Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động khởi động môn Ngữ Văn Lớp 6

Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học đối với các môn học nói chung và trong môn Ngữ văn nói riêng đang được tiến hành rộng khắp trong toàn ngành Giáo dục trên cả nước. Vai trò, mối quan hệ giữa người dạy và người học đã có sự thay đổi. Sự chủ động, tích cực của học sinh trong giờ học được đề cao, giáo viên đóng vai trò là người dẫn dắt, hướng dẫn chứ không còn đóng vai trò truyền thụ một chiều như trong cách dạy học truyền thống. Chính vì thế việc giảng dạy Ngữ văn theo phương pháp đổi mới trong nhà trường trung học cơ sở đang là một thử thách lớn đối với mỗi giáo viên. Dạy như thế nào cho hay, cho hiệu quả nhằm tạo sự hứng thú và phát huy năng lực học sinh trong quá trình học tập là cả một vấn đề lớn đòi hỏi người giáo viên phải quan tâm. Với vai trò tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh hơn ai hết việc tìm ra nhiều biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực, sáng tạo của người học, tạo niềm hứng thú say mê học tập ở các em chính là nhiệm vụ quan trọng được đặt ra với mỗi người giáo viên đứng lớp.

Xuất phát từ những vấn đề trên, với mong muốn góp phần vào việc tạo thêm hứng thú cho người học, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát triển nhân cách đồng thời góp phần đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức giờ dạy học môn Ngữ văn tôi xin mạnh dạn đưa ra sáng kiến “ Một số kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động khởi động ở môn Ngữ văn 6”. Qua đây tôi mong muốn được cùng trao đổi ,học tập từ các thầy cô , bạn bè và đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn và trau dồi để nâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn của bản thân.

doc 16 trang Trang Lê 28/03/2025 150
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động khởi động môn Ngữ Văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động khởi động môn Ngữ Văn Lớp 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động khởi động môn Ngữ Văn Lớp 6
rả lời có nội dung liên quan để phân tích dữ liệu cho bài mới:
* Hệ thống câu hỏi:
1. Có 15 chữ cái: Truyện giải thích nguồn gốc giống nòi Việt Nam
2. Có 10 chữ cái: Truyện kể về một em bé được thần tặng bút
3. Có 13 chữ cái: Tên một em bé, cũng là tên truyện đã học.
4. Có 5 chữ cái: Tên một nhân vật có hình hài xấu xí, đến ở nhà phú ông, được cô út yêu.
5. Có 10 chữ cái: Tên nhân vật có tuổi thơ kì lạ, mẹ mang thai 12 tháng, đến 3 tuổi vẫn không biết nói.
6. Có 9 chữ cái: Mồ côi cha mẹ, sống dưới gốc đa, chặt đầu trăn tinh
5. Có 10 chữ cái: Tên nhân vật có tuổi thơ kì lạ, mẹ mang thai 12 tháng, đến 3 tuổi vẫn không biết nói.
7. Có 9 chữ cái: Vị vua có công dựng nước.
8. Có 12 chữ cái: Tên văn bản về cuộc trao đổi gươm thần của Lê Lợi cho Long Vương.
9. Có 10 chữ cái: Tên cuộc khởi nghĩa của hai chị em cưỡi voi giết giặc.
10: Từ khóa ta tìm được là từ nào ?
 * Ví dụ: Dạy bài “Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt” (Ngữ văn 6-tập 1), để khởi động có sức cuốn hút, hào hứng, kết nối kiến thức về từ Tiếng Việt đã học ở Tiểu học với kiến thức của bài mới, giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Tiếp sức” với nhiệm vụ: Tìm từ đơn, từ ghép, từ láy.
- Giáo viên phổ biến luật chơi:
+ Chia lớp thành ba đội và yêu cầu các đội thực hiện nhiệm vụ trong khoảng thời gian 2 phút. (Sau thời gian thảo luận , mời đại diện lên bảng tình bày)
+ Đội nào tìm được từ đơn, từ ghép, từ láy và chính xác thì đội đó giành chiến thắng.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi, nhận xét về kết quả của các đội.
- Qua trò chơi, giáo viên dẫn dắt vào bài: Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt.
* Ví dụ: Dạy văn bản: “ Thánh Gióng”, GV tổ chức trò chơi “Hoa điểm 10”.
