Sáng kiến kinh nghiệm Rèn học sinh Lớp 9 viết một số kiểu đoạn văn thường gặp trong kì thi vào 10

Trong nhiều năm gần đây, việc đổi mới đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực được chú trọng. cách ra đề bài kiểm tra có nhiều thay đổi so với trước kia. Thay cho việc viết một bài văn dài bằng việc viết nhiều đoạn văn nhỏ trong một bài kiểm tra. Viết đoạn văn chiếm ưu thế trong việc làm bài kiểm tra theo hướng mới đặc biệt là thi vào lớp 10.Vì vậy quá trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9 rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho HS là yêu cầu rất quan trọng và cần thiết. Vì thế giáo viên giúp học sinh nắm vững các yêu cầu về viết đoạn văn nghị luận theo các mô hình thường gặp nhất như: Quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp… là việc làm quan trọng. Trong thực tế HS viết đoạn văn còn chưa thành thạo, còn lúng túng. Cho nên khi giảng dạy, giáo viên cần phải chú trọng giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn, giúp học sinh biết cách làm bài, nhằm từng bước nâng cao chất lượng của bài viết và hiệu quả của việc giáo dục, đáp ứng yêu cầu của mục tiêu giáo dục hiện nay. Xuất phát từ tình hình trên, bản thân tôi xin nêu một vài ý kiến kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy với mục đích trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp qua sáng kiến: “Rèn học sinh lớp 9 viết một số kiểu đoạn văn thường gặp trong kì thi vào 10.”

Trong quá trình dạy học của bản thân, nhất là khi tôi được nhiều năm nhà trường phân công dạy lớp 9, tôi thấy học sinh viết đoạn văn nghị luận còn nhiều lúng túng , chưa đạt độ sâu sắc chặt chẽ. Đặc biệt học sinh còn nhầm lẫn nhiều sang viết đoạn văn tự sự nên bài làm của học sinh thường chất lượng không cao. Vì vậy tôi viết sáng kiến này nhằm mục đích tham khảo ý kiến đồng nghiệp về cách rèn học sinh viết đoạn văn nghị luận. Tôi mong nhận được sự chia sẻ của đồng nghiệp để quá trình dạy học của bản thân được tốt hơn và giúp cho học sinh có thể viết đoạn văn nghị luận tốt nhất.

doc 18 trang Trang Lê 16/03/2025 140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn học sinh Lớp 9 viết một số kiểu đoạn văn thường gặp trong kì thi vào 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn học sinh Lớp 9 viết một số kiểu đoạn văn thường gặp trong kì thi vào 10

