Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy học phần “nói và nghe” trong chương trình Ngữ Văn Lớp 6
"Một trong những hình thức gây tổn thương phổ biến và rõ ràng nhất là không lắng nghe khi người khác đang cố nói điều gì đó với bạn." (Karen Casey). Nói đến môn Ngữ văn không thể không nhắc đến việc dạy và học cách sử dụng bốn kĩ năng cho học sinh: Nghe - Nói - Đọc - Viết. Nếu như Nghe và Đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì Nói và Viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường. Luyện nói trong nhà trường là giúp học sinh có thói quen nói trong những môi trường giao tiếp khác nhau. Nó được thực hiện một cách hệ thống, theo những chủ đề nhất định, gắn với những vấn đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, đảm bảo những yêu cầu cơ bản về ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (lời, mạch lạc, liên kết, các nghi thức lời nói, quy tắc hội thoại, cử chỉ, nét mặt, âm lượng, sức hấp dẫn,...). Luyện nói tốt sẽ giúp học sinh có được một công cụ giao tiếp hiệu quả trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Mỗi tiết “Nói và nghe” trong chương trình Ngữ Văn THCS phản ánh khá rõ ràng về nhận thức, tư tưởng, tình cảm của học sinh qua những vấn đề về văn chương và đời sống, góp phần trong quá trình đào tạo nên những thế hệ học sinh khi ra trường không chỉ biết suy nghĩ, sáng tạo ý tưởng mà còn phải biết nói ra mạch lạc những điều mình nghĩ, biết truyền đạt chính xác thông tin, biết thuyết phục hiệu quả … để năng động nắm bắt mọi cơ hội thành công cho bản thân.
Trong quá trình dạy học tại nhà trường, tôi nhận thấy đa số học sinh đều rất “ngại” học tiết “Nói và nghe”. Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 6 mới đã tăng thời lượng số tiết “Nói và nghe” hơn nhiều so với chương trình cũ. Đây là điều thuận lợi nhưng cũng đòi hỏi cần phải có những kĩ năng, cách dạy, cách hướng dẫn cho học sinh thật tỉ mỉ và dễ hiểu, dễ thực hiện. Khi được tập huấn, tiếp cận nội dung chương trình GDPT 2018, tôi đã bắt tay vào nghiên cứu, đưa ra những giải pháp để giúp các em rèn luyện kĩ năng nói và nghe trong chương trình Ngữ văn 6.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy học phần “nói và nghe” trong chương trình Ngữ Văn Lớp 6

đường phố + Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường tại trường học em đang học + Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường tại các khu danh lam thắng cảnh Hà Nội - HS có thể sử dụng thêm tranh ảnh, đạo cụđể bài nói thêm - HS dựa vào phiếu khảo sát, dựa vào chính trải nghiệm của em hoặc tìm thêm thông tin liên quan từ sách báo, các phương tiện nghe nhìn để có cái nhìn toàn diện hơn về đề tài muốn nói; em có thể chuẩn bị thêm tranh ảnh, bài hát, v.v về đề tài đã lựa chọn - GV hướng dẫn HS luyện nói theo nhóm, góp ý cho nhau về nội dung, cách nói - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học; - Các nhóm luyện nói. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 1. Chuẩn bị bài nói và các bước tiến hành Bước 1: Người nghe, mục đích, không gian và thời gia nói (trình bày). Bước 2: Chuẩn bị nội dung nói - Xác định đề tài: - Các ý cần phải nói và sắp xếp theo trình tự phù hợp: + Nêu vấn đề: + Thực trạng cụ thể của vấn đề + Nêu hậu quả của vấn đề ô nhiễm + Nguyên nhân + Giải pháp Bước 3: Luyện tập và trình bày. + Để trình bày tốt, em hãy luyện tập trước (trình bày một mình hoặc trước bạn bè, người thân) + Cách nói: tự nhiên, gần gũi, chia sẻ, giãi bày. Bước 4: Trao đổi, đánh giá. * Bảng tự kiểm tra bài nói. Nội dung kiểm tra Đạt/ chưa đạt - Bài nói có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. - Em đã trình bày lần lượt: Biểu hiện của vấn đề; tác dụng, mong muốn và cách giải quyết vấn đề - Các ý trong bài viết có - Các hành động của nhân vật được kể đầy đủ. - Người kể dùng ngôi thứ nhất để kể lại câu chuyện. - Người kể thể hiện cảm xúc phù hợp với nội dung được kể. Lí giải được sự quan trọng, ý nghĩa của vấn đề được nói. Hoạt động 2: Trình bày bài nói a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Phần trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng điệu của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV gọi một số HS trình bày trước lớp, các HS còn lại thực hiện hoạt động nhóm: theo dõi, nhận xét, đánh giá điền vào phiếu. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giới thiệu rõ vấn đề định nói. - Trình bày rõ ràng, mạch lạc những ý chính cần trình bày trong bài như: Biểu hiện, tác dụng, mong muốn của bản thân hoặc giải pháp về vấn đề được nói. - Lấy những dẫn chứng về thực trạng của vấn đề trong đề tài lựa chọn làm minh chứng điều mình nói. - Lựa chọn, điều chỉnh những từ ngữ, câu văn biểu thị cảm xúc một cách hiệu quả nhất (phù hợp với văn nói). - Điều chỉnh cung bậc của âm thanh, giọng nói cho phù hợp với từng cung bậc cảm xúc. - Sử dụng cách xưng hô, ngữ điệu cho phù hợp với đối tượng người nghe và nội dung bài nói (trình bày). - Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để thể hiện cảm xúc về bài thơ: nét mặt, cử chỉ, điệu bộ nhưng phải chân thật và phù hợp. - Tương tác cùng người nghe 2. Trình bày bài nói Hoạt động 3: Trao đổi về bài nói a. Mục tiêu:HS được rèn kĩ năng đánh giá bài nói, kĩ năng nghe, từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân khi khi thực hiện bài nói trước tập thể. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Phiếu đánh giá bài nói. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS đánh giá bài nói/ phần trình bày của bạn theo phiếu đánh giá. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV điều phối: + HS trình bày sản phẩm thảo luận; + HS tương tác, nhận xét, đặt câu hỏi. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 3. Đánh giá bài nói - Mình nói (trình bày) cho người khác nghe thì tiếp thu những góp ý từ phía người nghe để tự rút kinh nghiệm. - Nếu trong vai trò người nghe, hãy đưa ra những ưu điểm trong cách trình bày và chỉ ra những hạn chế cần khắc phục. - Sử dụng bảng đánh giá để tự đánh giá và điều chỉnh bài nói của mình (Bảng dưới) C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung:Học sinh quay video bài nói của mình c. Sản phẩm học tập: Video của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ + Yêu cầu học sinh quay video bài nói của mình nộp trên trang Palet của lớp + Lưu ý: Hs có thể quay đi quay lại nhiều lần để chọn ra video phù hợp - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV điều phối: + HS trình bày sản phẩm thảo luận; + HS tương tác, nhận xét, đặt câu hỏi. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ theo các tiêu chí: + chọn đề tài phù hợp ? + Nội dung bài nói thuyết phục không? + Giọng nói to, rõ ràng, truyền cảm? Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ ( điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt..) phù hợp? + Mở đầu và kết thúc hợp lý : - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức - Video quay lại bài nói của học sinh PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ NHÓM ................. Tiêu chí Mức độ Chưa đạt (0 đ) Đạt (1 đ) Tốt (2 đ) Chưa có đề tài phù hợp Có nhưng không đúng yêu cầu ND phù hợp thực tiễn 2. Nội dung bài nói thuyết phục không? Sơ sài, chưa đủ lí lẽ dẫn chứng thuyết phục Có lí lẽ, dẫn chứng nhưng chưa chặt chẽ ND rõ ràng, lập luận chặt chẽ thuyết phục 3. Giọng nói to, rõ ràng, truyền cảm? Nhỏ, khó nghe, ngọng, ngập ngừng To, đôi chỗ vẫn lặp lại, chưa rõ To, truyền cảm, trôi chảy 4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt..) phù hợp? Thiếu tự tin. Mắt không nhìn người nghe, nét mặt chưa biểu cảm Tự tin, biểu cảm song vẫn còn lúng túng Rất tự tin, nét mặt sinh động, biểu cảm tốt, thu hút 5. Mở đầu và kết thúc hợp lý: Không chào hỏi, không có lời kết Có chào hỏi, có lời kết Chào và kết hấp dẫn Tổng điểm ....................../10 điểm HDVN: Luyện tập vận dụng : Giao bài về nhà tự tìm hiểu ( giảm tải chương trình năm 2022 do đại dịch covid : Bài nói về : TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH (Sản phẩm của HS đăng trên trang Palet/ azota dưới dạng viết/ PW/ video ) SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH (Sản phẩm của HS đăng trên trang Palet dưới dạng viết) Chủ đề 1. Trình bày ý kiến về vấn việc chăm sóc, lắng nghe, thấu hiểu của cha mẹ với con cái. Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là......................, học lớp......., trường................. Sau đây tôi xin trình bày vấn đề: việc chăm sóc, lắng nghe,thấu hiểu của cha mẹ với con cái. Chúng ta đều biết, gia đình có vai trò quan trong với mỗi con người. Bạn có thật sự đang hài lòng, cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ khi ở trong gia đình của mình. Bạn có bao giờ bị cha mẹ so sánh “Con vụng về thế, suốt ngày làm vỡ bát!”, “nhìn chị con kia kìa, chị luôn giỏi giang, chăm chỉ, còn còn thì yếu đuối mọi nhẽ”...Hàng ngày, liệu việc chăm sóc, lắng nghe,thấu hiểu của cha mẹ với bạn đã làm bạn thực sự tự tin và hạnh phúc chưa? Chúng ta cảm thấy không tự tin ở trường nếu chúng không làm bài kiểm tra tốt như các bạn. Chúng ta cũng cảm thấy không hạnh phúc trong gia đình nếu anh chị em khác làm tốt hơn hoặc có tố chất đặc biệt hơn mình. Và vô tình, cha mẹ có thể làm tăng mâu thuẫn giữa anh chị em bằng cách trực tiếp so sánh hoặc khen ngợi một đứa trẻ thành công. Có những bậc cha mẹ áp đặt Suy nghĩa, sở thích của mình lên con. Chẳng hạn, cha mẹ bắt ta phải ăn món ăn cha mẹ thích, không được làm việc này, việc kia...Có nhiều lúc, cha mẹ thờ ơ với những chuyện mà chúng ta gặp phải mỗi ngày. Sự phán xét quá mức của cha mẹ về cách ăn mặc, sở thích... của con đôi khi trở thành thiếu tôn trọng. So sánh hơn thua con mình với con người khác dường như đã trở thành phản xạ tự nhiên của cha mẹ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến chúng ta thiếu tự tin và tổn thương lòng tự trọng. Đôi khi cha mẹ quên mất rằng, mỗi đứa trẻ như chúng ta là một cá thể độc lập và cần tôn trọng sự khác biệt của con. Bởi vậy, để giải quyết tình trạng xích mích giữa những đứa trẻ trong gia đình, cha mẹ cần tôn trọng sự khác biệt