Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp cảm thụ một tác phẩm thơ trữ tình

Ngày nay con người được sống trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, được đáp ứng đầy đủ về điều kiện vật chất, được ăn no mặc đẹp, được mua sắm đủ thứ, được đi xe xịn, xài hàng hiệu...như thế đã đủ trong một cuộc sống hiện đại chưa? Xin thưa rằng đó chỉ mới đủ về điều kiện vật chất, còn đời sống tinh thần thì sao? Chính văn chương đã đưa con người đến một thế giới mới, được hòa mình vào thiên nhiên, được bay bổng cùng lời ca tiếng hát, biết thưởng thức cái đẹp, biết hưởng thụ niềm vui trong cuộc sống chính nhờ qua các áng văn chương đó là nơi kết tinh giữa cái đẹp với tình cảm của con người với thiên nhiên...

Nhưng không phải ai củng biết cảm thụ văn chương, có những bài thơ người ta đọc đi đọc lại mãi không muốn thôi hoặc củng có những bài thơ người ta đọc cảm thấy hay, xúc động nhưng người khác lại thấy bình thường đó là do sức hút của tác phẩm và một điều rất quan trọng từ hứng thú cảm nhận ở người đọc mà cảm nhận văn chương mỗi người một vẻ, nó không phải có sẵn, phải qua một quá trình bồi dưỡng tụ hội, đặc biệt các em học sinh lớp 9. Để các em có thêm niềm say mê, cảm hứng khi đọc thơ tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài “Phương pháp cảm thụ một tác phẩm thơ trữ tình”

doc 18 trang Trang Lê 16/03/2025 200
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp cảm thụ một tác phẩm thơ trữ tình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp cảm thụ một tác phẩm thơ trữ tình

