Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp văn bản nhật dụng trong Ngữ Văn 8

Trong hệ thống ch­ương trình giáo dục, môn Ngữ văn có một vị trí hết sức quan trọng. Trước hết, Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, t­ư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ văn còn là một môn học công cụ, góp phần hình thành những con ngư­ời có trình độ học vấn ngày càng cao. Đồng thời góp phần xây dựng nhân cách cho học sinh, những công dân trẻ có lòng yêu n­ước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc, có ý thức tự tu d­ưỡng, biết yêu th­ương, quí trọng gia đình, bạn bè, biết h­ướng tới những tình cảm cao đẹp nh­ất là lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, sự căm ghét cái ác, cái xấu. Môn Ngữ văn cũng giúp cho học sinh biết rèn luyện để có tính tự lập, có t­ư duy sáng tạo, b­ước đầu có năng lực thực hành và sử dụng tiếng Việt nh­ư một công cụ để t­ư duy, giao tiếp. Nói như­ Maxim Gorki: “Văn học là nhân học”

Văn bản Nhật dụng trong ch­ương trình ngữ văn THCS nói chung và Ngữ văn 8 nói riêng mang nội dung “gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống tr­ớc mắt của con ng­ười và cộng đồng trong xã hội hiện đại”, h­ướng ng­ười học tới những vấn đề thời sự hằng ngày mà mỗi cá nhân, cộng đồng đều quan tâm như­ môi tr­ường, dân số, sức khoẻ cộng đồng, quyền trẻ em… Những văn bản này giúp cho ngư­ời dạy dễ dàng đạt đ­ược mục tiêu: tăng tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn bài học với thực tiễn. Xuất phát từ tình hình thực tế đó tôi muốn đ­a ra một số ý kiến để trang bị cho mình PPDH có hiệu quả những văn bản nhật dụng ở Ngữ văn 8.

docx 11 trang Trang Lê 16/03/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp văn bản nhật dụng trong Ngữ Văn 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp văn bản nhật dụng trong Ngữ Văn 8

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp văn bản nhật dụng trong Ngữ Văn 8
người cũng tăng theo cấp số nhân ấy thì tổng dân số sẽ đạt ô thứ 30 (năm1995) và ô thứ 31 (năm 2015)nếu cứ để dân số tăng như thế thì đến một ngày 64 ô của bàn cờ sẽ bị lấp kín và khi đó mỗi người chỉ còn một chỗ ở với diện tích như một hạt thóc trên trái đất.Mục đích của sự tính toán này là báo động về nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số của thế giới. Vì thế “Bài toán dân số” được xem là một văn bản nhật dụng phục vụ cho chủ đề “dân số và tương lai của nhân loại”. Bài toán này càng có ý nghĩa thời sự đối với các nước chậm phát triển, trong đó có Việt Nam.
5. Kết quả:
6. Vài nét về địa bàn nghiên cứu:
Trường THCS Nam Thái là trường đạt chuẩn quốc gia đi đầu trong việc đổi mới phương pháp và công nghệ thông tin trong dạy học. Trường có đội ngũ giáo viên tương đối đông so với các trường trong huyện, giáo viên yêu nghề, có năng lực chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm. Đội ngũ giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh thuộc loại nhất nhì huyện.Tuy số lượng học sinh tương đối đông (426 học sinh), nhng chất lượng giáo dục và học tập của trường khá cao và có uy tín đối với nhân dân trong huyện. Mục tiêu hiện nay của nhà trường là đào tạo toàn diện nhằm giúp học sinh có chất lượng cao về cả văn hoá và đạo đức.Hàng năm số lượng  học sinh đạt học sinh giỏi các cấp ngày càng tăng. Hầu hết các em ở trong thị trấn, việc học của các em đuợc gia đình  quan tâm rất chu đáo. Song bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều học sinh cha có ý thức tự giác trong học tập, mải chơi, bị lôi cuốn vào các trò chơi điện tử, gia đình làm ăn ở xa thiếu sự quan tâm của bố mẹ làm ảnh hởng đến chất lượng học tập của các em.
7. Thực trạng
Trong quá trình giảng dạy và dự giờ các đồng nghiệp, tôi thấy một số thực trạng sau:
+ Giáo viên coi các văn bản này là một thể loại cụ thể giống như truyện, kí 
+ Giáo viên thường chú ý khai thác và bình giá mà chưa chú trọng đến vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản gần gũi với học sinh.
