Rèn năng lực giao tiếp cho học sinh qua kỹ năng Nói - Viết trong dạy học Tiếng Việt môn Ngữ Văn THPT
Hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy học từ phổ thông đến đại học đang là vấn đề bức thiết của nhà trường và xã hội. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 8, khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo” Vấn đề “đổi mới phương pháp dạy học luôn được đặt ra và được ý thức như một yêu cầu tự nhiên, bức thiết, một động lực cho sự phát triển của nhà trường phổ thông, một yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo con người” .
Trong quá trình dạy học bản thân tôi đã trăn trở nhiều về vấn đề dạy học tiếng Việt môn học/phân môn được dạy từ cấp Tiểu học đến Trung học phổ thông hiện nay, nó có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những lí thuyết cơ bản về ngôn ngữ học và tiếng Việt, giúp học sinh vận dụng tốt hơn những quy tắc trong dạy học. Hoạt động giao tiếp nói và viết, tiếp nhận và tạo lập văn bản. Vì vậy, thông qua việc dạy học phần tiếng Việt THPT, giáo viên sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển toàn diện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nói, nghe). Trong bốn kĩ năng quan trọng đọc, viết, nói, nghe thì kĩ năng nói và kỹ năng viết đang ngày càng khẳng định vị trí của nó. Bởi trong thực tế cuộc sống, hai kỹ năng này đóng vai trò như một loại công cụ cần thiết với tất cả học sinh. Các em sử dụng chúng thành thạo sẽ có cơ hội thể hiện ý tưởng của bản thân trong các tình huống giao tiếp khác nhau. Việc rèn kỹ năng nói - viết cho học sinh THPT trong khi dạy học tiếng Việt rõ ràng là rất cần thiết.
Song trên thực tế giảng dạy, giáo viên THPT vẫn dạy tiếng Việt nặng về cấu trúc, lý thuyết, nhẹ thực hành, chưa chú trọng đúng mức tới vấn đề phát triển kĩ năng giao tiếp, chưa quan tâm đến việc hướng học sinh học tiếng Việt để giao tiếp và giao tiếp có hiệu quả. Nhiều giáo viên quan tâm đến việc dạy tiếng Việt theo định hướng giao tiếp nhưng gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy. Giáo viên THPT hầu như chỉ quan tâm đến dạy đọc - hiểu văn bản, chưa chú ý đến dạy tiếng Việt. Hệ lụy của cách dạy này là nhiều học sinh vẫn cảm thấy nặng nề khi học và thiếu hứng thú với những bài về tiếng Việt. Tình trạng dùng từ tuỳ tiện, viết câu sai, cách diễn đạt xa rời chuẩn mực tiếng Việt vẫn còn nhiều đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực tư duy, đọc hiểu văn bản và viết văn nghị luận của các em. Đặc biệt, các em hầu như không thể vận dụng được những kiến thức đã học từ phân môn tiếng Việt để áp dụng vào những tình huống của đời sống thực tế.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Rèn năng lực giao tiếp cho học sinh qua kỹ năng Nói - Viết trong dạy học Tiếng Việt môn Ngữ Văn THPT

lại những hiệu quả thiết thực cho việc đổi mới phương pháp dạy học phần tiếng Việt (Ngữ văn THPT) nhằm nâng cao khả năng giao tiếp cho học sinh. Các em đã nhận thức được vai trò của kiến thức Tiếng việt với việc hình thành các kĩ năng giao tiếp, từ đó, nâng cao ý thức học tập và thực hành nhiều hơn để rèn luyện và phát huy khả năng nói, viết của mình. Đồng thời biết cách vận dụng kiến thức tổng hợp từ phần tiếng Việt vào các tình huống giao tiếp cụ thể, tránh “lãng phí kiến thức” đã học Với riêng bản thân tôi, quá trình thực hiện đề tài, tôi đã thu nhận cho mình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Tôi