Sáng kiến kinh nghiệm Cách tiếp cận văn bản nhật dụng trong Trường THCS Phú Đa

M.Gorki có nói “Văn học là nhân học”. Văn học là tiếng nói, là tình cảm, suy nghĩ, ước vọng của con người. Văn học có vai trò quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của mỗi chúng ta. Môn Ngữ văn ra đời với mục đích tốt đẹp và cao cả là góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ ra đời hoặc tiếp tục cho họ học lên bậc cao hơn. Đó là những người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè; có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm nhận các giá trị Chân - Thiện - Mĩ trong nghệ thuật, có năng lực thực hành và sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy, giao tiếp. Để đạt được điều đó, môn học này cần tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức trong sách vở với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. Vì vậy các văn bản nhật dụng với nội dung "gần gũi, bức thiết với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại" được đưa vào chương trình Ngữ văn THCS nhằm hướng người đọc đến những vấn đề thời sự nóng hổi mà hàng ngày mỗi cá nhân, cộng đồng đều rất quan tâm như: môi trường, giáo dục, dân số, quyền trẻ em....

Hiện nay, học sinh có xu hướng xem nhẹ học những môn xã hội nói chung, môn Ngữ văn nói riêng. Cũng chính vì thế mà chất lượng học văn có chiều hướng giảm sút. Học sinh không say mê, yêu thích môn học mà say mê vào những môn mang xu hướng thời cuộc như Tiếng Anh, Tin học .... Chính vì thế lại càng đòi hỏi người giáo viên đặc biệt là giáo viên Ngữ văn phải tạo được giờ học thu hút học sinh, làm cho học sinh mong chờ đến giờ học. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề nghiệp, tìm ra được những thuận lợi - khó khăn trong giờ học để kịp thời uốn nắn, rút kinh nghiệm cho mình.

Chương trình SGK THCS đưa vào học một số văn bản mới, đó là văn bản nhật dụng. Văn bản này chiếm số luợng không nhiều (chỉ chiếm 10% trong chương trình SGK THCS, cụ thể là 12 bài), nhưng trước đó lí luận dạy học chưa từng đặt vấn đề PPDH văn bản nhật dụng. Cho nên giờ giảng dạy và học tập văn bản nhật dụng gặp không ít khó khăn. Nhiều ý kiến cho rằng “chất văn” trong văn bản nhật dụng không nhiều, nếu không chú ý dễ biến giờ Ngữ văn thành bài thuyết minh về một vấn đề lịch sử, sinh học hay pháp luật, dẫn đến hiệu quả các tiết dạy học các loại văn bản này chưa cao.

docx 19 trang Trang Lê 16/03/2025 230
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cách tiếp cận văn bản nhật dụng trong Trường THCS Phú Đa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Cách tiếp cận văn bản nhật dụng trong Trường THCS Phú Đa

