Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học dự án bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi

Giáo dục Việt Nam đang đổi mới theo hướng dạy học phát huy năng lực người học. Người giáo viên không còn giữ địa vị “độc tôn” mà trở thành người đồng hành, tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ học sinh tìm kiếm tri thức. Trong môn Ngữ văn, dạy học phát huy năng lực chú trọng phát huy năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác và giao tiếp, học tập suốt đời... Người giáo viên dạy văn bên cạnh vai trò là người “kĩ sư tâm hồn” còn phải thay đổi vị trí, không còn là người cung cấp kiến thức mà chuyển sang người hướng dẫn, tổ chức, hỗ trợ học sinh thực hiện các hoạt động học. Vậy làm thế nào để có thể tích cực hóa hoạt động của học sinh? Bằng cách nào để tạo ra môi trường học tập tương tác, phát huy được năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ ở người học? Đó cũng là băn khoăn, trăn trở của tác giả khi tìm đến đề tài này.

Thơ trung đại ra đời cách chúng ta khoảng thời gian hàng trăm năm, với những dấu ấn thi pháp “mã văn hóa” riêng. Nguyễn Trãi là nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, kết tinh tinh hoa của văn học Lí Trần và mở ra bước ngoặt cho sự phát triển của thơ ca dân tộc. Thơ Nôm Nguyễn Trãi mở đầu cho sự phát triển của thơ ca Tiếng Việt, mộc mạc, giản dị nhưng không phải là dễ tiếp thu, nhất là với học sinh của thế kỉ XXI hiện nay. Hiểu và đồng điệu với trăn trở, ưu tư rất đời, rất người của ông là cách hậu thế tri âm với người anh hùng dân tộc mà cuộc đời “tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng”. Trong quá trình giảng dạy, nhiều em học sinh vẫn hay hỏi tôi: đối với thơ trung đại, thơ Nôm Nguyễn Trãi, làm thế nào để viết và cảm nhận tốt? Hơn nữa, trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học ngày nay, việc tích cực hóa hoạt động của học sinh, phát huy năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, xử lí thông tin, tổng hợp kiến thức áp dụng sáng tạo vào cuộc sống.thông qua dự án học tập cần được chú ý hơn bao giờ hết. Để góp phần giải quyết khó khăn học sinh gặp phải cũng như đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông, tiệm cận chương trình Giáo dục tổng thể 2018, tôi đã tìm đến đề tài: Dạy học dự án bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi.

docx 36 trang Trang Lê 10/05/2025 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học dự án bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học dự án bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học dự án bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi
oàn thành tìm hiểu kiến thức:
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Em hãy khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Cảnh ngày hè”,
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động cá nhân:
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
• HS trả lời câu hỏi.
III. Tổng kết
1. Nội dung:
- Bức tranh cảnh ngày hè tràn đầy sức sống, sinh động vừa giản dị, dân dã đời thường vừa tinh tế, gợi cảm.
- Tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống, tấm lòng vì dân, vì nước của tác giả.
2. Nghệ thuật:
- Cách ngắt nhịp đặc biệt: 3/4 ở câu 3 và câu 4. tập trung sự chú ý của người đọc, làm nổi bật hơn cảnh vật trong ngày hè.
• Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.
- Thể thơ: thất ngôn xen lục ngôn.
- Ngôn ngữ: giản dị mà tinh tế, biểu cảm

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi: Qua bài thơ, em thấy bản thân mình cần có trách nhiệm như thế nào đối với quê hương, đất nước?
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
Trách nhiệm của bản thân:
- Giữ gìn, bảo vệ những di sản thiên nhiên
- Biết yêu cuộc sống bình dị nơi thôn dã
- Có trách nhiệm xây dựng quê hương, đất nước.
d) Tổ chức thực hiện:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục đích: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. Tìm đọc một số bài thơ trong mục Bảo kính cánh giới của Nguyễn Trãi ?
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
Trả lời
Gợi ý:
BẢO KÍNH CẢNH GIỚI (Số 1)
Nguyễn Trãi
Đạo đức hiền lành được mọi phương, Tự nhiên cả muốn chúng suy nhường.
Lợi tham hết lấy, nhiều thì cạnh, Nghĩa phải đem cho, ít chẳng phường.
