Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh tự tin trình bày trước lớp kể về một trải nghiệm của bản thân tại Trường THCS Lương Thế Vinh

Đối với môn Ngữ văn lớp 6 mới, mỗi bài học trong chương trình được thiết kế đủ 4 kĩ năng: Đọc, viết, nói và nghe. Mục đích của chương trình là không chỉ phát triển năng lực văn học cho học sinh mà còn phát triển năng lực ngôn ngữ và nhiều phẩm chất khác nữa, trong đó có sự tự tin. Đây là điểm khác biệt căn bản trong cách xây dựng chương trình Ngữ văn hiện hành so với chương trình trước đây. Vì các tiết học hiện nay được tổ chức dưới sự dẫn dắt của giáo viên, còn học sinh đóng vai trò là chủ động tiếp nhận bài học thông qua các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Trong các phương pháp đó, không thể không kể đến các hoạt động nhóm, trạm học tập, thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ...yêu cầu học sinh phải tự bộc lộ ý kiến, quan điểm hay tự báo cáo các nội dung của bài học.

Do đó các em cần có phong cách thuyết trình tự tin, thoải mái trước lớp. Nói đến 4 kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, sự tự tin thể hiện qua hoạt động nói và nghe rõ rệt nhất. Chương trình Ngữ văn 6 có 10 bài học trong 1 năm. Tương ứng với số bài đó là có ít nhất 10 tiết nói và nghe. Trong tiết học này, học sinh nói là chủ yếu. Vậy, nếu các em không đủ tự tin để trình bày trước lớp thì coi như giờ học chưa thành công. Qua các tiết nói và nghe thực hiện từ đầu Học kì I ở lớp 6 trường THCS, tôi nhận thấy các em còn rụt rè, e ngại khi nói trước lớp vì vậy mà giờ học trở nên tẻ nhạt, học sinh chưa hào hứng học bài. Như vậy, giờ học chưa thể đảm bảo mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu một số giải pháp để giúp học sinh tự tin trình bày bài nói trước lớp qua các tiết luyện nói. Và trong sáng kiến kinh nghiệm này, xin trình bày các giải pháp cụ thể qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Giúp học sinh tự tin trình bày trước lớp kể về một trải nghiệm của bản thân”

doc 23 trang Trang Lê 06/04/2025 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh tự tin trình bày trước lớp kể về một trải nghiệm của bản thân tại Trường THCS Lương Thế Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh tự tin trình bày trước lớp kể về một trải nghiệm của bản thân tại Trường THCS Lương Thế Vinh

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh tự tin trình bày trước lớp kể về một trải nghiệm của bản thân tại Trường THCS Lương Thế Vinh
ợng
Tỉ lệ%
Số lượng
Tỉ lệ%
Số lượng
Tỉ lệ%
Số lượng
Tỉ lệ%
Số lượng
Tỉ lệ%
6C/36
8
22,2
14
38,9
8
22,2
4
11,1
2
5,6
6F/44
13
29,5
20
45,5
6
13,6
4
9,1
1
2,3

