Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học Phổ thông qua văn nghị luận xã hội

Giáo dục kĩ năng sống là một nội dung giáo dục cần được quan tâm đặc biệt, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Giáo dục kĩ năng sống sẽ trang bị cho học sinh những tri thức, hành vi cần thiết trong cuộc sống, đồng thời cũng định hướng cho các em rèn luyện hành vi và thói quen ứng xử tốt. Việc rèn luyện kĩ năng sống là yếu tố đầu tiên đảm bảo cho các em có một nhân cách toàn diện.

Sứ mệnh thiêng liêng của người giáo viên là ngoài việc dạy chữ còn góp phần giúp học sinh hoàn thiện bản thân, trở thành người có ích cho xã hội. Hiện nay, với sự bùng nổ thông tin, các em tiếp cận với nhiều tác động và nhất là khi ra trường, các em phải một mình quyết định nên khó phân biệt đúng - sai, tốt - xấu… Những lúc như thế, các em sẽ cần đến kĩ năng sống nhiều hơn. Vì vậy, ngay từ khi còn là học sinh, các em cần phải được dẫn dắt, định hướng, trang bị những kĩ năng sống cần thiết nhất giúp các em có thể sống một cách tích cực, đáp ứng được những nhu cầu và thách thức của đời sống xã hội. Để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh, với cương vị là một giáo viên lại thường xuyên làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi rất băn khoăn, trăn trở cùng đồng nghiệp tìm nhiều giải pháp để nâng cao giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn, tôi nhận thấy phân môn làm văn có kiểu bài nghị luận xã hội có thể góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông qua văn nghị luận xã hội” làm đề tài nghiên cứu cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.

doc 27 trang Trang Lê 02/04/2025 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học Phổ thông qua văn nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học Phổ thông qua văn nghị luận xã hội

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học Phổ thông qua văn nghị luận xã hội
ng điều đáng sợ không kém vô tình làm bạn tổn thương”. Bằng những trải nghiệm trong giao tiếp, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề 7: “Nghe nhiều thêm khôn ngoan, nói nhiều thêm hối hận, im lặng là nghệ thuật lớn lao của cuộc đàm thoại” (Khuyết danh). Ý kiến của em? 
2. Nhóm đề giáo dục kĩ năng tự nhận thức, tự xác định giá trị
Đề 1: Ông cha ta có câu: “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Em hãy viết một bài văn nói lên suy nghĩ của mình?
Đề 2: Sophia Loren từng cho rằng: “Tôi được ban cho sự nhận thức về định mệnh của chính mình. Tôi chưa bao giờ tự hạ thấp bản thân. Tôi chưa bao giờ đánh giá mình theo tiêu chuẩn của người khác. Tôi luôn trông đợi nhiều ở chính mình, và nếu tôi bại, tôi thất bại chính mình”. Suy nghĩ của em?
Đề 3: Hiện nay học sinh luôn có nhu cầu được thể hiện bản thân mình. Em có suy nghĩ gì về vấn đề trên. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày những suy nghĩ ấy?
Đề 4: Viết một bài văn ngắn trả lời cho câu hỏi sau: “Điều em cần ở cuộc sống là gì? Không quá đáng khi nói rằng nhận thức đúng về bản thân là sự chuẩn bị khả dĩ và tốt nhất cho sự thành công trong cuộc sống” .(TS Joyce Brothers)
Đề 5: “Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình. Đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của chính mình”. Anh (chị) hiểu và suy nghĩ gì về ý kiến trên?
Đề 6: Theo em điều đáng qu‎‎ý nhất của con người là gì? Hãy trình bày suy nghĩ trong một bài văn ngắn?
3. Nhóm đề giáo dục kĩ năng ra quyết định và kĩ năng kiên định.
Đề 1: 	“Dù ai nói ngả nói nghiêng
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”.
Câu ca dao trên muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì? 
Đề 2: Viết một bài văn ngắn với chủ đề: Không được đánh mất niềm tin vào bản thân.
Đề 3: Em hãy viết một bài văn ngắn với chủ đề sau: Những con người không chịu thua số phận.
