Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn bậc Trung học Phổ thông
Nghề dạy học là một nghề cao quý. Người giáo viên khi đã chọn nghề giáo là đã thể hiện lòng yêu nghề. Người dạy học là kỹ sư xây đắp tâm hồn và mục tiêu quan trọng là đào tạo ra những học sinh giỏi, những mầm mống tương lai của đất nước. Nhưng một trong những niềm sung sướng vinh dự, hạnh phúc nhất trong cuộc đời người giáo viên là đào tạo và bồi dưỡng được những học sinh giỏi. Để có được học sinh giỏi thì ngòai năng lực, tố chất của học sinh còn cần có công lao bồi dưỡng của người thầy là điều không thể phủ nhận được. Là một giáo viên văn đứng lớp giảng dạy nhiều năm và đã từng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi qua một số năm học tôi đã cảm nhận được điều đó.
Mỗi môn học trong nhà trường việc học và dạy đều có đặc thù riêng của nó. Môn văn cũng không nằm ngòai lệ đó. Phương pháp dạy và học văn đã được nói và bàn luận rất nhiều từ trước đến nay. Học như thế nào cho tốt? dạy như thế nào cho thật sự có hiệu quả? Đó là điều băn khoăn trăn trở của mỗi giáo viên dạy môn văn khi đứng lớp. Một tiết dạy bình thường trên lớp cũng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng mới có thể dạy tốt được và mang lại hiệu quả được. Nhưng một tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi còn có yêu cầu cao hơn rất nhiều . Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng rất đỗi vinh dự cho người giáo viên khi tham gia bồi dưỡng. Câu hỏi mà bất cứ ai khi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi cũng luôn đặt ra là làm thế nào cho thật sự đạt kết quả tốt nhất trong khỏang thời gian hơn 2 tháng ngắn ngủi? Làm sao để các em phát huy hết năng lực của mình trên một thời gian làm bài trong mấy giờ ấn định ? Làm thế nàơ để công lao vất vả của thầy và trò không bị uổng phí ? Làm sao để mang lại niềm vinh dự cho bản thân của các em và thành tích của nhà trường ?
Mối băn khoăn đó luôn thường trực trong suy nghĩ của tôi trong những năm Bằng tất cả mọi nỗ lực của mình trong suy nghĩ, tìm tòi, trao đổi, thảo luận với các đồng nghiệp trong trường và các đồng nghiệp khác trong ngành giáo dục cùng với việc cọ xát thực sự trong thực tiễn trải nghiệm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở khối 12 qua một số năm học, tôi mạnh dạn chia sẻ một số ý kiến, suy nghĩ của mình. Bởi công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là khá quan trọng và rất nặng trong thực tiễn giảng dạy. Mỗi giáo viên có một phương pháp, cách thức riêng của mình. Bản thân tôi cũng đã lắng nghe ,suy ngẫm và trao đổi với một số thầy cô về công tác này. Nhưng đây là cái nhìn có những điểm giống và chưa giống với ý kiến của một số đồng nghiệp khác. Và thực tế đây chính là vấn đề cũng quan trọng nhưng chưa nhiều những sáng kiến kinh nghiệm đề cập tới. Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày ý kiến về chuyên đề của mình với mong ước và hy vọng là chia sẻ cùng nhau để góp phần trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau. Bằng những trải nghiệm của bản thân qua thực tiễn giảng dạy, tôi mạnh dạn đề nghị sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn bậc THPT.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn bậc Trung học Phổ thông