của mỗi đứa trẻ. Việc chăm sóc, lắng nghe,thấu hiểu của cha mẹ với con cái có ý nghĩa vô cùng lớn với sự của con. Với tôi, khi được cha mẹ thấu hiểu, lắng nghe, tôi có cảm giác an toàn, ấm cúng, hạnh phúc. Và điều đó, cha mẹ đã giúp chúng ta tìm thấy tài năng và sở trường riêng của mình trong cuộc sống, cảm thấy tự tin, mạnh dạn hơn. Mỗi lời động viên, an ủi của cha mẹ khi chúng ta bị điểm kém, khi bị bạn trêu, khi gặp khuyết điểm sẽ làm cho trái tim ta không cô đơn, không cảm giác bị ghét bỏ. Tôi tin chắc, nếu cùng đọc sách, cùng xem phim, chơi thể thao, nấu ăn với cha mẹ sẽ, bạn sẽ thấy vui vẻ, phấn trấn, tự tin. Là con, bạn mong muốn điều gì ở cha mẹ? Còn tôi, tôi mong muốn được cha mẹ chăm sóc, lắng nghe,thấu hiểu mình hơn. Hi vọng, các bậc phụ huynh của chúng ta cần tôn trọng sự khác biệt của mỗi đứa con của mình. Hãy yêu cả những điều tốt và chưa tốt, yêu sự độc đáo, khác biệt của con; cha mẹ nên tôn trọng sở thích, năng lực, cá tính của mỗi đứa con. Đặc biệt, tôi mong cha mẹ đừng nên cố gắng so sánh con mình với bất kỳ ai; dành nhiều thời gian chăm sóc, quan tâm, chuyện trò với con cái để hai bên có thể sẻ chia, thấu hiều và tìm ra cách giải quyết khi có vấn đề. Con cái cần vâng lời, lễ phép, chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay lời khuyên đúng đắn. Tóm lại, thời gian cha mẹ ở bên con cái là rất quan trọng. Càng được gần gũi cha mẹ, chúng ta càng cảm nhận được sự an toàn, tôn trọng và hiểu được ý nghĩa của một gia đình. Các bạn có đồng ý với ý kiến của tôi không? Chủ đề 2. Trình bày ý kiến về vấn đề những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương. Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là......................, học lớp......., trường................. Sau đây tôi xin trình bày vấn đề: Những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương. Trước khi bắt đầu bài nói của mình, tôi có một câu hỏi "Các bạn có cùng chơi thể thao với bố chưa, có cùng làm việc nhà với mẹ bao giờ không nhỉ?" (Có thể giao lưu với 1 bạn hỏi lí do). Bản thân tôi cũng thường được làm những việc ấy. Bởi vì gia đình có vai trò quan trong với mỗi con người. Để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương thì mỗi thành viên trong gia đình đều có vai tò rất quan trọng. Những việc làm nhỏ hàng ngày của chúng ta như cùng ăn một bữa cơm với cả gia đình, cùng làm việc nhà với mẹ...Đó chính là cách chúng ta làm cho gia đình của mình thật sự là tổ ấm yêu thương. Sau đây tôi xin trình bày vấn đề: Những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương. ( Giọng tâm tình, vừa phải)Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được gia đình có vai trò quan trong với mỗi người. Bởi gia đình là nơi con người sinh ra, nuôi dưỡng ta trưởng thành, nơi ghi dấu bao kỉ niệm thân thương, gắn liền với ông bà, cha mẹ, anh chị em của ta. Gia đình là máu thịt, là những gì thiêng liêng nhất. Nơi đây, chúng ta cùng chia sẻ vui buồn. Khi gặp khó khăn, gia đình sẽ giúp đỡ nhau vượt qua giông bão, nơi tạo động lực cho ta tiến bộ, nâng đỡ khi ta vấp ngã, chốn yêu thương để ta tìm về... ( Giọng trầm lắng) Nhưng không phải gia đình nào cũng thực sự là tổ ấm. Lối sống hiện đại đang làm nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam ít nhiều bị phai nhạt, mất đi. Xã hội phát triển, cuộc sống bận rộn, thiết bị công nghệ thông minh ra đời