Đề 4: Không biết đã bao nhiêu lần con người buông tay từ bỏ khi mà chỉ một chút nỗ lực, một chút kiên trì nữa thôi là anh ta sẽ đạt được thành công.(Elbert Hubbard). Suy nghĩ của em về ý ‎kiến trên?
Đề 5: Trong cái rủi có cái may. Thất bại là mẹ thành công. Hãy kiên định rồi thành công sẽ đến với bạn!
4. Nhóm đề giáo dục kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng, kĩ năng giải quyết vấn đề.
Đề 1: Đôi khi, trong cuộc sống, có những thời điểm mà tất cả mọi thứ đều dường như chống lại bạn, đến nỗi bạn có cảm tưởng mình không thể chịu đựng thêm một phút nào nữa. Nhưng hãy cố đừng buông xuôi và bỏ cuộc, vì sớm muộn gì mọi thứ rồi cũng sẽ thay đổi. (Harriet Beecher Stowe). Em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Đề 2: Suy nghĩ của em về ý kiến sau: “Bạn chớ nên bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó để cho đi. Không có gì là hoàn toàn bế tắc, sự việc chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi không cố gắng nữa”.
Đề 3: “Bạn cần sức mạnh, nghị lực nên cuộc sống đã đặt ra những khó khăn nghịch cảnh để bạn vượt qua và trở nên mạnh mẽ hơn”. Suy nghĩ của em về ý kiên trên?
Đề 4: Có ý kiến cho rằng: “Đôi khi sự đấu tranh luôn cần phải có trong cuộc sống. Nếu cuộc sống trôi qua thật suôn sẻ, chúng ta sẽ không hiểu được cuộc sống, không có được bản lĩnh, nghị lực như chúng ta cần phải có, cuộc sống thật công bằng, không phải vô cớ mà mọi điều xảy đến với ta”. Bằng hiểu biết của mình, em hãy chứng minh?
Đề 5: Anh(chị) hãy viết một bài văn ngắn bàn về quan điểm sau: “Niềm tin là một sức mạnh có thể biến điều không thể thành điều có thể. Cuộc sống không bao giờ là bế tắc thực sự hay có khái niệm mất tất cả một khi bạn còn có niềm tin”.
5. Nhóm đề giáo dục kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng quản lí thời gian. 
Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về ‎ ý kiến sau: “Kẻ tầm thường chỉ lo tìm cách giết thời gian, còn người có tài thì tìm mọi cách tận dụng thời gian”.
Đề 2: Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại không phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết mà chính là ở ý chí. Suy nghĩ của em?
Đề 3: Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau: “Đừng bao giờ để đến ngày mai những việc bạn có thể làm ngày hôm nay”.
Đề 4: “Người nào dám lãng phí một giờ đồng hồ hãy còn chưa phát hiện ra giá trị của cuộc sống”. Ý kiến của anh(chị)?
Đề 5: Jim Rhon cho rằng: “Học tập là khởi đầu của giàu có. Học tập là khởi đầu của sức khỏe. Học tập là khởi đầu của tâm linh. Tìm kiếm và học hỏi là nơi điều kỳ diệu bắt nguồn” . Quan điểm của anh(chị)?
Đề 6: “Luôn luôn hướng tới mục đích thì người chậm chạp nhất cũng tiến nhanh hơn kẻ nào cứ lang thang không mục đích”. Em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình?
6. Nhóm đề giáo dục kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng hợp tác.
Đề 1: Tục ngữ có câu: “Một cây làm chẳng nên non
	 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về câu tục ngữ đó?
Đề 2: “Khi đơn độc chúng ta làm rất ít, cùng nhau chúng ta có thể tạo ra nhiều thứ.” (Helen Keller). 
Suy nghĩ của em về ý kiến trên?
Đề 3: Michael Jordan cho rằng: “Người tài giỏi sẽ chiến thắng trò chơi, nhưng tinh thần đồng đội và trí óc giành chức vô địch” . ‎Ý kiến của em? 