Không chỉ vậy, chất lượng giờ nói và nghe được cải thiện rõ rệt qua từng bài, từng chủ đề, học sinh tích cực học bài, tích cực trao đổi và thảo luận. Một số em có tiến bộ vượt bậc đã được tuyên dương trước lớp. Đó cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng môn Ngữ văn trong học kì vừa qua.
III. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN 
Sáng kiến là kết quả của quá trình tìm tòi và thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học môn Ngữ văn lớp 6 theo chương trình và sách giáo khoa mới. Nhờ áp dụng sáng kiến mà kĩ năng nói của học sinh có nhiều tiến bộ về khả năng trình bày bài nói trước tập thể lớp và về mức độ của sự tự tin.
Sáng kiến có thể áp dụng cho các bài dạy khác nhau, thực hiện ở nhiều khối khác nhau, ở các môn học khác nhau. Nó có hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sáng kiến góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn giáo dục cần đổi mới để bắt nhịp với sự phát triển của xã hội. Đối với trường THCS và các em học sinh lớp 6 tại lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy, Sáng kiến kinh nghiệm này giúp các em học sinh thêm yêu môn văn hơn, được hình thành và phát triển những năng lực, phẩm chất tốt đẹp để dễ dàng thích ứng với cuộc sống hiện tại và tương lai. Đặc biệt là khi thực hiện các giải pháp rèn luyện sự tự tin cho học sinh, giáo viên có thể phát hiện ra những học sinh có năng khiếu, có tố chất về năng lực nói để khích lệ, động viên các em nuôi dưỡng ước mơ sau này lớn lên có thể trở thành MC, thành nhà báo, người dẫn chương trình chuyên nghiệp ... Đó cũng chính là góp phần định hướng tương lai cho học sinh sau này.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với giáo viên 
Muốn vận dụng các giải pháp trên thực sự có hiệu quả trong quá trình giảng dạy, người giáo viên cần:
- Nghiên cứu kỹ đối tượng học sinh, tình hình giáo dục tại nhà trường, và bản thân học sinh lớp giảng dạy.
- Giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng nội dung bài dạy, dự kiến các hoạt động thực hiện trong bài, giao nhiệm vụ cho học sinh một cách khoa học, hiệu quả.
- Tích cực học hỏi và đầu tư thời gian, công sức cho công tác chuyên môn để có chất lượng giảng dạy tốt hơn.
2.2. Đối với các cấp ngành giáo dục
Nên thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề có chất lượng về đổi mới phương pháp giảng dạy để giáo viên có cơ hội học hỏi và nâng cao năng lực chuyên môn.
Trong khuôn khổ đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin được trình bày một số kinh nghiệm của cá nhân qua thực tế giảng dạy. Vì vậy không tránh khỏi những hạn chế nhất định.
Kính mong Hội đồng khoa học cấp trên xem xét, đánh giá để đề tài được hoàn thiện hơn, chất lượng hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Đan Phượng, ngày 22 tháng 02 năm 2023
C. MINH CHỨNG
GIÁO ÁN MINH HOẠ
Ngày soạn:
Ngày dạy:
NÓI VÀ NGHE 
KỂ VỀ MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức
a) Đọc - hiểu
- Nắm được yêu cầu và các bước kể lại một trải nghiệm của bản thân.
- Trình bày trước mọi người về một trải nghiệm của bản thân.
- Hiểu và đánh giá được nội dung trình bày của người khác.
b) Viết
Viết được bài văn kể về một trải nghiệm của bản thân.
c) Nói và nghe
- Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè
- Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2. Về năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, nắm được yêu cầu và các bước kể lại một trải nghiệm của bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để nắm được yêu cầu và các bước kể lại một trải nghiệm của bản thân.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Năng lực đặc thù: Viết và nói được bài văn kể về một trải nghiệm của bản thân.
3.Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm chỉ và tự tin
- Trách nhiệm: Biết lắng nghe những chia sẻ của người khác.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chứchoạt động:	
* Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS xem một số nhân vật có khả năng diễn thuyết, hùng biện nổi tiếng.
Em biết gì về những nhân vật này? Điểm chung của các nhân vật này?
* Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi.
* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả (cá nhân).
* Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài 
Để trở thành những nhà diễn thuyết, hùng biện nổi tiếng họ đã phải trải qua một quá trình rèn luyện nói. Các em muốn trở thành một người nói giỏi em hãy bắt đầu học thuyết trình ngay hôm nay.
2. Hoạt động 2: Khám phá
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
a) Mục tiêu: HS hiểu để nói tốt thì bước chuẩn bị và luyện tập trước khi nói.
b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chức hoạt động:
1. Chuẩn bị và luyện tập trước khi nói.

Chuyển giao nhiệm vụ
Phiếu học tập số 1: Yêu cầu và nội dung của phần chuẩn bị tập luyện trước khi nói.
Phần
Yêu cầu
Nội dung thể hiện
Chuẩn bị nội dung
Xác định đề tài

Mục đích nói

Người nghe


Thời gian


Không gian nói

Tập luyện trước khi nói
Tập luyện bằng những cách nào?