khiến các thành viên gia đình ngày càng ít thời gian bên nhau, quan tâm lẫn nhau. Nhiều bậc cha mẹ vì mải lo làm ăn kinh tế, phấn đấu vì sự nghiệp mà ít gần gũi, chú trọng đến giáo dục nhân cách cho con cái. Bên cạnh đó, tình trạng bạo lực gia đình, ly thân, ly hôn, lối sống tự do, buông thảđang có chiều hướng gia tăng đã làm cho giá trị gia đình dần giảm đi. (Giọng cất cao hơn, nhấn mạnh vấn đề) Như vậy, mỗi thành viên trong gia đình cần làm gì để gia đình trở thành tổ ấm. Trước hết, mỗi gia đình có sự gắn kết các thành viên: ông bà, cha mẹ, con cái...Để có một gia đình bình yên, hạnh phúc phải đến từ sự cố gắng của các thành viên trong gia đình. Cha mẹ cần trở thành một người bạn của con, chia sẻ với con những vấn đề trong cuộc sống, đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc. Nhiều bậc cha mẹ cố thói quen áp đặt suy nghĩ của mình cho con, so sánh giữa các con khiến cho nhiều trẻ bị tổn thương, các bạn luôn tự ti, thấy mình kém cỏi. Vậy mỗi cha mẹ hãy yêu thương con bằng việc tôn trọng sở thích, ước mơ của con, không so sánh, suy bì để tạo áp lực cho con. Còn với chúng ta, là con cái phải biết vâng lời, lễ phép, tôn trọng cha mẹ. Con cái cần học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ như tính chăm chỉ, gọn gàng của mẹ, thói quen chăm sóc cây của cha... Hãy chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay lời khuyên đúng đắn. Anh chị em với nhau cần sống hòa thiện, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau, tôn trọng nhau. Có đôi khi, tình yêu thương lại xuất phát từ những hành động vô cùng nhỏ bé. Đó có thể là cả gia đình cùng nhau ăn một bữa cơm, lời nhắc nhở người cha người mẹ mặc ấm, cùng chụp chung một tấm ảnh vào năm mới Tuy nhỏ bé nhưng lại đem đến sự ấm áp vô cùng. (Giọng nhẹ nhàng)Thưa các thầy cô, các bạn! Mỗi năm, Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) nhắc nhở chúng ta hãy trở về nhà để vun đắp cho mái ấm gia đình bằng những việc làm đơn giản mà bấy lâu nay mình lãng quên. Đó có thể là một lần bỏ điện thoại xuống, cất Ipad đi để cùng nhau vào bếp chuẩn bị bữa cơm gia đình. Đôi khi chỉ đơn thuần mỗi người hãy quên đi những niềm vui riêng tư, về nhà ăn một bữa cơm có đầy đủ các thành viên; điều này cho thấy rằng, tình yêu gia đình không phải là những điều gì to tát, lớn lao mà xuất phát từ những điều giản dị nhất trong cuộc sống hàng ngày TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa – giáo viên Ngữ văn 6, NXB Giáo dục, 2020 2. Trung tâm Giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội (2019): Tài liệu tập huấn GV & CBQL trường THPT về NCKHSPƯD. 3. Nguyen Van Cuong (2020): Kế hoạch phát triển chiến lược Trường Olympia (2020 – 2025). 4. Lê Thị Minh Thanh (2016). Xây dựng mô hình “lớp học đảo ngược” ở trường đại học. Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội, 61 (3), 20-27. 5.Phương pháp dạy học Văn- Giáo sư Phan Trọng Luận. 6. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS - GS.TS Trần Bá Hoành. 7. Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông – NXBGD. 8. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương- Nguyễn Viết Chữ -NXB Đại học sư phạm. 9. Các chuyên đề, các bài viết trên tạp chí KHXH.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_day_hoc_phan_noi_va_n.docx
Biên bản chấm.docx
Đơn công nhận sáng kiến.docx
Mục lục.docx
Phụ lục.docx