Sáng kiến kinh nghiệm Cách tiếp cận văn bản nhật dụng trong Trường THCS Phú Đa
ay ý đẹp về những điểm sáng thẩm mĩ trong văn chương, đối tượng bình phải là những tác phẩm mang vẻ đẹp  văn chương. Theo tôi, một số văn bản giàu chất văn chương (như: Mẹ tôi, Cổng trường mở ra, Ca Huế trên sông Hương, Cuộc chia tay của những con búp bê) giáo viên có thể sử dụng lời bình giảng nhưng không nên đi quá sâu. Còn đối với những văn bản nhật dụng không nhằm cảm thụ văn chương thẩm mĩ (như Bài toán dân số, Thông tin về ngày trái đất năm 2000; Ôn dịch, thuốc lá) thì giáo viên không dễ bình phẩm đựơc những vẻ đẹp hình thức nào cũng như những nội dung sâu kín nào trong hình thức đó. Do vậy, khi dạy giáo viên cần chú ý điều này để tránh sa vào tình trạng khai thác kĩ lưỡng văn bản mà giảm đi tính chất thực tiễn, gần gũi và cập nhật của văn bản nhật dụng.
          Mục đích của việc dạy văn bản nhật dụng là giúp học sinh hoà nhập hơn nữa với đời sống xã hội nên giáo viên phải tạo ra không khí giờ học dân chủ, sôi nổi, kích thích sự hào hứng của học sinh. 
VD: Khi dạy bài Ca Huế trên sông Hương giáo viên có thể cho học sinh nghe một làn điệu dân ca Huế, có thể tổ chức cho học sinh thi hát các làn điệu dân ca ba miền. Thi sưu tầm vẻ đẹp của văn hoá Huế ...
*  Dạy lí thuyết luôn gắn liền với liên hệ thực tế
Đặc điểm nội dung của các văn bản nhật dụng là đề cập đến những vấn đề gần gũi, có tính thời sự, được đông đảo mọi người cùng quan tâm. Mục đích chính của các văn bản này là giúp người đọc, người nghe nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề; từ đó điều chỉnh hành vi, thái độ, hình thành nhân cách tốt đẹp của họ. Sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu chúng ta khi giảng dạy không coi trọng việc liên hệ thực tế cho học sinh. Vì vậy, mỗi tiết giảng, người thầy phải giúp học sinh rút ra cho mình những bài học ý nghĩa để các em có hành động cụ thể, tích cực nhất. "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai", nếu các em được giáo dục tốt đặc biệt là hiểu rõ về đất nước, thế giới và các vấn đề thời sự nóng bỏng quanh mình thì chắc chắn về lâu dài đất nước ta sẽ phát triển bền vững.
VD: Khi dạy bài "Phong cách Hồ Chí Minh" giáo viên giúp học sinh nhận thức rõ từ lòng kính yêu, tự hào về Bác phải biết tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác như thực hiện tốt các phong trào "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"....
- Khi học bài "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" học sinh có thể liên hệ tới tình hình thời sự về chiến tranh, xung đột và cuộc chạy đua vũ trang trên thế giới hiện nay, để từ đó rút ra được những bài học cần thiết và phương hướng hành động tích cực.
- Khi giảng bài "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" giáo viên khuyến khích học sinh phát biểu suy nghĩ về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi mình ở đối với trẻ em hiện nay.
*Kết luận : Như vậy để giờ dạy văn bản nhật dụng đạt kết quả cao, đáp ứng mục tiêu bài học, người giáo viên cần phải đa dạng hoá các biện pháp dạy học, các cách tổ chức dạy học, các phương tiện dạy học theo hướng hiện đại hoá: thu thập, sưu tầm các nguồn tư liệu để minh hoạ và mở rộng kiến thức. Coi trọng đàm thoại cá nhân và nhóm, chú ý tới câu hỏi liên hệ ý nghĩa văn bản với hoạt động thực tiễn của cá nhân và cộng đồng xã hội hiện nay. Sáng tạo trò chơi dạy học đơn giản, nhanh gọn để minh hoạ cho chủ đề của văn bản. Tăng cường phương tiện dạy học điện tử như máy chiếu để gia tăng lượng thông tin trong bài học, tạo không khí dân chủ, hào hứng trong giờ học.