Dự kiến sp:
Phần
Yêu cầu
Nội dung thể hiện

Chuẩn bị nội dung
Xác định đề tài
Chia sẻ với mọi người về một trải nghiệm của bản thân
Mục đích nói
Rèn luyện khả năng diễn đạt khả năng nói trước đám đông.
Người nghe

Thầy /cô giáo và các bạn cùng lớp.
Thời gian

Vào tiết học Ngữ văn (phần trình bày 7-10p)
Không gian nói
Nói trên lớp
Tập luyện trước khi nói
Tập luyện bằng những cách nào?
- Tự tập trình bày trước gương
- Tập trình bày trước một nhóm bạn, người thân để họ nhạn xét, góp ý hoàn thiện bài nói hơn.


a) Mục tiêu: HS hiểu được những yêu cầu trình bày bài nói
b) Nội dung hoạt động: Thực hiện phiếu học tập
c) Sản phẩm học tập: Phiếu học tập
d) Tổ chứchoạt động:
* Giao nhiệm vụ học tập:
Phiếu học tập số 2: Những yêu cầu khi trình bày nói
Yêu cầu
Cách thức/ nội dung thể hiện
Mở đầu bài nói

Thái độ

Nội dung trình bày

Giọng nói và tốc độ

Cử chỉ và điệu bộ

Kết thúc bài nói


2, Trình bày bài nói
Dự kiến sp:
Yêu cầu
Cách thức/ nội dung thể hiện
Mở đầu bài nói
Chào mọi người và giới thiệu chủ đề của bài nói
Thái độ
Tự tị và thoải mái
Nội dung trình bày
Bám sát mục đích chia sẻ trải nghiệm để thống nhất trong cách dùng từ ngữu xưng hô
Tập trung vào diễn biến câu chuyện
Giọng nói và tốc độ
Âm lượng: to hay nhỏ
Tốc độ: nhanh hay chậm.
Cử chỉ và điệu bộ
Ánh mắt: luôn có sự kết nới với người nghe
Gương mặt vui, buồn, tươi cười, ngạc nhiên, hài hướcphù hợp với nội dung câu chuyện.
Không cử động nhiều nhưng cũng không bất động.
Dáng người đứng thẳng, không nghiêng hay lom khom.
Kết thúc bài nói
Cúi chào và cảm ơn mọi người đã lắng nghe.
* Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành phiếu học tập
* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả 
* Đánh giá nhận xét, chốt kiến thức

a) Mục tiêu: HS hiểu được những yêu cầu trao đổi thảo luận sau khi nói.
b) Nội dung hoạt động: Thực hiện phiếu học tập
c) Sản phẩm học tập: Phiếu học tập
d) Tổ chức hoạt động:
* Giao nhiệm vụ học tập:
Phiếu học tập số 3: Những yêu cầu sau khi nói
Đối tượng
Tiêu chí
Yêu cầu cụ thể
Người nói
Thái độ

Hành động

Người nghe
Thái độ


Hành động


3. Trao đổi thảo luận sau khi nói
Dự kiến sp:
Đối tượng
Tiêu chí
Yêu cầu cụ thể
Người nói
Thái độ
Có tinh thần cầu thị, chú ý lắng nghe phản hồi từ người nghe
Hành động
+ Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng.
+ Giải thích thêm về những sự việc, chi tiết mà người nghe còn chưa rõ.
Người nghe
Thái độ
Có thái độ tôn trọng và xây dựng góp ý cho người nói

Hành động
+ Trao đổi về điều hấp dẫn, thú vị của câu chuyện
+ Những sự việc, chi tiết còn chưa rõ trong bài nói


BẢNG KIỂM KĨ NĂNG KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM ĐÁNG NHỚ CỦA BẢN THÂN
Yêu cầu
Tiêu chí kiểm tra
Đạt
Chưa đạt

Nội dung
Bài trình bày có đủ ba phần: giưới thiệu, nội dung và kết thúc


Câu chuyện kể về trải nghiệm của người nói


Câu chuyện được giới thiệu rõ ràng về các nhân vật, không gian, thời gian xảy ra


Các sự việc được kể theo trình tự hợp lí


Câu chuyện được kể theo ngôi thứu nhất và nhất quán trong cách xưng hô từu đầu đến cuối bài nói.