 	Đề 4: Em hãy viết một bài văn ngắn, trình bày ý kiến của mình về châm ngôn sau: “Nếu tất cả mọi người cùng nhau tiến về phía trước, thì thành công sẽ tự nó đến”.(Henry Ford)
Đề 5: Suy nghĩ của anh(chị) về ý kiến sau: “Sức mạnh của nhóm là từng thành viên. Sức mạnh của mỗi thành viên chính là nhóm.” (Phil Jackson)
7. Nhóm đề giáo dục kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn. 
Đề 1: Có tình huống: Bạn A cho bạn B mượn điện thoại. Sau một thời gian không thấy bạn A trả, bạn A tìm bạn B để đòi nhưng bạn B bảo là đã làm mất rồi. Bạn A gọi điện cho mẹ bạn B nói chuyện với mong muốn được trả điện thoại. Mẹ bạn B hứa sẽ gặp để nói chuyện. Chờ lâu không thấy bạn B trả điện thoại, mẹ bạn B vì bận công việc nên chưa gặp bạn A để nói chuyện được. Vì sợ để lâu bố mẹ biết nên bạn A đã nhờ bạn bè đến để tìm gặp bạn B để đòi điện thoại và xô xát đã xảy ra. Vì bị đánh nên bạn B cũng gọi người đến và đuổi đánh đám bạn của bạn A. 
Theo em trong tình huống trên, bạn nào đúng, bạn nào sai? Em hãy tự đặt mình vào vị trí của một trong hai bạn đó và đưa ra cách giải quyết?
Đề 2: Em hãy nói lên suy nghĩ của mình về điều răn sau:
	“Nhịn điều vinh nhục tấm thân yên
 Nhịn sự hơn thua tránh luỵ phiền”
(Trích “Những điều răn của Phật”).
Đề 3: Tục ngữ có câu:
 “Một điều nhịn, chín điều lành”. 
Suy nghĩ của em?
Đề 4: Theo em vì sao trong cuộc sống chúng ta cần phải biết tha thứ? 
Đề 5: Hai bạn nữ ở hai lớp khác nhau, cùng gửi xe ở trong trường. Hai bạn thường xuyên mất mũ bảo hiểm, bị tháo nắp xăng, giật buri dẫn đến nghi ngờ lẫn nhau. Cứ thế mâu thuẫn âm thầm ngày một tăng, rồi hai bạn lên Facebook chửi nhau, thách thức nhau. Đỉnh điểm mâu thuẫn là hai bên đã đánh nhau. Lúc đầu là đánh nhau giữa hai người và sau đó là giữa hai nhóm người, rồi gia đình của hai bạn cũng mâu thuẫn. Hiểu nhầm giữa hai bạn chỉ được giải quyết khi giáo viên chủ nhiệm triệu tập hai bạn đến làm việc.
Nếu em là một trong hai bạn nữ trên, em sẽ giải quyết mâu thuẫn của mình như thế nào?
PHỤ LỤC II
 ĐỀ MINH HỌA CHO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA SÁNG KIẾN
Ví dụ để rèn luyện cho các em kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội và kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, tôi cho các em thực hành một số đề sau:
Đề 1: Stephen Hawking, nhà vật lý thiên tài người Anh từng phát biểu: “Thành tựu lớn nhất của loài người đạt được nhờ sự giao tiếp, và thất bại lớn nhất của loài người là do không giao tiếp.”
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về phát biểu trên.
Đề 2: Biết lắng nghe – điều kì diệu của cuộc sống. Suy nghĩ của anh(chị) về vấn đề trên ? 
A. MỤC TIÊU
1. Về kĩ năng làm văn nghị luận và kĩ năng sống.
a. Kĩ năng làm văn nghị luận xã hội
Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích đề, kĩ năng lập dàn ý, kĩ năng viết bài văn hoàn chỉnh, dùng từ, đặt câu, diễn đạt, giải quyết vấn đề kĩ năng làm việc cá nhân
b. Về kĩ năng sống
Giáo dục cho học sinh kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn.
