Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy viết cho học sinh Lớp 6 tại Trường PTCLC Phượng Hoàng

Là một môn học vừa có tính công cụ, vừa có tính thẩm mĩ - nhân văn, môn Ngữ văn giúp học sinh hình thành, phát triển các năng lực chung và năng lực môn học như năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ để học tập tốt các môn học khác, để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời. Thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe các kiểu loại văn bản, nhất là văn bản văn học, môn Ngữ văn góp phần giúp học sinh phát triển những phẩm chất cao đẹp.

Chương trình môn Ngữ văn lấy các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp/lớp. Kĩ năng Viết yêu cầu học sinh biết viết chữ, viết câu, viết đoạn và tạo ra được các kiểu loại văn bản, trước hết là các kiểu loại văn bản thông dụng, sau đó là một số kiểu loại văn bản phức tạp hơn

Đó là mục tiêu chương trình Ngữ văn phổ thông tạo sự thay đổi căn bản toàn diện theo Nghị quyết số 29. Một trong số các kĩ năng môn Ngữ văn THCS chú trọng hướng đến là kĩ năng viết. Với mong muốn giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, phát triển kĩ năng viết cho hoc sinh đầu cấp THCS lớp 6; đồng thời khắc phục những hạn chế trong cách viết còn non nớt của các em bước ra từ cấp Tiểu học nên tôi đã lựa chọn nội dung: “Kinh nghiệm dạy viết cho học sinh lớp 6” làm đề tài để chia sẻ với đồng nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới trong dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh để phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

docx 6 trang Trang Lê 05/05/2025 20
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy viết cho học sinh Lớp 6 tại Trường PTCLC Phượng Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy viết cho học sinh Lớp 6 tại Trường PTCLC Phượng Hoàng

