Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy học văn nghị luận cho học sinh Lớp 7
Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói: “Cuộc đời là điểm khởi đầu và là điểm đi tới của văn chương”. Môn Ngữ văn là bộ môn khoa học dạy về ngôn ngữ và tác phẩm văn chương nhằm hình thành kĩ năng đọc, viết và hoàn thiện nhân cách nhân phẩm ở con người. Trong thời đại ngày nay, môn học Ngữ văn càng có vai trò quan trọng hơn trong nhiệm vụ giữ gìn sự sống cho ngôn ngữn tộc và phát huy nó tốt và đẹp hơn nữa trước đời sống công nghệ ngày đang thay thế dần rất nhiều thứ khác.
Không ai biết chắc chắn rằng văn chương có từ bao giờ. Các nhà mỹ học cho rằng văn chương khởi nguồn từ sau khi con người biết đến ngôn ngữ, biết dùng ngôn ngữ để biểu thị đời sống tình cảm và lao động. Nhưng trước đó có lẽ văn chương đã tồn tại dưới dạng ẩn tàng trong trí nhớ. Ngôn ngữ lúc nào cũng có sau trí nhớ. Và sáng tạo ra ngôn ngữ cũng là một nghệ thuật sử dụng biểu tượng của con người. Sau đó, văn chương được lưu giữ trong các văn bản. Cuối cùng, để thấy hết cái hay, cái đẹp của văn chương, người ta mới sáng tạo ra hình thức diễn xướng đưa văn chương đến gần với đông đảo quần chúng. Văn chương thực sự đi vào đời sống con người.
Trong chương trình THCS, Ngữ văn là môn học trang bị cho học sinh những tri thức để đánh giá các vấn đề văn học (bao gồm: tác phẩm, tác giả,..) góp phần tạo cho học sinh khả năng khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học cũng như việc đánh giá đúng đắn, khoa học các hiện tượng.
Kiểu bài nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở là một đơn vị kiến thức quan trọng góp phần đáp ứng mục tiêu môn học, đồng thời còn đáp ứng được những vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đang đặt ra. Trong đời sống tư tưởng của mình, con người thường gặp những vấn đề cần tranh luận cho rõ đúng - sai, cần phải nêu ý kiến, bộc lộ quan điểm riêng của mình, khi đó cần nghị luận.
Muốn bày tỏ chính kiến của bản thân, con người buộc phải học tốt văn nghị luận khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Mặc khác, văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản rất quan trọng trong đời sống xã hội, có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt, suy luận của học sinh, giúp các em có những quan điểm đúng đắn, tư duy sâu sắc trước đời sống. Một em học sinh có năng lực nghị luận tốt thì sẽ có khả năng biểu đạt, phán đoán chính xác sự việc, sẽ tạo ra một điều kiện thuận lợi để thành đạt trong cuộc sống.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy học văn nghị luận cho học sinh Lớp 7

bản cụ thể. Nói cách khác, các văn bản nghị luận đã tổng hợp tất cả các kiến thức mà phần tập làm văn cần cung cấp như lập luận giải thích, lập luận chứng minh, phép phân tích – tổng hợp như vậy tích hợp với phần dạy đọc hiểu văn bản phải được người dạy luôn có ý thức sáng tạo vận dụng để đạt hiệu quả tối ưu. 2.2.2.2. Giải pháp thực hiện 2.2.2.2.1. Phân biệt phép lập luận chứng minh, giải thích Chứng minh Giải thích - Dùng những lí lẽ, dẫn chứng chân thật để chứng tỏ luận điểm mới. - Dẫn chứng là chủ yếu. - Bằng cách nêu khái niệm các từ khó, kể các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra mặt lợi, mặt hại, nêu nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo. - Lí lẽ là chủ yếu. * Ví dụ: Khi sử dụng bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” làm ngữ liệu, chúng ta có thể sử dụng các câu hỏi sau : ? Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” , tác giả đã sử dụng kết hợp những phép lập luận nào ? Phép lập luận nào là chính ? Vì sao ? ? Mục đích chứng minh của văn bản này là gì ? ? Để đạt được mục đích đó, tác giả đã tổ chức lập luận theo trình tự như thế nào ? Hãy xác định bố cục của văn bản ? Hoặc giáo viên có thể ra một đề, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học, kết hợp với việc tìm hiểu cách viết văn nghị luận từ các văn bản nghị luận đã phân tích để làm bài. * Đề bài: “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Hướng dẫn học sinh thực hành tìm ý theo phương pháp chứng minh như sau: Giáo viên có thể