2. Về thái độ 
- Hình thành ở học sinh tình yêu đối với phân môn làm văn
- Có lòng đam mê văn học và có hứng thú đối với các đề nghị luận xã hội.
B. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Đề 1:
1. Tìm hiểu đề:
- Xác định nội dung cần nghị luận: Vai trò của giao tiếp đối với cuộc sống của con người.
- Thao tác lập luận : giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận,...
- Phạm vi dẫn chứng : Thực tế đời sống.
2. Lập dàn ý
a. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu nội dung nghị luận( trích dẫn nguyên văn ý‎ kiến).
b. Thân bài: 
* Giải thích ý nghĩa câu nói
- Giao tiếp là một hoạt động của con người nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm thông qua ngôn ngữ, ký hiệu, cử chỉ điệu bộ
- Câu nói vừa là lời khuyên vừa là sự đề cao vai trò to lớn của giao tiếp đối với thành quả của con người trong học tập, công việc và đời sống.
* Bình luận vấn đề
- Bàn luận:
+ Giao tiếp hiểu theo nghĩa rộng là hoạt động con người dùng ngôn ngữ, những kí hiệu, cử chỉ điệu bộ để trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm giữa con người với con người, con người với vạn vật tự nhiên.
+ Giao tiếp vừa là nhu cầu vừa là năng lực của con người. Hoạt động giao tiếp diễn ra thường xuyên trong đời sống sinh hoạt của con người.
+ Thông qua hoạt động giao tiếp, con người bày tỏ được tình cảm, học hỏi, tiếp thu được những tri thức bổ ích.
+ Vì vậy, nhờ giao tiếp con người kết nối được mối quan hệ, tình cảm với mọi người, nâng cao kiến thức, sự hiểu biết giúp con người thành công.
+ Câu nói là sự đúc kết từ cuộc đời của Stephen Hawking, (nhà vật lí giao tiếp với mọi người nhờ thiết bị hỗ trợ trên xe lăn) có ý nghĩa sâu sắc, đúng đắn
 - Mở rộng vấn đề
+ Giao tiếp là hoạt động có tính mục đích. Vì vậy,trong giao tiếp, đòi hỏi con người phải có những kiến thức, kĩ năng để hoạt động giao tiếp đạt được hiệu quả cao nhất.
+ Cuộc sống, khoa học ngày càng phát triển, mở ra nhiều cơ hội để con người kết nối, giao tiếp mọi người. chúng ta cần tận dụng, nắm bắt những cơ hội đó.
+ Đồng cảm, chia sẻ với những người thiểu năng giao tiếp, phê phán những kẻ sống khép mình, ngại giao tiếp, bế quan, bảo thủ.
* Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức : Học sinh phải nhận thấy đây là lời khuyên đúng đắn, giúp mọi người thấy được vai trò to lớn và ý nghĩa sâu sắc của hoạt động giao tiếp.
- Hành động : Trước hết phải thường xuyên nâng cao sự hiểu biết, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, nhất là giao tiếp bằng ngôn ngữ. Chủ động giao tiếp với mọi người như là cách tạo ra cơ hội để thành công trong cuộc sống.
* Lưu ý khi nói về bài học nhận thức và hành động, giáo viên sẽ lồng ghép vào để giáo dục kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng tự xác định giá trị bản thân.
Kết bài : Khái quát lại vấn đề nghị luận.
3. Viết bài văn hoàn chỉnh dựa trên dàn ý đã lập
 Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng lí lẽ và lập luận để triển khai các ý trong dàn ý thành bài văn hoàn chỉnh, logic và mạch lạc.
Đề 2: 
1. Tìm hiểu đề : 
- Nội dung nghị luận : Biết lắng nghe - một kĩ năng quan trọng trong giao tiếp để tiếp nhận, học hỏi nhằm làm cho bản thân ngày càng hoàn thiện.
- Thao tác lập luận : giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận,...
- Phạm vi dẫn chứng : Thực tế đời sống.
2. Lập dàn ý :
a. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận (trích dẫn nguyên văn ý‎ kiến).
b. Thân bài: 
* Giải thích: 
 + “Nghe” là sự tiếp nhận âm thanh bằng tai (thính giác).