Thể hiện rõ cảm xúc về sự việc đã xảy ra.


Nêu được ý nghĩa của trải nghiệm với bản thân.



Hình thức
Giọng nói to, rõ, mạch lạc


Giọng điệu kể linh hoạt phù hợp với nội dung và cảm xúc của người nói.


Người nói tự tin, nhìn vào người nghe khi nói, sử dụng giọng kể, nét mặt cử chỉ hợp lí.


* Thực hiện nhiệm vụ: Hs hoàn thành phiếu học tập
* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả 
* Đánh giá nhận xét, chốt kiến thức

3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
b) Nội dung hoạt động: Kể lại trải nghiệm lần đầu đi xem biểu diễn xiếc
c) Sản phẩm học tập: Quy trình kể lại trải nghiệm lần đầu đi xem biểu diễn xiếc
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
Phiếu học tập số 4: Quy trình kể lại trải nghiệm lần đầu đi xem biểu diễn xiếc.
Bước 1: Chuẩn bị nội dung nói
Đề tài
.
Mục đích
.
Người nghe
..
Không gian
..
Thời gian
..
DỰ KIẾN SP:
Bước 1: Chuẩn bị nội dung nói
Đề tài
- Em sẽ kể lại trải nghiệm về lần đầu đi xem biểu diễn xiếc.
- Vì đây là trải nghiệm của bản thân nên em sẽ sử dụng ngôi kể thứ nhất, xưng “em”
Mục đích
- Để bản thân em có thể lưu giữ trải nghiệm đầu tiên trong đời được đi xem biểu diễn xiếc trực tiếp
- Để chia sẻ với người nghe về câu chuyện của em và để lan toả thông điệp tích cực. Và để bản thân em được rèn luyện kĩ năng nói Trước đám đông.
Người nghe
Những người có mặt trong buổi nói của em sẽ gồm thầy/ cô giáo và các bạn cùng lớp
Không gian
Em sẽ nói tại lớp học
Không gian quen thuộc sẽ giúp em tự tin hơn
Nhưng em cũng cần nói to, rõ ràng để các bạn ngồi phía cuối lớp có thể nghe được câu chuyện
Thời gian
Bài nói của em diễn ra trong khoảng từ 7 – 10 phút
Em cần tập luyện thật nhiều trước khi nói ở lớp để không bị lan man tốn nhiều thời gian. Nhưng cũng cần điều tiết tốc độ nói để không nói quá nhanh

Bước 2: Trình bày bài nói
Phần
Nội dung chính
Giọng điệu và cử chỉ
Chào hỏi và giới thiệu
Chào thầy/ cô và các bạn
Giới thiệu tên
Giới thiệu nội dung sẽ trình bày: kể lại trải nghiệm về lần đầu đi xem biểu diễn xiếc của bản thân

Cúi chào và tươi cười. Có thể dùng một vài động tác tay
Nội dung trình bày
1, Mở đầu: Câu chuyện của em diễn ra trong khoảng thời gian/ không gian nào và gần với nhân vật nào khác ngoài em
2, Các sự việc chính:
Em vốn có cảm xúc, thái độ như thế nào với các chú hề? (Sợ hãi, hoảng hốt, giật mình)
Mẹ em đã đem đến cho em điều bất ngờ gì? (Mẹ dẫn em đi xem biểu diễn xiếc, trong buổi biểu diễn đã có rất nhiều chú hề xuất hiện)
Cảm xúc và thái độ của em khi ngồi trong rạp xiếc (ban đầu vẫn còn sợ hãi, sau đó là tò mò, kinh ngạc vì sự khéo léo của các chú hề)
Cảm xúc của em khi được chọn lên tham gia biểu diễn cùng chú hề (ban đầu còn chần chừ nhưng sau đó là sự thích thú, phấn khích, vui vẻ) 
- Thể hiện được diễn biến cảm xúc của bản thân
- Từ rụt rè, sợ hãi đến tò mò, ngạc nhiên, cuối cùng là phấn khích, vui mừng.
Kết thúc
Trải nghiệm trên đã đem đến cho em những suy nghĩ gì? (Vượt qua sự sợ hãi của bản thân để khám phá những điều lí thú, mới mẻ trong cuộc sống)
Giọng điệu tự tin, giao tiếp ánh mắt với người nghe
Lời cảm ơn
Cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã lắng nghe
Mời thầy/ cô và các bạn nhận xét, đặt câu hỏi
Cúi người cảm ơn chân thành đến người nghe
Bảng kiểm kĩ năng kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân
Yêu cầu
Tiêu chí kiểm tra
Đạt
Chưa đạt
Nội dung
Bài trình bày có đủ ba phần: Giới thiệu, nội dung và kết thúc