nêu ra một số câu hỏi như sau nhằm hướng dẫn học sinh tìm đến nội dung bài: ? Xác định luận điểm chính: lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. ? Giải thích thế nào là lòng biết ơn. - Triển khai việc giải thích : Nghĩa đen: + Ăn quả là gì ? + Nhớ là gì ? + Kẻ trồng cây là gì ? + Mối quan hệ giữa quả và kẻ trồng cây. + Lời khuyên với người ăn hay người trồng ? Nghĩa bóng : + Câu tục ngữ nêu một vấn đề rất dễ nhận thức trong thực tế cuộc sống. + Nói vậy để làm gì ? + Có ý nghĩa thực tế như thế nào ? Có thể lập luận theo một số luận điểm : + Lòng biết ơn là gì ? + Tại sao khi hưởng thành quả người khác ta phải biết ơn ? - Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người. ? Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh luận điểm trên là đúng : - Lý lẽ: + Thể hiện tình cảm, thái độ trân trọng của người được giúp đỡ với người đã giúp đỡ mình. + Giúp xã hội tràn ngập tình yêu thương, vô cùng đáng sống. + Mang đến cho con người nhiều thông điệp tốt đẹp: khi chúng ta biết nói cảm ơn với người đã giúp đỡ mình, bản thân chúng ta đã tốt lên rất nhiều. + Giúp con người có những định hướng và hành động đúng đắn. + Giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác như: sống có ích, yêu thương, truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội. - Dẫn chứng: + Con cháu kính yêu và biết ơn ông bà, tổ tiên. + Các lễ hội văn hoá... + Truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên. + Tôn sùng và nhớ ơn các anh huìng liệt sĩ. + Toàn dân biết ơn Đảng và Bác Hồ. + Học trò biết ơn thầy cô giáo. + Tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên; Uống nước nhớ nguồn; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; ? Bàn luận mở rộng vấn đề nghị luận. ? Rút ra bài học về nhận thức và hành động. 2.2.2.2.2. Phân biệt phép lập luận diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp Diễn dịch là phép lập luận bằng cách nêu luận điểm chính trước, các luận điểm mở rộng được nêu tiếp theo nhằm làm sáng tỏ luận điểm chính. Có nghĩa là đi từ cái khái quát đến cái cụ thể. Học sinh phải nêu được nhận định khái quát về một vấn đề nào đó rồi làm sáng tỏ bằng những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể. Muốn làm được điều này, trước tiên giáo viên phải giúp học sinh nhận diện được phép diễn dịch trong một văn bản hoặc đoạn văn cụ thể. (Có thể lấy văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”) Đoạn văn diễn dịch (Có câu chủ đề): Đoạn diễn dịch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, có thể kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết. * Ví dụ: Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại. (Khái Hưng) Quy nạp là cách lập luận ngược lại với phép diễn dịch. Nghĩa là đi từ cái cụ thể đến cái khái quát. Cũng như trên, giáo viên cụ thể hoá kiến thức bằng một văn bản cụ thể để học sinh hiểu và hình thành kĩ năng lập luận. * Ví dụ: Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha. Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đauVới việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình. (Trần Thanh Thảo) Giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi : ? Nội dung chính của đoạn trích trên là gì ? Nội dung ấy được diễn đạt trong câu văn nào ? ? Câu văn nào có tác dụng cụ thể hoá nội dung của toàn đoạn ? Tác dụng của cách lập luận này ... Tổng - phân - hợp là phép lập luận tổng hợp của hai phép diễn dịch và quy nạp đã trình bày ở trên. Theo cách lập luận này, luận điểm trình bày phải mang tính khái quát cao và phải có quan hệ chặt che với luận điểm chính được trình bày trong phần kết. Nghĩa là luận điểm chính là luận điểm phát triển của luận điểm xuất phát. Lập luận theo cách này thì câu đầu và câu kết sẽ chứa luận điểm. (Lấy văn bản ‘‘Tinh thần yêu nước của nhân dân ta’’ làm dẫn chứng). Hoặc đoạn trích sau cũng làm sáng tỏ điều đó : “Trong hoàn cảnh “trăm dâu đổ đầ tằm” ta lại càng thấy chị Dậu thật là một người phụ nữ đảm đang , tháo vát. Một mình chị phải giải quyết mọi khó khăn đột xuất trong gia đình, phải đương đầu với những thế lực tàn bạo ... Chị có khóc lóc kêu trời , nhưng chị không