Sự thế sá phòng khi được mất,
Lòng người tua đoán thuở mừng thương.
"Chẳng nhàn" xưa chép lời truyền bảo, Khiến chớ cho qua một đạo thường.
BẢO KÍNH CẢNH GIỚI (Số 21)
Nguyễn Trãi
Ở bầu thì dáng ắt nên tròn.
Xấu tốt đều thì rắp khuôn.
Lân cận nhà giàu no bữa cám;
Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn.
Chơi cùng bầy dại nên bầy dại;
Kết mấy người khôn học nết khôn.
Ở đấng thấp thì nên đấng thấp.
Đen gần mực đỏ gần son.
d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
Sau đây là sản phẩm của dự án do 4 nhóm học sinh thực hiện
Sản phẩm dự án nhóm 1
Sản phẩm dự án nhóm 2

Sản phẩm dự án của nhóm 6
Sau khi học chuyên đề, học sinh hoàn thành bài luận như sau:
*Bài luận của nhóm 5:
Văn học là cuộc đời... Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học. Mỗi nghệ sĩ lớn đều ý thức được mối quan hệ chặt chẽ giữ văn học và cuộc sống. Đời sống là nguồn đề tài - không bao giờ với cạn cho những sáng tác đầy nảy nở, bước đi trên những nẻo đường là một giọt chắt chiu tư tưởng được hình thành. Lời thơ của Ức Trai chất chứa bao nỗi niềm tâm tư về con người về cuộc đời và đồng thời cũng là sự rung động trước vẻ đẹp thiên nhiên. Câu nói “ Một đời người một đời thơ ức trai ” quả thực không sai khi mà những dòng thơ ông viết lên khiến người đọc không chỉ nhìn và nghe mà còn để ngẫm.
Nguyễn Trãi Hiệu là Ức Trai,quê ở làng Chi Ngại, mỗi khi nghe đến ông thì ta lập tức nghĩ ngay đến một nhà chính trị lỗi lạc, một nhà chiến lược thiên tài, một nhà ngoại giao xuất sắc, một nhà tư tưởng văn hóa tiêu biểu cho những truyền thống ưu tú nhất của dân tộc, một nhà văn nhà thơ để lại những áng văn chương “làm vẽ vang cho đất nước”.Một tấm gương trong sáng tuyệt vời về đạo đức và nhân phẩm. Một số tác phẩm nổi tiếng trong cuộc đời sáng tác của ông phải nhắc đến là: Bình Ngô Đại Cáo, Chí linh sơn phù, Quân trung từ mệnh tập.
Nguyễn Trãi được đánh giá là một nhà văn chính luận kiệt xuất. Riêng những tác ophẩn văn chính luận của ông mang tính chiến đấu xuất phát từ ý thức tự giác dùng văn chương phục vụ cho những mục đích chính trị xã hột thể hiện thư tưởng chính trị- xã hội cao nhất trong thời phong kiến Việt Nam. Ngoài ra các tác phẩm này còn phản ánh tinh thần dân tộc đã trưởng thành điều này được đánh giá là một thành tựu lịch sử tư tuỏng và lịch sử văn học Việt Nam.Với tài năng lỗi lạc,ông đã để lại cho văn học Việt Nam nhiều tác phẩm quý giá về mặt quân sự, văn hoá và văn học. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói “Văn chương của Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, đều hay và đẹp lạ thường”. Thật như vậy, Nguyễn Trãi còn là người đặt nền móng cho thơ ca Việt Nam, ông cũng là người đã sớm đưa tục ngũ vào tác phẩm, sử dụng từ láy độc đáo; lại là người đã sáng tạo ra hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn thể hiện tinh thần phá cách độc đáo, mạnh mẽ.
Thơ văn của Nguyễn Trãi có rất nhiều thể loại giúp đa dạng phong phú nền văn học nhưng nổi bật nhất trong số đó phải kể đến thơ chữ Nôm và thơ chữ Hán. Giá trị thơ chữ hán được thể hiện rất rõ:giàu chất trữ tình, tả cảnh thiên nhiên, tả tâm tình, ý chí. Còn thơ chữ nôm của ông chính là lời tan oán đau xót vì không thực hiện được lí tưởng của mình,lo lắng vì đời ngày càng rối ren, đồng thời cũng nêu lên giá trị nhân đạo của cái tâm Ức Trai: Tố cáo bộ mặt thối nát, tàn bạo của xã hội phong kiến trên bước đường suy vong của nó, đề cao phẩm chất tốt đẹp của quần chúng lao động:yêu thiên nhiên, yêu nước, thương dân. Đó còn là ước mơ dân giàu nước mạnh, một xã hột thái bình trong đó không có sự bất công, bất bình đẳng.