+ Vốn kiến thức của giáo viên còn hạn chế ,thiếu sự mở rộng .
+ Giáo viên cha vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cũng như các biện pháp tổ chức dạy học nhằm gây hứng thú cho HS.
+  Phương tiện dạy học dùng bảng phụ, tranh ảnh minh hoạ, thiết kế giáo án điện tử.
+ Giờ dạy tẻ nhạt, không thực sự thu hút sự chú ý của học sinh.
8. Đánh giá thực trạng
Nguyên nhân của thực trạng trên là:
– Văn bản nhật dụng mới được đa vào giảng dạy, số lượng văn bản không nhiều nên GV còn thấy rất mới mẻ, ít có kinh nghiệm, lúng túng về phương pháp.
– Cha xác định đúng mục tiêu đặc thù của bài học văn bản Nhật dụng.
9. Đề xuất biện pháp
Trước những thực trạng và nguyên nhân trên tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy như sau:
* Xác định mục tiêu đặc thù của bài học văn bản nhật dụng
Trang bị kiến thức và trau dồi tư tưởng , tình cảm thái độ cho học sinh cung cấp và mở rộng hiểu biết cho học sinh về những vấn đề gần gũi, bức thiết đang diễn ra trong đời sống xã hội hiện đại, từ đó tăng cường ý thức cho học sinh.
* Chuẩn bị
 –  Về kiến thức:
Giáo viên phải trang bị thêm cho mình những kiến thức mở rộng, hỗ trợ cho bài giảng như thu thập các tài liệu có liên quan đến bài giảng trên các nguồn thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, mạng Internet, báo chí, sách vở, tranh ảnh, âm nhạc)
– Về phương tiện dạy học:
Các phương tiện dạy học truyền thống như: SGK, bảng đen, phấn trắng cha thể đáp ứng đựơc hết nhu cầu dạy học văn bản nhật dụng. GV có thể chuẩn bị  các tư liệu khác như: đĩa nhạc CD, phim ảnh và nếu được thu thập, thiết kế và trình chiếu trên các phương tiện dạy học điện tử sẽ khiến các em hào hứng hơn trong giờ học.
GV cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, nhờ đó mà các bài học văn bản Nhật dụng sẽ khắc phục được tính thông tin tẻ nhạt đơn điệu ,hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng sẽ tăng lên.
  * Phương pháp dạy học
– Dạy học phù hợp với  phương thức biểu đạt  mỗi văn bản.
Trong dạy học văn bản ,không thể hiểu nội dung tư tưởng văn bản nếu không đọc từ các dấu hiệu hình thức của chúng. Nên dạy học văn bản nhật dụng cũng phải theo nguyên tắc đi từ dấu hiệu hình thức tới khám phá mục đích giao tiếp trong hình thức ấy.
Khi văn bản được tạo lập bằng phương thức thuyết minh như “Ôn dịch, thuốc lá” thì hoạt động dạy học tương ứng sẽ là tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung văn bản từ các dấu hiệu hình thức của bài thuyết minh khoa học như: tiêu đề bài văn (Em hiểu như thế nào về đầu đề “Ôn dịch ,thuốc lá”? Có thể sửa nhan đề này thành “Ôn dịch thuốc lá” hoặc “Thuốc lá là một loại ôn dịch” được không? Vì sao?); vai trò của tác giả trong văn bản thuýêt minh( Theo em,tác giả có vai trò gì trong văn bản này); đặc điểm của lời văn thuyết minh (Đoạn văn nào nói về tác hại của thuốc lá đến sức khoẻ con ngời? Tác hại này được phân tích trên những chứng cớ nào?Các chứng cớ đợc nêu có đặc điểm gì? Từ đó cho thấy mức độ tác hại nh thế nào của thuốc lá đến sức khoẻ con người? ở đây tri thức nào về tác hại của thuốc lá hoàn toàn mới lạ đối với em?)
Mặc dù các phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản nhật dụng là thuyết minh và nghị luận  nhưng các văn bản này thường đan xen các yếu tố của phương thức khác như: tự sự, biểu cảm. Khi đó GV cũng cần chú ý đến yếu tố này.