+ “Biết lắng nghe” là không chỉ nghe bằng tai mà còn nghe bằng cả khối óc và trái tim.
+“Biết lắng nghe – điều kì diệu của cuộc sống ” là một trong những cách tiếp nhận, học hỏi của con người nhằm làm cho bản thân ngày càng hoàn thiện.
+“ Biết lắng nghe” tùy thuộc vào ý thức chủ quan của mỗi người. Đó là đức tính, là năng lực cần phải học hỏi, là yếu tố thúc đẩy để con người tự hoàn thiện nhân cách và trưởng thành hơn do đó, “Biết lắng nghe” là điều kì diệu của cuộc sống.
* Bình luận mở rộng vấn đề
- Bàn luận :
+ “Biết lắng nghe” phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm sống, vốn văn hóa, tầm nhìn, sự nhạy cảm, độ tinh tường, tinh thần cầu thị, quan niệm sống của con người,
+ “Biết lắng nghe” là điều kì diệu của cuộc sống: nghe để hiểu, để hành động, để hướng tới giá trị chân, thiện, mĩ. Chẳng hạn, biết nghe tiếng vọng về từ quá khứ, nghe những gì đang diễn ra ở hiện tại, nghe được cả tương lai, nghe được lời của thiên nhiên, đất trời, lời của cỏ cây, hoa lá, chim muông, nghe để phân biệt phải trái, hay dở, tốt xấu, nghe được cả tiếng trái tim mình
*Mở rộng vấn đề :
+ Không biết lắng nghe thì cuộc sống thật vô nghĩa, tẻ nhạt, .
+ Phê phán những người không biết lắng nghe, thích thể hiện
* Bài học nhận thức và hành động:
+ “Biết lắng nghe” có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, vì vậy, mỗi người cần phải có ý thức rèn luyện năng lực “lắng nghe”.
+ Biết lắng nghe một cách chân thành, cầu thị để có thể chia sẻ, đồng cảm với người khác và làm cho cuộc sống của mình ngày càng có ý nghĩa	
- Chống tư tưởng chủ quan, bảo thủ, lối sống ích kỉ. 
* Lưu ý khi nói về bài học nhận thức và hành động, giáo viên sẽ lồng ghép vào để giáo dục kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng tự xác định giá trị bản thân.
c. Kết bài : Khái quát lại vấn đề nghị luận.
3. Viết bài văn hoàn chỉnh dựa trên dàn ý đã lập
 Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng lí lẽ và lập luận để triển khai các ý trong dàn ý thành bài văn hoàn chỉnh, logic và mạch lạc.
C. CHẤM BÀI VÀ TRẢ BÀI CHO HỌC SINH
- Chấm bài : Giáo viên thu bài về chấm, sửa lỗi trong bài làm của học sinh.
- Trả bài : Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh, đọc một số bài làm tốt, củng cố lại những kĩ năng cần giáo dục cho các em. 
MỤC LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu
1
1.4
Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
1
1.5
Phương pháp nghiên cứu
1
1.6
Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
1
2
NỘI DUNG
2
2.1
Cơ sở lí luận của vấn đề
2
2.2
Thực trạng của vấn đề
4
2.3
Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
6
2.4
Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của đề tài
14
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
15
3.1
Kết luận
15
3.2
Kiến nghị
15




TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Danh ngôn phương Tây tinh tuyển, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004.
[2] Danh ngôn phương Đông tinh tuyển, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005.
[3] Giáo dục kĩ năng sống trong môn ngữ văn ở trường Trung học phổ thông, NXB giáo dục Việt Nam, năm 2010
[4] Dạy và học văn nghị luận xã hội, NXB Giáo Dục, năm 2010.
[5] Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo Dục, năm 2008.
[6] Những vòng tay âu yếm, NXB Trẻ, năm 2003.
[7] Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, năm 2002.
[8] Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 1- NXB Giáo Dục, năm 2008.
[9] Sách Giáo Khoa làm văn 10, NXB Giáo Dục, năm 2000.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_tru.doc