Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hứng thú cho học sinh trong dạy học phần đọc hiểu Ngữ văn 6 tại Trường THCS Bồ Đề
Năm học 2022 - 2023, toàn ngành giáo dục đang tiếp tục thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông 2018 với lớp 7. Lớp 6 tiếp tục thực hiện ở năm thứ 2 của chương trình. Sách giáo khoa cũng được thiết kế theo trục tích hợp đọc, viết, nói và nghe. Phần đọc chính là cơ sở để học sinh học tốt những phần còn lại. Bởi lẽ khi học sinh khai thác kiến thức các em sẽ tăng cường được khả năng thực hành ở những phần sau. Học sinh có cơ hội để hiểu về các nội dung đã học, biết học tập cách sử dụng từ ngữ, và vận dụng vào thực tiễn giờ học.
Đối với phần đọc hiểu, các tác phẩm đọc hiểu được bổ sung nhiều hơn, đa dạng hơn. Sự đa dạng về các văn bản đọc hiểu đó khiến cho học sinh có nhiều cơ hội được học tập và tiếp cận văn bản mới. Tuy nhiên, đây cũng là khó khăn đối với công tác dạy và học của giáo viên và học sinh. Trên thực tế, học sinh lớp 6 mới bắt đầu tiếp cận với cách học có nhiều nội dung kiến thức. Nhiều em còn chưa ham học, ngại đọc - học văn, đặc biệt là phần văn bản. Vì vậy tôi luôn trăn trở với câu hỏi: Làm thế nào để học sinh học tốt phần đọc hiểu, học tốt môn Ngữ văn? Làm thế nào để các học sinh hào hứng tham gia quá trình học tập và đặc biệt yêu thích môn Ngữ văn? Làm thế nào để học sinh ham mê đọc và tìm hiểu cái hay của các văn bản? Những điều đó thôi thúc tôi tìm tòi và áp dụng. Biện pháp nâng cao hứng thú cho học sinh trong dạy học phần đọc hiểu Ngữ văn 6 tại trường THCS Bồ Đề.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hứng thú cho học sinh trong dạy học phần đọc hiểu Ngữ văn 6 tại Trường THCS Bồ Đề

Bước 3: Xác định kĩ thuật dạy học kết hợp để khai thác video là hoạt động nhóm hoàn thành bảng KWL - Bước 4: Xây dựng nội dung trong kế hoạch bài dạy (giáo án) và xây dựng mẫu phiếu học tập - Bước 5: Áp dụng vào thực tiễn giờ dạy. 3.2 Sử dụng kĩ thuật phòng tranh kết hợp với kĩ thuật “Chuyên gia” Kĩ thuật phòng tranh là một kĩ thuật dạy học phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Việc giáo viên áp dụng kĩ thuật phòng tranh sẽ tạo cơ hội để học sinh được tham quan các sản phẩm học tập do chính bản thân và các bạn thực hiện. Việc sử dụng kĩ thuật phòng tranh tạo cho học sinh cơ hội tương tác đa chiều, tạo hứng thú cho học sinh học tập. Sau khi các nhóm thực hiện xong nhiệm vụ giáo viên sẽ cho học sinh chọn vị trí treo sản phẩm nhóm mình theo hình thức kĩ thuật phòng tranh. Các nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm học tập, sau đó các nhóm có thể đến để trực tiếp quan sát sản phẩm nhóm bạn. việc quan sát được thực hiện theo vòng quay mà giáo viên quy định. Để lớp học không lôn xộn giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách quan sát, di chuyển để quan sát sản phẩm mà các nhóm hoặc các cá nhân đã trưng bày. Để thực hiện hiệu quả giáo dục với kĩ thuật phòng tranh tôi đã kết hợp kĩ thuật này với kĩ thuật “Chuyên gia”. Khi thực hiện trưng bày các sản phẩm học tập tôi tiến hành cho học sinh thành lập nhóm chuyên gia. Nhóm này dẽ có nhiệm vụ là đi quan sát, chấm điểm sản phẩm, nhận xét, tư vấn để các bạn có được sản phẩm học tập tốt hơn. Để thực hiện được hiệu quả các kĩ thuật này tôi thực hiện theo các bước sau: + Bước 1: Chia nhóm cho học sinh thực hiện nhiệm vụ. + Bước 2: Giao nhiệm vụ học tập, hướng dẫn, định hướng để học sinh thực