Sáng kiến kinh nghiệm Bàn thêm về việc Ra đề - Chấm - Trả bài Tập làm văn
Bộ GD- ĐT đã từng nhận xét tình hình giảng dạy ở môn Tập làm văn như sau: “Thiếu sót lớn nhất trong việc giảng dạy Tập làm văn hiện nay là việc chấm bài.Bên cạnh một số đông tận tụ, có một số giáo viên vẫn chưa có đầy đủ tinh thần trách nhiệm trong việc chấm bài học sinh. Nhiều giáo viên chỉ chấm bài qua loa, nhận xét chung chung, bỏ mặc nhiều lỗi của học sinh trong bài làm. Thậm chí một số giáo viên chấm không đủ bài Tập làm văn theo quy định.Hiện nay có quá nhiều học sinh viết văn kém.Tình trạng đó chính là hậu quả của việc chấm bài chưa đầy đủ tinh thần trách nhiệm của giáo viên.
Đối với giáo viên chưa lo đến việc chấm bài thì phương pháp chấm cũng ít tác dụng đối với học sinh. Giáo viên chưa yêu cầu học sinh tự chữa lỗi trong bài làm văn của mình, chưa chú ý cân đối đến việc khích lệ những cố gắng và chỉ rõ những sai sót về nội dung và hình thức diễn đạt trong bài làm của học sinh. Giáo viên chưa thực hiện đúng yêu cầu quy định là cho học sinh làm bài vào vở (hoặc làm vào giấy rời thì đính vào từng tập) để giáo viên có thể theo dõi sát sự chuyển biến của học sinh qua từng bài làm”.
Theo công văn hướng dẫn dạy- học môn Văn- Tiếng Việt đã nhấn mạnh: “ Đối với phân môn Tập làm văn, giáo viên phải hình thành kĩ năng phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý và kĩ năng hành văn cho học sinh. Việc ra đề Tập làm văn phải có đáp án, sát hợp với chương trình, làm sao đa số học sinh có học lực trung bình đều có thể làm được bài. Việc chấm bài Tập làm văn phải được tiến hành nghiêm túc, chú ý gạn đục, khơi trong, trân trọng những ý tưởng, những phát hiện mới lạ của học sinh. Những bài làm hoàn chỉnh, hành văn lưu loát đáp ứng những yêu cầu của đề bài phải được cho điểm cao( thang điểm 9, 10) đề khuyến khích các em vươn lên trong học tập”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Bàn thêm về việc Ra đề - Chấm - Trả bài Tập làm văn

iá Giáo viên thường lấy mình làm chuẩn để phán xét những bài văn của học sinh, lấy tư duy mình để đánh giá cách suy nghĩ của học sinh, lấy ngôn ngữ mình để đòi hỏi học sinh, khiến học sinh xa cách với giáo viên, ngại công việc làm văn trong nhà trường”. Do đó , khi chấm bài, giáo viên cần lưu ý một số việc như sau: Thứ nhất: Phải có thái độ đúng đắn với bài làm học sinh. Phải coi bài làm của học sinh dù là học sinh yếu cũng là kết quả lao động sáng tạo của các em, trong đó thể hiện những nét cá biệt về tâm hồn,hiểu biết của từng em học sinh. Sự đánh giá đúng sẽ làm cho các em phấn khởi tin tưởng ở việc học của mình mà cố gắng vươn lên. Thứ hai: Phải chuẩn bị tốt đáp án và biểu điểm ( tiêu chuẩn cho điểm). Nếu giáo viên chuẩn bị tốt tiêu chuẩn cho điểm thì việc chấm sẽ nhanh và chính xác . Tiêu chuẩn chấm Tập làm văn là phải căn cứ vào yêu cầu của đề bài vào trình độ của học sinh. Vì vậy trước khi làm biểu điểm chấm, giáo viên cần nghiên cứu kỹ đề bài rồi đặt ra tiêu chí cho hai mặt của bài làm: Nội dung của bài làm ( kiến thức cần đạt) hình thức bài làm của học sinh ( chính tả, dùng từ, đặt câu, bố cục, trình bày..). Từ đó mới vạch ra yêu cầu của từng thang điểm. Nếu giáo viên nào kỹ lưỡng thì nên đọc lướt một số bài làm của học sinh trước khi làm thang điểm chấm bài trong biểu điểm. Vì biểu điểm càng sát với tình hình thực tế bài làm của học sinh bao nhiêu càng dễ chấm bấy nhiêu. * Kỹ thuật chấm bài: Biết chấm chưa đủ, còn phải biết chấm như thế nào? Thứ nhất: Phát hiện ưu