Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp làm các dạng đề văn biểu cảm về sự vật, con người tại Trường THCS Hợp Hưng
M.L.Kalinine cho rằng: “Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn”. Mỗi chúng ta đều biết, văn học có đặc trưng riêng và chính đặc trưng đó làm nên điều kì diệu của văn học. Văn học không chỉ mang lại cho ta những hiểu biết về cuộc đời, về con người, về xã hội; đời xưa, đời nay và cả những khát khao về một tương lai tốt đẹp mà còn là vũ khí thanh tao, đắc lực có tác động sâu sắc đến tâm hồn, tình cảm của con người. Văn học giúp con người tự nhận thức, tự xây dựng nhân cách và cách sống tích cực cho bản thân. Văn học còn khơi dậy trong ta những tư tưởng, tình cảm, khát vọng cao đẹp:“Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý” (Mác-xim Goóc-ki). Văn bản văn chương chắp cánh để tất cả chúng ta đến với một thời đại văn minh, đến với mọi miền đất nước, mọi nền văn hóa dân tộc, xây dựng cho chúng ta niềm tin vào cuộc sống, trang bị cho chúng ta vốn kiến thức, vốn sống, hướng con người vươn tới đỉnh cao của cái đẹp trong cuộc sống.
Trong những năm qua, cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa thì việc đổi mới phương pháp dạy học được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, một yêu cầu bức thiết đối với tất cả các cấp học, bậc học nước ta. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện việc đổi mới, giáo viên chỉ chú trọng đến việc đổi mới trong tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, hoàn thiện các bước dạy theo hướng đổi mới, chứ chưa chú trọng đến việc rèn phương pháp viết bài cho học sinh mà nhiều khi vẫn còn tình trạng dạy văn mẫu cho học sinh chép và học thuộc khiến học sinh không hiểu được bản chất của vấn đề. Chính vì vậy, người dạy phải sớm tìm ra giải pháp phù hợp để khắc phục những khó khăn và đem lại hiệu quả cao cho việc dạy và học môn văn.
Với đối tượng học sinh lớp 7 các em còn dễ bị nhầm lẫn giữa các phương thức tự sự, miêu tả với biểu cảm. Các em còn e dè trong việc bộc lộ cảm xúc của bản thân trước sự vật, con người. Các dạng bài tập làm văn này khá đa dạng, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức về tự nhiên, xã hội. Điều đó cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc học môn văn nói chung và phần văn biểu cảm nói riêng. Đó là những trăn trở, suy nghĩ của đội ngũ nhà giáo - những người sẵn sàng hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục. Chính vì vậy, mỗi giáo viên chúng ta không ngừng tìm tòi sáng tạo, học hỏi đồng nghiệp để tìm ra phương pháp dạy học tối ưu nhất và phù hợp với học sinh. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi luôn mong muốn các em có được kĩ năng làm bài tốt nhất. Trên cơ sở đó, từ những suy nghĩ của mình, tôi đã áp dụng một số giải pháp và thấy được kĩ năng viết văn biểu cảm của các em có nhiều tiến bộ.