hiện nhiệm vụ (Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà, cũng có thể cho học sinh thực hiện trên lớp). Ví dụ: Trước khi cho học sinh tìm hiểu văn bản “Cô bé bán diêm” tôi tiến hành cho học sinh chuẩn bị sản phẩm học tập để thực hiện phần “Khởi động” với việc hoàn thành sản phẩm nhóm ở nhà. Nhiệm vụ: Nhóm 1: Vẽ một bức tranh minh họa cho gia cảnh của cô bé bán diêm và viết đoạn văn khoảng 5 dòng giới thiệu về hoàn cảnh của bé. Nhóm 2,3: Vẽ một bức tranh minh họa cho hình ảnh của cô bé bán diêm với những mộng tưởng của mình và đặt tên cho các bức tranh. Nhóm 4: Vẽ một bức tranh minh họa cho hình ảnh cô bé bán diêm cùng bà bay về chầu thượng đế. Viết đoạn văn khoảng 5 dòng về cảnh đó. Lưu ý: Các nhóm viết trên giấy A3 + Bước 3: học sinh thực hiện hoàn thành sản phẩm tại nhà để giới thiệu ở phần khởi động của giờ học. + Bước 4: Học sinh trưng bày sản phẩm tại các địa điểm xung quanh lớp học, thuận lợi cho quan sát và để học sinh các nhóm bạn, nhóm “chuyên gia” có thể đi tham quan, đánh giá theo kĩ thuật phòng tranh. + Bước 5: Học sinh đại diện các nhóm trình bày sản phẩm. + Bước 6: Các nhóm, nhóm chuyên gia đi quan sát và ghi chép lại ý kiến nhận xét. + Bước 7: Học sinh các nhóm nhận xét, đánh giá; nhóm chuyên gia nhận xét, đánh giá, cho điểm. Giáo viên kết luận. 4. Biện pháp 4: Tạo hứng thú cho học sinh qua tổ chức kết nối hoạt động Stem; liên môn trong dạy học phần đọc- hiểu văn bản 4.1 Tạo hứng thú cho học sinh qua tổ chức kết nối hoạt động Stem trong dạy phần đọc- hiểu văn bản STEM là từ viết tắt của 4 chữ: “Science” – Khoa học, “Technology” – Công nghệ, “Engineering” – Kỹ thuật và “Math” – Toán học. Giáo án STEM môn Ngữ văn là sự kết hợp tuyệt vời giữa chương trình giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học (STEM) và các kỹ năng đọc hiểu. Dạy học STEM hướng tới sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong đời sống. Vì thế, học sinh khi được tự hoạt động và trải nghiệm thì học sinh mới biết được ý nghĩa của tri thức với cuộc sống. Từ đó, các em sẽ có hứng thú và nhớ được lâu hơn các kiến thức đã học. Văn học cũng giống như các môn nghệ thuật khác. Chúng giúp kích thích sự sáng tạo của học sinh. Học văn giúp kích thích trí tò mò, hơn nữa nó còn tạo ra những kết nối đặc biệt với các lĩnh vực khác trong cuộc sống. Sự bùng nổ của sự sáng tạo sẽ xảy ra khi một cách suy nghĩ này tiếp xúc với một cách suy nghĩ khác. Các chuyên gia trong một lĩnh vực, chỉ đọc và thảo luận về công việc của riêng lĩnh vực đó có thể được gọi là không sáng tạo. Văn học, với sự liên tưởng kèm theo chút nghệ thuật sẽ giúp tạo ra những hiểu biết và khả năng mới. Trong giáo án STEM môn Ngữ văn, giáo viên nên giới thiệu về việc đọc sách cho học sinh. Và như chúng ta đã thảo luận ở trên, văn học cho phép bạn sống và trải nghiệm cuộc đời của nhiều người, nhiều tác giả khác nhau. Do đó, văn học phát triển sự đồng cảm của chúng ta. Học sinh STEM rất cần văn học vì nó giúp rèn giũa và hoàn thiện tư duy, sự thấu cảm. Việc dạy học STEM phần đọc hiểu trong môn Ngữ văn sẽ khuyến khích các em ham học hỏi hơn, từ đó giúp nhìn thấy một thế giới phức tạp hơn, các em sẽ tự đặt ra những câu hỏi mới và tìm ra những giải pháp tốt cho mình. Để thực hiện được hiệu quả các kĩ thuật này tôi thực hiện một số những phương pháp sau: Thứ nhất: Khi dạy học STEM môn Văn, giáo viên có thể đưa các nhân vật và bối cảnh vào thực tế bằng cách mô phỏng