Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp liên môn trong môn Ngữ Văn

Dạy học tích hợp liên môn là một trong những vấn đề được ngành giáo dục quan tâm. Trong những năm gần đây Bộ giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các cuộc thi: Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học và dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn dành cho giáo viên Trung học cơ sở. Vào đầu năm học thì Sở, Phòng đã có những văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về vấn đề dạy học tích hợp liên môn tới các trường. Tại các trường qua sinh hoạt hội đồng, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn đầu năm, các nội dung trên cũng đã được triển khai đến từng giáo viên. Bên cạnh đó, trong kế hoạch năm học của từng cá nhân, các tổ - nhóm chuyên môn và kế hoạch năm học của nhà trường, việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn đã được cụ thể hóa bằng việc đăng kí các chủ đề dạy học, lồng ghép với kì thi chọn giáo viên giỏi cấp trường, các đợt hội giảng cấp trường, cấp huyện.

Việc dạy học tích hợp liên môn trong các môn học nói chung, trong môn Ngữ Văn nói riêng là sự vận dụng những nội dung và phương pháp ở các lĩnh vực, các môn học có liên quan để nhằm tăng hiệu quả dạy học và nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà học sinh lĩnh hội được để giải quyết nội dung bài học. Dạy học tích hợp liên môn trong Ngữ Văn là hình thức liên kết những kiến thức giao thoa với môn Văn như Lịch sử, Địa lý, GDCD… giúp học sinh hiểu đúng, hiểu sâu kiến thức trong bài học. Đồng thời mở rộng vốn hiểu biết những lĩnh vực khác (Lịch sử, Địa, GDCD) liên quan tới bài học và rèn luyện kĩ năng sống, phát triển năng lực cần đạt theo yêu cầu môn học.

Trong quá trình dạy học cho thấy, việc áp dụng hình thức này có nhiều ưu điểm. Nó làm cho qúa trình học tập có ý nghĩa hơn và từ đó học sinh xác đinh rõ mục tiêu, các mối quan hệ của quá trình học cũng như giáo viên xác định được vai trò của của mình là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Các kiến thức tích hợp liên môn gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, tạo hứng thú học tập cho học sinh, học sinh ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nhàm chán .

Tuy nhiên cũng có những khó khăn vì mặc dù trong quá trình dạy giáo viên đã từng dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác xong tích hợp liên môn vẫn là một quy trình mới đối với giáo viên, học sinh. Hơn nữa chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về các nội dung liên quan đến dạy học theo tích hợp liên môn trong môn học cụ thể nên đa phần giáo viên tự mò mẫm, tự tích hợp liên môn theo chủ quan của mình nên chưa có sự thống nhất với nhau về nội dung và phương pháp tổ chức.

Từ thực tiễn trên, chúng tôi mạnh dạn thực hiện chuyên đề: “Tích hợp liên môn trong dạy học Ngữ Văn” với mục tiêu có thể thực hiện giờ học Ngữ Văn đổi mới, hợp lí, hiệu quả, thu hút hơn. Tôi xin chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết của mình về dạy học tích hợp liên môn với đồng nghiệp và mong nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết của quý đồng nghiệp để cùng nhau vận dụng vào thực tiễn dạy học, nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn THCS.

docx 5 trang Trang Lê 16/03/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp liên môn trong môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp liên môn trong môn Ngữ Văn