Năm học 2019 - 2020, 2020 - 2021 tôi được phân công giảng dạy môn ngữ văn 7. Tôi nhận thấy mặc dù biểu lộ tình cảm, cảm xúc là một nhu cầu thiết yếu của con người nhưng học sinh chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình để “khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc” (Văn 7 - tập 1). Khi hành văn, các em còn lẫn lộn, chưa phân biệt rõ ràng, rạch ròi giữa văn biểu cảm với các thể loại văn khác. Chính vì thế, điểm các bài kiểm tra và điểm trung bình môn văn của các em còn thấp. Thực tế đó quả là đáng lo ngại, thực trạng vấn đề này ra sao ? Vì sao học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc làm văn biểu cảm ? cần phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm cho học sinh THCS ? Đó là những vấn đề tôi trăn trở, day dứt, muốn cùng được chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp làm các dạng đề văn biểu cảm về sự vật, con người tại Trường THCS Hợp Hưng

i yêu đôi bàn tay ấy đó là đôi bàn tay đã nâng niu cả tuổi thơ tôi. + Nụ cười tươi lúc nào cũng ngự trên khuôn miệng có khả năng sưởi ấm lòng người. - Lần đầu tôi cảm nhận được tình cảm của mẹ dành cho tôi là khi tối học lớp 2, trong một lần tôi bị ốm. • Những việc làm người đó dành cho em để lại ấn tượng tốt đẹp: - Mẹ làm công nhân may ở gần nhà, suốt ngày tấ bật với công việc nhưng vẫn chăm lo chu đáo cho gia đình để cha yên tâm công tác ở xa. - Mẹ làm việc vất vả quanh năm để chị em tôi có miếng ăn ngon, cái áo đẹp. - Mẹ thường thủ thỉ tâm sự những điều hay lẽ phải giúp tôi nhận ra những bài học trong cuộc sống. - Còn nhỏ nhà nghèo, mẹ không có điều kiện học hành. Bây giờ thấm thía điều đó mẹ luôn dạy chị em tôi những bài học cần thiết cho cuộc sống để chúng tôi thấy rõ sự cần thiết của việc học tập. Tôi luôn thấy tự hào, biết ơn mẹ. - Gợi một kỉ niệm làm em nhớ mãi (có thể là một lần mắc lỗi, một lần ốm hay một kỉ niệm sâu sắc khiến em nhận thấy mẹ hi sinh và lo lắng cho em). • Cách sống của người đó để lại trong em nhiều ấn tượng tốt đẹp. - Sống tình cảm nhưng lại rất nghiêm khắc. Khi tôi mắc lỗi mẹ nhìn tôi bằng ánh mắt vô cùng giận dữ lẫn buồn rầu, thất vọng. - Mẹ đánh tôi, sau đó tôi thấy mẹ ngồi khóc một mình, tôi cảm thấy mình thất bất hiếu. - Mẹ luôn nhẹ nhàng với những người xung quanh nên được mọi quang yêu quý. • Những cảm xúc và mong ước của em. - Mẹ luôn là tấm gương sáng để các con noi theo và tin tưởng. Chị em con sẽ cố chăm ngoan và học giỏi. - Các con mong ước mẹ sống lâu, khoẻ mạnh. - Mong mình lớn nhanh, có sức khoẻ để đỡ đần mẹ những công việc nhà. * Kết bài - Khẳng định tình cảm của em với mẹ: yêu quý, gắn bó, tự hào, biết ơn, ngưỡng mộ mẹ. - Lời nhắn gửi đến mọi người và cảm nghĩ của em về vai trò của mẹ trong gia đình. * Dạng 4: Biểu cảm về con vật nuôi Giáo viên hướng dẫn dạng chung như sau: * Mở bài: - Giới thiệu về con vật nuôi mà em yêu quý. * Thân bài • Cảm xúc về những đặc điểm gợi cảm nổi bật của con vật nuôi mà em yêu quý. - Hoàn cảnh xuất hiện của con vật nuôi đó trong nhà em. - Những ấn tượng của em khi lần đầu tiếp xúc với con vật nuôi đó. - Những đặc điểm gợi cảm của con vật nuôi để lại ấn tượng tốt đẹp: + Ngoại hình: bộ lông, đôi chân, cái tai, đôi mắt, cái miệng, + Hành động: ngộ nghĩnh đáng