nhắm mắt, khoanh tay, mà tích cực tìm cách cứu được chồng ra khỏi cơn hoạn nạn. Hình ảnh chị Dậu hiện lên vững chãi như một chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình.” * Ví dụ: Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. (Vũ Tú Nam) 2.2.3. Phương pháp hành văn, sử dụng dẫn chứng, tìm lí lẽ trong văn nghị luận 2.2.3.1. Mô tả cách thức tổ chức thực hiện giải pháp Ngôn ngữ trong văn nghị luận là ngôn ngữ của sự chân thành dẫn đến chân lí nên bao giờ cũng giản dị. Vì vậy lời văn phải trong sáng, mạch lạc, đôi khi cũng cần đanh thép hùng hồn, khi nói, viết phải có mục đích, dễ hiểu. Người viết cũng cần phải có vốn từ ngữ phong phú khi hành văn, cần có sự sáng tạo khi dùng từ ngữ để tạo một dấu ấn, một nét riêng. Bài nghị luận hay không thể không kể đến ngữ liệu. Lí luận chay, ôm đồm khái niệm sẽ làm bài văn khô cứng, tẻ nhạt. Bài văn nghị luận không thể chỉ có một dẫn chứng mà cũng không nên đưa dẫn chứng tràn lan. Việc đưa dẫn chứng phụ thuộc vào việc chúng ta xem xét vấn đề dưới những phương diện, khía cạnh nào. Thông thường, cứ đưa ra một lí lẽ, một luận điểm cần phải có ít nhất một dẫn chứng làm sáng tỏ. Lưu ý tránh: - Lấy dẫn chứng quá ít hoặc quá nhiều dẫn đến tình trạng vấn đề không được làm sáng tỏ hoặc loãng vấn đề - Lấy dẫn chứng nhưng không có phân tích, đánh giá dẫn đến dẫn chứng không có tác dụng. - Lấy dẫn chứng không cân đối - Lấy dẫn chứng chung chung, không tiêu biểu, sáo rỗng, hoặc không liên quan đến vấn đề. Văn nghị luận dùng lí lẽ để cắt nghĩa, để giảng giải giúp người đọc, người nghe hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu đầy đủ về một vấn đề. Lí lẽ nêu ra phải sắc bén, thể hiện một quan điểm, một lập trường đúng đắn, tiến bộ, phù hợp vói chân lí khách quan thì bài viết mới có tính thuyết phục. Muốn tìm lí lẽ phải biết đặt các dạng câu hỏi như sau: - “Nghĩa là gì?”. Đây là loại câu hỏi đặt ra khi cần giải nghĩa một khái niệm. - “Tại sao? Vì sao?” . Đây là câu hỏi quan trọng nhằm tìm ra lí lẽ để giải thích nguyên nhân, lí do nảy sinh sự kiện, vấn đề. Biết đặt câu hỏi để tìm lí lẽ cho bài văn nghị luận là một kĩ năng quan trọng mà giáo viên cần rèn luyện kĩ cho học sinh. Có đặt được câu hỏi mới hy vọng tìm ra lí lẽ. Trong cuộc sống, không phải lúc nào cũng chỉ biết “công nhận” mà khi đứng trước một vấn đề cần phải biết tự hỏi: “Tại sao?”. Đó là thao tác tư duy, là linh hồn của văn nghị luận. 2.2.3.2. Cách nêu dẫn chứng trong bài văn nghị luận Dẫn chứng phải hay, tiêu biểu, toàn diện, sát hợp, chính xác mới làm sáng tỏ được các khía cạnh của vấn đề. Tuy nhiên, để phát huy hết tác dụng của dẫn chứng lại cần đến khả năng sắp xếp và phân tích dẫn chứng. Dẫn chứng đưa ra không thể tuỳ tiện mà phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Có thể sắp xếp theo các trình tự sau : - Theo trình tự luận điểm - Theo trình tự sự việc - Theo trình tự thời gian - Theo trình tự không gian. (Lấy bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” làm ví dụ minh hoạ về sắp xếp dẫn chứng). Cần viện dẫn chính xác, phân tích đầy đủ, hợp lí. Nếu sắp xếp dẫn chứng tạo nên bố cục chặt chẽ, hợp lí thì việc phân tích dẫn chứng sẽ giúp quá nghị luận thêm sâu sắc, giàu tính thuyết phục. Tổ chức cho học sinh sưu tầm, trình bày tập san về các vấn đề nghị luận như: tình yêu thương, lòng biết ơn, tinh thần đoàn kết, kiên trì, nhẫn nại, nghị lực sống, ước mơ, lòng tự trọng, môi trường, Tập san dẫn chứng văn nghị luận Tập san dẫn chứng văn nghị luận Sổ tay dẫn chứng văn nghị luận Sổ tay dẫn chứng văn nghị luận Sổ tay dẫn chứng văn nghị luận Sổ tay dẫn chứng văn nghị luận Sổ tay dẫn chứng văn nghị luận 2.2.3.3. Trao đổi với tổ nhóm chuyên môn về việc áp dụng giải pháp Giáo viên trình bày ý tưởng với tổ KHXH góp ý hỗ trợ. Tóm lại, đối với học sinh THCS, khả năng suy luận chưa sâu, vì vậy việc cung cấp các phương pháp, kĩ năng làm bài văn nghị luận không phải dễ dàng. Do đó, đối với giáo viên đứng lớp phải sáng tạo trong cách dạy, phải bằng mọi phương pháp hình thành trong nhận thức của các em, giúp cho các em sau khi học xong phần văn nghị luận có sự hình dung văn nghị luận khác