- Giáo viên chia lớp thành 3 đội chơi.
- Giáo viên phổ biến luật chơi:
+ Trên lọ hoa có 6 bông hoa màu sắc khác nhau. Mỗi bông hoa là một câu hỏi.
+ Đội nào giơ tay trước sẽ được chọn bông hoa để trả lời.
+ Trả lời chính xác thì được 10 điểm. Đội nào trả lời không chính xác thì các đội khác được giành quyền trả lời.
+ Đội nào trả lời được nhiều điểm hơn thì đội đó giành chiến thắng.
- HS tham gia trò chơi.
- GV tổng kết trò chơi và nhận xét.
* Các câu hỏi:
Câu 1: Kể tên một truyền thuyết đã học mà em biết?
Câu 2: Nêu tên 1 người anh hùng có công với đất nước?
Câu 3: Kể tên 2 nhân vật trong truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh”?
Câu 4: Nhân vật chính trong truyện “Thánh Gióng” là ai?
Câu 5: Gióng sinh ra từ bà mẹ làm nghề gì?
Câu 6: Khi gậy sắt gãy, Gióng đã dùng vũ khí nào đánh giặc?
3. Biện pháp thứ 3: Sắm vai.
Sắm vai là học sinh được tham gia vào làm thử những tình huống thực tế, hoạt động này cũng tạo sự thú vị, lôi cuốn cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Chọn tình huống để sắm vai.
- Bước 2: HS thảo luận nhóm để phân vai diễn, chuẩn bị trang phục, đạo cụ (nếu có)
- Bước 3: Học sinh lên diễn tình huống.
- Bước 4: Yêu cầu học sinh nhận xét các bạn lên diễn.
- Bước 5: GV nhận xét, tuyên dương HS lên diễn tốt.
- Bước 6: HS liên hệ bài học từ tình huống, giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
 * Lưu ý khi sử dụng sắm vai:
- Giáo viên cần quy định rõ thời gian lên diễn, phong cách và ngôn ngữ của học sinh khi diễn.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị kĩ trước khi lên diễn, phải đảm bảo thời gian.
- Giáo viên cần thay đổi học sinh tham gia diễn để tất cả các em đều được hoạt động, luôn động viên, khích lệ học sinh lên diễn nhất là với những em nhút nhát.
* Ví dụ khi dạy văn bản “Thầy bói xem voi”
Trước giờ học giáo viên phân công nhiệm vụ cho học sinh thuộc lời thoại của 5 thầy và lập nhóm tập diễn trước ở nhà.Mỗi bạn vào vai một ông .
+ Học sinh lên diễn, các bạn dưới lớp nhận xét.
+ GV nhận xét và dẫn vào bài.
* Tương tự , giáo viên phân công cho học sinh phân vai đóng 4 cảnh em bé gặp thử thách và cách em bé ứng biến vượt qua.
4. Biện pháp thứ 4: Kể chuyện, hát.
Câu chuyện, bài hát phù hợp với nội dung bài học cũng góp phần làm tăng hứng thú cho học sinh trong hoạt động khởi động.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Chọn câu chuyện, bài hát, bài thơ phù hợp với nội dung bài học.
- Bước 2: HS nghe câu chuyện, bài hát, bài thơ, hoặc mời học sinh tự hát, giáo viên cũng có thể hát để tạo sự gần gũi hòa đồng với học sinh.
- Bước 3: Giáo viên nêu câu hỏi để HS khai thác câu chuyện, bài hát.
- Bước 4: GV nhận xét và dẫn vào bài.
* Lưu ý khi kể chuyện hoặc hát.
- Câu chuyện, bài hát ngắn gọn, dễ hiểu, liên quan đến bài học và có ý nghĩa.
- Người kể chuyện hoặc hát phải trình bày rõ ràng, truyền cảm, hay.
* Ví dụ: Dạy bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, ở hoạt động khởi động giáo viên cho HS nghe bài hát “Bác Hồ một tình yêu bào la”.
- GV đặt câu hỏi: Sau khi nghe xong bài hát, em có suy nghĩ gì về Bác?
- HS trả lời: Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng ngời về phẩm chất, đạo đức tốt đẹp, Bác luôn yêu thương, quan tâm mọi người
+ Giáo viên dẫn vào bài mới.