nhận thấy, việc dạy - học các môn học nói chung, môn Ngữ văn và phần tiếng Việt nói riêng, cơ bản đều phải lấy việc hình thành kĩ năng, năng lực giao tiếp, rèn luyện kĩ năng nói - viết làm mục tiêu. Riêng đối với hợp phần tiếng Việt, hình thành được thói quen sử dụng ngôn ngữ, nâng 54 cao khả năng giao tiếp cho các em để phục vụ cho cuộc sống thực tế quan trọng và cần thiết hơn là cung cấp kiến thức cho học sinh một cách bị động, chủ yếu là toàn lí thuyết. Qua đó, tôi càng nhận thấy vai trò quan trọng của dạy học Tiếng việt trong việc hình thành kĩ năng nói và viết trong giao tiếp cho học sinh. 2. Kiến nghị 2.1.Với giáo viên Nâng cao chất lượng cho giờ dạy học tiếng Việt, từ đó rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói - viết là trách nhiệm chính của giáo viên Ngữ văn. Học sinh chỉ được học tiếng Việt 45 hay 90 phút trong tuần, phần lớn các em để ý, học hỏi cách giao tiếp, trình bày của chính giáo viên dạy bộ môn. Vì vậy, thầy cô giáo cần quan tâm đến nói, viết đúng chuẩn để tạo môi trường tiếng Việt lành mạnh cho các em học tập, noi gương Để dạy học tiếng Việt nhằm nâng cao khả năng giao tiếp, rèn luyện kĩ năng nói - viết thành công giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo. Giáo viên cần chuẩn bị kế hoạch bài dạy dạy, thiết kế bài dạy với những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với cả nội dung bài học và đặc điểm đối tượng học sinh. Quan trọng hơn hết là giáo viên phải xây dựng được các tình huống giao tiếp để học sinh thực hành giao tiếp. Tình huống này có thể xuất hiện trong các ví dụ, các bài tập được bổ sung thêm, có cân nhắc đến sự phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nơi sống, mối quan tâm của người học. Tình huống giao tiếp cũng có thể được phát triển thêm từ các ví dụ, bài tập trong SGK. Các phương pháp, hình thức dạy học được lựa chọn phải đáp ứng tiêu chí rèn luyện kĩ năng giao tiếp nghe nói đọc viết cho học sinh. Ngoài ra, giáo viên phải soạn một số yêu cầu cần thiết cho học sinh làm việc trước ở nhà. Cần lưu ý rằng những yêu cầu về nhà này không nên chỉ đơn giản là những câu hỏi lí thuyết mà học sinh chỉ cần đọc SGK là trả lời được. Yêu cầu về nhà có thể chỉ là tìm hiểu một vấn đề nhỏ của bài học nhưng phải có tác dụng khơi gợi ở học sinh khả năng tìm tòi, tự nghiên cứu, sưu tầm hoặc đòi hỏi ở học sinh tinh thần làm việc tập thể. Giáo viên cần đổi mới cách dạy, cách kiểm tra - đánh giá theo hướng phát triển năng lực phù hợp với tâm lí trình độ người học, tránh gây nhàm chán trong tiết học, phát huy khả năng sáng tạo, kích thích niềm đam mê cho học sinh. Giáo viên cũng nên định hướng học sinh trong việc sử dụng tài liệu tham khảo, quan tâm đến những điểm yếu để bù lấp kiến thức cho học sinh, chỉ ra những cái hay cái đẹp và những lợi ích thiết yếu trong tiếng Việt để tạo cho các em niềm hứng thú với môn học này. 2.2.Với học sinh Cần nâng cao nhận thức cá nhân về vị trí, vai trò của phân môn tiếng Việt trong việc hình thành năng lực giao tiếp, rèn kĩ năng nói, kĩ năng viết cho bản thân. 55 Từ đó, thay đổi tư duy, cách học để không coi tiếng Việt là phân môn bắt buộc để học đối phó. Chủ động học tập, rèn luyện năng lực giao tiếp của bản thân. Trong quá trình học tập phải mạnh dạn giải quyết bài tập, tập vận dụng kiến thức lí thuyết được học vào nói, viết hàng ngày. Tích cực tham gia các cuộc thi do lớp