7.3.4. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Tôi đã áp dụng những biện pháp trên thông qua bài dạy thực nghiệm có sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp sau khi dự giờ:
Tiết 113, 114: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG 
(Minh Hương)
 A. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức
- Ca Huế với sự phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu, tinh tế trong biểu diễn và thưởng thức một nét đẹp của văn hoá cố đô Huế cần được giữ gìn và phát triển.
- Từ đó mở rộng vốn hiểu biết về văn hoá Huế và âm nhạc dân gian các vùng miền, bồi đắp tình yêu đối với xứ Huế và các giá trị văn hoá dân tộc.
- Văn bản nhật dụng có thể sử dụng phương thức thuyết minh, kết hợp với nghị luận, miêu tả và bộc lộ cảm xúc.
2. Về kĩ năng
- Đọc, phân tích tác phẩm.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học.
- Yêu mến, tự hào, trân trọng gìn giữ và phát triển ca Huế- một nét đẹp của văn hóa dân tộc.
B. Chuẩn bị phương tiện và phương pháp, kĩ thuật dạy học:
1. Phương tiện:
- Giáo viên:
Giáo án.
Sưu tầm tư liệu: Đĩa CD gồm cá bài hát dân ca Huế và dân ca các vùng miền khác, tranh ảnh về xứ Huế, về cảnh thưởng thức ca Huế (trên máy chiếu)....
- Học sinh:
Chia đoạn và trả lời trước câu hỏi trong SGK
Tự sưu tầm các bài hát dân ca Huế, dân ca ba miền, tập hát để tham gia trò chơi.
2. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích.
3. Kĩ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi....
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
Nếu những văn bản nhật dụng ở lớp 6 như "Động Phong Nha", "Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử" chủ yếu muốn giới thiệu những danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử thì "Ca Huế trên sông Hương" lại giúp người đọc hình dung một cách cụ thể một sinh hoạt văn hóa rất đặc trưng, nổi bật ở xứ Huế mộng mơ: Ca Huế trên dòng sông Hương.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 2: Khám phá và kết nối
? Em hãy nêu xuất xứ của văn bản.
Gv trình chiếu ảnh chụp tác phẩm và ảnh chân dung của tác giả.
- GV hướng dẫn HS đọc: Giọng chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc, lưu ý những câu đặc biệt, những câu rút gọn.
GV đọc mẫu -> gọi 2 HS đọc -> GV nhận xét cách đọc.
- Giải thích từ khó. 
? Ta có thể chia văn bản thành mấy phần? Giới hạn và nội dung từng phần.
? Văn bản thuộc thể loại gì?
- Gv: Đây là văn bản nhật dụng kết hợp nhiều phương thức như nghị luận, miêu tả, biểu cảm: Phần 1 dùng
phương thức nghị luận chứng minh, phần 2 kết hợp miêu tả với biểu cảm.
- Theo dõi phần thứ nhất của văn bản.
? Xứ Huế nổi tiếng nhiều thứ, nhưng ở đây tác giả chú ý đến sự nổi tiếng nào của Huế.
? Vì sao tác giả lại quan tâm đến dân ca Huế .
? Tác giả cho thấy dân ca Huế mang những đặc điểm hình thức và nội dung nào.
? Em có nhận xét gì về đặc điểm ngôn ngữ trong phần văn bản này.
? Qua đó, tác giả đã chứng minh được những giá trị nổi bật nào của dân ca Huế.
GV : Cho HS nghe một làn điệu dân ca Huế quen thuộc diễn tả lòng khao khát nỗi mong chờ hoài vọng tha thiết của tâm hồn.