* Ví dụ: “Dạy bài Tiếng đàn Bạch Hoa” mời một học sinh hát một bài có chữ làng Cổ Đạm hoặc một đoạn ca trù  hoặc giáo viên có thể giới thiệu về mảnh đất địa linh nhân kiệt Nghi Xuân qua bài hát sau;
Link bài hát: Bài hát đưa anh về Hà Tĩnh )
- Ưu điểm:
+ Gây chú ý và tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ học Ngữ văn.
+ Làm cho hoạt động khởi động sinh động, hấp dẫn.
+ Tạo giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn các em ngay từ đầu tiết học.
+ Giúp xua tan mệt mỏi, mang đến niềm vui, sự hào hứng cho các em.
+ Giúp học sinh dễ dàng kết nối kiến thức bài cũ với bài mới.
+ Tạo tâm thế thoải mái cho các em khi bước vào bài mới.
+ Tác động tích cực đến tâm lí, tình cảm, cảm xúc của học sinh, giúp các em say mê, yêu thích môn học.
+ Hình thành những năng lực cần thiết cho các em: tư duy, giao tiếp, tự họcvà phẩm chất tốt đẹp như nhân ái, yêu nước
- Hạn chế: 
+ Sử dụng tranh ảnh, vi deo, trò chơi, sắm vai, hát, kể chuyện nhiều ở hoạt động khởi động sẽ gây mất thời gian ảnh hưởng đến các hoạt động khác của bài học.
+ Sử dụng không phù hợp với bài học sẽ gây phân tán, hiệu quả bài học thấp.
+ Giáo viên không quản lí tốt học sinh dễ gây mất trật tự, khó kiểm soạt hoạt động học tập của các em.
III. Kết quả áp dụng của đề tài.
Sau nhiều năm nghiên cứu, tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài này vào trong thực tế giảng dạy môn Ngữ văn 6. Trong quá trình thực hiện, tôi nhận thấy:
- Các em chăm chỉ, tích cực, tự giác hơn trong hoạt động học tập của mình. 
- Học sinh tích cực, sôi nổi học tập, đặc biệt là hoạt động khởi động. 
- Học sinh có tinh thần học chủ động, bước vào giờ học với tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng, hào hứng, xóa tan ánh mắt lo lắng, sợ hãi bị kiểm tra bài cũ, sự căng thẳng mệt mỏi vì sắp bắt đầu một giờ học Ngữ văn. 
- Học sinh yêu thích môn học hơn, luôn mong đợi đến giờ Ngữ văn để được tham gia vào các hoạt động học tập và khẳng định khả năng sáng tạo, năng lực của bản thân.
- Học sinh rất say mê hứng thú, chủ động đón nhận giờ học. Đến với hoạt động khởi động các em luôn tự giác lắng nghe thầy cô, hào hứng tham gia các hoạt động, nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra. 
- Giờ học sinh động, các hoạt động giữa thầy và trò nhịp nhàng, hiệu quả. 
- Giờ học bổ ích, kết quả học tập môn Ngữ văn 6 được nâng lên rõ rệt.