yêu, phù hợp với từng loài vật. Đặc biệt hành động trong từng thời điểm khác nhau. • Những kỉ niệm của em với con vật nuôi. - Em dạy con vật nuôi đó những trò gì. - Em và con vật nuôi đó gắn bó với nhau thân thiết như thế nào? - Gợi một kỉ niệm sâu sắc với con vật nuôi. - Những mong muốn của em. * Kết bài - Khẳng định tình cảm của em với con vật nuôi đó. - Lời nhắn gửi đến mọi người và cảm nghĩ của em về vai trò của con vật nuôi đó trong gia đình. Ví dụ Đề bài: Cảm nghĩ về một con vật nuôi mà em yêu quý. Trước một đề bài giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện theo từng bước Bước I. Tìm hiểu đề, tìm ý : - Kiểu bài: Biểu cảm về con vật nuôi. - Đối tượng biểu cảm: Con mèo mà em yêu quý. - Cảm xúc chủ đạo: Yêu mến, gắn bó,. Bước II. Dàn bài. * Mở bài - Dẫn dắt giới thiệu về con vật nuôi: con mèo. * Thân bài • Biểu cảm về vài nét nổi bật của con vật. - Hoàn cảnh con mèo đến vời gia đình: năm ngoái nhân dịp về quê, em được bà cho một chú mèo con tuyệt đẹp. Em đặt tên cho nó là Mi Mi. Từ đó đến nay, Mi Mi đã trở thành người bạn thân thiết của em. - Về nhà em đã được một năm rồi nên Mi Mi đã quen với mọi người trong nhà. Trước đó nó còn là một con mèo đỏ hỏn to bằng hai bàn tay em úp lại, giờ thì nó đã phổng phao hơn nhiều. - Ôi! nhìn bộ lông của Mi Mi mới đẹp làm sao. Bộ lông trắng muốt, mềm mại như tơ như lớp áo choàng bảo vệ Mi Mi khỏi giá lạnh của thời tiết. - Đôi chân ngắn cũn cỡn có lớp đệm phía dưới nên chú mèo di chuyển rất nhẹ nhàng. Nhờ đặc điểm này mà bao con chuột đáng ghét đã bị tiêu diệt dưới móng vuốt của Mi Mi rồi đấy. - Hai cái tai Mi Mi lúc nào cũng vểnh lên để nghe ngóng âm thanh xung quanh. - Đôi mắt tròn xoe như hai hòn bi ve trông thật đáng yêu. Nhưng đừng coi thường nhé, đôi mắt ấy còn có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối nữa đấy. - Cái miệng rộng thỉnh thoảng lại nhe ra mấy chiếc răng nhọn hoắt. - Em rất thích nhìn Mi Mi làm trò với cái đuôi dài của mình. Lúc vui cái đuôi ấy xoắn tít lại, lúc buồn thì đuôi lại cụp xuống. - Mi Mi quả thật là con mèo biết hưởng thụ. Sáng sớm, nó nằm dài trên bể nước để tắm nắng. Đôi mắt lim dim cùng mấy sợi ria thỉnh thoảng lại nhếch lên trông thật đáng yêu. • Biểu cảm về những kỉ niệm với con vật - Mi Mi là chú mèo rất thông minh nên em thường dạy cho nó nhiều trò hay như đi bằng hai chân, kêu meo meo làm toán... - Mi Mi gắn bó với em vô cùng. Lúc em ngồi học, nó dụi dụi đầu vào chân nũng nịu, lúc em đi ngủ nó cũng nhảy tót lên giường nằm. - Ở bên Mi Mi em có cảm giác thật dễ chịu. Nó như một người bạn thật sự, không ồn ào và biết lắng nghe. Mỗi khi em có tâm sự, em lại ôm Mi Mi vào lòng, nói hết ra những điều em muốn nói. Có lẽ Mi Mi không hiểu đâu nhưng nó cứ ngồi im đấy, thỉnh thoảng lại gật gật cái đầu ra vẻ là mình hiểu hết đấy nhé. Có Mi Mi, em như trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn. - Có lần Mi Mi làm rơi vỡ mất món quà lưu niệm rất có ý nghĩa với em. Có vẻ như nó biết mình đã làm điều gì sai nên đôi mắt cứ mở to long lanh và cái miệng cứ luôn miệng meo meo khiến em không thể nổi giận được. Nhìn điệu bộ mắc cười của nó em chỉ có thể bế nó vào lòng, vỗ nhẹ vào bộ lông mềm mại và nhắc nhở rằng lần sau không được nghịch như thế