẽ nêu luôn tác dụng nên đoạn văn sẽ ngắn, không toát ý. Cho nên tôi hướng dẫn các con phân tích như sau: Tôi hướng dẫn học sinh khi phân tích phải dựa vào nôi dung câu thơ đó mà diễn giải cụ thể ra ( hiểu đơn giản là dựa vào từ ngữ trong khổ thơ, dựa vào đặc điểm đặc trưng của biện pháp tu từ đó ( nét tương đồng, nét gần gũi, nhấn mạnh, hoặc sinh động gần gũi..) và diễn giải theo ý hiểu của mình). Như vậy, khi phân tích phải dựa vào từ ngữ, nội dung câu thơ. Từ nội dung phân tích đó sẽ kết lại tác dụng của biện pháp tu từ nghệ thuật. Ví dụ: Khi tôi gợi ý phân tích tác dung của biện pháp ẩn dụ trong câu thơ: (tôi gợi ý cho các con khi phân tích biện pháp tu từ ẩn dụ ở đây thì học sinh sẽ dựa vào nội dung câu thơ và điểm tương đồng của người con với “mặt trời” là gì để phân tích, điểm tương đồng ở đây là gì?) “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” “Mặt trời” ở câu thơ thứ nhất là mặt trời thực, mặt trời của bắp, sáng mọc đằng đông, nằm trên đỉnh đồi, chiều lặn đằng tây. Còn “mặt trời” ở câu thơ thứ hai là chỉ em bé - người con, đây là biện pháp nghệ thuật ẩn dụ. Chỉ người con là mặt trời của mẹ, là cuộc sống, là tình yêu của mẹ! Hàng ngày em bé nằm trên lưng mẹ, cùng mẹ đi lên nương. Qua biện pháp nghệ thuật ẩn dụ nhà thơ đã thể hiện được tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dân tộc miền núi nói riêng và tình mẫu tử nói chung, người con là cuộc sống, là tình yêu và niềm hạnh phúc của mẹ. Tóm lại, giáo viên phải nhấn mạnh cho học sinh không được bỏ qua bước phân tích này, và muốn phân tích được phải dựa vào nội dung của khổ thơ, dựa vào nét đặc trưng của nghệ thuật. Nếu làm được điều này, học sinh sẽ có kĩ năng viết tốt. Như vậy, tôi đã thực hiện xong hai bước, để học sinh dễ học , dễ nhớ khi làm bài, tôi đã hình thành một dàn chung cho dạng bài tập phan tích tác dụng của biện pháp tu từ nghệ thuật trong đoạn văn, đoạn thơ. Khi học sinh nhớ dàn ý này thì các con sẽ hình thành kĩ năng làm bài cho tất cả các dạng bài tập. Bước 3: Dàn ý khi phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nghệ thuật (Bước này tôi thực hiện bằng phương pháp chốt kiến thức) - Câu chủ đê: Xuất xứ khổ thơ (đoạn văn) trích trong tác phẩm nào? Của ai?) + nội dung( nội dung khái quát từ khổ thơ, đoạn văn) - Gọi tên biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ ( đoạn văn) đó - Chỉ ra ( trích câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật đặt trong ngoặc kép) - Phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng (khi phân tích dựa vào nội dung câu thơ hoặc các từ ngữ, hình ảnh trong ngữ liệu cho) - Tác dụng: bằng biện pháp nghệ thuật nhà thơ (nhà văn) nội dung + nội dung năng cao. Với dàn ý này học sinh sẽ nhớ và thược lòng: câu chủ đề - gọi tên - chỉ ra - phân tích và nêu tác dụng ( đây được coi là công thức khi phân tích tác dụng của biện pháp tu từ). Đó là các thao tác cơ bản, dễ nhớ cho học sinh có kĩ năng làm bài. Có thể một số thầy cô sẽ cho rằng dàn ý này của tôi chưa hoàn chỉnh, vì nó chưa đủ các dạng của đoạn văn ( diễn dich, quy nạp, tổng phân hợp,..). Đúng vậy, nếu thầy cô chú ý tên đề tài tôi đặt là “ Hướng dẫn học sinh phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ nghệ thuật trong bộ môn ngữ văn lớp 6”. Thực chất là hướng dẫn học sinh viết đoạn văn cảm thụ khổ thơ, đoạn văn qua các biện pháp nghệ thuật. Nhưng tôi lại sử dụng cụm từ “ Hướng dẫn học sinh phân tích..” có nghĩa mức độ nó đơn giản hơn. Tôi không đi sâu vào hướng dẫn học sinh viết đoạn văn theo các lập luận khác nhau (diễn dich, quy nạp, tổng phân hợp,..), bởi nó sẽ là một đề tài khác, sâu hơn, kĩ hơn, phù hợp với nhận thức ở lớp 7,8,9. Còn với đề tài tôi chọn, nó đơn giản hơn, phù hợp nhận thức bước đầu của học sinh lớp 6, vì thế mà trong dàn ý tôi cung cấp cho các em, tôi để câu chủ đề nằm đầu, giống cách lập luận diễn dịch - đó là cách lập luận dễ viết. Như tôi đã nói ở trên, đây chính là bước “cày vỡ” cho