điểm và phát hiện lỗi trong bài làm của học sinh. Chấm văn thì không thể đọc lướt qua mà đọc kỹ từ đầu đến cuối bài văn. Có thế, giáo viên mới phát hiện được từng lời hay, ý đẹp, từng cách trình bày diễn đạt tốt cũng như từng lỗi về nội dung kiến thức đến lỗi hình thức như sai chính tả, dùng từ đặt câu Việc phát hiện để tuyên dương những ưu điểm trong bài làm của học sinh: Các em có ý văn hay, nội dung sáng tạo hay cách dùng từ đặt câu độc đáo, cách lập luận sắc sảo, cách xây dựng hình ảnh sinh động.. . cần được thể hiện rõ trong bài chấm để kịp thời động viên các em trong quá trình làm bài tập làm văn. Bên cạnh đó là việc chữa lỗi cho học sinh gồm các khâu: Phát hiện lỗi, nêu tên lỗi, giúp học sinh chữa lỗi ( Trong tiết trả bài sau). Cần chú ý là không nên sửa lỗi ngay trong bài làm của học sinh ngay cả với lỗi chính tả. Muốn làm tốt phần này, giáo viên cần có một hệ thống ký hiệu chấm bài ( Được quy ước thống nhất giữa giáo viên với học sinh ngay từu đầu năm học). Việc đặt ra kí hiệu chấm văn nhằm tiết kiệm thời gian cho giáo viên . Mặt khác, ký hiệu còn gúp cho giáo viên tổng kết một cách nhanh chóng và khoa học tình hình mắc lỗi của học sinh để đưa vào bài soạn của tiết trả bài. Vì vậy kí hiệu cần có tính khoa học: gọn, giá trị biểu thị rõ. Ví dụ: Gạch chân dưới chữ viết: Ký hiệu sai chính tả, gạch hai gạch dưới từ dùng rồi ghi ngoài lề chữ “dt”: Ký hiệu lỗi dùng từ, “dđ”: Ký hiệu lỗi diễn đạt, gạch chéo trên chữ: Ký hiệu lỗi dư từ, khoanh tròn chữ cái : Ký hiệu lỗi viết tắt, viết hoa sai quy định, đánh dấu ngoặc ngoài lề rồi ghi “ý hay” hoặc “đạt”: Ký hiệu nội dung viết tốt hoặc diễn đạt hay đáng khen. * Lưu ý: Giáo viên chỉ được dùng ký hiệu ( viết tắt ) trong quá trình chấm trong bài làm của học sinh còn khi ghi lời phê không được viết tắt, không được dùng kí hiệu. Chấm bài chính là vấn đề chuẩn bị một cách khoa học cho việc soạn tiết trả bài và tiến hành trả bài cho học sinh sau đó. Nếu không kết hợp một cách khoa học cho việc chấm bài và chuẩn bị trả bài cho học sinh thì giáo án trả bài sẽ hết sức sơ sài, bỏ sót nhiều ưu khuyết điểm của học sinh, kém tính khái quát, dẫn đến giờ trả bài trở nên khô khan hình thức thậm chí trở nên vô bổ đối với học sinh. Để lưu lại những ưu khuyết điểm trong bài làm của học sinh đưa vào giáo án tiết trả bài, trong quá trình chấm bài, giáo viên nên có một quyển sổ tổng hợp các ưu khuyết điểm, ghi lại những lỗi chính tả, lỗi dùng từ, diễn đạt điển hình để tiện cho việc chữa lỗi trong tiết trả bài cho học sinh. Thứ hai: Việc ghi lời phê trong bài làm của học sinh: Chấm bài xong phải ghi nhận xét trong phần “ lời phê” trước khi ghi điểm. Lời phê vừa biểu dương khen ngợi những mặt tốt, vừa chỉ ra những thiếu sót chính trong bài làm của học sinh. Cần tránh những nhận xét quá chung chung, ít bổ ích cho học sinh. Cũng nên tránh những lời phê không khích lệ được học sinh. Do đó, lời phê cần chu đáo thiết thực với học sinh. Lời phê cần đạt một số yêu cầu sau: - Khoa học: Đánh giá đúng,cụ thể những ưu khuyết điểm riêng của bài làm bằng những câu nhận xét ngắn gọn, đủ ý nghĩa Hình thức, câu chữ phải ngay ngắn, rõ, đẹp: Câu văn ngắn gọn nhưng không được sai ngữ pháp ,chính tả, cách dùng từ. -Tư tưởng : Nghiêm khắc, đúng mực nhưng vẫn động viên được các em học sinh * Có thể phê theo trình tự sau: + Nhận xét tổng quát về ưu, khuyết điểm( nội dung, hình thức). + So sánh sự tiến bộ so với bài trước. + Vạch hướng phấn đấu trước mắt để học sinh cố gắng trong bài tiếp