Ngoài khả năng chính luận kiệt xuất cùng tài quân sự vĩ đại thì khi đọc thơ Nguyễn Trãi ta càng thêm cảm phục nhà thơ bởi tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước, con người của ông. Thơ ca ông viết nên đều được tạo dựng từ cuộc sống, vẻ đẹp trong thơ ông cũng từ đó mà ra, tình yêu thiên nhiên có lẽ cũng từ đó mà phát xuất. Một số tác phẩm nổi bật viết về vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ Ức Trai như “Chí linh sơn phú” hay “quốc âm thi tập”. Điển hình và thân thuộc với chúng ta nhất là thi phẩm “cảnh ngày hè”. Cũng giống như những tác phẩm về thiên nhiên khác bài thơ “cảnh ngày hè” của ông được vẽ lên vô cùng sinh động. Bằng việc sử dụng cảnh vật gần gũi, quen thuộc cùng việc kết hợp nhiều màu sắc hài hoà, hình ảnh tinh tế tao nhã với hương thơm nhà thơ đã tạo nên bức tranh thiên nhiên cuối mùa hạ nhưng không tàn úa héo nát mà ngược lại vô cùng rực sỡ, sinh động, giàu sức sống. Phải vô cùng yêu và say mê cảnh sắc thiên nhiên nên Nguyễn Trãi mới có những phát hiện tinh tế tuyệt vời đến thế. Từ đó để người đọc có cái nhìn cụ thể tâm hồn nghệ sĩ tinh tế nhạy cảm của ông. Bên cạnh tình yêu thiên nhiên thì tác phẩm “cảnh ngày hè” cũng đã làm nổi bật tâm hồn lông gió thời đại của ông còn chất chứ nỗi lòng, tình yêu đất nước. Lòng yêu đất nước của ông bắt đầu từ những thứ nhỏ bé nhất từ đó mà kết tinh thành tư tưởng lớn lao, sự nhân nghĩa vĩ đại của Nguyễn Trãi. Hình ảnh cuộc sống quen thuộc: chợ cá, làng ngư phủ, lầu tịch dương kết hợp từ láy tượng thanh lao xao, dắng dỏi cùng với phép đảo trật tự cú pháp đã nhấn mạnh âm thanh sôi động của cuộc sống nơi thôn quê bình dị. Không dừng lại ở đó tấm lòng yêu nước thương dân “Đêm ngày cuồn cuộn nước Triều Đông” cũng được biểu lộ rõ ngay trong tác phẩm. Kết thúc bài thơ, Nguyễn Trãi giãi bày tâm sự của mình. Bằng việc sử dụng điển tích “Ngu cầm” để thể hiện ước muốn mọi người có một cuộc sống no đủ, hạnh phúc và đó cũng chính là khát khao của một con người luôn suy tư, trăn trở, một lòng hướng về nhân dân, đất nước. Ước mơ của Ức Trai cũng thật cao cả, đầy lòng nhân nghĩa “Dân giàu đủ khắp đòi phương”. Ông chỉ mong sao mọi người có cuộc sống ấm no, vô lo vô nghĩ. Với một bài thơ ngắn nhưng qua đó độc giả cũng thấy đc nỗi lòng của nhà thơ, những suy nghĩ, lo lắng của một nhà nhân nghĩa vĩ đại, quả thực qua tinh tế. Thơ của Ức Trai thực sự đã trải hết một đời người.
Kết thúc những thi phẩm của Ức Trai mà ý nghĩa những lời thơ cứ như theo ta mãi. Bằng chiếc thuyền tâm hồn có mái chèo là ngòi bút, Nguyễn Trãi đã mang cả tâm hồn yêu thiên nhiên và con người trang viết, để khiến sự vật như hồi sinh và thể hiện sức sống nội lực bên trong cảnh vật. Đây chính là nét cuốn hút nhất mà Nguyễn Trãi đã xây dựng được trong nghệ thuật thơ văn cảu mình. Bên cạnh đó, bài thơ còn khiến người đọc thêm ngậm ngùi và thấm thía bởi tấm lòng cao cả của Nguyễn Trãi khi luôn một lòng yêu nước, thương dân. Đó chính là niềm đồng cảm mãnh liệt nhất khi gấp lại trang sách, cũng một lần nữa ta hiểu sâu hơn về triết lí nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi từng nêu ra trong bài thơ Bình Ngô Đại Cáo.