trường phát động như thi làm báo tường, tập làm Mc để mài sắc năng lực ngôn ngữ cá nhân. 2.3.Với các cấp quản lý - Đổi mới cách thức tổ chức quản lý trong Nhà trường, cách kiểm tra đánh giá theo hướng giao tiếp. Đánh giá cao của người quản lí đối với những giáo viên có đầu tư cao cho chuyên môn, mạnh dạn đổi mới cách dạy học theo hướng phát triển năng lực, bám vào kĩ năng giao tiếp sẽ giúp giáo viên nhiệt tình hơn với nghề. Khi dự giờ, người quản lí không nên cứng nhắc đánh giá giáo viên theo khuôn mẫu: trình tự các bước lên lớp, dạy đủ nội dung, đúng giờ, lớp học không ồn mà không nhìn thấy hoặc phủ nhận những đổi mới, dụng công của người đứng lớp thì sẽ dần dần thiêu rụi nhiệt tâm, nỗ lực đổi mới ở người thầy và khiến họ khó lòng thay đổi được mục tiêu, phương pháp dạy học. - Cơ sở vật chất đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi ban đầu cho giáo viên thực hiện các kế hoạch dạy học, học sinh có môi trường học tập tốt. - Khả năng phát triển mở rộng của đề tài : Với đề tài này nên mở rộng kĩ năng giao tiếp cho học sinh qua 2 kĩ năng nói viết ở phần chương trình lớp 10, 12; Kĩ năng nói viết thông qua dạy đọc hiểu văn bản, thông qua các hình thức sân khấu hóa nội dung dạy học trong nhà trường THPT Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi, mong được cùng đồng nghiệp chia sẻ, góp ý. Thiết nghĩ, việc đào tạo thế hệ trẻ đáp ứng yêu cầu xã hội, hoàn thiện về kĩ năng giao tiếp, nghe nói đọc viết không phải là công việc của riêng ai. Tôi xin trân trọng cảm ơn những đóng góp của quý vị! 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Ngữ văn 10, 11, 12. NXB Giáo dục, H, 2006. 2. Lê A, Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh, Giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB Giáo dục, H, 1995 Nguyễn Trí - Lê A - Lê Phương Nga, Giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt, tập hai NXB Giáo dục, H, 2000. 3. Nguyễn Viết Chữ, Về việc bồi dường kĩ năng đọc, nói, nghe, viết cho học sinh trong dạy học Ngữ Văn, Tạp chí Giáo dục, số 172, 2007. 4. Nguyễn Trí, Một số vấn đề dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở tiểu học, Nxb Giáo dục , 2009 5. Luật giáo dục Việt Nam (2005). PL 1 PHỤ LỤC PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GV NGỮ VĂN THPT Để phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy phần tiếng Việt ở bậc THPT trong SGK Ngữ văn, chúng tôi mong nhận được sự giúp đỡ của quý thầy cô qua phiếu tham khảo ý kiến, mong thầy cô trả lời dựa trên thực tế giảng dạy ở trường THPT Câu 1: Sau một thời gian dài thực hiện chương trình và SGK Ngữ văn THPT hiện hành, theo thầy/cô, phần tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay như thế nào A. Phù hợp về dung lượng kiến thức và đảm bảo tính hệ thống, đảm bảo yêu cầu tích hợp đối với môn học B. Chưa phù hợp về dung lượng kiến thức và chưa đảm bảo tính hệ thống, chưa đảm bảo yêu cầu tích hợp đối với môn học Câu 2: Trong bộ môn Ngữ văn, thầy cô thấy bản thân dạy phần nào là khó khăn nhất? Nêu rõ lí do A. Đọc hiểu văn bản B.Tiếng Việt C. Làm văn Câu 3: Trong quá trình giảng dạy phần tiếng Việt cho HS, GV thấy HS yếu những kĩ năng nào nhất? Nêu một vài biểu hiện cụ thể A. Kĩ năng nghe . B.Kỹ năng nói . C.Kỹ năng đọc D. Kỹ năng viết Câu 2: Trong bộ môn Ngữ văn, thầy cô thấy bản thân dạy phần nào là khó khăn nhất? Nêu rõ lí do A. Đọc hiểu văn bản B.Tiếng Việt C. Làm văn Câu 