theo. Giáo sư Phan Trọng Luận từng nói: “ Xem lời phê có thể đoán được người dạy văn đó như thế nào”. Do đó, giáo viên Ngữ văn chúng ta cần hết sức lưu ý trong việc ghi lời phê cho học sinh. Nên nhớ rằng những lời phê này không chỉ đánh giá sự tiến bộ trong quá trình học Ngữ Văn của các em mà sẽ theo các em, lưu dấu ấn trong cuộc đời học sinh của các em. Và đôi khi những lời phê ấy không phải chỉ có học sinh đọc mà còn cả cha mẹ các em và những người khác nữa cùng đọc, cùng suy ngẫm. Thứ ba: Việc ghi điểm: Lời phê rất quan trọng nhưng “điểm” lại có sức hấp dẫn học sinh ( kể cả học sinh lớn như học sinh lớp 8, 9). Điểm phải tương ứng với lời phê, không thể lời phê tốt mà lại điểm yếu hay ngược lại ngược lại lời phê không tốt mà lại đạt điểm cao. Phải cho điểm dứt khoát không nên kí hiệu (-) hay (+). Không nên chữa đi chữa lại điểm đã cho. Cần bỏ thói quen e ngại việc cho điểm tối đa ( thang điểm 9 hoặc 10) vì đọc kỹ những yêu cầu trong thang điểm tối đa của bài Tập làm văn, không bao giờ yêu cầu bài làm của học sinh phải tuyệt đối hoàn hảo. b.5. Trả bài: Giờ trả bài Tập làm văn có thể nói là một giờ hết sức quan trọng. Đây là giờ giáo viên thấy rõ được kết quả cụ thể giảng dạy của mình về một loại văn, cũng là giờ mà người giáo viên phải có trách nhiệm, phải tập trung uốn nắn những yêu cầu chưa đạt cho học sinh đối với thể văn đó. Đây cũng là giờ mà giáo viên có thể phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong việc tham gia xây dựng dàn ý và sửa lỗi. Thế nhưng hiện nay giờ trả bài, so với các giờ khác có lẽ giờ trả bài lại là giờ hiệu quả kém nhất, giáo viên thực hiện tùy tiện nhất, học sinh làm việc uể oải nhất. Hầu như giáo viên trả bài không theo một hệ thống nào cả, trúng bài nào nhận xét bài dó, có giáo viên chỉ tập trung cho học sinh lập dàn ý mà không nhận xét một cách cụ thể, không cho học sinh sửa lỗi, trong khi đó lời phê lại rất chung. Kết quả là học sinh chẳng nắm được ưu, khuyết điểm cụ thể trong bài làm của mình là gì để biết hướng sửa chữa và tiến bộ. Các em chỉ ngồi chờ giáo viên phát bài, xem mình được điểm mấy để mà buồn hoặc vui. Một số giáo viên cho học sinh làm bài trên giấy không chịu đính lại thành tập. Còn có tình trạng học sinh xé bài làm, vứt bài bị điểm xấu một cách vô thức. Phần lớn là do giờ trả bài chưa làm trọn yêu cầu của nó. Muốn trả bài tốt cần thực hiện hai khâu: Khâu thứ nhất: Chuẩn bị cho giờ trả bài: Giáo viên chuẩn bị nội dung cho tiết trả bài thật tốt trên giáo án( tiết trả bài) với các mục đích sau: Mục tiêu cần đạt Xác định lại yêu cầu của đề bài( xây dựng dàn bài) c. Khái quát ưu, nhược điểm của bài làm với những dẫn chứng điển hình. d. Các lỗi điển hình cần sửa chữa ( lưu tên học sinh phạm lỗi cụ thể ở từng phần để nhận xét). e. Bài văn hay ghi rõ bài của em nào, lớp nào. Các ưu và khuyết điểm, các lỗi hình thức về chính tả, dùng từ đặt câu.. trong quá trình chấm, giáo viên chịu khó lưu vào một quyển sổ riêng, giúp giáo viên tổng hợp và hệ thống lại trong bài soạn một cách nhanh chóng, chính xác, không mất thời gian lục lại bài làm của học sinh ( Vừa mất thời gian vừa không hiệu quả). Khâu thứ hai:Trả bài trên lớp: Từ giáo án đã soạn, giáo viên có thể trả bài theo trình tự sau: a. Giáo viên ghi lại đề trên bảng, học sinh ghi lại đề vào vở. b. Giáo viên yêu cầu học sinh xác định lại yêu cầu của đề bài, xây dựng dàn bài( lưu ý: phần này chỉ làm từ 5 đến 7 phút). Giáo viên nhận xét ưu khuyết điểm, nêu dẫn chứng điển hình ( giáo viên tổng