–  Vận dụng linh hoạt các phương pháp như: phương pháp đàm thoại, đọc diễn cảm, giảng bình, phân tích, nêu vấn đề, thảo luận, động não, kỉ thuật khăn trải bàn, mãnh ghép Mục đích của việc dạy văn bản nhật dụng là giúp học sinh hoà nhập hơn nữa với đời sống xã hội nên GV phải tạo ra không khí  giờ học dân chủ, sôi nổi, kích thích sự hào hứng của học sinh.
Như vậy để giờ dạy văn bản nhật dụng đạt kết quả cao, đáp ứng mục tiêu bài học, người giáo viên cần phải đa dạng hoá các biện pháp dạy học, các cách tổ chức dạy học, các phương tiện dạy học theo hướng hiện đại hoá: thu thập, su tầm các nguồn tài liệu để minh hoạ và mở rộng kiến thức. Coi trọng đàm thoại cá nhân và nhóm, chú ý tới câu hỏi liên hệ ý nghĩa văn bản với hoạt động thực tiễn của cá nhân và cộng đồng xã hội hiện nay. Sáng tạo trò chơi dạy học đơn giản, nhanh gọn để minh hoạ cho chủ đề của văn bản. Tăng cường phương tiện dạy học điện tử như máy chiếu, máy đa năng, phòng học bộ môn để gia tăng lượng thông tin trong bài học, tạo không khí dân chủ, hào hứng trong giờ học.
10. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
Tôi đã áp dụng những biện pháp trên thông qua bài dạy và dự giờ đồng nghiệp được nghe góp ý:
CHUYÊN ĐỀ VĂN BẢN NHẬT DỤNG
Tiết 45:  ÔN DỊCH THUỐC LÁ
1. Mục tiêu bài học
2. Kiến thức
– Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khoẻ con người và đạo đức xã hội. Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản.
3. Kĩ năng
– Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội.
4. Thái độ 
– Ý thức phòng chống thuốc lá, vận động mọi người cùng từ bỏ thuốc lá.
5. Phương pháp dạy học và định hướng phát triển năng lực:
– Nêu vấn đề, Phân tích các tình huống; gợi mở,
– Tiếp nhận văn bản, giải quyết vấn đề, tự học sáng tạo, sd ngôn ngữ
6. Đồ dùng dạy học cần chuẩn bị:
-G/v Giáo án ; SGK,
– HS đọc và soạn bài đầy đủ ở nhà.
C.Tiến trình dạy và học
HĐ 1: Khởi động
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
? Văn bản “ Thông tin về ngày trái đất 2000” kêu gọi về vấn đề gì? Vấn đề ấy có tầm quan trong như thế nào?
3. Bài mới:Trong cuộc sống hàng ngày các em gặp rất nhiều người hút thuốc lá. Hút thuốc là một thói quen, một căn bệnh khó chữa. Đã có mấy người hiểu hết tác hại của nó hoặc thậm chí biết mà vẫn hút. Thuốc lá cũng là một tệ nghiện cần được ngăn chặn. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu một phần lí do
HĐ 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV& HS
Nội dung
? GV hướng dẫn HS đọc rõ ràng .
HS đọc, HS khác nhận xét .GV nhận
xét, bổ sung
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
? Giải nghĩa một số từ: Vi trùng, vi khuẩn, kí sinh trùng ?
HS trả lời GV nhận xét
Văn bản được chia làm mấy đoạn ?
Nội dung từng đoạn ?
Nhận xét của em về kiểu loại văn bản ?
Em hiểu gì về ý nghĩa nhan đề ?
Nhận xét của em về cách viết ở nhan
đề văn bản ?
Dấu phẩy đặt ở giữa có ý nghĩa gì ?
Bày tỏ thái độ gì của tác giả đối với
thuốc lá ?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết
?Tác hại của thuốc lá đối với cá nhân?
GV mở rộng :1 điếu thuốc lá sản sinh
ra
4000 chất độc hóa học khác nhau
trong đó
có 30 chất là nguyên nhân gây ung thư: ni-co-tin,ben-zen,
Theo ngiên cứu 1 điếu thuốc giảm 3
phút tuổi thọ
Tác hại của thuốc lá đối với cộng đồng xã hội ?
Liên hệ thực tế tình hình hút thuốc ở
gia đình địa phương em ?
Nguyên nhân khiến thuốc lá có hại ?
Để thuyết minh về tác hại của thuốc lá, tác giả đã sử dụng những phương thức nào ?