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp liên môn trong môn Ngữ Văn
Chuyên đề
TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN
I. Lí do chọn chuyên đề
Dạy học tích hợp liên môn là một trong những vấn đề được ngành giáo dục quan tâm. Trong những năm gần đây Bộ giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các cuộc thi: Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học và dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn dành cho giáo viên Trung học cơ sở. Vào đầu năm học thì Sở, Phòng đã có những văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về vấn đề dạy học tích hợp liên môn tới các trường. Tại các trường qua sinh hoạt hội đồng, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn đầu năm, các nội dung trên cũng đã được triển khai đến từng giáo viên. Bên cạnh đó, trong kế hoạch năm học của từng cá nhân, các tổ - nhóm chuyên môn và kế hoạch năm học của nhà trường, việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn đã được cụ thể hóa bằng việc đăng kí các chủ đề dạy học, lồng ghép với kì thi chọn giáo viên giỏi cấp trường, các đợt hội giảng cấp trường, cấp huyện. 
Việc dạy học tích hợp liên môn trong các môn học nói  chung, trong môn Ngữ Văn nói riêng  là sự vận dụng những nội dung và phương pháp ở các lĩnh vực, các môn học có liên quan để nhằm tăng hiệu quả dạy học và nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà học sinh lĩnh hội được để giải quyết nội dung bài học. 
            Dạy học tích hợp liên môn trong Ngữ Văn là hình thức liên kết những kiến thức giao thoa với môn Văn như Lịch sử, Địa lý, GDCD  giúp học sinh hiểu đúng, hiểu sâu kiến thức trong bài học. Đồng thời mở rộng vốn hiểu biết những lĩnh vực khác (Lịch sử, Địa, GDCD) liên quan tới bài học và rèn luyện kĩ năng sống, phát triển năng lực cần đạt theo yêu cầu môn học.
Trong quá trình dạy học cho thấy, việc áp dụng hình thức này có nhiều ưu điểm. Nó làm cho qúa trình học tập có ý nghĩa hơn và từ đó học sinh xác đinh rõ mục tiêu, các mối quan hệ của quá trình học cũng như giáo viên xác định được vai trò của của mình là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Các kiến thức tích hợp liên môn gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, tạo hứng thú học tập cho học sinh, học sinh ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nhàm chán .
            Tuy nhiên cũng có những khó khăn vì mặc dù trong quá trình dạy giáo viên đã từng dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác xong tích hợp liên môn vẫn là một quy trình mới đối với giáo viên, học sinh. Hơn nữa chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về các nội dung liên quan đến dạy học theo tích hợp liên môn trong môn học cụ thể nên đa phần giáo viên tự mò mẫm, tự tích hợp liên môn theo chủ quan của mình nên chưa có sự thống nhất với nhau về nội dung và phương pháp tổ chức. 
Từ thực tiễn trên, chúng tôi mạnh dạn thực hiện chuyên đề: “Tích hợp liên môn trong dạy học Ngữ Văn” với mục tiêu có thể thực hiện giờ học Ngữ Văn đổi mới, hợp lí, hiệu quả, thu hút hơn. Tôi xin chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết  của mình về dạy học tích hợp liên môn với đồng nghiệp và mong nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết của quý đồng nghiệp để cùng nhau vận dụng vào thực tiễn dạy học, nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn THCS.
II. NỘI DUNG 
1. Khái niệm về dạy học tích hợp liên môn
Dạy học những kiến thức liên quan từ hai môn trở nên theo phương pháp tích hợp gọi là dạy học tích hợp liên môn. Phân tích cụm từ này ta có: “tích hợp” là phương pháp và mục tiêu của việc dạy học hướng tới và áp dụng. Còn “liên môn” là nội dung dạy học với sự tham gia của nhiều môn học khác nhau trong bài giảng của thầy cô trên lớp. Khi dạy học tích hợp chắc chắn sẽ phải dạy kiến thức liên môn. Như vậy, hai khái niệm này có mối quan hệ với nhau. Muốn dạy liên môn có hiệu quả cần dạy theo kiểu tích hợp.
Xét sự tích hợp liên môn ở cấp độ thấp, dạy học tích hợp thể hiện bằng cách lồng ghép những kiến thức giáo dục có liên quan ở các môn học khác nhau vào quá trình dạy một môn học nào đó. Ví dụ như lồng ghép giáo dục lối sống, đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục sử dụng năng lương tiết kiệm, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và giáo dục chủ quyền quốc gia về biển, biên giới, hải đảo.