Giai đoạn 5- hoàn thành sản phẩm và tổng kết dự án. Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm và quá trình thực hiện, căn cứ tiêu chí để chấm điểm.
Kết thúc dự án, học sinh nộp sản phẩm đã đăng kí ban đầu: các powpoint, bài cảm nhận, bài luận, tranh ... biên tập thành tập san. Giáo viên đánh giá và thẩm định sản phẩm, tổ chức buổi tổng kết dự án, đánh giá vai trò, ý nghĩa của dự án, rút ra bài học kinh nghiệm, kiến nghị đề xuất hình thức mở rộng dự án. Giáo viên trao thưởng cho các sản phẩm đặc sắc.
Thông qua dạy học dự án, học sinh có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về giá trị, ý nghĩa, sức sống, sức lan tỏa của thơ ca Nguyễn Trãi nói chung và bài thơ “Cảnh ngày hè” nói riêng. Từ quá trình tìm tòi hoàn thiện dự án, học sinh được giáo dục đạo đức, lối sống, khơi gợi niềm yêu thích, đam mê với giá trị văn học truyền thống.
PHẦN BỐN: HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua áp dụng định hướng dạy học dự án bài thơ “Cảnh ngày hè”, tôi nhận thấy tư duy vấn đề bài học của các em rõ ràng hơn: các em biết phát huy kinh nghiệm sống, kiến thức nền và đặc biệt kĩ năng làm việc nhóm để hoàn thành đọc hiểu văn bản. Nhất là qua các bài kiểm tra, mức độ vận dụng kiến thức tự đọc, tự tìm tòi kết hợp với kiến thức được hướng dẫn khai thác qua bài học tốt hơn; kĩ năng làm văn của các em được cải thiện rõ nét.
Với đề văn: Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới số 43).
*Kết quả điểm số như sau:
C. KẾT LUẬN
I. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đây là đề tài lần đầu tiên đặt ra vấn đề dạy học dự án khi tổ chức dạy đọc bài thơ “Cảnh ngày hè”.
Đề tài chú ý phát huy năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác. khi tổ chức dạy đọc bài thơ “Cảnh ngày hè”. Đây là yêu cầu cần thiết cho giờ dạy đọc văn bản thơ trung đại và vận dụng vào các bài kiểm tra, các bài thi, nhất là đánh giá năng lực hiện nay. Nó phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn và đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng phát huy năng lực.
Dạy học dự án là một hướng đi mới, phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Với phương pháp này, học sinh có ý thức đọc sáng tạo, biết phát huy kinh nghiệm đọc cá nhân, huy động kiến thức nền và đặc biệt là được trải nghiệm hành trình tự tìm kiếm kiến thức mới trên cơ sở sự hướng dẫn của giáo viên. Đề tài giúp các em vận dụng khi làm các bài thi biết chọn lọc, nhận biết, cảm thụ các tín hiệu nghệ thuật theo yêu cầu của đề, tạo điều kiện cho học sinh hình thành phương pháp tự học, biết đọc các văn bản thơ trung đại.
Đề tài đã làm phong phú thêm các phương pháp tổ chức dạy học văn bản thơ trung đại, khơi dậy niềm đam mê, tạo niềm vui trong học tập và lao động của người học, tạo cảm hứng thành công trong công việc. Về thực tiễn, đề tài có thể được vận dụng trong các giờ dạy đọc văn bản thơ trung đại,thơ Nôm Nguyễn Trãi.
II. TÍNH KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1. Tính khoa học:
Trên cơ sở bám sát đặc trưng của phương pháp dạy học dự án, đề tài đề xuất phương hướng phát huy năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ cho người học; hình thành cách đọc chủ động, sáng tạo khi tiếp cận các văn bản thơ trung đại.