Kết quả môn học sau một năm áp dụng các đề tài như sau: 
Qua quá trình nghiên cứu, tôi đã phỏng vấn trực tiếp hứng thú của học sinh về cách tổ chức hoạt động khởi động của giờ Ngữ văn ở 2 lớp 6 A,B. với 3 mức độ rất thích học, thích học, không thích học, tôi thu được kết quả sau 
* Trước khi thực hiện (Tháng 9/2019):
Tổng
Số HS rất thích học
Số HS thích học
Số HS không thích học
60
9
15%
15
25%
36
60%
* Khi áp dụng (Từ tháng 10/2019 - 5/2020):
Tổng
Số HS rất thích học
Số HS thích học
Số HS không thích học
60
18
30%
32
53.3%
10
16.7%
Tôi cũng tiến hành khảo sát kết quả học tập của 2 lớp A6,6B ở 2 thời điểm: kì I và kì II, năm học 2019-2020 khi áp dụng đề tài, thu được như sau:
* Học kì I (năm học 2019-2020):
Lớp/Chất lượng
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
Lớp 6A (30HS)
3
10 %
10
33.3 %
15
50 %
2
6,7%
0
0
Lớp 6B (30HS)
0
0%
8
26.7%
17
56.7%
5
16.6%
0
0
Tổng 60 HS)
3
5%
18
30%
32
53.3%
7
11.7%


* Học kì II (năm học 2019-2020):
Lớp/Chất lượng
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
Lớp 6A (30 HS)
6
20%
15
50%
9
30%
0
0
0
0
Lớp 6B (30 HS)
3
10%
11
36.7%
15
50%
1
3.3%
0
0
Tổng (60 HS)
9
15%
26
43.3%
24
40%
1
6.7%



- Nhìn vào bảng thống kê điểm của học sinh của kì I, kì II (năm học 2019-2020) cùng áp dụng đề tài trên, tôi thấy chất lượng môn Ngữ văn nâng cao, có sự tiến triển rõ rệt, cụ thể: 
- Số lượng các em học sinh từ không thích học môn văn đến thích và rất thích tăng dần theo mức độ :
- Học sinh rất thích học tăng từ 15% ( 9 HS) lên 30 %(18 HS)
- Số HS thích học tăng từ 25%(15 HS ) lên 53,3%( 32 HS)
- HS không thích học giảm từ 60% (36 HS )xuống 16,7 %(10 HS)
- Số lượng các em học sinh từ không thích học môn văn đến thích và rất thích tăng dần. Các em say mê nghiên cứu và đầu tư để chuẩn bị cho môn học nhiệt tình hơn. 
Phần C: Kết luận và kiến nghị
1. Đánh giá chung:
1.1 Điểm mạnh
Qua quá trình dạy thực nghiệm và giảng dạy, tôi nhận thấy khi áp dụng “Một số kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động khởi động môn Ngữ văn 6” đã giúp cho học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, hình thành phát triển năng lực của học sinh (tư duy, tưởng tượng, sử dụng tích hợp kiến thức, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin,...), trau dồi các phẩm chất: linh hoạt, tư duy, độc lập sáng tạo. Học sinh hứng thú học hơn, ghi nhớ kiến thức sâu sắc hơn và vận dụng vào thực hành bài tập tốt. Các em còn có thể hỗ trợ các thầy cô trong việc tìm hướng khai thác bài dạy theo phương pháp đổi mới, tăng sự tương tác hiệu quả với học sinh trong giờ học để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường. 
1.2 Điểm yếu
- Khó khăn hơn với những học sinh yếu kém, có tính ỷ lại.
2. Bài học kinh nghiệm: 
- Giáo viên phải nắm rõ mục tiêu bài học để từ đó đưa ra các phương thức tổ chức và sử dụng phương pháp, kĩ thuật phù hợp với nội dung bài học.
- Để tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học giáo viên cần linh hoạt trong việc đổi mới phương thức tổ chức các hoạt động khởi động nhằm lôi cuốn học sinh tích cực tham gia và chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập của bản thân.
- Cùng với việc đổi mới cách thức tổ chức hoạt động khởi động giáo viên cần chú ý thông qua các hoạt động trên lớp rèn luyện cho các em một số kĩ năng cần thiết trong quá trình học tập môn văn: kĩ năng hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết tình huống
- Khi thiết kế bài học giáo viên cần xác định:
+ Mục tiêu bài học là gì?
+ Lựa chọn phương pháp, cách thức tổ chức dạy học nào cho phù hợp? Ở mỗi đơn vị kiến thức trong bài cần tổ chức các hoạt động cho học sinh như thế nào?
+ Thời gian cho hoạt động là bao nhiêu?...
- Khi lên lớp: giáo viên cần linh hoạt trong việc hướng dẫn, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh nhằm phát huy tối đa khả năng trong việc tham gia vào các hoạt động khởi động để lĩnh hội tri thức.
+ Đặc biệt các tư liệu trên internet chung chung chung và dài , nên giáo viên cần trau dồi trình độ công nghệ thông tin để cắt ghép, biên tập các video, bài hát phù hợp với chủ đề và thời gian của các hoạt động.