3: Trong quá trình giảng dạy phần tiếng Việt cho HS, GV thấy HS yếu những kĩ năng nào nhất? Nêu một vài biểu hiện cụ thể A. Kĩ năng nghe . PL 2 B. Kỹ năng nói . C. Kỹ năng đọc D. Kỹ năng viết PL 3 PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỌC SINH THPT Để phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy phần tiếng Việt ở bậc THPT trong SGK Ngữ văn, chúng tôi mong nhận được sự giúp đỡ của quý thầy cô qua phiếu tham khảo ý kiến, mong các em trả lời dựa trên thực tế học tập ở trường THPT Câu 1: Khi học tiếng Việt, em cảm thấy nội dung kiến thức bài học như thế nào? A. Vừa phải, không khó cũng không dễ B. Nhiều, khó hiểu C. Chưa gắn với thực tiễn, học chỉ mang tính chất “cho biết”, cho có mà không áp dụng được vào đời sống Câu 2: Cách dạy của GV khi dạy học hợp phần tiếng Việt trong SGK Ngữ văn như thế nào A. Giáo viên dạy kĩ, thêm ví dụ B. GV bỏ qua phần tiếng Việt C. GV dạy qua loa, khó hiểu. Câu 3: Dù đã học và nắm được các yêu cầu sử dụng ngôn ngữ tiếng Viêt trong giao tiếp hằng này nhưng các em vẫn yếu kĩ năng nào nhất A. Nghe - đọc B. Nói - viết C. Nghe - viết C. Đọc - nói. Câu 4: Em hãy thử đề xuất một số ý kiến để môn tiếng Việt trở nên hấp dẫn hơn PL 4 KẾT QUẢ THU NHẬN TỪ PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA GV TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG VIỆC DẠY - HỌC TIẾNG VIỆT Kết quả khảo sát câu hỏi Câu 1: Trường Câu hỏi THPT Quỳ Hợp (8 giáo viên) THPT Quỳ Hợp 2 (4 GV) THPT Quỳ Hợp 3 (5 GV) Tổng hợp kết quả Sau thời gian dài năm thực hiện chương trình và SGK Ngữ văn THPT hiện hành, theo thầy/cô, phần tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay như thế nào Phù hợp về dung lượng kiến thức và đảm bảo tính hệ thống, đảm bảo yêu cầu tích hợp đối với môn học 4 2 2 8 Chưa phù hợp về dung lượng kiến thức và chưa đảm bảo tính hệ thống, chưa đảm bảo yêu cầu tích hợp đối với môn học 6 2 3 11 PL 5 Kết quả khảo sát Câu 2: Trường Câu hỏi THPT Quỳ Hợp (8 GV) THPT Quỳ Hợp 2 (4 GV) THPT Quỳ Hợp 3 (5 GV) Tổng hợp kết quả Trong bộ môn Ngữ văn, thầy cô thấy bản thân dạy phần nào là khó khăn nhất? Đọc hiểu văn bản 1 0 1 3 tiếng Việt 4 3 3 11 Làm văn 3 1 1 5 Nêu rõ lí do tiếng Việt khó dạy nhất vì nhiều kiến thức, chưa có phương án dạy học hữu hiệu, HS không chú ý tiếng Việt khó dạy nhất vì các kiểu bài rất đa dạng, không thể quy về những kiểu dạng cụ thể HS chỉ thích đọc hiểu văn bản, coi nhẹ phần tiếng việt vì không có tính thực tiễn PL 6 Kết quả khảo sát câu Câu 3: Trường Câu hỏi THPT Quỳ Hợp (8 GV) THPT Quỳ Hợp 2 (4 GV) THPT Quỳ Hợp 3 (5 GV) Tổng hợp kết quả Trong quá trình giảng dạy phần tiếng Việt cho HS, GV thấy HS yếu những kĩ năng nào nhất? Nêu một vài biểu hiện cụ thể Kỹ năng nghe 0 0 0 0 Kỹ năng nói 3 (lúng túng khi diễn đạt, nói như viết, không biết trình bày ý tưởng bằng ngôn ngữ ) 2 (phát âm chưa chuẩn, nói ngọng) 3 (diễn đạt không mạch lạc, rối rắm, các ý sắp xếp thiếu logic) 9 Kỹ năng đọc 2 (Đọc chậm, không biết ngắt nghỉ đúng chỗ, không diễn cảm ) 0 1 (đọc sai lỗi chính tả, không chú ý đến ngữ cảnh ) 3 Kỹ năng viết 3 (hình thức trình bày sơ sài, lập luận không chặt chẽ, thiếu liên kết) 2 (câu cú dài dòng, cả văn bản không có dấu chấm phẩy) 1 (lỗi chính tả nhiều, viết sai phong cách văn bản) 7 PL 7 Kết quả khảo sát Câu 4 Trường Câu hỏi THPT Quỳ Hợp (8 GV) THPT Quỳ Hợp 2 (4 GV) THPT Quỳ Hợp 3 (5 GV) Nêu các biện pháp theo thầy cô có thể