2. Phạm vi ứng dụng:
Đề tài được đúc kết từ thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học của bản thân, xuất phát từ trăn trở, băn khoăn với nghề. Đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho học sinh và đồng nghiệp trong lĩnh vực đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học Ngữ văn. Việc dạy học dự án nên mở rộng phạm vi ứng dụng trong khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu các văn bản thuộc thể loại khác nhau tùy từng tác phẩm cụ thể.
3. Đối tượng ứng dụng:
Đề tài có thể vận dụng trong thực tế giảng dạy của giáo viên, đổi mới kiểm tra đánh giá cho học sinh trong các bài kiểm tra thường xuyên, giữa kì, cuối kì, thi khảo sát chất lượng.
a) Giáo viên
Ứng dụng đề tài này giáo viên tiến hành giờ dạy học nhẹ nhàng, sôi nổi, dân chủ, khắc sâu được kiến thức, giáo viên phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng cảm thụ thẩm mĩ của người học. Hiệu quả giờ dạy khá cao, đạt được các mức độ nhận biêt, thông hiểu, vận dụng, cảm thụ phê bình văn học. Khắc phục được nhược điểm trong quá trình truyền đạt cho học sinh.
b) Học sinh
Học sinh được phát huy năng lực tự học, tư duy sáng tạo, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ, hoàn toàn chủ động trong bài học, khắc phục được việc diễn xuôi, diễn nôm lời thơ.
4. Một số đề xuất
- Muốn vận dụng phương pháp dạy học dự án, giáo viên phải thay đổi vị trí của mình, không còn là người cung cấp kiến thức mà chuyển sang người hướng dẫn, hỗ trợ và hợp tác. Giáo viên chấp nhận một thực tế rằng có nhiều vấn đề học sinh hiểu biết, thành thạo hơn. Từ đó người thầy phải biết tự học, đam mê học tập và học suốt dời. Giáo viên cần chuẩn bị và xây dựng bộ câu hỏi tổng quát và câu hỏi nội dung một cách kĩ lưỡng, khoa học.
- Giáo viên cần học hỏi để phát triển các kĩ năng quan trọng: hợp tác, lắng nghe, dạy học tích hợp, giải quyết vấn đề, kĩ năng sáng tạo trong dạy học, tìm hiểu học sinh và cộng đồng, kĩ năng phản biện, hiểu vấn đề sâu hơn và sáng tạo; sử dụng công nghệ; nghiên cứu các lĩnh vực lân cận.
- Giáo viên phải thường xuyên tổ chức cho học sinh phát huy năng lực hợp tác làm việc nhóm, kết hợp với làm việc cá nhân, phát huy năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ; giao dự án học tập phù hợp với nội dung bài học. Không chỉ với mục đích chiếm lĩnh tri thức văn bản tác phẩm mà còn hình thành phương pháp, cachs tư duy cho các em.
- Chúng tôi mong muốn các trong tài liệu hướng dẫn giảng dạy hay tài liệu tham khảo có những bài chuyên sâu về cách dạy học dự án nhằm phát huy năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học để giáo viên và học sinh tham khảo.
Trên đây là những tìm tòi, trăn trở của tpooi để tiến hành thực hiện đề tài. Với thời gian chưa nhiều, năng lực còn có hạn, đề tài chắc không tránh khỏi những hạn chế. Với tinh thần học hỏi, cầu thị, tôi mong các đồng nghiệp, các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học góp ý để đề tài của tôi tiếp tục được hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình phương pháp dạy đọc văn bản, PGS.TS. Nguyễn thị Hồng Nam (chủ biên). NXB ĐH Cần Thơ.
2. Bản mẫu SGK Ngữ văn 10 bộ Cánh diều, tập 2, GS Lã Nhâm Thìn, Đỗ Ngọc Thống chủ biên, NXB ĐH Huế
3. Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn, GS, TS Đỗ Ngọc Thống chủ biên.NXB Giáo dục
4. Giảng văn Văn học VIệt Nam. GS Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên, Nxb Giáo dục
5. Thi pháp hiện đại- Đỗ đức Hiểu
6. Những thế giới nghệ thuật thơ - GS Trần đình Sử chủ biên.
7. Từ điển thuật ngữ văn học. Lê Bá Hán chủ biên, Nxb Giáo dục

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_du_an_bai_tho_canh_ngay_he_cua.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Dạy học dự án bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi.pdf