trong lớp học, dưới hình thức sử dụng các ý tưởng STEM. Thứ hai: Thay vì chỉ đọc văn bản và đặt câu hỏi, giáo viên có thể yêu cầu học sinh sử dụng các kỹ năng STEM để xây dựng mô hình nhân vật hoặc đóng vai. Ví dụ, khi đọc truyện “Bài học đường đời đầu tiên”, chẳng hạn như cho học sinh sử dụng các vật dụng khác nhau để xây nhà cho Dế Choắt. Thứ ba: Với giáo án STEM Văn học cho học sinh THCS thì có thể nâng cao hơn, bằng cách sử dụng mạch và lập trình máy tính để đưa văn học vào cuộc sống. Thay vì viết và ghi chép trên trang giấy, các em có thể sử dụng các thiết bị số để ghi lại hoặc sáng tạo tác phẩm của riêng họ. Ví dụ: Padlet; Lập trình sơ đồ tư duy: bằng cách cho phép học sinh có thể sử dụng các công cụ máy tính để phân cảnh hoặc vẽ truyện tranh hơn là làm bài tập bằng sách vở truyền thống. Với nhiều công cụ kỹ thuật số có sẵn, việc kết hợp STEM vào các bài giảng Văn học đã trở nên dễ dàng. Khi học sinh biết rằng các môn học khác nhau bổ sung cho nhau, các em cũng đang học các cách suy nghĩ khác nhau. Thứ 4: Bài học rút ra từ nhân vật trong truyện, từ nghệ thuật hay toàn văn bản dưới hình thức kết nối Stem sẽ mamg lại sự thấu cảm và khắc sâu bài học hơn là cách trả lời thông hiểu truyền thống. Ví dụ: Bài học rút ra từ hai nhân vật trong truyện cổ tích “Cây khế” dưới hình thức “Thông điệp vàng từ chim thần”. Học sinh viết thông điệp lên đồng tiền vào cho vào túi ba gang treo lên cây khế. 4.2 Tạo hứng thú cho học sinh qua tổ chức dạy học liên môn trong dạy phần đọc- hiểu văn bản Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng, quan điểm, tình cảm cho học sinh. Việc dạy học tích hợp liên môn đáp ứng được yêu cầu này. Nó cũng chính là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai. Tích hợp liên môn còn giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập, giúp các em biết kết hợp kiến thức giữa các bộ môn. Đồng thời phát triển tư duy, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Chúng ta có thể tích hợp với nhiều môn học khác nhau, trong đó một số môn được tích hợp nhiều ở tiết dạy. Tích hợp với môn Lịch sử: Có thể nói, đây là bộ môn được tích hợp nhiều nhất khi dạy tác phẩm văn học. Bởi các tác phẩm được học trong chương trình có quan hệ mật thiết với lịch sử. Khi tìm hiểu một tác phẩm văn học, bao giờ ta cũng phải đặt tác phẩm vào hoàn cảnh sáng tác và bối cảnh xã hội cụ thể. Có nắm được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ta mới thấy hết được giá trị tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Ví dụ khi ta tìm hiểu bài “Thánh Gióng”, để tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu về thời đại lịch sử chiến đấu chống giặc Ân. Tích hợp với môn Địa Lí: Đây cũng là một môn học được sử dụng nhiều trong quá trình dạy văn bản. Môn học này sẽ phát huy tác dụng khi giúp cho học sinh nắm được quê quán tác giả, những địa danh mà tác phẩm đề cập đến. Bởi mỗi vùng miền đều có đặc điểm rất riêng. Ví dụ: Khi ta vận dụng kiến thức Địa lí, dạy văn bản “Cô Tô” (Ngữ văn 6 - Tập 1) để học sinh hiểu một cách rõ ràng, cụ thể về vị trí địa lý của hòn đảo Cô Tô, có thể tổ chức cho học sinh tìm hiểu mô phỏng hành trình khám phá di chuyển thăm hòn đảo Cô Tô. Tích hợp với môn Giáo dục Công dân: Ta thấy, phần lớn các bài dạy văn bản đều liên quan đến môn Giáo dục công dân. Vì ta thấy cái đích của dạy văn bản Ngữ văn là bồi dưỡng nhân cách đạo đức cho học sinh, hướng các em đến lối sống cao