nâng cao hiệu quả việc học tiếng Việt Ý kiến của cac GV - “Ở mỗi phần giảng trong SGK nên có một ngữ liệu, VD dẫn chứng, phân tích để HS dễ hình dung, đưa những bài học tiếng Việt có tính thiết thực vào SGK.” - “Người dạy tiếng Việt cần có phương pháp tốt: dạy ngắn gọn, dễ hiểu, ứng dụng nhiều bài tập thực tế, hình ảnh sinh động.” - “Các bài cần dạy hướng vào dạy thực hành, giao tiếp trong - “Thêm bài tập, thêm VD.” - “Nên cho nhiều VD từ thực tế vào SGK để minh họa nội dung bài học. ” - “Các bài tập sau mỗi bài học tiếng Việt nên lấy từ thực tế.” - Chú ý đến tâm sinh lí của HS chọn nhiều bài tập có tình huống, tăng nhiều giờ thực hành.” - “Sưu tầm nhiều câu chuyện hay, vui của tiếng Việt đưa vào SGK để kích thích tư duy HS, đồng thời giúp HS thư giãn.” PL 8 KẾT QUẢ THU NHẬN TỪ PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA HS TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG VIỆC DẠY - HỌC TIẾNG VIỆT Kết quả khảo sát câu hỏi Câu 1: Trường Câu hỏi THPT Quỳ Hợp (60 HS) THPT Quỳ Hợp 2 (40 HS) THPT Quỳ Hợp 3 (50 HS) Tổng hợp kết quả Khi học tiếng Việt, em cảm thấy nội dung kiến thức bài học như thế nào? Vừa phải, không khó cũng không dễ 10 5 15 30 Nhiều, khó hiểu 25 15 20 60 Chưa gắn với thực tiễn, học chỉ mang tính chất “cho biết”, cho có mà không áp dụng được vào đời sống 25 20 15 60 PL 9 Kết quả khảo sát câu hỏi Câu 2 Trường Câu hỏi THPT Quỳ Hợp (60 HS) THPT Quỳ Hợp 2 (40 HS) THPT Quỳ Hợp 3 (50 HS) Tổng hợp kết quả Cách dạy của GV khi dạy học hợp phần tiếng Việt trong SGK Ngữ văn như thế nào Giáo viên dạy kĩ, thêm ví dụ 15 15 20 50 GV dạy qua loa, chỉ chủ yếu dạy đọc hiểu văn bản 45 25 30 100 Kết quả khảo sát câu hỏi Câu 3 Trường Câu hỏi THPT Quỳ Hợp (60 HS) THPT Quỳ Hợp 2 (40 HS) THPT Quỳ Hợp 3 (50 HS) Tổng hợp kết quả Dù đã học và nắm được các yêu cầu sử dụng ngôn ngữ tiếng Viêt trong giao tiếp hằng này nhưng các em vẫn yếu kĩ năng nào nhất Nghe - đọc 10 5 10 25 Nói - viết 30 20 20 70 Nghe - viết 10 5 10 25 Đọc - nói 10 10 10 30 PL 10 Kết quả khảo sát câu hỏi Câu 4 Trường Câu hỏi THPT Quỳ Hợp (60 HS) THPT Quỳ Hợp 2 (40 HS) THPT Quỳ Hợp 3 (50 HS) Em hãy thử đề xuất một số ý kiến để môn tiếng Việt trở nên hấp dẫn hơn Ý kiến của cac HS - “Nội dung bài học tiếng Việt nên bám sát thực tế cuộc sống hiện nay. Phải có những bài tập thực tế để HS thực hành nói với nhau” - “GV cần dạy kĩ chỗ khó hiểu, cho thêm bài tập, VD bám sát bài học và thực tế.” - “tiếng Việt nên học ở phòng có máy chiếu để xem các đoạn video clip có tình huống giống nội dung bài học, qua lời thoại của các nhân vật chúng em dễ hiểu nghĩa của câu nói, nhớ lâu nội dung bài học, tâm lí học cũng thoải mái.” - “GV đứng lớp cần tạo sự thoải mái cho HS, cho thêm nhiều VD vui vui để gây hứng thú cho HS, tránh tình trạng gây mê HS.” - “Nên có nhiều hình ảnh minh họa trong SGK để bài học trở nên hấp dẫn hơn.” - “Trong khi học nên tổ chức thêm vài trò chơi.” - “Cho nhiều VD thực tế có liên quan đến nội dung bài học và gần gũi với HS.” - “Nên để cho HS thảo luận nhóm. Cho HS tập nói để mạnh dạn, tự tin.” - “GV nên tìm thêm nhiều VD hấp dẫn liên quan đến bài học. Như thế sẽ giúp chúng em khắc sâu thêm kiến thức.” - “GV nên tìm cách để HS nhận ra những gì mình cần học và sử dụng nhiều phương tiện dạy học để dễ dàng truyền đạt. ” (Các HS khác không có ý kiến)
File đính kèm:
ren_nang_luc_giao_tiep_cho_hoc_sinh_qua_ky_nang_noi_viet_tro.pdf