- Phiếu học tập cho nhóm: Ngoài ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta ? (Dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca đồng bằng Bắc Bộ, dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây nguyên)
? Hãy hát một làn điệu dân ca mà em thích. (Đại diện nhóm hát dân ca).
- Theo dõi phần còn lại của văn bản.
? Những đặc sắc của ca Huế được tác giả giới thiệu từ những phương diện nào. (Ca Huế nổi bật trên các phương diện: nguồn gốc hình thành,cách trình diễn, cách thưởng thức và tác động).
?Tác giả có những nhận xét gì về sự hình thành của dân ca Huế? Qua đó tính chất nổi bật nào của ca Huế được xác nhận.
GV chiếu trên màn hình cảnh biểu diễn và thưởng thức ca Huế.
HS nghe và quan sát màn hình.
? Có gì đặc sắc trong cách biểu diễn ca Huế? Từ đó nét đẹp nào của Huế được nhấn mạnh.
? Nét độc đáo trong cách thưởng thức ca Huế được giới thiệu như thế nào? Từ đó cho thấy ca Huế nổi bật với vẻ đẹp nào?
? Khi viết lời cuối văn bản : “Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm kín đáo,sâu thẳm”,tác giả muốn bạn đọc cùng cảm nhận tác động huyền diệu nào của ca Huế trên sông Hương.
? Tại sao tác giả cho rằng nghe ca Huế là một thú vui tao nhã, đầy quyến rũ.
? Cách biểu diễn và thưởng thức ca Huế miền Trung có gì giống và khác so với dân ca quan họ ở miền Bắc.
? Từ tác động của ca Huế, em nghĩ gì về sức mạnh của dân ca nói chung đối với tâm hồn con người.
- HS thảo luận nhóm trong 5 phút, đại diện nhóm trình bày.
? Tác giả đã viết về ca Huế với tình cảm như thế nào.
? Nghệ thuật tiêu biểu nào được sử dụng trong văn bản này.
? Sau khi học xong văn bản này em hiểu thêm những vẻ đẹp nào của Huế.
? Điều đó đã gợi tình cảm nào trong em? (Yêu mến, tự hào, trân trọng ca Huế, mong được đến Huế và được thưởng thức ca Huế trên sông Hương).
I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
- Văn bản "Ca Huế trên sông Hương" của tác giả Hà Ánh Minh, in trên báo "Người Hà Nội".
II. Đọc – chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
III. Bố cục - Thể loại - PTBĐ
1. Bố cục: 2 phần.
- Đ1: G.thiệu Huế - cái nôi của dân ca.
- Còn lại: Những đặc sắc của ca Huế.
2. Thể loại: Bút kí
3. PTBĐ:
IV. Phân tích văn bản
1. Huế- Cái nôi của dân ca
- Huế là một trong những cái nôi dân ca nổi tiếng ở nước ta.
- Dân ca Huế mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa của vùng đất Huế.
- Rất nhiều điệu hò trong lao động sản xuất: Hò trên sông, lúc cấy cày, chăn tằm, trồng cây, hò đưa linh, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm...
- Nhiều điệu lí: Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam...
- Tất cả đã thể hiện lòng khát khao nỗi mong chờ hoài vọng tha thiết của tâm hồn Huế.
->Dùng phép liệt kê kết hợp với lời giải thích, bình luận.
=>Ca Huế phong phú về làn điệu, sâu sắc thấm thía về nội dung tình cảm và mang đậm những nét đặc trng của miền đất và tâm hồn Huế.
2. Những đặc sắc của ca Huế
- Nguồn gốc hình thành: từ dòng nhạc dân gian và cung đình.
- Cách biểu diễn: thanh lịch ,tế nhị.
- Cách thưởng thức: dân dã ,sang trọng giữa một thiên nhiên và lòng người xao động.
- Tác động :quyến rũ và làm say đắm tâm hồn con người về vẻ đẹp của tình người xứ Huế. 
=> Nghe ca Huế là thú vui tao nhã.
- Yêu quý Huế, tự hào về vẻ đẹp của đất nước, dân tộc ta.
V. Tổng kết
1. Nghệ thuật: Miêu tả sinh động, phép liệt kê.
2. Nội dung
- Nổi tiếng về âm nhạc dân gian và cung đình.
- Qua âm nhạc, con người Huế càng thêm thanh lịch, duyên dáng.
*Ghi nhớ: SGK (104 ).
 