đẹp, có văn hóa. Đó cũng chính nội dung dạy học môn Giáo dục công dân. Khi ta tích hợp với môn học này, học sinh sẽ biết vận dụng từ những kiến thức thành bài học để ứng dụng vào trong cuộc sống. Ví dụ: Tích hợp GDCD 8, bài “Xây dựng tình bạn lành mạnh” với bài “Bắt nạt” các em học tập được tình bạn. Hoặc khi ta tích hợp với GDCD 6, bài “Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em” với bài “Bức tranh của em gái tôi”, học sinh sẽ có nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn về quyền trẻ em, trách nhiệm của mọi người. Từ đó tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ trẻ em, góp phần giúp cho trẻ em có đươc cuộc sống tốt hơn. Tích hợp với môn Mĩ thuật: Đây là một phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học Ngữ văn, giúp học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt. Ví dụ nêu yêu cầu cho học sinh vận dụng kiến thức của môn Mĩ thuật để vẽ bức tranh theo nội dung của bài mà học sinh thấy tâm đắc nhất. Vẽ chân dung hình ảnh Dế Mèn qua ngôn ngữ miêu tả của nhà văn Tô Hoài với đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”. Chính quá trình vẽ tranh sẽ giúp cho học sinh củng cố và nắm kiến thức sâu, chắc hơn. Tích hợp với môn Âm nhạc: Vận dụng kiến thức âm nhạc sẽ làm cho giờ học Văn không còn đơn điệu, tẻ nhạt mà trở nên vô cùng sôi nổi, hứng thú, không còn nặng nề, nhàm chán. Ví dụ: Hoạt động khởi động văn bản “Cây khế”, để tạo hứng thú cho học sinh giáo viên cho học sinh cùng hát tập thể “Về miền cổ tích. Hoạt động vận dụng văn bản “Cây khế” đọc sáng tạo hát vè. Ngoài ra, giáo viên Ngữ văn còn có thể tích hợp với nhiều môn khác như: hoạt động ngoài giờ lên lớp, Toán, Lí, Hóa, Sinh, Tin họcvới những mức độ khác nhau. Ví dụ: + Khi dạy bài “Cụm danh từ” (Ngữ văn 6- tập1) sau khi tìm hiểu xong khái niệm. Giáo viên có thể tích hợp liên hệ giáo dục môi trường bằng cách cho học sinh tìm những cụm danh từ. + Tin học: Ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng bài giảng điện tử, máy chiếu, máy tính, mạng internet. Chương 4: Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm Qua thực tế áp dụng các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong học tập Ngữ văn tôi nhận thấy học sinh học tập tiến bộ rõ rệt. Các em yêu thích học môn Ngữ văn vì vậy nên khả năng tư duy của các em được nâng lên rõ rệt. Các em hào hứng tham gia vào các quá trình học tập một cách hiệu quả từ đó nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn làm bài đọc hiểu. Các bài kiểm tra giữa kì, cuối kì cao hơn so với bài kiểm tra khảo sát. Bên cạnh đó các em cũng mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, trong các hoạt động học tập. Các biện pháp cũng tạo được mối liên hệ mật thiết, thân thiện và cởi mở giữa thầy và trò, giữa trò và trò, tăng khả năng tương tác trong giờ học. Học sinh đã có nhiều chuyển biến tích cực trong học tập môn Ngữ văn. - Khảo sát qua bài kiểm tra đọc hiểu sau khi áp dụng biện pháp. Kết quả tổng hợp bài viết so sánh trước và sau khi áp dụng như sau: Thời điểm khảo sát Số HS Điểm 9 -10 Điểm 7 -8,9 Điểm 5 -6,9 Điểm 3 - 4,9 Điểm 1 – 2,9 Điểm dưới 1 SL % SL % SL % SL % SL % SL % Trước khi áp dụng biện pháp 40 3 7,5 7 17,5 16 40,0 10 25 4 10 0 0 Sau khi áp dụng biện pháp 40 8 20,0 21 52,5 8 20,0 3 7,5 0 0 0 0 - Khảo sát cảm nhận của học sinh khi học tập phần đọc hiểu môn Ngữ văn bằng câu hỏi “Em cảm nhận thế nào khi học tập giờ học đọc hiểu môn