với các loại văn khác mà các em đã học. Yêu cầu đối với các em là phải đọc sách nhiều hơn, am hiểu xã hội nhiều hơn, tập kĩ năng tranh luận, suy luận một vấn đề, biết nhận thức vấn đề đó đúng hay sai; đúng sai như thế nào để hình thành cho các em một tư tưởng đúng đắn, có lập trường vững vàng. Vậy học văn nghị luận ngoài việc các em biết cách làm một bài văn nghị luận cũng là một quá trình giáo dục về nhân cách cho các em, giúp các em thấy yêu văn thơ hơn. PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận 1. Thời gian áp dụng Đã nghiên cứu thử nghiệm trong năm học 2020-2021, tiếp tục thực hiện trong năm học 2021-2022 và các năm học tiếp theo. 2. Tính hiệu quả của giải pháp Qua thực tế giảng dạy, sau khi áp dụng giải pháp này, tôi đã thu nhận được những thành công bước đầu . Kết quả sau khi học văn nghị luận các em học sinh khối 7 đã xác lập được tư tưởng, quan điểm của bài văn. * Kết quả điều tra cơ bản trước khi áp dụng đề tài như sau: - Kiểm tra chất lượng bài viết 15 phút lần 1 : 55% học sinh đạt TB trở lên - Kiểm tra chất lượng bài viết 15 phút lần 2: 70% học sinh đạt TB trở lên - Chất lượng không đồng đều giữa học sinh nam và học sinh nữ: số bài kiểm tra điểm cao nhiều hơn ở học sinh nữ. * Kết quả bài viết giữa học kì II sau khi áp dụng đề tài: + Không có học sinh dưới điểm trung bình (100% trên TB). + Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi tương đối cao từ 75% trở lên. Kinh nghiệm như vậy theo tôi vẫn còn ít ỏi và chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong sự góp ý chân thành của thầy cô, đồng nghiệp, hội đồng khoa học của nhà trường để bản thân có thêm phương pháp dạy tốt hơn, góp phần nâng cao tay nghề và làm tốt nhiệm vụ người giáo viên. II. Đề xuất, khuyến nghị Để tiến tới nâng cao chất lượng trong văn nghị luận nói riêng và các mảng văn học khác của bộ môn nói chung, cần: * Đối với nhà trường: - Tăng cường dự giờ thăm lớp từ đó rút kinh nghiệm tiết dạy, đưa ra giải pháp khắc phục những hạn chế. - Tăng cường thực hiện chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn sâu với nội dung trao đổi bài khó, hướng dẫn học sinh yêu kém,... không những với môn Ngữ văn mà cả các môn học khác. - Tổ chức thảo luận các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học cho tất cả các giáo viên trong từng đợt, từng năm để ngày một nâng cao chất lượng dạy học. * Đối với Phòng Giáo dục: - Bồi dưỡng và nâng cao năng lực, phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giáo viên để đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay. - Xây dựng hệ thống giáo án, ngân hàng đề kiểm tra, tổ chức chuyên đề các bộ môn về các nội dung nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trên đây chỉ là cơ sở lí luận chủ quan rút ra từ quá trình giảng dạy và tham khảo tài liệu của riêng bản thân tôi mặc dù kết quả chưa cao nhưng đó cũng là sự cố gắng của thầy và trò chúng tôi. Vì thời gian nghiên cứu không nhiều nên không thể không tránh những thiếu sót vì vậy rất mong quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp, Hội đồng khoa học các cấp xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm góp ý, bổ sung thêm để SKKN của bản thân tôi được hoàn chỉnh hơn. Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2022 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. PHẦN D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo viên Ngữ văn 7 tập II, sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập II 2. Sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 tập II, NXB Hà Nội, Nguyễn Văn Đường (Chủ biên) 3. Sổ tay kiến thức Ngữ văn THCS, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Nguyễn Thanh Lâm - Nguyễn Tú Phương (Chủ biên) 4. Sách phương pháp làm văn nghị luận chứng minh – giải thích, NXB Đà Nẵng, Hoàng Đức Huy (Biên soạn) 5. Sách phát triển kĩ năng làm bài văn chọn lọc (biểu cảm - nghị luận) lớp 7, NXB Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Nguyễn Phước Lợi (Chủ biên) 6. Đọc thêm, sưu tầm tài liệu trên báo đài, Internet, fanpage Giáo viên Ngữ văn THCS.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_tiet_day_h.docx