các bước cảm thụ văn học cho các em. Như vậy, đó là ba bước mà tôi tỉ mỉ, kiên nhẫn hướng dẫn học sinh. Vậy tôi sẽ vận dụng 3 bước này vào giáo án - một tiết dạy như thế nào? Thứ nhất: Khi học sinh chưa nắm được dàn ý phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nghệ thuật. Các tiết thực hành tiếng việt trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn đầu lớp 6 thường là củng cố và cận dụng các biện pháp tu từ đã học ở tiểu học. Vì thế mà trước khi làm phần bài tập vận dụng tôi sẽ dành 3 phút cho học sinh củng cố kiến thức lý thuyết ( hs trình bày phần chuẩn bị của minh bằng sơ đồ tu duy mà cô giáo đã giao). Sau khâu đó tôi dành 3 -5 phút hướng dẫn học sinh phân tích tác dụng của biện pháp tu từ bằng 3 bước: Bước 1: Định hướng cho học sinh ( phương pháp vấn đáp) Bước 2: Gợi ý cách phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ( phương pháp thuyết trình) Bước 3: Cung cấp cho học sinh dàn ý ( công thức văn học) GIÁO ÁN MINH HỌA: Tiết thực hành tiếng việt -Trang 43 - 44 - Sách kết nối tri thức (Đây chỉ là một lát cắt trong giáo án ở khâu vận dụng đề tài) Hoạt động của thầy trò Nội dung bài học - Củng cố kiến thức về biện pháp Điệp ngữ (so sánh, nhân hóa ôn ở các tiết trước rồi) Học sinh trình bày phần chuẩn bị của mình khoảng 2 - 3 phút ( Sơ đồ tư duy) - Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tác dụng của biện pháp tu từ: Bước 1: - học sinh đọc yêu cầu của bài tập - tìm, nêu xuất xứ, nội dung - chỉ ra biện pháp nghệ thuật sử dụng ( Học sinh trả lời tốt) Bước 2: ( Giáo viên gợi ý phân tích) Cái cây mới mọc nên cao bằng gang tay, con thấp và non nớt, lá cỏ thì nhỏ và mềm mượt như sọi tóc, hoa thì mới nở nên bí như cái cúc. Mọi sự vật đang thay đổi mới mọc nên con non nớt, nhỏ bé và cần được chăm sóc và bảo vệ Bước 3: Gv chiếu chia sẻ dàn ý (giáo viên chốt, khắc sâu, nhấn mạnh) Học sinh làm bài tập I. Nghĩa của từ II. Biện pháp tu từ Bài tập 3: Như vậy, trong quá trình dạy học có thể thao tác này mất chút thời gian nhưng bù lại hiệu quả rất lớn. Học sinh dễ hiểu, biết cách làm bài và có kĩ năng giải quyết các bài cùng dạng. Một điều rất thuận lợi khi tôi áp dụng bước này là các tiết thực hành tiếng việt ở đầu chương trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 6, không chỉcó một tiết ôn tập củng cố, vận dụng thực hành kiến thức biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, điệp ngữ) ở tiểu học mà còn có rất nhiều tiết ở phía sau. Nếu tiết 1 học con nhanh, vội, học sinh mới vỡ thì các tiết sau tôi lại đảo lại dàn ý, lặp đi lặp lại như thế học sinh nhớ, khắc sâu và có kĩ năng làm bài. Thứ hai: Khi học sinh đã nắm được dàn ý phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nghệ thuật. Ngoài Các tiết thực hành tiếng việt củng cố và cận dụng các biện pháp tu từ đã học ở tiểu học. Thì còn nhiều tiết cung cấp tri thức mới về các biện pháp tu từ như ẩn dụ, nhân hóa. Đối với các tiết này, đầu tiên là tôi sẽ dành 5 - 7 phút cung cấp tri thức cho học sinh ( về khái niệm, tác dụng và các kiểu). Sau khâu đó, đến phần vận dụng làm bài tập. Trước khi làm bài tập, tôi dành 3 -5 phút hướng dẫn học sinh phân tích tác dụng của biện pháp tu từ Tôi sẽ vận dụng các bước này vào giáo án như sau: GIÁO ÁN MINH HỌA: Tiết thực hành tiếng việt -Trang 47 - Sách kết nối tri thức (Đây chỉ là một lát cắt trong giáo án ở khâu vận dụng đề tài) Hoạt động của thầy trò Nội dung bài học - Giáo viên cung cấp kiến thức về ẩn dụ cho học sinh hiểu: Khái niệm, tác dụng và các kiểu ẩn dụ. - Học sinh nắm được kiến thức Trước khi vào phần vận dụng làm bài tập, Giáo viên hướng dẫn học sinh cách phân tích tác dụng của biện pháp tu từ: + Thứ nhất: Học sinh lúc này đã nắm chắc kiến thức về ẩn dụ + Thứ hai: Học sinh đã được cung cấp kĩ năng khi phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ ở các tiết trước bằng dàn ý cụ thể - Cho nên khi làm bài tập, giáo viên yêu cầu học sinh ngồi gạch nhanh dàn ý ra nháp