nữa nhé. Lúc đó cái miệng của Mi Mi lại nhe ra và đôi mắt thì tít lại ra vẻ đồng ý và ngoan ngoãn vâng lời. * Kết bài - Khẳng định tình cảm của em với con vật nuôi đó. - Lời nhắn gửi đến mọi người và cảm nghĩ của em về vai trò của con vật nuôi đó trong gia đình. * Dạng 5: Biểu cảm về một kỉ niệm Giáo viên hướng dẫn dạng chung như sau: * Mở bài: - Giới thiệu về một kỉ niệm làm em nhớ mãi. * Thân bài - Hồi tưởng lại về những kỉ niệm: có thể có những kỉ niệm vui, kỉ niệm buồn, kỉ niệm em mãi nhớ. • Kỉ niệm vui - Đó là kỉ niệm vui nào? diễn ra trong thời điểm nào? Kỉ niệm vui đó có gì đặc biệt khiến em nhớ mãi? - Mỗi khi nhớ lại những kỉ niệm vui đó trong lòng em dâng lên những cảm xúc nào: vui mừng, nuối tiếc, • Kỉ niệm buồn - Đó là kỉ niệm buồn nào? diễn ra trong thời điểm nào? Kỉ niệm buồn đó có gì đặc biệt khiến em nhớ mãi? - Mỗi khi nhớ lại những kỉ niệm buồn đó trong lòng em dâng lên những cảm xúc nào: buồn, áy náy, • Cảm nhận về tuổi thơ - Tuổi thơ là giai đoạn hồn nhiên, vô tư của một con người. Chúng ta cần nên trân trọng điều đó. - Và những kỉ niệm tuổi thơ của chúng ta sẽ là hành trang cùng ta trên bước đường sau này. - Dù đó là kỉ niệm vui hay kỉ niệm buồn thì đó đều là những kỉ niệm rất đẹp. * Kết bài - Khẳng định tình cảm của em với với những kỉ niệm đó. Ví dụ: Đề bài: Cảm nghĩ về một con vật nuôi mà em yêu quý. Trước một đề bài giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện theo từng bước Bước I. Tìm hiểu đề, tìm ý : - Kiểu bài: Biểu cảm về con vật nuôi. - Đối tượng biểu cảm: Con mèo mà em yêu quý. - Cảm xúc chủ đạo: Yêu mến, gắn bó, trân trọng,. Bước II. Dàn bài. * Mở bài - Được dịp về quê chơi, tôi bỗng nhớ về những kỉ niệm ngày nào thuở ấu thơ của mình. * Thân bài - Hồi tưởng lại về những kỉ niệm tuổi thơ có biết bao là kỉ niệm vui, buồn lẫn lộn. • Kỉ niệm vui - Khi bé, chúng tôi rất thích chơi một trò chơi dân gian đó là trò “Banh đũa”. - Nếu ai chơi thua thì sẽ được dùng đũa để “nẻ” chân người thua. - Lần đó, tôi chơi chung với nhóm bạn trong đó có một đứa mà tôi ghét nhất. - Tôi cố gắng chơi thật tốt, và cuối cùng tôi đã chiến thắng. - Khi nẻ đến lượt tên đáng ghét đó, chắc tại cái tính hắn giống công tử bột nên khi quăng/trái banh lên cao chuẩn bị lấy đũa để nẻ, tôi la lớn, thế là hắn khóc một trận ngon lành mặc dù tôi chưa kịp nẻ hắn. - Giờ nghĩ lại kỉ niệm hồi 9 tuổi ấy, thật dễ thương làm sao! • Kỉ niệm buồn - Thuở nhỏ, ai mà chẳng có một người bạn thân thương để sẻ chia những tâm sự vui buồn. - Tôi cũng có một người bạn rất thân thiết. - Thế nhưng, năm đó, người bạn này phải chuyển nhà sang chỗ mới nên tôi và bạn hẹn gặp nhau ra ngoài cây cầu khỉ quen thuộc. - Gặp bạn, trong lòng tôi chất chứa biết bao cảm xúc. - Trước khi gặp bạn buổi cuối cùng này, tôi đã làm một con rô-bôt bằng hộp thuốc lá rất dễ thương để tặng bạn làm kĩ niệm. - Còn bạn thì tặng tôi một cây viết máy rất đẹp. - Tới giờ bạn đi, mắt tôi ngân ngấn nước mắt. - Và đến tận bây giờ, tôi đã mất liên lạc với người bạn này. • Cảm nhận về tuổi thơ - Tuổi thơ là giai đoạn hồn nhiên, vô tư của một con người. Chúng ta cần nên trân trọng điều đó. - Và những kỉ niệm tuổi thơ của chúng ta sẽ là hành trang cùng ta trên bước đường sau này. - Dù đó là kỉ niệm vui hay kỉ niệm buồn thì đó đều là những kỉ niệm rất đẹp. * Kết bài - Mỗi lần nghĩ tới tuổi thơ lòng tôi chợt bồi hồi, xao xuyến. - Tôi hứa sẽ mãi ghi sâu trong lòng những kí ức tuyệt đẹp một thời tuổi thơ của mình. Như vậy với mỗi dạng đề giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh dạng phương pháp chung sau đó cho các em áp dụng phương pháp đó vào bài làm của mình. Khi đó bài làm của học sinh sẽ đạt hiệu quả cao hơn. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Qua nghiên cứu và thử nghiệm giảng dạy nhiều năm đối với nhiều lứa học sinh lớp 7 cho thấy khả năng áp dụng vào thực tế của sáng kiến: “Phương pháp làm các dạng đề văn biểu cảm về sự vật, con người” là hoàn toàn thực hiện được, có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng là học sinh Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém lớp 7 THCS vì các nội dung được đề cập đến trong sáng kiến là những nội dung chủ yếu liên quan đến sự linh hoạt khéo léo của học sinh và sự linh hoạt của giáo viên khi làm bài tập tập làm văn trong đề kiểm tra môn Ngữ Văn 7. Mặt khác, các giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ góp phần đổi mới phương pháp đánh giá kiểm tra học sinh, phát huy năng lực tự học của học sinh đối với môn Ngữ Văn cấp THCS. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến Qua hai năm rút kinh nghiệm và thay đổi, áp dụng những giải pháp nêu trên tôi nhận thấy chất lượng dạy và học văn biểu cảm về sự vật, con người ở môn văn khối 7 năm học 2019 – 2020, 2020 - 2021 được nâng cao rõ rệt. Đặc biệt sáng kiến kinh nghiệm này đã giúp cho tôi có ý thức rõ ràng hơn về việc xây dựng kế hoạch dạy học sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới về dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định phát triển năng lực học sinh theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với học sinh: Góp phần hình thành kĩ năng tự học, tự tìm hiểu và phát huy khả năng tư duy, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo cho học sinh có tâm thế tốt hơn khi tiếp nhận kiến thức bài học mới và tiếp nhận một cách sâu sắc. Học sinh một mặt có thể làm tốt các dạng đề bài văn biểu cảm về sự vật, con người. Áp dụng phương pháp giảng dạy này vừa nâng cao được năng lực viết bài tập làm văn nói riêng và tạo lập văn bản nói chung. Chất lượng học tập của học sinh được nâng cao, kết quả làm bài cũng tốt hơn trước rất nhiều. Đặc biệt các em đã học được phương pháp làm bài, không còn lúng túng, nhầm lẫn khi làm các đề bài văn biểu cảm về sự vật, con người như trước. Đối với chất lượng dạy và học: Việc tìm tòi, nghiên cứu các phương pháp làm các đề bài văn biểu cảm về sự vật, con người cũng giúp giáo viên có thêm nguồn tư liệu bổ sung cho phương pháp, kĩ thuật dạy học, qua đó cũng góp phần làm phong phú nội dung bài dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Ngữ Văn trong Trường Trung học cơ sở. Sau khi áp dụng sáng kiến thì chất lượng học môn Ngữ văn của học sinh khối 7 đã có chuyển biển tích cực qua từng kì kiểm tra khảo sát, thể hiện bằng tỉ lệ học sinh đạt điểm Giỏi, Khá tăng lên và tỉ lệ học sinh bị điểm yếu từng bước giảm khi so sánh các năm học chưa áp phương pháp làm các đề bài văn biểu cảm về sự vật, con