Câu chuyện kẻ về trải nghiệm của người nói


Câu chuyện giới thiệu rõ ràng về (các) nhân vật, không gian, thời gian xảy ra


Các sự việc được kể theo trình tự hợp lí


Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất và nhất quán trong cách xưng hô từ đầu đến cuối bài nói


Thể hiện rõ cảm xúc về sự việc đã xảy ra


Nêu được ý nghĩa của trải nghiệm với bản thân


Hình thức
Giọng nói to, rõ, mạch lạc


Giọng điệu kể linh hoạt, phù hợp với nội dung và cảm xúc của người nói


Người nói tự tin, nhìn vào người nghe khi nói, sử dụng giọng kể , nét mặt cử chỉ hợp lí


 Tổng kết bài học bằng vẽ sơ đồ tư duy.
III, Luyện tập
Bài tập: Quy trình kể lại trải nghiệm lần đầu đi xem biểu diễn xiếc.

4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học.
b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của hs
d) Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập: Em đã biết cách lắng nghe người khác?
* Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập
* Báo cáo kết quả: GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
Dự kiến:	
- Tập trung vào người nói bằng cách nhìn vào mắt họ thể hiện sự quan tâm đến câu chuyện họ đang chia sẻ.
- Không ngắt lời người đang nói để có thể nghe được trọn vẹn câu chuyện.
- Hãy đặt mình vào họ để hiểu và đồng cảm với câu chuyện người nói đang kể.
- Sau khi nghe hãy có lời khen ngợi/ phản hồi cho người nói.
* Kết luận, đánh giá.
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Minh Thuyết, Đoàn Thiện Thuật (1999), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục;
2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1998), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục;
3. Nguyễn Thúy Hồng - Nguyễn Quang Ninh (2008), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn THCS
4. Sách giáo khoa Ngữ văn 6
MỤC LỤC
Mục lục
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH CỦA SÁNG KIẾN 
II. LÝ DO CHỌN VÀ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA SÁNG KIẾN
IV. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN
B. PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Cơ sở lý luận 
2. Cơ sở thực tiễn
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
1. Các giải pháp mới đã tiến hành để giải quyết vấn đề
1.1. Khuyến khích học sinh xem và học hỏi kĩ năng nói từ các bài nói mẫu 
1.2. Giúp học sinh biết được thế mạnh của mình và động viên học sinh phát huy thế mạnh 
1.3. Giúp học sinh hiểu rõ kiểu bài 
1.4. Chuẩn bị kĩ càng cho bài kể
1.5. Kích thích học sinh tích cực tương tác để rèn luyện sự tự tin 
1.6. Thay đổi hình thức tổ chức giờ học và các hoạt động học tập 
1.7. Một số bài tập giúp học sinh phát âm đúng các phụ âm “ L và N”
2. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến vào thực tiễn 
III. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN 
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 
2. Kiến nghị
C. MINH CHỨNG
GIÁO ÁN MINH HỌA
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1
1
2
2
2
2
3
3
5
5
5
6
6
7
9
10
11
12
13
13
13
13
15
24

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_tu_tin_trinh_bay_truoc_l.doc