rồi từ dàn ý đó hoàn thiện bài tập. (Nếu phần phân tích học sinh có vướng mắc thì giáo viên sẽ gợi ý cho các con) - Học sinh làm bài I. Biện pháp tu từ 1. Thế nào là ẩm dụ? 2. Bài tập: Bài 1( sgk - trang 47) 4. Kết quả: Như vậy, qua một quá trình vận dụng tỉ mỉ, kiên nhẫn, tôi thấy rằng để học sinh có kĩ năng phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nghệ thuật thì giáo viên cần phải thực hiện tốt cả 3 bước. Trong ba bước này thì bước 3 là trọng tâm. Tôi hiểu được điều cốt lõi đó nên tôi đã cho học sinh vận dụng vào tất cả các bài tập ở kì 1 và kì 2 lớp 6. Kết quả đạt được ngoài sự mong đợi. Học sinh có hứng thú học môn văn, hăng hái, tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức, học sinh có kĩ năng viết thành đoạn văn, không còn hiện tượng gạch đầu dòng, trình bày khoa học, diễn đạt trôi chảy. Điều tuyệt vời hơn là khi kiểm tra, phần ngữ liệu thơ ( văn) nằm ngoài sách giáo khao nhưng các con làm rất tốt. Tôi rất hài lòng và tâm tắc về điều đó. (Bài làm của học sinh sau khi được cô giáo rèn kĩ năng phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ) Đó là một vài bài minh họa cho kết quả của học sinh, sự tiến bộ rõ rệt đó còn được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu thống kê chất lượng bài kiểm tra của học sinh như sau: Lớp Giỏi Khá TB Yếu 6B 8 ( 24%) 18 ( 51%) 9 ( 25%) 0 Đồng thời, khi gần hết năm học, tôi có thực hiện phiếu điều tra hứng thú của học sinh về bộ môn ngữ văn lớp 6. Kết quả như sau: Lớp Thích học Bình thường Không thích 6B 90% 10% 0% Với những số liệu này như một món quà động viên tôi yêu nghề hơn, cần cố gắng làm thế nào cho đơn giản kiến thức, cung cấp nhiều công thức văn học để rèn kĩ năng làm bài cho các em tốt hơn. Tất cả vì học sinh thân yêu! C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận: Như vậy trên đây, tôi đã mạnh dạn đưa ra một kinh nghiệm – một phương pháp mà hàng ngày tôi vận dụng lên lớp. Có thể đó là một phương pháp rất nhỏ trong quá trình dạy học, nhưng đối với tôi, thì tôi thấy rất hiệu quả. Một điều lưu ý rằng, trong đề tài nghiên cứu này, để dễ hiểu thì tôi có bóc tách riêng từng bước cụ thể. Nhưng nếu xét về quá trình dạy học, một tiết dạy học thành công thì cần đến sự kết hợp nhuần nhiễn, lồng ghép tất cả các bước một cách linh hoạt. Đó là nghệ thuật vận dụng của mỗi người Thầy. Với tuổi đời và tuổi nghề còn non trẻ, nên vấn đề tôi nghiên cứu ở trên có phần nào chưa rõ, chưa hợp lí, chưa khoa học,rất mong mọi người góp ý cho tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! II. Kiến nghị: Tăng cường công tác chỉ đạo tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn lớp 6 nói riêng và môn Văn nói chung, để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. Đề nghị cấp trên cung cấp thêm tranh ảnh ,tư liệu ,triển khai ứng dụng phần mềm giáo án điện tử, trang bị các phương tiện hiện đại giúp giáo viên thực hiện tiết dạy thuận lợi hơn. Các tổ chuyên môn trong trường, các trường trong huyện đầu tư triển khai hoạt động ngoại khóa Ngữ văn tới các khối lớp để khuyến khích sự sáng tạo văn học trong giáo viên, học sinh, thu hút ngày càng nhiều hơn nữa các em vào học môn Ngữ văn. Đó là những mong muốn của người thực hiện đề tài. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm rất nhỏ của Tôi và có thể vấn đề này cũng có rất nhiều người nghiên cứu và áp dụng nhưng Tôi cũng muốn đưa ra một chút kinh nghiệm của riêng mình sau những năm đứng lớp, hy vọng có thể góp ích cho sự nghiệp trồng người. Xin trân trọng cảm ơn! D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống 2. Sách giáo viên Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống 3. Sách Hướng dẫn dạy học môn ngữ văn THCS theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 4. Sách bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 theo chương trình giáo dục phương pháp mới
File đính kèm:
mot_so_thao_tac_day_hoc_giup_hoc_sinh_co_ki_nang_phan_tich_t.docx