3. Khả năng ứng dụng và triển khai: 
Nội dung của đề tài này ngoài áp dụng trong dạy học Ngữ văn 6 còn có thể triển khai khi dạy học môn Ngữ văn ở các khối 7,8,9. Ngoài ra sáng kiến này có thể sử dụng cho các môn học khác như Lịch sử,Giáo dục công dân, Địa lý... Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chia sẻ những kinh nghiệm bản thân có được với bạn bè đồng nghiệp trong Tổ chuyên môn, trong trường để áp dụng vào quá trình giảng dạy của bản thân và kết quả thu được rất khả quan. Đó chính là động lực thúc đẩy giáo viên mạnh dạn, tự tin hơn nữa trong quá trình đổi mới việc dạy học của bản thân.
4. Đề xuất, kiến nghị:
4.1. Đối với Ban Giám hiệu, Tổ chuyên môn: 
- Nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học để việc tổ chức tiết học đạt hiệu quả.- Tổ chức các buổi tập huấn tiếp cận phương pháp dạy học tích cực trong nhà trường giúp giáo viên có cái nhìn sâu sắc, hiểu bản chất của mỗi phương pháp từ đó vận dụng vào thực hành sáng tạo vào hoạt động khởi động nói riêng và các hoạt động khác nói chung.
- Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để giáo viên có thể chia sẻ, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau trong cách tổ chức giờ dạy học, củng cố và nâng cao chuyên môn, tay nghề.
- Cần tạo nguồn kinh phí để giáo viên có thể đầu tư, tổ chức các hoạt động dạy học tích cực cho học sinh.( Thuê trang phục, đạo cụ...)
4.2. Đối với giáo viên dạy môn Ngữ văn: 
- Giáo viên phân phối thời gian từng tiết học thật hợp lý và chủ động, lựa chọn những đơn vị kiến thức phù hợp để tổ chức các trò chơi, sân khấu hóa tác phẩm văn học và sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình khởi động. Trong đó quá trình hướng dẫn học sinh hoạt động giáo viên cần chú ý đảm bảo các nội dung kiến thức cần đạt của mục tiêu bài học và không để lớp học quá xáo trộn, mất trật tự ảnh hư ởng đến giờ học của các em và những lớp xung quanh
- Điều kiện cơ sở vật chất cho giờ dạy cũng cần được chuẩn bị chu đáo (máy chiếu, bảng phụ, hệ thống câu hỏi, tài liệu...)
- Tùy theo cách nêu vấn đề và tùy từng bài mà giáo viên tổ chức trò chơi cho linh hoạt, hiệu quả. Các hình thức tổ chức dạy học giáo viên sử dụng phải giúp cho học sinh thực hiện các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát vấn đề, hợp tác, giao tiếp.
- Ứng dụng các biện pháp trong SKKN “Một số kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động khởi động ở môn Ngữ văn 6” trong dạy học môn Ngữ văn đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng tổ chức bao quát lớp, có trình độ công nghệ thông tin cao,giáo viên biết động viên, khuyến khích gợi hứng thú cho học sinh.
Trên đây là một số biện pháp được rút ra từ công việc giảng dạy trên lớp của tôi. Do thời gian, tài liệu cũng như kinh nghiệm, năng lực còn hạn chế nên báo cáo của tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý, bổ sung của các đồng chí, đồng nghiệp giúp tôi hoàn thiện hơn trong quá trình giảng dạy, để tạo ra được những giờ học văn lý thú cho học sinh, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục không ngừng đổi mới trong thời kì hiện nay.Tôi xin cam đoan về sự trung thực của sáng kiến, không sao chép, một số video được dẫn qua các đường link trên là do chính bản thân tôi lựa chọn và biên tập.
Xin trân trọng cảm ơn! 
 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN
 GD& ĐT
Giáo dục và Đào tạo
THCS
Trung học cơ sở
PPDH
Phương pháp dạy học
GV
Giáo viên
HS
Học sinh 
PP
Phương pháp

 šDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ›
1. Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực của tác giả Nguyễn Trọng Hoàn.
2. Đổi mới phương pháp dạy học.
3. Giáo trình phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn Văn. NXB ĐHSP Hà Nội 2008. 
4. Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 của thủ tưởng chính phủ năm 2012.

Tên SKKN
Một số kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động khởi động môn Ngữ văn 6.
Họ tên: Nguyễn Thị Khánh Hà.
Đơn vị: Trường THCS Hương Giang.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_to_chuc_hoat.doc