Xét sự tích hợp liên môn ở cấp độ cao hơn, người ta xử lí các kiến thức ở các môn học khác nhau trong một mối liên quan. Mục tiêu làm sao để học sinh có cái nhìn sâu sắc về một chủ đề môn học, có cái nhìn tổng quát đa chiều và vận dụng kiến thức đó tốt hơn để giải quyết vấn đề trong học tập và cuộc sống. Cách dạy học này cũng giúp học sinh giảm bớt việc học lại nhiều lần một nội dung kiến thức ở nhiều môn học khác nhau.
2. Ưu điểm của dạy học tích hợp liên môn 
- Học sinh
Nếu  như cách dạy cũ còn nhiều đơn điệu, thiên về lý thuyết nhiều hơn thực hành, dạy học rập khuôn, máy móc sẽ khiến học sinh bị hạn chế sức sáng tạo, óc tưởng tượng thì dạy học tích hợp liên môn đã khiến học sinh hứng thú hơn trong giờ dạy học, giúp các em hiểu bài học sâu sắc ở nhiều khía cạnh hơn. Thêm nữa, các em có thể vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn tốt hơn. Từ đó, học sinh sẽ trở nên năng động hơn, biết tư duy vận dụng kiến thức các môn học khác nhau vào trong cuộc sống, tăng cường tư duy tổng hợp, khả năng tự nghiên cứu, tự học tốt hơn. Học sinh học kiến thức một cách linh hoạt, vận dụng theo cách riêng của mình.
Như vậy, học theo phương pháp tích hợp liên môn sẽ giúp học sinh không phải học thuộc kiến thức một cách máy móc và khó khăn mà sẽ ghi nhớ tốt hơn trong quá trình vận dụng vào các tình huống thực tiễn trong cuộc sống. Do đó, học sinh sẽ hứng thú hơn, yêu thích tiết học hơn.
Khi nhiều môn học được tích hợp trong một chủ đề không chỉ khiến học sinh được học kiến thức sâu rộng, nhìn vấn đề ở nhiều góc độ bình diện mà còn giảm bớt thời gian, công sức học lại nhiều lần một nội dung kiến thức gây nhàm chán và quá tải cũng như khó vận dụng vào thực tiễn với kiến thức đơn lẻ.
- Giáo viên
 Trong bài giảng của mình dù là dạy môn học nào đi chăng nữa, giáo viên cũng thường phải dạy thêm những kiến thức liên quan của những môn học khác ở bên ngoài để bổ sung cho chủ đề của bài học dạy cho học sinh. Vì vậy, mỗi giáo viên không chỉ có sự am hiểu về riêng môn học mình dạy mà còn có những kiến thức liên môn khác được tích lũy trong quá trình dạy học nhiều năm của bản thân.
  Với cách dạy học tích hợp liên môn này, các giáo viên giảng dạy những môn học liên quan có thể chủ động, thuận tiện hơn khi cùng hỗ trợ, phối hợp với nhau trong dạy học.
Như vậy, dạy học tích hợp liên không chỉ giảm tải cho học sinh mà còn cho cả giáo viên. Theo đó, các bài học sẽ được dạy theo các chủ đề liên môn với kiến thức nhiều môn học liên quan. Từ đó, giáo viên sẽ được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ sư phạm giúp tạo ra đội ngũ giáo viên có kiến thức sâu rộng, không chỉ trong môn mình dạy chuyên trách mà kiến thức liên môn, kiến thức tích hợp. 
3. Dạy học tích hợp liên môn trong môn Ngữ văn
Thiết kế bài dạy Ngữ văn teo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà còn phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng bước chiếm lĩnh tri thức, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách duy nhất. Giờ học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp.
Quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệt trong toàn bộ môn học: từ đọc văn bản đến tiếng việt đến làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình, tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và trong hoạt động học của học sinh,..
III. GIẢI PHÁP
1. Giáo viên
- Giáo viên nghiên cứu, tìm hiểu nguyên tắc dạy học tích hợp, nguyên tắc đặc thù của dạy học Văn bản, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và điều kiện dạy học thực tế ở trường để  tích hợp liên môn.
Thiết kế kế hoạch bài dạy tích hợp liên môn phải đảm bảo đúng cấu trúc và nội dung đặc thù của môn học. Tăng cường bám sát vào mục tiêu gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ. Từ đó xác định vấn đề cơ bản để tích hợp liên môn phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh.