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy viết cho học sinh Lớp 6 tại Trường PTCLC Phượng Hoàng
PHÒNG GD&ĐT TP VINH - NGHỆ AN
TRƯỜNG PTCLC PHƯỢNG HOÀNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM DẠY VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 6
Giáo viên: Lê Thị Hồng
Môn: Ngữ văn
Vinh, tháng 12 năm 2021
MỤC LỤC
Nội dung	Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Là một môn học vừa có tính công cụ, vừa có tính thẩm mĩ - nhân văn, môn Ngữ văn giúp học sinh hình thành, phát triển các năng lực chung và năng lực môn học như năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ để học tập tốt các môn học khác, để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời. Thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe các kiểu loại văn bản, nhất là văn bản văn học, môn Ngữ văn góp phần giúp học sinh phát triển những phẩm chất cao đẹp.
Chương trình môn Ngữ văn lấy các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp/lớp. Kĩ năng Viết yêu cầu học sinh biết viết chữ, viết câu, viết đoạn và tạo ra được các kiểu loại văn bản, trước hết là các kiểu loại văn bản thông dụng, sau đó là một số kiểu loại văn bản phức tạp hơn
Đó là mục tiêu chương trình Ngữ văn phổ thông tạo sự thay đổi căn bản toàn diện theo Nghị quyết số 29. Một trong số các kĩ năng môn Ngữ văn THCS chú trọng hướng đến là kĩ năng viết. Với mong muốn giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, phát triển kĩ năng viết cho hoc sinh đầu cấp THCS lớp 6; đồng thời khắc phục những hạn chế trong cách viết còn non nớt của các em bước ra từ cấp Tiểu học nên tôi đã lựa chọn nội dung: “Kinh nghiệm dạy viết cho học sinh lớp 6” làm đề tài để chia sẻ với đồng nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới trong dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh để phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
2021-2022 là năm học đầu tiên chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 được thực hiện ở lớp 6. Chương trình được áp dụng thực hiện đại trà đã và đang mang lại luồng sinh khí mới cho giáo dục phổ thông nói chung và cho môn học Ngữ văn nói riêng trong các nhà trường. Trong số các kĩ năng của môn học thì kĩ năng viết vẫn được coi trọng hơn bao giờ hết, trong đó phần viết trong chương trình Ngữ văn THCS hướng học sinh viết được các kiểu văn bản với mức độ cao hơn tiểu học.
Không chỉ xác định rõ nội dung, yêu cầu phần viết chung; trong chương trình Ngữ văn 2018 cũng quy định rõ những yêu cầu cụ thể kĩ năng viết cho học sinh lớp 6 - lớp học đầu cấp THCS:
2. Thực trạng dạy và học viết môn Ngữ văn trong nhà trường
Kĩ năng viết cũng được người thầy chú trọng rèn luyện chọ học sinh. Việc rèn kĩ năng viết là rất thiết thực cho học sinh đặc biệt việc rèn kĩ năng làm văn cho học sinh.
Việc viết văn đối với học sinh còn gặp khó khăn hạn chế nhất là lớp 6 đầu cấp dẫn đến mặc cảm tự ti, ngại, sợ học văn của một số học sinh nhất là viết văn.
Phần viết trong chương trình Ngữ văn 2006 hiện hành chỉ tập trung trong phần Tập làm văn, tạo lập văn bản.
Chương trình Ngư văn 2018 ra đời và thực hiện đã phát huy và khắc phục chương trình Ngữ văn cũ hiện hành với mở rộng và chi tiết yêu cầu kĩ năng viết. Học sinh được thực hành viết nhiều hơn...
Từ thực tế giảng dạy môn Ngữ văn trong các nhà trường cũng như ở trường PTCLC Phượng Hoàng cho thấy các em ngày càng nhận được sự quan tâm của thầy cô, gia đình. Các em có tinh thần ham học hỏi, hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài, chuẩn bị bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp. Tài liệu tham khảo, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo kịp với xu thế đổi mới hiện nay.
Còn một số học sinh trước khi đến lớp không học bài cũ, không chuẩn bị bài mới, một số em không có đồ dùng đầy đủ. Một số học sinh vào đầu năm học còn chưa biết viết một đoạn văn là như thế nào, cách dùng từ đặt câu còn vụng về, hạn chế.
Một số em học sinh làm bài văn, tạo lập văn bản chưa thực hiện tuân thủ các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý lập ý, lập dàn bài, viết bài hoàn chỉnh, đọc chỉnh sửa do đó dẫn đến bài viết lạc đề, bài làm không đủ ý, bố cục bài làm lộn xộn, thậm chí bố cục không đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận.
3. Biện pháp thực hiện rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh
3.1 Cung cấp những kiến thức cơ bản, cần thiết
Học sinh có những hiểu biết về kiến thức và kĩ năng “nền” về cách viết đoạn văn, cách tạo lập văn bản trong yêu cầu cảu từng hiểu bài trong chương trình Ngữ văn 6.
Mở rộng vốn từ là cần thiết hơn bao giờ hết. Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh tìm hiểu huy động vốn từ theo nội dung, chủ đề nhất là các chủ đề gần gũi, liên quan đến yêu cầu bài học.. .Nắm vững các cách trình bày nội dung trong một đọan văn bao gồm các cách trình bày: Diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích.
3.2 Tăng cường luyện tập thực hành, vận dụng
Bằng việc thực hành vận dụng thông qua các kĩ năng làm bài văn sẽ giúp học sinh trau dồi kĩ năng viết một cách tốt nhất:
3.2.1 Tăng cường viết kết nối với đọc