Ngữ văn lớp 6?”, kết quả như sau: Thời điểm khảo sát Số HS khảo sát Cảm thấy rất hứng thú Cảm thấy hứng thú Cảm thấy bình thường Cảm thấy nhàm chán không muốn học SL % SL % SL % SL % Trước khi áp dụng biện pháp 40 3 7,5 6 15,0 16 40,0 15 37,5 Sau khi áp dụng biện pháp 40 20 50,0 15 37,5 5 12,5 0 0 - Khảo sát về cách tiếp cận văn bản đọc hiểu của học sinh bằng bảng hỏi sau khi thực hiện đối với 40 học sinh lớp 6a1 với câu hỏi sau: Lựa chọn các phương án trả lời cho các câu hỏi bằng cách đánh X vào ô mình lựa chọn. Tổng hợp kết quả như sau: Câu hỏi Phương án lựa chọn Có Không SL % SL % - Em có đọc văn bản đọc trước khi đến lớp không? 38 95,0 5 5,0 - Em có thích đọc các văn bản có trong sách giáo khoa không? 40 100 0 0 - Em có tự tìm hiểu các câu hỏi và trả lời các câu hỏi đó trước khi đến lớp không? 39 97,5 1 2,5 - Em có thích học phần đọc hiểu văn bản không? 38 95,0 2 5,0 Qua đấy, có thể khẳng định các biện pháp đã báo cáo đã đem lại hiệu quả cao cho công tác dạy và học môn Ngữ văn 6, phần đọc hiểu. Việc áp dụng các biện pháp dạy học đã tại được hứng thú trong học tập cho học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo. PHẦN KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Với dung lượng một đề tài nhỏ sáng kiến kinh nghiệm có đối tượng nghiên cứu và mục đích cụ thể với những giải pháp hữu ích đã góp phần giúp người đọc có cái nhìn tích cực với vấn đề tự tin hơn trong sáng tạo và đổi mới. Người viết nghĩ rằng, những giải pháp được trình bày trong sáng kiến có tính thực tiễn cao, rất dễ sử dụng, có thể áp dụng rộng rãi trong các giờ học đọc văn cho nhiều đối tượng khác nhau. Sáng kiến đã góp phần giải quyết được tình trạng thiếu ý tưởng trong giảng dạy nội dung phần “Đọc- hiểu” Ngữ văn 6. Sau thời gian áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy sáng kiến có những hiệu quả về mặt xã hội rất rõ nét. Sáng kiến đã góp một phần rất tích cực trong công tác giáo dục theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, góp phần hình thành cho các em năng lực tiếp cận kiến thức môn học và nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn. Phù hợp và thiết thực đối với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. Để áp dụng sáng kiến không yêu cầu tốn kém về tài chính, không quá mất nhiều thời gian mà hiệu quả vẫn rất cao. Với cách làm này giáo viên phát huy tối đa được những phương tiện hỗ trợ và kĩ thuật dạy học tích cực, từ đó đa dạng hóa các hoạt động học tập của học sinh nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 2. Khuyến nghị Hy vọng rằng những biện pháp mà tôi đã thực hiện và viết thành báo cáo sẽ góp được tiếng nói nhỏ bé trong đổi mới phương pháp dạy học và thu hút các em học sinh về phía môn Ngữ văn, yêu thích môn Ngữ văn và ham mê đọc văn bản và biết vận dụng kiến thức trong các văn bản đã học vào thực tiễn làm bài, thực tiễn cuộc sống. Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng đối với học sinh lớp 6a1 trường THCS Bồ Đề. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để biện pháp của tôi trình bày trên được hoàn chỉnh hơn, đạt kết quả cao hơn và tôi có thể rút được kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy trong những năm học tiếp theo. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xác nhận của Hiệu trưởng Bồ Đề, ngày 22 tháng 03 năm 2023 Nguyễn Thị Thu Trang
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_hung_thu_cho_hoc_si.docx