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp cảm thụ một tác phẩm thơ trữ tình
 hình của mùa xuân. Chỉ qua 3 hình ảnh thôi nhà thơ Thanh Hải đã cho ta cảm nhận về một bức tranh mùa xuân với không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng. Một sức xuân của xứ Huế. Mùa xuân trong thơ Thanh Hải thật giản dị, đằm thắm. Khi phân tích ta cần lưu ý từ mọc được đặt ở đầu câu nhằm nhấn mạnh, khắc họa sự khỏe khoắn. Mọc tiềm ẩn một sức sống, sự vươn lên. Giữa dòng sông rộng lớn, không gian mênh mông, một bông hoa thôi nhưng thật đầm ấm, hạnh phúc không hề gợi lên sự lẻ loi, đơn chiếc. Trái lại bông hoa ấy hiện lên lung linh, sống động tràn đầy sức xuân. Tạo cho bức tranh thêm sống động, có điểm nhấn nổi bật.
b) Các biện pháp tu từ:
Như ta đã biết ngôn từ văn học được chắt lọc từ ngôn ngữ đời thường, được nâng cấp sữa sang, làm cho nó càng óng ả, giàu đẹp hơn. Các biện pháp tu từ chính là những phương tiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ trang điểm cho ngôn từ văn học. Có rất nhiều biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, điệp ngữ, so sánh...Tất cả những biện pháp nghệ thuật ấy đều giúp người nói, người viết có nhiều cách diễn đạt hay hơn, đẹp hơn, phong phú hơn, do vậy hiệu quả cao hơn. Phân tích các biện pháp tu từ là chỉ ra hiệu quả của cách viết, cách nói ấy, vai trò, tác dụng của chúng trong việc miêu tả, biểu đạt chứ không chỉ đơn thuần được gọi tên, liệt kê trong bài thơ.
Bài thơ Viếng lăng Bác tác giả Viễn Phương đã sử dụng rất nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng để diễn tả tình yêu thương, lòng kính trọng của tác giả dành cho Bác.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
	Trong hai câu thơ trên có hai hình ảnh mặt trời. Mặt trời trong câu thơ thứ nhất là mặt trời thực, mặt trời của thiên nhiên, đem ánh sáng sự sống đến cho muôn loài. Còn mặt trời trong câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ. Lấy mặt trời để ví với Bác thể hiện sự tôn kính của mình, cũng là sự tôn kính của toàn thể nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ vĩ đại. Sự tôn kính ấy còn được thể hiện trong hình ảnh dòng người ngày ngày vào lăng viếng Bác:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
	Là sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, tô đậm niềm tôn kính của nhân dân đối với Bác.
 Còn ở Quê hương của Tế Hanh hình ảnh so sánh rất cụ thể: “con thuyền” với con tuấn mã- ngựa đẹp phi nhanh:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
 Cộng với một loạt động từ mạnh phăng, vượt, hăng đã làm nổi bật nhịp sống lao động hết sức sôi động khẩn trương của người dân chài quê ông.
 So sánh cái trìu tượng với cái cụ thể làm tăng thêm giá trị biểu cảm và cách diễn đạt mang tính sáng tạo cao, tác giả đã miêu tả cánh buồm căng rất đẹp, một vẻ đẹp lãng mạn với sự so sánh, ẩn dụ độc đáo bất ngờ:
“Cánh buồm dương to như mãnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
So sánh “cánh buồm” to như “mãnh hồn làng” rất hay, đặc sắc. Cánh buồm to biểu hiện cho hình bóng đầy sức sống quê hương. Là biểu tượng cho sức mạnh, lao động sáng tạo, ước mơ về ấm no hạnh phúc của con người. Nó còn tiêu biểu cho khí phách kiên cường, khát vọng của những chàng trai đi chinh phục biển. Câu thơ “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” một câu thơ hào hùng, ý vị mang cảm hứng vui tươi, phấn khởi, khao khát chinh phục vũ trụ. Hình ảnh cánh buồm được nhân hóa như cuộc đời con người từng trải qua nhiều mưa nắng, gắng sức quyết tâm lên đường. Một khổ thơ xuất sắc tả cảnh ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, tự hào ca ngợi sức sống của làng chài thân thương.
Tình yêu quê hương của Tế Hanh vừa có cái chân thực, cụ thể nhưng đồng thời lại mang nét đẹp lãng mạn:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Những chàng trai làng chài có “làn da ngăm rám nắng” một vẻ đẹp khỏe mạnh, can trường được tôi luyện trong gió sóng đại dương, trong mưa nắng dãi dầu. Họ mang theo hương vị biển. Hai chữ “nồng thở” rất thân ấm áp nổi bật nhịp sống lao động hăng say, phấn khởi, dũng cảm của những dân chài mang tình yêu với biển. Hình tượng thơ mang vẻ đẹp lãng mạn.
 Hình ảnh nhân hóa:
“ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”
Tác giả cảm nhận được sự mệt mỏi đang dần thấm vào từng thớ vỏ của con thuyền, một vật vô vô tri đã trở nên có hồn, một tâm hồn tinh tế. “Nghe” (chất muối thấm dần trong thớ vỏ) thể hiện sự chuyển đổi cảm giác rất tinh tế, thi vị. Bến quê trở thành một mảnh tâm hồn của đứa con li hương.
Vậy muốn thâm nhập được tác phẩm để thấy được hết giá trị nội dung, cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp mà tác giả đã kỳ công sáng tạo nên ta cần phải thông qua nghệ thuật. Từ ngữ, các biện pháp tu từ chính là cánh cửa mở ra những điều kỳ diệu đó.
9. Xây dựng mạch cảm xúc trong thơ:
Như vấn đề đã nêu ở trên vai trò của người giáo viên trong tiết dạy văn không nhỏ, giáo viên là người dẫn dắt học sinh thâm nhập tác phẩm. Muốn một giờ dạy đạt kết quả cao giáo viên phải dẫn dắt học sinh cảm nhận kiến thức theo một hệ thống liền mạch.
 Bài thơ “Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương.
Cái đích cần đạt: Cảm nhận được niềm xúc cảm chân thành, tha thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu. Cũng như của toàn dân tộc đối với Bác.
- Thấy được sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả thể hiện trong bài thơ. Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ
 Sau khi thực hiện các bước đầu tiên của bài học ta có thể dẫn dắt học sinh tìm hiểu bài thơ theo hệ thống câu hỏi sau:
Câu hỏi dẫn dắt học sinh
( giáo viên)
Yêu cầu trả lời ( học sinh)