kết bài làm của học sinh về mọi mặt: tinh thần bài làm, những ưu điểm chính, những cá nhân đáng biểu dương, những câu văn hay, những hiện tượng đáng chú ý) - Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi: chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt( thuộc những lỗi điển hình trong thực tế bài làm của học sinh) - Hướng dẫn học sinh về nhà sữa những lỗi còn lại trong bài làm mà giáo viên đã nhận xét, đánh dấu ( yêu cầu sửa bằng bút chì). d. Phát bài, cho học sinh hỏi trực tiếp giáo viên về bài làm của mình, kể cả thắc mắc về số điểm. đ. Công bố tỉ lệ điểm, động viên, khích lệ học sinh làm bài chưa được, có điểm kém. Tuyên dương khen ngợi những bài làm tốt, cho học sinh đọc những bài văn hay. Điều cần chú ý khi trả bài Tập làm văn là làm thế nào cho học sinh tích cực tham gia xây dựng trả bài, mạnh dạn nêu ý kiến và xung phong chữa lỗi, tránh tình trạng học sinh chỉ mong ngóng, xem điểm mà không quan tâm gì đến việc xây dựng dàn ý và sửa chữa lỗi, kể cả lỗi trong bài làm của mình. c. Điều kiện thực hiện các giải pháp, biện pháp: Bất kì một công việc nào muốn thành công con người ta phải có tâm huyết phải có ý chí nghị lực. Do đó để công việc ra đề - chấm - trả bài Tập làm văn có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên Ngữ văn phải có tâm huyết, có trình độ chuyên môn vững chắc, thường xuyên học hỏi và trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân mình. Bằng tâm huyết, bằng trình độ của mình hãy khơi dậy trong học sinh niềm say mê, sự hứng thú đối với mỗi giờ học văn.Để mỗi bài viết văn của các em không chỉ là nơi thể hiện sự tiếp thu kiến thức mà còn là nơi bồi dưỡng những phẩm chất, tâm hồn, tình cảm tốt đẹp cho các em. 2.4. Kết quả thu được: Qua thực tế nghiên cứu giảng dạy, rút kinh nghiệm,tôi nhận thấy: Khi thực hiện đúng yêu cầu của việc ra đề - chấm - trả bài như tôi đã trình bày ở trên , kết quả chất lượng bài viết Tập làm văn của học sinh tiến bộ rõ rệt qua từng bài viết: Bài viết số 1. Số lượng học sinh Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung bình Điểm yếu Điểm kém 100 2% 9% 45% 34% 10% Bài viết số 2. Số lượng học sinh Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung bình Điểm yếu Điểm kém 100 5% 15% 47% 25% 8% Bài viết số 3. Số lượng học sinh Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung bình Điểm yếu Điểm kém 100 10% 20% 50% 15% 5% - Thái độ của học sinh qua các tiết trả bài: + Ở tiết trả bài số 1: Đa số học sinh không quan tâm đến việc nhận xét ưu khuyết điểm trong bài làm mà giáo viên nêu ra: chỉ mong ngóng chờ phát bài, xem điểm. + Đến bài viết số 2: Các em có ý thức hơn trong việc đóng góp ý kiến xây dựng lại dàn bài, chịu khó hơn trong việc nghe giáo viên nhận xét ưu khuyết điểm trong bài làm văn song vẫn còn một số em nôn nóng chờ điểm. + Đến bài viết số 3: Đại đa số học sinh có tiến bộ rõ rệt trong việc đóng góp ý kiến xây dựng lại dàn bài, chủ động, tích cực trong việc sửa chữa trong bài làm văn mà giáo viên đã nêu ra trong phần nhận xét, không có tình trạng học sinh mong ngóng chờ điểm. Điều quan trọng hơn cả là sau khi thực hiện xong đề tài này, các em học sinh không còn thờ ơ đối với môn Ngữ văn mà có niềm say mê hứng thú hơn trong học tập bộ môn. Những bài văn hay ngày càng nhiều. Tâm hồn, tình cảm của các em đã thực sự đã được bồi đắp lớn lên thêm . Các em biết yêu thương bạn bè, kính trọng thầy cô cha mẹ biết sống có trách nhiệm. Đó cũng chính là kết quả lớn nhất mà tôi - người kĩ sư tâm hồn đạt được khi thực hiện đề tài này. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 3.1. Kết luận: Việc “Ra đề - chấm – trả bài Tập làm văn” đã nhiều người bàn bạc, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã bao lần định hướng, bao giáo viên Ngữ văn đã từng trăn trở , nhưng trên thực tế, công việc này vẫn là một bài toán nan giải. Bởi thực tế nó vẫn mang sẵn 3 “kh”: khó khô, khổ. Để vượt qua nó, mỗi giáo viên chúng ta phải “lao tâm, khổ tứ”. Mỗi học sinh là mỗi cách làm văn khác nhau, ưu điểm, nhược điểm riêng. Nếu giáo viên không có trình độ làm văn, nhất định sẽ không đánh giá được những ưu khuyết điểm của học sinh, không khuyến khích hay sửa chữa được bài làm của học sinh, không giúp học sinh dần dần nâng cao năng lực, trình độ viết văn của mình. Chỉ có tinh thần cầu thị , chịu khó học hỏi, nâng cao kiến thức mới thực sự giúp ích cho mỗi giáo viên Ngữ văn trong quá trình dạy Tập làm văn cho học sinh. Tôi xin phép được mượn lời của giáo sư Trần Thanh Đạm để thay cho lời kết đề tài này: “Trong dạy văn nói chung, dạy làm văn nói riêng, không có “cẩm nang” thích ứng cho mọi hoàn cảnh, mọi trường hợp, không có tài liệu hướng dẫn, bồi dưỡng nào thay thế được sự học tập thường xuyên của thầy cô giáo về các vấn đề cơ bản của Ngữ học và văn học. Cũng không có thầy giáo dạy văn nào có thể hiểu biết mọi điều và giải quyết được mọi vấn đề thực tiễn làm văn văn đặt ra, mọi thắc mắc của việc viết văn và mọi thắc mắc của học sinh. Học sinh có thể học tập ở thầy cô tinh thần thường xuyên học tập để giải quyết các vấn đề xuất hiện trong giảng dạy. Theo tôi, đó là thái độ nên có trong môn dạy khó khăn như môn làm văn”. Mà việc: Ra đề - chấm - trả bài Tập làm văn lại là vấn đề khó nhất, khổ nhất trong quá trình dạy Tập làm làm văn, đòi hỏi mỗi giáo viên Ngữ văn phải thực sự nỗ lực, tận tụy, tự rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy.” 3.2. Kiến nghị: Kính mong phòng GD- ĐT huyện Krông Nô mở hội thảo, chuyên đề về việc “Ra đề - chấm - trả bài Tập làm văn ở trường THCS” cho giáo viên trong toàn huyện cùng thảo luận đóng góp ý kiến để tìm ra phương pháp tốt hơn trong việc “Ra đề - chấm - trả bài Tập làm văn ở trường THCS”. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đăk Drô, Ngày 25 tháng 12 năm 2016 Người thực hiện Trần Thị Tâm DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ sách giáo khoa ngữ văn 6,7,8,9; NXB Giáo dục 2. Bộ sách chuẩn kiến thức kĩ năng môn lớp 6 đến lớp 9 , NXB Giáo dục. 3. Hướng dẫn dạy họcTập làm văn ở trường Phổ thông cấp II- tập I của viện khoa học giáo dục. 4. Phan Trọng Luận(Chủ biên) , Phương pháp giảng dạy văn học . 5. Tài liệu hội nghị : Đổi mới phương pháp dạy học văn và những vấn đề bức thiết về dạy Tập làm văn bậc THPT. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ............................................................................................................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XẾP LOẠI:.. Ngàythángnăm 2017 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC (Ký tên, đóng dấu) NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN .................................................................................................... SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XẾP LOẠI:.. Ngàythángnăm 2017 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC (Ký tên, đóng dấu)
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ban_them_ve_viec_ra_de_cham_tra_bai_ta.doc