- Giáo viên lựa chọn môn học để tích hợp. Bởi vì nếu tích hợp môn học không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng chắp nối một cách “vô duyên”, rời rạc trong bài học. Do đó giáo viên phải căn cứ vào nội dung, mục tiêu bài học mà xem xét và lựa chọn kỹ lưỡng nên tích hợp với môn học nào sao cho phù hợp để học sinh  tiếp thu bài học một cách tự nhiên, không ép buộc, khiên cưỡng.
- Giáo viên lựa chọn thời điểm để tích hợp. Bởi vì các kiến thức về lịch sử, địa lí, âm nhạc, giáo dục công dân,luôn đang xen trong từng phần, từng khía cạnh của văn bản nên giáo viên cần khéo léo, linh hoạt lựa chọn thời điểm, chổ nào cần tích hợp để hợp lí, để khơi gợi sự hứng thú và chủ động trong học tập của học sinh.
Ví dụ:
+Tích hợp ở phần giới thiệu bài mới.
 Khi dạy “Đồng chí”- Ngữ văn 9 (tập 1) có thể tích hợp môn Nhạc (bài hát đồng chí) để giới thiệu bài mới.
+Tích hợp ở nội dung từng phần của bài .
Khi dạy “Những ngôi sao xa xôi”, tích hợp môn Lịch sử để khắc sâu kiến thức về cuộc chiến đang diễn ra ác liệt.
- Giáo viên lựa chọn mức độ, dung lượng kiến thức để tích hợp. Nếu tích hợp môn học nhiều quá sẽ xa vấn đề của môn học chính hoăc tích hợp sơ sài thì học sinh khó cảm nhận dược bài học. Hơn nữa nội dung văn bản có bài ngắn, có bài lại quá dài vì thế sẽ ảnh hưởng tới việc đảm bảo nội dung và thời gian của tiết học. 
- Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh...có liên quan đến nội dung ba2iho5c và nội dung tích hợp. 
2. Tổ chuyên môn
Tiến hành họp tổ chuyên môn để vạch ra các bước thực hiện chuyên đề cũng như lựa chọn nội dung, môn học, bài học trong chương trình và lên kế hoạch viết chuyên đề, soạn bài dạy minh họa theo định hướng tích hợp liên môn, ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy.
3. Lãnh đạo trường:
Quan tâm, chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tổ chuyên môn, giáo viên dạy môn thực hiện chuyên đề.
4. Học sinh
- Soạn, chuẩn bị bài mới (theo hướng dẫn của giáo viên, theo yêu cầu SGK).
- Sưu tầm, liên hệ kiến thức liên quan đến bài  học (địa lí, lịch sử,  tư tưởng giá trị đạo đức .).
IV. Kết quả:
Đối với giáo viên:
- Giáo viên không còn lúng túng khi soạn giảng tích hợp liên môn.
- Giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Vì thế giáo viên không những được giảm tải trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kĩ năng, năng lực sư phạm  trong quá trình dạy học tích hợp liên môn vào từng nội dung bài học cụ thể.
Đối với học sinh
- Phát huy được tính tích cực, chủ động (học sinh chủ động tự đọc, tự làm việc  theo SGK, theo hướng dẫn của GV) và sáng tạo của HS.
- Tạo được sự hứng thú cho học sinh khi học văn bản. Học sinh được bổ sung những kiến thức của các môn học khác một cách nhẹ nhàng giúp học sinh có thêm căn cứ, cơ sở để hiểu rõ hơn về nội dung, ý nghĩa văn bản.
V. Kiến nghị:
-Sở, Phòng cần có những văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ  thể hơn nữa về các nội dung liên quan đến dạy học theo hướng tích hợp liên môn cho từng môn học. Đồng thời mở những lớp tập huấn cho giáo viên trong việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn sao cho phù hợp với phương pháp dạy học tích cực và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương.
- Nhà trường cần đẩy mạnh hơn nữa các cuộc thi giáo án tích hợp đối với giáo viên, đặc biệt các giáo án tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn .
- Giáo viên môn Ngữ văn phải biên soạn các câu hỏi, hoạt động theo hướng tích hợp để đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học; thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức liên môn để chiếm lĩnh tri thức bài học; tổ chức dạy học theo hướng tích hợp để đồng nghiệp dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm. 
Trên đây là phần báo cáo chuyên đề của nhóm Ngữ Văn trường THCS Chánh An.  Mặc dù có nhiều cố gắng trong nghiên cứu cũng như triển khai chuyên đề nhưng không thể tránh khỏi nhữ sai sót Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ đạo, giúp đỡ của quý lãnh đạo chuyên môn và của quý đồng nghiệp để chuyên đề của của chúng tôi ngày càng hoàn thiện và có hiệu quả thiết thực hơn trong công tác giảng dạy môn ngữ văn THCS.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_lien_mon_trong_mon_ng.docx