Ở đoạn cuối tác giả cho người đọc biết những dẫn chứng gì về chiến dịch không hút thuốc lá ?
Nó có ý nghĩa như thế nào ?
Tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam như thế nào ?
Thảo luận biện pháp:
Chúng ta cần có những biện pháp nào trước thực tế như vậy ?
GV: Ngày 31-5 Là ngày quốc tế chống hút thuốc lá
Hoạt động 3: Tổng kết
? Nêu nội dung và nghệ thuật  của
văn bản.
HS trình bày, GV nhận xét
I. Đọc- Tìm hiểu chung
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
Ôn dịch thuốc lá thuộc kiểu văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề xã hội có nhiều tác hại. Nhan đề văn bản thể hiện quan điểm, thái độ đánh giá đối vói tệ nạn thuốc lá.
3. Bố cục : 3 Đoạn
– Đoạn 1: Từ đầuAIDS.Thuốc lá trở thành ôn dịch
– Đoạn 2:  Ngày trước con đường phạm pháp. Tác hại của thuốc lá, hút thuốc lá
– Đoạn 3: Còn lại. Lời kêu gọi chống lại ôn dịch thuốc lá.
4. Kiểu loại
Văn bản nhật dụng thuyết minh về vấn đề khoa học
5. Nhan đề văn bản
– Ôn dịch, thuốc lá : Căn bệnh thuốc lá
– Dấu phẩy đặt ở giữa nhan đề là nhấn
mạnh ; thuốc lá là ôn dịch nguy hiểm
– Tỏ thái độ lên án ,nguyền rủa, ghê tởm
II.Tìm hiểu văn bản
1. Tác hại của ôn dịch, thuốc lá
* Đối với cá nhân:
– Gây ho hen, viêm phế quản, sức khỏe
giảm sút
– Gây ung thư : phổi, họng
– Gây tắc động mạch, nhồi máu cơ tim
– Giảm tuổi thọ
→ Thuốc lá là kẻ thù ngọt ngào và nham
hiểm gậm nhấm sức khẻo con người
* Đối với cộng đồng xã hội
– Khói thuốc đầu độc, ô nhiểm môi trường, vẩn đục bầu không khí trong lành
– Nhiễm độc thai nhi
– Gây tệ nạn xã hội – Suy giảm đạo đức
→ Lời cảnh báo xuất phát từ thực tiễn
cho thấy tác hại của thuốc lá đối với cộng đồng
– Nguyên nhân  khiến thuốc lá có hại
do : khói thuốc có nhiều chất độc,
chất ni-co-tin.
– Phương thức thuyết minh : Trình bày , giới thiệu, giải thích
2. Lời kêu gọi chống lại, ngăn ngừa ôn dịch, thuốc lá
– Dẫn chứng :
+ Biển hiệu cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng
+ Triển vọng một Châu âu không còn thuốc lá
→ Tầm quan trọng của việc bảo vệ sức
giữ bầu không khí trong lành  là nhiệm
vụ hội mang tính tồn cầu.
– Đối với Việt Nam : người hút thuốc
còn nhiều.
– Biện pháp : + Kiên quyết và kiên trì
ôn dịch thuốc lá vì Việt Nam còn tồn tại nhiều dịch bệnh.
+Tuyên truyền vận động
hướng vào ý thức tự giác của mọi người .Chống hút thuốc lá là việc làm khó khăn, nan giải
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật.
Lời văn cô đọng, chính xác; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng sinh động, tiêu biểu.
2. Nội dung.
– Thuốc lá là 1 ôn dịch gây tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ, lối sống của cá nhân, cộng đồng. Ta phải quyết tâm chống nạn dịch này.
– Muốn thắng nó cần phải hành động bền bỉ, lâu dài.
HĐ 3: Vận dụng
– Học thuộc ghi nhớ. Học bài cũ
– GV giao Bài tập về nhà: Bên cạnh ôn dich, thuốc lá , Việt Nam còn có những dịch bệnh nào đe dọa sức khỏe cộng đồng. Viết bài tuyên truyền chống lại căn bệnh đó
HĐ 4: Mở rộng , bổ sung
–  Soạn bài: Câu ghép (Ví dụ các câu ghép có các cặp quan hệ từ )
1. Rút kinh nghiệm:
* Ưu điểm:
– GV chuẩn bị đầy đủ, chu đáo về giáo án, su tầm tài liệu như tranh ảnh, băng đĩa. Chính đồ dùng trực quan sống động đã kích thích hứng thú học tập của học sinh, đồng thời giúp cho bài giảng của giáo viên trở nên sâu sắc, sống động.