ác em còn lại có ý kiến bổ sung, cuối cùng giáo viên khẳng định những ý đúng và cần thiết đối với yâu cầu đề trên và có thể định hướng cho các em một dàn ý sơ lược. - Giải thích từ ngữ, khái niệm: Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi đến của văn học. + “Cuộc đời”: Là hiện thực cuộc sống, xã hội, con người. “Nơi xuất phát”: Nguồn gốc của văn học. Như vậy hiện thực cuộc sống là mảnh đất màu mỡ cung cấp đề tài, cảm hứng cho nhà văn. Chứng minh các điều đó qua một số ý kiến của những nhà thơ, nhà văn lớn như Nguyễn Du: “Tôi học ở những người hái dâu, chăn tằm, trồng gai, dệt vải ”( Thôn ca sơ học ma tang ngữ). Còn GorKi thì nói: “ Trong lĩnh vực sáng tạo thi ca không có nhà thơ nào lớn hơn nghệ sĩ dân gian”, “ Ngôn ngữ nhân dân là tiếng nói nguyên liệu còn ngôn ngữ văn học được bàn tay người thợ nhào luyện”. + Cuộc đời là đích đến của văn học: Văn học bắt nguồn từ cuộc sống nhưng cũng phải quay lại phục vụ cuộc sống, phục vụ con người. Văn học sẽ không là gì nếu nó không vì con người mà có -> Văn học phải vì nhân sinh. Cái đích cuối cùng của văn học là làm cho cuộc sống đẹp hơn, và văn học phải đấu tranh vì cuộc sống. - Giải thích tại sao ? + Văn học do con người sinh ra, vì con người phục vụ. Con người luôn sống trong hiện thực cuộc sống sinh động, phong phú với đầy đủ ý nghĩa của cuộc sống. + Văn học phải có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống. Muốn phản ánh được cuộc sống thì nhà văn không thể thóat ly mà phải đi vào cuộc sống để khám phá, tìm tòi, sáng tạo. Phản ánh chân thực cuộc sống thì nhà văn mới sáng tạo được những tác phẩm là tấm gương phản chiếu cuộc đời.( Thơ trước hết là đời sau đó mới là nghệ thuật) - Bình luận: + Khẳng định cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi đến của văn học. Đó là một chân lý có tính chất phổ quát trong lịch sử văn học từ xưa đến nay. + Phê phán khuynh hướng văn học thóat ly hiện thực, xa rời hiện thực, nghệ thuật vị nghệ thuật, thứ văn chương làm xiết ngôn từ, chỉ chú trọng về câu chữ không phục vụ nhân sinh, dẫn con người vào bế tắc. - Chứng minh: + Nguyễn Trãi nếu không có những năm tháng sống ở “ Góc thành nam lều một gian” và 10 năm cùng Lê Lợi nếm mật nằm gai ở rừng núi Lam Sơn trong những ngày gian khổ chống quân Minh thì không thể có án thiên cổ hùng văn Bình ngô đại cáo. + Nguyễn Du nếu không có 15 năm gió bụi cùng với những câu ca dao nuôi dưỡng tâm hồn từ thuở thiếu thời thì không thể có một truyện Kiều tuyệt tác. + Các nhà văn, nhà thơ hiện đại Việt Nam đều chủ trương: sống đã rồi hãy viết hoặc sống và viết ( Nam Cao, Nguyễn Tuân, Hồ Chí Minh). Nhà văn phải sống với nhân dân, lấy cảm hứng cho đời từ nhân dân. Điều đó đã chứng minh qua thực tế văn học là các nhà văn hiện đại Việt Nam đã một thời cùng nhân dân đi vào thực tiễn cuộc đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ và xây dựng đất nước. Lập một dàn ý như thế là tập cho học sinh có ý thức khi tiếp cận và phân tích một đề ra. Từ việc hiểu nội dung ý nghĩa yêu cầu của đề, đến các thao tác lập luận cần sử dụng cho từng đề văn, các ý cần phải có trong từng trường hợp đề bài cụ thể. Từ đó học sinh có thể linh họat sáng tạo áp dụng khi tiếp xúc với một đề văn cụ thể nào đó. Lấy ví dụ về một đề văn khác: “ Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người. Mỗi tác phẩm văn học chỉ là một lát cắt, một tờ biên bản của những chặng đời sống con người ta trên con đường dài dằng dặc đi tìm cõi hòan thiện” ( Nguyễn Minh Châu) Anh ( chị ) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên. Cũng từ sự làm việc của học sinh, giáo viên trên cơ sở đó bổ sung và định hướng cho học sinh về hướng xác định yêu cầu, nội dung của đề ra. * Về yêu cầu đề: thao tác giải thích + bình luận là chính. Những ý chính cần xác định là: - Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là cuộc sống con người có nghĩa là như thế nào ? + Có nghĩa là văn học và cuộc sống không tách rời nhau mà xuất phát từ một tâm điểm. + Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm nhưng không trùng nhau về đường nét -> có thể nói văn học là vòng tròn nhỏ hơn nằm trong lòng cuộc sống ( Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi) -> Cuộc sống cung cấp nguồn nhựa sống cho văn học, văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống. + Tâm điểm của văn học là con người -> Văn học do con người sáng tạo ra cũng phải vì con người mà phục vụ. Vì con người là trung tâm của vũ trụ ,của cuộc đời ( Tất cả ở trong con người ,tất cả vì con người .Con người hai tiếng ấy vang lên kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao ! ) -( Gorki ), con người là nét tinh túy nhất của cuộc sống -> nên con người là trung tâm của tác phẩm văn học trên những trang thơ, truyện ngắn, kịch hay là những tác phẩm đồ sộ, những tiểu thuyết. + Dùng những dẫn chứng văn học để chứng minh văn học xuất phát từ cuộc sống và tâm điểm của văn học là con người ( qua một số những tác phẩm truyện, tiểu thuyết, kịch trong văn học Việt Nam và văn học nước ngoài để làm sáng tỏ các luận điểm đó. - Mỗi tác phẩm văn học chỉ là một lát cắt, một tờ biên bản của một chặng đời sống con người ta, trên con đường dài dằng dặc đi đến cõi hòan thiện nghĩa là như thế nào ? + Hầu hết những nhà văn trên thế giới đều khai thác một mảng nhỏ của đời sống.( Nam Cao với cái đói, cái rét và sự bần cùng hóa, lưu manh hóa của người nông dân) + Có những nhà văn cá biệt -> ngòi bút của họ có thể phản ảnh cuộc sống với tầm vóc sâu rộng của nó trên trang viết ( Ban zăc với bộ tấn trò đời, Lỗ Tấn với AQ chính truyện, VichtohuyGo với Những người khốn khổ). Còn lại đa số là các tác phẩm là những lát cắt từ hai vòng tròn đồng tâm khổng lồ là văn học và đời sống. + Tất cả những “lát cắt” của văn học ấy cuối cùng đều dẫn đến người ta đến cõi hòan thiện -> như vậy tác phẩm văn học mới thật sự là chân chính , nó sẽ tồn tại qua thời gian ( chức năng giáo dục của văn học). Con người sẽ soi lại mình qua tác phẩm văn học, nhận ra lẽ đúng sai, thật giả và sẽ sống tốt hơn. Văn học sẽ đưa con người đến chân, thiện, mỹ. + Dùng một số tác phẩm văn học để chứng minh “ Văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người” chẳng hạn như Truyện Kiều, các truyện ngắn của Nam Cao, truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân, Vợ chồng A Phủ của Tô Hòai ,văn học nước ngoài .v.v... Phân tích ý nghĩa nhân đạo của các tác phẩm trên có thể tác động vào tình cảm, đạo đức của con người àlà hành trình đi tìm cõi hòan thiện của con người . Trong những năm gần đây đề thi học sinh giỏi tỉnh có thêm một câu nghị luận xã hội. Vì vậy giáo viên bồi dưỡng cũng cần phải chọn lọc những đề nghị luận xã hội hay và có ý nghĩa sâu sắc để giúp học sinh học tập. Ví dụ như đề sau: Thông qua đọan trích trong tác phẩm “ Mẹ yêu con” trong tập (Trái tim người mẹ - NXB trẻ). Anh ( chị ) suy nghĩ gì về tình mẫu tử trên cõi đời này: “ Mẹ yêu con nên mẹ nói không trước những đòi hỏi vô lý của con, dù mẹ biết con sẽ ghét mẹ về điều này. Đó là cuộc đấu tranh gian khổ nhất trong chặng đường làm mẹ của mẹ. Nhưng mẹ hạnh phúc khi thấy con thành đạt trong cuộc sống” Hay một đề khác về nghị luận xã hội: “ Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” ( Nguyễn Duy) Anh ( chị) suy nghĩ như thế nào về tình mẫu tử qua mấy câu thơ trên. Những đề văn như vậy giáo viên yêu cầu học sinh tự tìm ý ,lập ý cùng với sự định hướng của giáo viên sẽ kích thích các em động não,tư duy để hiểu ý nghĩa nội dung yêu cầu đề ,có cách trình bày ý và các thao tác lập luận sao cho đầy đủ và thuyết phục nhất. Đề ra để học sinh luyện tập rất nhiều nhưng khuôn khổ ở chuyên đề này không cho phép người viết trình bày dài. Chỉ đơn cử vài ví dụ làm minh họa. Hướng dẫn và định hướng cho học sinh theo những cách thức như trên sẽ có ý nghĩa góp phần khơi gợi, tạo khả năng chủ động cho các em biết tư duy, phân tích, xác định đề và tìm ý một cách nhanh chóng khi đứng trước một đề văn. Các em sẽ biết cách đi đúng hướng, chặt chẽ, khai thác khá đầy đủ các ý lớn , nhỏ cần thiết khi làm bài và vận dụng hợp lý các thao tác lập luận trong một bài văn nghị luận. g. Ra đề làm bài văn trên lớp, kể cả bài viết ở nhà để học sinh viết theo thời gian ấn định. Giáo viên chấm, phát hiện những ưu và nhược điểm của mỗi học sinh. Chữa lỗi bài làm của học sinh cẩn thận, đầy đủ. Giúp học sinh thấy và phát huy những mặt tốt và khắc phục được những điểm còn hạn chế. Giáo viên có thể dành một số buổi học ra đề bài để các em trong đội tuyển làm từ 150-180 phút. Đây là cơ sở để giáo viên nắm bắt khả năng của học sinh trên nhiều phương diện, từ cách hiểu đề, xác định yêu cầu của đề ra, tìm ý và lập ý đến cách hành văn trong một bài làm cụ thể. Năng lực viết và cảm thụ văn học của học sinh cũng bộc lộ rõ từ đây. Kết quả cuối cùng trong một quá trình học tập vất vả, gian khổ được thể hiện tất cả trên mấy trang viết qua ba tiếng đồng hồ. Vì thế từ những bài làm đó giáo viên sẽ chấm và chữa lỗi thật kỹ, nhận xét thật đầy đủ và thấu đáo bài làm của học sinh từ góc độ về ý có đầy đủ, phong phú hay nghèo nàn hoặc thiếu ý. Từ cách diễn đạt của học sinh cũng được thể hiện rõ ràng như viết câu, dùng từ, có trong sáng gãy gọn chưa? Văn viết có trong sáng hình ảnh và cảm xúc chưa ? đến cách trình bày, chữ viết có đúng và đạt yêu cầu thẩm mỹ không ? đến lỗi chính tả cũng phải rất hạn chế trong bài làm. Thói quen viết tắt và viết chưa đúng qui tắc của tiếng việt là điều rất nhỏ mà giáo viên đọc bài cũng phải hết sức lưu tâm và nhắc nhở học sinh. Giáo viên phải nhận xét cụ thể từ ưu điểm đến khuyết điểm của mỗi bài làm của các em để các em phát huy những mặt mạnh và khắc phục những điểm hạn chế trong tòan bộ bài viết của mình. Theo tôi điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi kết quả cuối cùng trong kỳ bồi dưỡng chỉ gói gọn trong một bài thi 180 phút. Tất cả là thể hiện ở đó và kết quả cũng ở đó. Vì vậy việc cho học sinh làm bài như vậy có ý nghĩa quan trọng rất lớn. Tuy nhiên thời gian lên lớp giữa thầy và trò không nhiều, nên giáo viên không thể cho học sinh làm được nhiều bài trên lớp khi bồi dưỡng vì rất mất thời gian. Để khắc phục điều này giáo viên có thể tranh thủ sau vài buổi học có thể cho các em một đề văn và yêu cầu các em về nhà viết và đề nghị các em tự giác độc lập làm bài và tự giới hạn bài viết của mình trong một thời gian cho phép nhất định. Điều đó sẽ rèn luyện cho các em rất nhiều về tư duy viết, tốc độ viết. Vì tốc độ viết rất quan trọng, nếu viết hay, viết chắc và viết còn chậm cũng sẽ không đáp ứng tốt được yêu cầu của một bài thi học sinh giỏi với một nội dung yêu cầu rất lớn trong khuôn khổ thời gian nhất định. Cho nên việc rèn luyện cho các em viết bài làm văn ở trường và cả ở nhà trong công việc bồi dưỡng học sinh giỏi là có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó giúp cho các em thấy được điểm mạnh, mặt yếu của mình ở nhiều phương diện mà khắc phục và phát huy. Và như thế là đã giúp các em rèn luyện được rất nhiều trong quá trình học tập bồi dưỡng. 8. Những thông tin cần được bảo mật : không có 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Giáo viên phải tâm huyết với nghề Ban giám hiệu tạo điều kiện về thời gian và tài liệu . Học sinh say mê học hỏi và dành nhiều thời gian công sức học tập từ sách vở, từ kinh nghiệm viết văn, học tập từ thầy cô và chia sẻ lẫn nhau . 10. Đánh giá lợi ích thu được Sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm thì học sinh tích cực, chủ động học tập, sôi nổi hăng hái gia nhập vào đội tuyển có nhiều hứng thú trong học tập, tin tưởng lạc quan vào kết quả khi làm bài. Kết quả cụ thể như sau : Từ 2011 -> 2016: mỗi năm cũng có từ 4 giải trở lên và cũng đạt những giải ba. Năm học 2016– 2017 : có 4 giải trong đó có 1 giải nhì 1 giải ba và 2 giải khuyến khích. Năm học 2017- 2018: có 5 giải trong đó 1 giải nhì và 2 giải ba , 2 giải khuyến khích. Kết quả thi vòng hai của học sinh mặc dù chưa được chọn vào đội tuyển quốc gia nhưng đều đạt điểm khá cao. 11. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Về thực tiễn áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong nhà trường đã mang lại một kết quả khả quan rõ rệt. Phía giáo viên tham gia bồi dưỡng có được sự chủ động mạnh dạn , ít gặp những lúng túng và vướng mắc như trước đây khi chưa áp dụng chuyên đề. Chuyên đề đã tiết kiệm và rút ngắn được nhiều thời gian trong một thời lượng cho phép bồi dưỡng là quá ngắn mà vẫn đảm bảo được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các em tham gia kỳ thi học sinh giỏi. Riêng phần các em học sinh thì có hứng thú, tích cực học tập trong những giờ lên lớp với thầy và cũng như việc chủ động, tìm tòi học tập, làm việc theo hướng dẫn của giáo viên với niềm lạc quan say mê. Và kết quả chứng minh cuối cùng đều rất mỹ mãn qua nhiều năm học liên tiếp. 12 . KẾT LUẬN: Dạy học là một nghệ thuật. Người giáo viên khi đã chọn nghề dạy học là phải có tâm yêu nghề , đặc biệt là mục tiêu hướng tới và là niềm hạnh phúc nhất trong cuộc đời của người thầy là đào tạo bồi dưỡng được thật nhiều học trò giỏi. Đó là tâm nguyện của tôi cũng như bao nhiêu đồng nghiệp khác. Tuy nhiên để có được kết quả thành công tốt đẹp thì mỗi người giáo viên luôn tìm tòi, sáng tạo, trăn trở và nổ lực không ngừng với nhiều cách thức và phương pháp tối ưu nhất theo mình để giảng dạy, bồi dưỡng cho các em. Phương pháp giảng dạy thì phong phú, kiến thức văn chương thì mênh mông rộng lớn vô cùng, nhất là kiến thức gắn với yêu cầu đề thi của học sinh giỏi. Vì vậy trong giới hạn của chuyên đề này, người viết chỉ khiêm tốn đưa ra một vài suy nghĩ về kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả. Đó là những điều mà người viết suy tư, cọ xát và trải nghiệm qua thực tế giảng dạy nhiều năm, đặc biệt là những suy nghĩ trăn trở rất nhiều trong thực tiễn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi qua các năm học. Hy vọng rằng những nội dung trong chuyên đề này sẽ là những thông tin để được các đồng nghiệp trao đổi, thảo luận để mong rút tỉa được những kinh nghiệm thực sự quý báu trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi - một công tác rất đỗi nặng nề nhưng rất vinh dự của người giáo viên. Do thời gian có hạn mà kiến thức và sự cảm nhận văn học thì vô cùng nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Người viết rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, nhất là những thầy cô trong cùng bộ môn. 13. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - 18 chuyên đề văn PTTH ( Nguyễn Thị Hòa, nhà xuất bản TPHồ Chí Minh 1999) - Các đề thi tuyển sinh đại học cao đẳng môn văn – Bộ giáo dục. - Những bài làm làm văn chọn học sinh giỏi quốc gia ( Vũ Tiến Quỳnh) - Tuyển tập 10 năm đề thi Ôlimpich 30- 4 môn văn. - Muốn viết được bài văn hay ( Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên) - Một số thi đề thi học sinh giỏi tỉnh Vĩnh Phúc , một số đề thi học sinh giỏi quốc gia, các đề thi học sinh giỏi ở các tỉnh khác được tuyển chọn. - Một số tư liệu khác. Đây là vấn đề rộng thu hút sự đầu tư chuyên môn của nhiều giáo viên vì thế tôi rất mong có sự trao đổi bổ sung đóng góp ý kiến của các đồng chí tâm huyết . Tôi xin trân trọng cảm ơn. Vĩnh Tường, ngày 31/01/2019 Thủ trưởng đơn vị Vĩnh Tường, ngày 31/01/2019 Chủ tịch hội đồng sáng kiến cấp cơ sở Vĩnh Tường, ngày 29/01/2019 Tác giả sáng kiến Đào Thị Hằng
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_ba.doc
Mau 1.1_ Don de nghi cong nhan sang kien cap co so (De rieng) 06b.doc
Mau 2_Phieu dang ky viet sang kien (sau bia lot) x6.doc