- Nêu khái quát về tác giả, tác phẩm? 
- Giáo viên bổ sung.
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có gì đáng chú ý? 
- Thể thơ?
- GV đọc mẫu
- Giọng điệu bài thơ có gì đáng lưu ý? (Nghiêm trang, tha thiết, đau xót lẫn tự hào, sâu lắng)
- Gọi hai học sinh đọc bài.
- Tìm bố cục bài thơ? 
- Mạch cảm xúc của nhà thơ biểu hiện như thế nào? ( xúc động ).
- HS đọc khổ thơ 1,2
- Câu thơ mở đầu giới thiệu với chúng ta điều gì? Nhận xét giọng điệu câu thơ đầu?
- Trong niềm xúc động tác giả đã xưng hô như thế nào? Nhận xét về cách xưng hô đó?
- Tại sao nhan đề bài thơ “Viếng lăng Bác” nhưng ở câu thơ mở đầu tác giả lại dùng từ “thăm”? ý nghĩa của việc dùng từ đó?
- Khi đến thăm lăng Bác tác giả bắt gặp hình ảnh nào đầu tiên? Tác giả liên tưởng đến gì? Những hình ảnh đó có ý nghĩa gì?
- Lời thơ giản dị kết hợp kiểu câu cảm thán bộc lộ cảm xúc của tác giả ntn?
- Từ niềm xúc động ấy nhà thơ đã có suy ngẫm về Bác, điều đó được thể hiện qua những câu thơ nào?
- Ở hai câu thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó?
- Ngoài hình ảnh hàng tre, tác giả còn cảm nhận được điều gì ? 
- Ngoài hình ảnh mặt trời còn có hình ảnh nào gây ấn tượng? Hình ảnh ấy thể hiện điều gì?
- Khi vào lăng viếng Bác tác giả có cảm nhận như thế nào? Nhận xét về cách dùng từ của tác giả?
- Từ hình ảnh Bác nằm trong giấc ngủ bình yên tác giả liên tưởng đến hình ảnh nào? Hình ảnh ấy có ý nghĩa gì?
- Trước cảnh tượng ấy cảm xúc của tác giả được diễn tả như thế nào?
- Khi rời lăng Bác nghĩ đến ngày trở về miền Nam nhà thơ đã thốt lên điều gì? 
- Cùng với “nước mắt dâng trào” khi rời lăng, Vễn Phương đã nguyện ước những điều gì? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 3 câu thơ cuối? 
- Những ước nguyện đó thể hiện tình cảm đối với Bác như thế nào?
- Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật, nội dung của bài thơ?
- Nêu ý nghĩa của bài thơ?
I . Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
1 . Tác giả: 
2 . Tác phẩm :
a) Hoàn cảnh sáng tác:
- Năm 1976 sau ngày đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch HCM cũng vừa khoàn thành, tác giả ra thăm miền Bắc vào lăng viếng Bác, ông đã sáng tác bài thơ.
b) Thể thơ:
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do.
3. Đọc tìm hiểu chú thích, bố cục
*Bố cục: 3 phần
- P1: Khổ 1,2: Cảm xúc khi đứng trước lăng Bác.
P2: Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng viếng Bác.
P3: Khổ 4: Cảm xúc khi rời lăng Bác
*Mạch cảm xúc:
=> Theo dòng tâm trạng của tác giả, theo bước chân viếng lăng Bác. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Cảm xúc khi đứng trước lăng Bác.
- Giới thiệu việc nhà thơ từ miền Nam ra viếng lăng Bác. Giọng mang tính tự sự, giản dị như câu nói bình thường.
- Xưng hô: Con – Bác: thể hiện sự gần gũi, thân thương, kính trọng.
- Viếng: Chia buồn với thân nhân người đã mất.
- Thăm: Gặp gỡ trò chuyện với người đang sống. 
- Dùng từ “thăm” thay từ “viếng” để nói giảm: Bác như còn sống mãi với nhân dân.
- Hàng tre bát ngát: liên tưởng đến hàng tre xanh Việt Nam đã nhân hóa để nói sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc VN.
-> Xúc động trước hình ảnh hàng tre đứng thẳng hàng, pha lẫn tâm trạng náo nức xếp hàng chờ mong vào thăm lăng Bác.
- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
- ẩn dụ: sự vĩ đại của Bác
- Dòng người, kết tràng hoa: ẩn dụ =>Thể hiện lòng thành kính của nhân dân đối với Bác.
2. Cảm xúc của tác giả khi vào lăng viếng Bác:
- Bác đang ngủ, giấc ngủ bình yên.
- Nói giảm, nói tránh: Làm giảm bớt nổi đau lòng.
- Vầng trăng dịu hiền: Gợi nhớ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác.
-> Vừa tả thực vừa bày tỏ tấm lòng kính yêu vô hạn của tác giả đối với Bác.
- Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
- Hình ảnh ẩn dụ: khẳng định sự trường tồn, hoá thân vào thiên nhiên đất nước ... như trời xanh còn mãi. 
- Cảm xúc đau xót được bộc lộ trực tiếp: Đau đột ngột, quặn thắt vì sự ra đi của Bác.
- Nỗi đau tinh thần, tác giả tự cảm nhận nỗi đau mất mát trong đáy sâu tâm hồn mình về sự ra đi của Bác.
 =>Tấm lòng thành kính thiêng liêng trước công lao vĩ đại và tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Người; nỗi đau xót tột cùng của nhân dân ta nói chung, của tác giả nói riêng khi Bác không còn nữa.
3 . Cảm xúc khi rời xa lăng Bác:
- Mai về miền Nam thương trào nước mắt.
- Muốn làm con chim, đoá hoa, cây tre: điệp ngữ, nhịp điệu nhanh dồn dập.
- Giản dị, bé nhỏ, chân thành.
=> Tâm trạng lưu luyến, mong muốn được ở mãi bên Bác.
III . Tổng kết:
1 . Nghệ thuật: 
- Bài thơ có giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, phù hợp với nội dung, cảm xúc của bài.
- Viết theo thể thơ tám chữ cổ đại cho biến thể, cách gieo vần, nhịp điệu thơ linh hoạt.
- Sáng tạo trong việc sử dụng hình ảnh thơ, kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ.
 - Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm...
2 . Nội dung:
- Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.