Tận dụng điểm mới trong chương trình Ngữ văn 6 phần viết kết nối với đọc sau mỗi văn bản trong các bài học. Hoạt động này không chỉ giúp học sinh huy động kiến thức cảu văn bản vưa đọc hiểu mà còn huy động cách viết đọan văn ngắn bày tỏ về nội dung văn bản.
3.2.2 Tăng cường luyện các kĩ năng tạo lập bài viết
- Tìm hiểu đề : Bước tìm hiểu đề là cần giúp cho các em xác định được yêu cầu đề bài trên ba phương diện: thể loại; nội dung cần làm là gì ?; phạm vi phải làm .
- Hướng dẫn cách tìm ý, lập dàn ý cho bài văn:
Để giúp học sinh định hình được hướng đi của bài viết văn, tôi đã hướng dẫn học sinh bước tìm ý cho bài văn bằng việc trả lời các câu hỏi. Quá trình tìm ý gắn với lập dàn ý là một kĩ năng cực kì quan trọng . Thực tế trong khi làm bài, cho thấy là nhiều em không lập dàn bài, do đâu ? Một phần là do các em chưa thấy tầm quan trọng của dàn bài. Nhiều em chưa biết, chưa có kĩ năng lập dàn bài. Dẫn đến tình trang bài làm sơ sài, nội dung lộn xộn, xa đề, ...
- Rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài, kết bài:
- Cách mở bài hay thưòng là gián tiếp: Với bài viết văn tả cảnh, có thể giới thiệu cảnh bằng lời mời gọi du khách để giới thiệu cảnh và bộc lộ cảm xúc của người viết một cách khái quát. Có thể dẫn dắt từ lời thơ , bài hát... về cảnh sẽ tả để giới thiệu cảnh. Hoặc có thể bộc lộ cảm xúc hồi tưởng về cảnh để mà giới thiệu ...
- Kết bài không những đủ ý chốt của bài viết mà nên tạo độ lắng cho nốt trầm xao xuyến vang vọng trong tâm hồn người đọc, điều này phụ thuộc vào trình độ diễn đạt của học sinh , nên giáo viên hướng các em trau dồi ngay trong tư liệu văn học .
- Rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn khi viết bài
Dựng đoạn văn chính là cách sắp xếp các lời văn diễn đạt sao cho hợp lý , logic, chặt chẽ, mạch lạc. Học sinh thường lúng túng không biết viết ý nào trước ý nào sau. Các em thường kể lể, liệt kê cảnh một cách lộn xộn, tràn lan, không tạo được ấn tượng cho người đọc. Do đó tôi hướng cho học sinh hình dung mỗi một cảnh nhỏ (văn tả cảnh), sự việc (văn tự sự- trải nghiệm) sẽ viết thành một đoạn văn trọn vẹn.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, chuyển ý :
Sau một vài đoạn văn như thế, thầy cô phân tích những hình ảnh ngôn từ nghệ thuật sáng giá sao cho tạo được hứng khởi ở học sinh, kích thích các em thích tìm, viết những lời văn hay.
3.3 Nâng cao năng lực cảm thụ văn học
Cảm thụ văn học là một yêu cầu cần thiết để viết đúng viết hay. Hoc sinh cần có những kĩ năng hướng tiếp cận để cảm thụ văn học một cách sâu sắc. Từ cảm thụ về hình ảnh, nhân vật, viếc, chi tiết, tín hiệu nghệ thuật trong các văn bản đến cảm thụ cái hay cái đẹp ý nghĩa, giá trị mà nó mang lại trong cuộc sống. Ngoài ra là năng lực cảm nhận cách làm các dạng đề, bài tập với những yêu cầu cụ thể trong chương trình Ngữ văn lớp 6 quy định....
3.4 Chú trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Kết hợp hài hòa giữa đánh giá cho điểm và đánh giá nhận xét trên cơ sở phát huy tối đa ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá. Việc đánh giá các sản phẩm viết của học sinh cần căn cứ dựa trên yêu cầu cần đạt về viết.
Về năng lực viết, cần nhận xét được yêu cầu viết trên hai bình diện: Nội dung viết và kĩ năng viết. Về nội dung 3 mức: yếu kém, trung bình và khá giỏi đặt trong mối tương qua các kĩ năng đọc, nói và nghe của từng học sinh. Việc đánh giá nhận xét bên cạnh chỉ ra những hạn chế cần khắc phục như thế nào cho học sinh, những điểm nào cần phát huy. Ngoài ra cần động viên khích lệ kế hợp sửa lỗi mẫu cho học sinh...
4. Hiệu quả áp dụng SKKN
Chỉ ra và phân tích kết quả đạt được khi áp dụng thực hiện các biện pháp rèn kĩ năng viết. Đánh giá tác động hiệu quả trước và sau khi thực hiện. Học sinh có hiểu biết nhất định về kĩ năng viết, vận dụng vào thực hành luyện tập theo yêu cầu rên cơ sở đối chiếu kết quả thực hiện bằng những cách làm cụ thể.
Với các biện pháp đưa ra học sinh dễ dàng có được tri thức lí thuyết về kĩ năng viết, về cách viết. đồng thừi thực hành luyện tập để không ngừng trau dồi kĩ năng viết. Từ đó nâng cao năng lực viết góp phần không nhở thực hiện yêu cầu và mục tiêu bước đầu dành cho môn học lớp 6.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Với đề kế thừa và phát huy kinh nghiệm dạy và học mà người thầy vận dụng vào chương trình Ngữ văn mới đã và đang thực hiện theo yêu cầu và mục tiêu của môn học theo hướng đổi mới.
Sáng kiến bước đầu đem lại hiệu quả. Không chỉ người thầy có thêm kinh nghiệm trong cách tổ chức dạy học phát huy ưu việt, tính mới của chương trình mới mà con giúp học sinh tự chủ, có cơ hội được viết và thể hiện kĩ năng viết nhiều hơn, da dạng hơn và đem lại hiệu quả trong dạy và học Ngữ văn trong các nhà trường phổ thông.
Cần có thêm thời gian, huy động thêm sự sẻ chia sẻ đồng lòng của đồng nghiệp trong việc tìm tòi khám phá những cách làm hay sáng tạo phát huy hơn nữa đề tài nghiên cứu.
Vinh, ngày 30 tháng 12 năm 2021
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Lê Thị Hồng

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_day_viet_cho_hoc_sinh_lop.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy viết cho học sinh Lớp 6 tại Trường PTCLC Phượng Hoàng.pdf