người trong đề kiểm tra Ngữ Văn lớp 7 trong dạy học môn Ngữ văn trung học sơ sở. Cụ thể: THỐNG KÊ KẾT QUẢ CÁC BÀI KIỂM TRA *Trước khi chưa áp dụng sáng kiến này, chất lượng Môn Ngữ Văn 8 như sau: Năm học Lớp Tống số HS Kết quả Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 2019 - 2020 7A1 39 9 23.1 11 28.2 14 35.9 5 12.8 7A2 38 7 18.5 10 26.3 16 42.1 5 13.1 2020 - 2021 7A1 43 10 23.3 16 37.2 13 30.2 4 9.3 7A2 42 8 19.3 14 33.5 15 35.9 5 11.3 Tổng 162 34 21.0 51 31.4 58 35.8 19 11.8 *Sau khi áp dụng sáng kiến này, chất lượng Môn Ngữ Văn 7 như sau: Năm học Lớp Tống số HS Kết quả Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 2019 - 2020 7A1 39 14 35.9 17 43.6 8 20.5 0 0 7A2 38 12 31.6 16 42.0 10 26.4 0 0 2020 - 2021 7A1 43 15 34.9 21 48.8 7 16.3 0 0 7A2 42 13 31.0 20 47.6 9 21.4 0 0 Tổng 162 54 33.3 74 45.7 34 21.0 0 0 3.5. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Đối với giáo viên: + Phải có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, thường xuyên nắm bắt các yêu cầu đổi mới của môn học. Nhiệt tình trong công việc, yêu nghề, nhiệt tình với nghề. Thường xuyên có ý thức tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. + Cần chú trọng trong khâu nghiên cứu bài học để tìm ra những phần những đề bài phù hợp với năng lực học sinh để các em có thể làm được các dạng đề văn biểu cảm về sự vật, con người một cách hiệu quả. Tuỳ từng đối tượng học sinh mà có những yêu cầu cụ thể về nội dung cảm xúc của bài viết, đồng thời cần các định được việc lựa chọn đề bài nhằm mục đích gì, nhằm phát huy những năng lực nào của học sinh. Giáo viên cũng cần đọc nhiều tích lũy nhiều những kiến thức liên quan trong môn Ngữ Văn và các môn học khác để có tư liệu cần thiết cho việc biên soạn hệ thống đề một cách linh hoạt. - Đối với học sinh: Có ý thức trong học tập, có thái độ ham thích học các môn khoa học xã hội; có sự chuẩn bị bài ở nhà và đọc tham khảo nhiều tài liệu kiến thức thì mới có thể vận dụng kiến thức để tạo lập được bài bản biểu cảm có cảm xúc. - Nhà trường, tổ chuyên môn thường xuyên bổ sung các tài liệu tham khảo, cập nhật kịp thời, đầy đủ các văn bản hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học, sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực nói chung về xây dựng đề bài tập làm văn cho môn Ngữ văn nói chung, môn Ngữ Văn 7 nói riêng. - Các cấp chuyên môn từ Phòng GDĐT, Sở GDĐT và Bộ GDĐT cần tổ chức nhiều chuyên đề về phương pháp làm các dạng đề văn biểu cảm về sự vật, con người trong đề kiểm môn Ngữ Văn 7, để giáo viên có điều kiện tiếp cận với nhiều nguồn tri thức, từ đó dễ dàng hướng dẫn học sinh tự học, tự rèn luyện kĩ năng làm bài trong đề kiểm tra môn Ngữ Văn cấp Trung học sơ sở. 4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi cam kết sáng kiến “Phương pháp làm các dạng đề văn biểu cảm về sự vật, con người” là do tôi thực hiện. Không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Đông Hưng, ngày 20 tháng 5 năm 2021 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (xác nhận) TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Kí và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Huệ
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_lam_cac_dang_de_van_bieu_c.doc