– GV sử dụng nhiều phương pháp mới như mãnh ghép, khăn trải bàn, kĩ thuật động não, nhận biết, nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm khá hiệu quả.
– HS hiểu bài và học khá sôi nổi, hoạt động tích cực.
* Nhược điểm:
 – Phân bố thời gian cha hợp lí.
– Cần phải cập nhật thông tin hằng ngày kịp thời.
– Liên hệ ở địa phương về vấn đề hút thuốc lá.
– Bản thân mỗi người cần phải làm gì đẩy lùi việc hút thuốc lá.
* Bài học:
Như vậy, qua bài thực nghiệm giảng dạy trên tôi nhận thấy rằng những giải pháp tôi đa ra trong sáng kiến hoàn toàn có thể thực hiện được đối với học sinh lớp 8. Kết quả thực nghiệm cho thấy học sinh rất hào hứng với giờ học, gắn bài học với thực tiễn rất nhanh và hiệu quả. Giờ học trở nên sôi nổi hơn, tạo tâm lý nhẹ nhàng thoải  mái  cho học sinh ở những tiết học sau.
2. Kết luận và kiến nghị
3. Kết luận:
Một giờ học văn bản Nhật dụng không chỉ đơn thuần là một tiết học khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn chương mà còn là giờ học bồi dưỡng nhân cách, lối sống, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử trước các vấn đề nóng bỏng của cuộc sống xã hội hiện đại. Sẽ không phải là khó nhưng không hề đơn giản khi mỗi giáo viên cùng lúc phải chú trọng và  làm tốt cả hai mục tiêu quan trọng này trong một tiết học. Song nếu mỗi giáo viên đều tâm huyết với nghề, với con ngời, với mục tiêu giáo dục tích cực  thì thiết nghĩ không có gì là chúng ta không thể làm được. Mỗi thầy cô cần chú tâm đến bài giảng của mình từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng của tiết học, thể hiện nó bằng hệ thống câu hỏi phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với đặc trưng bộ môn, phù hợp với điều kiện trang thiết bị mà nhà trường cung cấp. Có thế, những ý tưởng  nghệ thuật và quan niệm  nhân sinh, bài học về thế giới quan, về lối sồng, về lý tưởng hoài bão về ước mơ mới trở lên sâu sắc , mới được các em đem soi rọi, kiểm chứng trong cuộc sống.
3.1 Kết quả thực nghiệm
Khi áp dụng phương pháp này, qua kiểm tra chất lượng bài 15 phút và 45 phút ở học kì I, tôi thu được kết quả như sau: (Lớp 8A áp dụng còn 8B không áp dụng phương pháp dạy trên)
Lớp
Tổng số HS
Xếp loại
(số lượng và tỉ lệ %)
Giỏi
Khá
T. bình
Yếu
Kém
8A
33
4=12,1%
9=27,3%
16=48,5%
4=12,1%
0=0%
8B
33
0= 0%
7=21,2%
20=60,6%
6=18,2%
0=0%
3.2 Kiến nghị
– Phòng thiết bị nhà trường nên bổ sung tranh ảnh, băng đĩa phục vụ tốt cho quá trình giảng dạy các văn bản Nhật dụng. Nên bố trí thời gian cho hoạt động ngoại khoá nhiều hơn,  tạo điều kiện cho các em được thể hiện mình nhiều hơn nữa.
– Để cho giờ dạy sinh động và hiệu quả hơn, mỗi đơn vị trường học cần có phòng học bộ môn văn.
– Tổ chuyên môn cần thường xuyên trao đổi kinh nghiệm dạy học văn bản Nhật dụng.
Một vài kinh nghiệm của tôi đa ra ở trên còn nhiều hạn chế tôi rất mong sự nhận xét, đóng góp của  bạn bè , đồng nghiệp để sáng kiến của tôi đợc hoàn thiện.
Tài liệu tham khảo
– Sách giáo khoa Ngữ văn 8
– Sách giáo viên Ngữ văn 8
– Sách thiết kế  Ngữ văn 8
– Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên.
– Các phương pháp dạy học Ngữ văn.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_van_ban_nhat_dung_trong_ng.docx