Với mạch hệ thống cảm xúc như vậy giáo viên đã kết hợp được phương pháp mới đồng thời đảm bảo được chất văn chương trong những văn bản nghệ thuật thơ. Giúp cho học sinh cảm thấy nhẹ nhàng hơn trên con đường đi đến cái đích và vẫn đảm bảo được yêu cầu kiến thức của bài thơ. 
2.4 Kết quả nghiên cứu:
Sau khi áp dụng đề tài vào thực tế công việc giảng dạy văn học, cảm nhận văn học của các em có tiến bộ rõ rệt đặc biệt là trong thơ trữ tình các em rất có hứng thú khi tìm hiểu một bài thơ.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài tôi đưa ra một điều tra nhỏ và đạt kết quả như sau:
- Trước khi chưa làm đề tài:
Lớp
Hứng thú
Rất hứng thú
Không hứng thú

Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
9D3 (32hs)
5
15,6%
6
18,8%
21
65,6%
9D4 (33hs)
6
18,2%
7
21,2%
20
60,6
- Sau khi đã áp dụng đề tài:
Lớp
Hứng thú
Rất hứng thú
Không hứng thú

Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
9D3 (32hs)
10
31,2%
15
46,9%
7
21,9%
9D4 (33hs)
10
30,3%
12
36,4%
11
33,3%