*Hoạt động 3: Luyện tập
? Địa phương em đang sống có những làn diệu dân ca nào ? Hãy kể tên các làn điệu ấy? (Dân ca Mường, Thái....)
? Em thấy mình cần làm gì để góp phần bảo tồn và phát triển ca Huế?
* Hoạt động 4: Vận dụng
4.  Củng cố
- GV hệ thống lại nội dung của bài
5. Dặn dò
- GV hướng dẫn học sinh về nhà:
+ Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp phần luyện tập.
+ Soạn bài: "Quan âm Thị Kính".
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN
          Giờ dạy thực nghiệm của tôi được đánh giá như sau:
          - GV chuẩn bị đầy đủ, chu đáo về giáo án, sưu tầm tư liệu như tranh ảnh, băng đĩa, về phương tiện dạy học hiện đại như: máy chiếu. Chính đồ dùng trực quan sống động đã kích thích hứng thú học tập của học sinh, đồng thời giúp cho bài giảng của giáo viên trở nên sâu sắc, sống động.
- GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp với hình thức thảo luận nhóm khá hiệu quả.
- HS hiểu bài và học khá sôi nổi, hoạt động tích cực.
- HS không chỉ hiểu được nét đẹp của văn hoá Huế mà còn hiểu được âm nhạc dân gian của các vùng miền khác. Giáo dục cho học sinh thái độ trân trọng, gìn giữ nét đẹp của văn hoá dân tộc.
 =>Như vậy tôi nhận thấy rằng những giải pháp tôi đưa ra trong đề tài hoàn toàn có thể thực hiện được đối với học sinh trường THCS Phú Đa cũng như áp dụng rộng rãi trong các trường THCS khác. Kết quả thực nghiệm cho thấy học sinh rất hào hứng với giờ học, gắn bài học với thực tiễn rất nhanh và hiệu quả. Giờ học trở nên sôi nổi hơn, tạo tâm lý nhẹ nhàng thoải  mái  cho học sinh ở những tiết học sau.
8. Những thông tin cần được bảo mật
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Giáo viên phải yêu nghề, có hiểu biết rộng, có phương pháp dạy học phù hợp. Khi giảng dạy phải sử dụng các thiết bị dạy học như tranh ảnh, đĩa CD hay máy chiếu. 
- Học sinh phải chuẩn bị bài chu đáo, nghiêm túc trong học tập.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức,  cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử theo các nội dung sau:
10.1: Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này trường tôi đã đạt được một số kết quả hết sức khả quan. 
- Với giáo viên: Mở rộng tầm hiểu biết, có phương pháp giảng dạy phù hợp. Từ đó bài giảng trở nên phong phú, sinh động cuốn hút được học sinh.
- Với học sinh: Trước hết những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình SGK mới. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết. Đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học tập sôi nổi nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học.  Từ việc có kiến thức thực tế các em cũng có ý thức sống tốt hơn. Đây cũng chính là những nguyên nhân đi đến những kết quả tương đối khả quan của bài kiểm tra, cụ thể là: 
Chuyên đề này tôi đã thực hiện dạy cho học sinh khối 7 tại trường THCS Phú Đa ở học kỳ I năm học 2016 - 2017 với tổng số học sinh là 63 em.   
Khi chưa dạy theo chuyên đề này thì kết quả học sinh đạt:
                   Giỏi:                      9 em                              Chiếm 14 %
                   Khá:                     30 em                             Chiếm 47 %
                   Trung bình:            24 em                           Chiếm 39 %
                   Yếu:                     0 em                               Chiếm 0 %
Sau khi thực hiện theo chuyên đề này thì kết quả đạt được như sau:
                   Giỏi:                     15 em                             Chiếm 23.8 %
                   Khá:                     36 em                             Chiếm 57.1 %
                   Trung bình:            12 em                           Chiếm 19.1 %
                   Yếu:                       0 em                             Chiếm 0 %
10.2: Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân :
Sáng kiến đó được tổ chuyên môn và các giáo viên dạy nhận xét rất tích cực và sẽ được triển khai, áp dụng thường xuyên hơn nữa trong năm học này và các năm học tới.
11. Danh sách những tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu.
Số thứ tự
Tên lớp
Địa chỉ
Phạm vi / lĩnh vực áp dụng sáng kiến
1
 
 
 
2
 
 
 

Phú Đa, ngày ... tháng ... năm .....            Phú Đa, ngày 20 tháng 11 năm 2017     
       Hiệu trưởng                                                    Tác giả sáng kiến  
                                                                              Đỗ Thị Bình                 
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 6 – NXB Giáo dục
2. Sách giáo khoa Ngữ văn 7 – NXB Giáo dục
3. Sách giáo khoa Ngữ văn 8 – NXB Giáo dục
4. Sách giáo khoa Ngữ văn 9 – NXB Giáo dục
5. Sách giáo viên Ngữ văn 6 – NXB Giáo dục
6. Sách giáo viên Ngữ văn 7– NXB Giáo dục
7. Sách giáo viên Ngữ văn 8– NXB Giáo dục
8. Sách giáo viên Ngữ văn 9– NXB Giáo dục
9. Một số tài liệu khác 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_cach_tiep_can_van_ban_nhat_dung_trong.docx