Như vậy, từ việc điều tra kết quả học tập của học sinh, tôi nhận thấy đến giờ học văn các em rất hứng thú với phương pháp mới, các em tích cực học bài, hăng say phát biểu, nhiều em có những phát hiện mới, cảm nhận hay nội dung tư tưởng trong bài thơ nên các em thích được học giờ văn, một điều tôi nhận thấy rất rõ chính là tỉ lệ học sinh không hứng thú trong giờ văn giảm với con số rõ rệt đó là một kết quả đáng mừng.
Từ việc cảm nhận bài thơ, phân tích được các biện pháp tu từ giúp các em vận dụng, cảm thụ một tác phẩm hoặc viết văn hay hơn có tính thuyết phục hơn.
Khi chưa có sáng kiến kinh nghiệm này tôi nhận thấy khi dạy các em phân tích cảm thụ một tác phẩm việc các em học, hiểu tiếp thu giá trị tác phẩm gặp rất nhiều khó khăn, bản thân giáo viên phải gợi ý nhiều lần các em mới phát hiện ra nên các em không mấy hứng thú khi học môn ngữ văn. Sau khi áp dụng phương pháp mới tôi nhận thấy trong các giờ dạy văn các em tích cực chủ động, hứng thú trong khi làm bài tập. Chính vì vậy kết quả các bài kiểm tra khá cao, đặc biệt trong kì kiểm tra cuối học HKI vừa qua kết quả môn ngữ văn 9 lớp tôi phụ trách điểm khá, tốt rất cao. 
3. Kết luận kiến nghị
 Kết luận:
Học văn làm văn là một năng lực tổng hợp, quá trình bền bỉ dày công học tập trao dồi lâu ngày, đó chưa nói đến năng khiếu. Song dù có năng khiếu ít hay nhiều, sự nhẫn nại kiên trì nhiệt tình công phu thường xuyên rèn luyện trong học tập dẫn đến con đường thành công. Với cách phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ trong văn thơ cũng chỉ là một cách trong rất nhiều cách để khám phá ra vẻ đẹp và giá trị cao đầy tính nhân văn mà các tác giả gửi gắm qua từng trang viết. Giúp các em có hứng thú hơn với môn văn, cả trong quá trình học văn.
Trên đây là kinh nghiệm tôi rút ra trong quá trình giảng dạy đạt kết quả cao. Với mục đích trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tôi muốn được học hỏi nhiều hơn của bạn bè từ đó trau dồi thêm kiến thức, tìm ra phương pháp dạy tốt nhất đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy.
3.2 Kiến nghị:
- Đối với Sở GD&ĐT: 
Chỉ đạo sát sao việc thực hiện các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học bộ môn. Tổ chức các Hội thảo về chuyên đề về phương pháp dạy học Văn trong nhà trường Phổ thông.
- Đối với Phòng GD&ĐT: Tổ chức các lớp tập huấn về chuyên đề văn học, chỉ đạo tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn, để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
- Đối với nhà trường:
+ Giáo viên giảng dạy cần được cung cấp nhiều hơn tài liệu tham khảo về cảm thụ thơ văn.
+ Tổ chức các câu lạc bộ về bình thơ.
- Đối với giáo viên:
+ GV cần thay đổi phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình phân tích, hiểu và cảm thụ tác phẩm.
+ Cần làm phong phú giờ học, đa dạng hình thức dạy học.
+ Đưa những vấn đề từ đề tài áp dụng vào thực tế dạy học. 
iHHHh
Trên đây là một số biện pháp tôi đã thực hiện. Để đề tài được thực thi hơn rất mong nhận được sự góp ý từ đồng nghiệp, từ các cấp.
Xin chân thành cảm ơn. 
 Nam Xuân, ngày 14 tháng 01 năm 2017
 Người viết
 Ngô Thị Châu
Tài liệu tham khảo.
1. Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9 tập 1 của nhà xuất bản giáo dục.
2. Sách học tốt Ngữ Văn lớp 9 tập 1 của nhà xuất bản giáo dục.
3. Sách giáo viên Ngữ Văn lớp 9 tập 1 của nhà xuất bản giáo dục.
4. Một trăm bài văn hay của nhà xuất bản thanh niên.
5. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn văn THCS của bộ giáo dục.
6. Bình, giảng thơ của nhà xuất bản giáo dục
ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Xếp loại: .
TỔ TRƯỞNG
ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH PHÒNG GIÁO DỤC
Xếp loại: .
CHỦ TỊCH HĐKH PHÒNG GIÁO DỤC
ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH PHÒNG GIÁO DỤC
Xếp loại: .
CHỦ TỊCH HĐKH PHÒNG GIÁO DỤC

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_cam_thu_mot_tac_pham_tho_t.doc