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn học sinh Lớp 9 viết một số kiểu đoạn văn thường gặp trong kì thi vào 10
 vị trí đặt câu chốt.
Khi nắm rõ quy trình nghị luận của một đoạn văn, học sinh thể hiện dưới mô hình nào không phải là khó.
- Dạng 2 : Nghị luận về một nhân vật.
Giáo viên hướng dẫn cách làm bằng việc xây dựng trình tự chung.
 	Học sinh cần xác định được vai trò vị trí của nhân vật trong tác phẩm. Sau đó tìm ra các đặc điểm được nói đến của nhân vật và mục đích của tác giả khi xây dựng nhân vật ấy. Từ đó xây dựng quy trình viết đoạn văn nghị luận về nhân vật như sau :
Câu 1 : giới thiệu, nhận xét chung về nhân vật.
Câu 2 : chuyển dẫn sang câu sau để đưa ra dẫn chứng phân tích.
Câu : 3, 4 đưa ra dẫn chứng từ tác phẩm để phân tích đánh giá về nhân vật.
Câu 5 : So sánh liên hệ để làm nổi bật nhân vật.
Câu 6 : Bình luận nâng cao vấn đề, bày tỏ thái độ của người viết
Ví dụ 1 :
(1)Trong đoạn trích hồi thứ mười bốn, các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã khắc họa thành công hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung.(2) Ông không chỉ mạnh mẽ quyết đoán mà còn là người có trí tuệ sắc sảo và tầm nhìn xa trông rộng.(3) Đặc biệt, các tác giả đã khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc tài năng quân sự lỗi lạc của vua Quang Trung. (4)Ông đã không hề do dự khi quyết định đương đầu với hai vạn quân Thanh để bảo vệ chủ quyền đất nước.(5) Cuộc hành binh thần tốc của quân Tây Sơn cho đến nay vẫn khiến người ta phải kinh ngạc,thán phục.(6)Cuộc đại chiến giải phóng Thăng Long vẫn là một trong những chiến công oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc.
Câu (1) : nêu khái quát chung về nhân vật Quang Trung trong hồi thứ 14.
Câu(2,3) : Nêu ra đặc điểm của nhân vật để phân tích.
Câu(4) : Đưa ra dẫn chứng để nhận xét đánh giá nhân vật.
Câu(5) : nêu đánh giá nhận xét và thái độ người viết.
Khi viế đoạn nghị luận về nhân vật tùy theo yêu cầu độ dài, ngắn để chia các câu sẽ làm gì. Về cơ bản học sinh có thể làm theo quy trình trên. 
Ví dụ 2 : Hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
Giáo viên hướng dẫn cách làm bằng cách đặt câu hỏi.
Vị trí vai trò của nhân vật người bà trong bài thơ ?
Người bà hiện ra dưới cái nhìn của ai ? Bà hiện ra trực tiếp hay gián tiếp ?
Trong dòng hồi tưởng của cháu, bà hiện ra như thế nào ?
Thông qua cái nhìn đó để chàu thể hiện tình cảm như thế nào với bà ?
Từ định hướng trên học sinh có thể xây dựng trình tự đoạn văn :
Mở đoạn: giới thiệu khái quát chung về người bà trong bài thơ Bếp lừa.
Thân đoạn: 
- Tìm ra các đặc điểm của người bà được lần lượt hiện về trong kí ức của người cháu. 
- Phân tích đánh giá các đặc điểm để thấy được những phẩm chất được đề cập đến của nhân vật.
- So sánh liên hệ làm nổi bật ưu điểm của nhân vật.
Kết đoạn: bày tỏ thái độ về nhân vật.
Theo trình tự trên đoạn văn có thể được xây dựng cụ thể như sau : 
(1) Hình ảnh người bà trong bài thơ bếp lửa của Bằng Việt mang những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. (2) Trong dòng hồi tưởng của cháu, bà hiện ra gắn liền với những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm.(3)Sâu thẳm trong kí ức của cháu, cuộc đời bà gắn liền với những gian khổ vất vả. (4) Trong cái vất vả ấy, hình ảnh người bà ngời lên những phẩm chất đẹp đẽ. (5) Bà hết lòng yêu thương con cháu,tình yêu của bà đã nuôi dưỡng tâm hồn tuổi thơ của cháu. (6) Những hi sinh thầm lặng và cao cả của bà đã trở thành niềm thương, nỗi nhớ luôn da diết, khắc khoải của người cháu khi khôn lớn trưởng thành.(8) Bà như bao người phụ nữ Việt Nam khác, luôn tỏa sáng trong hoàn cảnh thử thách. (9) Những vẻ đẹp bình dị , mộc mạc của bà đã làm nên vẻ đẹp của con người Việt Nam và họ đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ quê hương đất nước.
* Mảng nghị luận xã hội . 
Nghi luận xã hội là bàn luận về một vấn đề xã hội : Nó là các sự việc hiện tượng gần gũi xung quanh cuộc sống của chúng ta hoặc các quan điểm tư tưởng có tính triết lí, những hành động, phẩm chất của con người 
Nghị luận xã hội chia ra làm hai đối tượng cơ bản : Một là các sự việc hiện tượng đời sống gần gũi, có tính thời sự. Hai là các vấn đề thuộc tư tưởng đạo lí.
Căn cứ vào yêu cầu của đề bài giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết đoạn cho từng đối tượng nghị luận.
* Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống sẽ đi theo trình tự sau :
Hướng dẫn mô hình chung.
Mở đoạn : giới thiệu về sự việc được nghị luận.
Thân đoạn :
+ Giải thích vấn đề được nghị luận như một khái niệm.
+ Trình bày biểu hiện của sự việc được bàn.
+ Nêu nguyên nhân.
+ Lợi ích (việc tốt) hoặc tác hại (việc xấu) của sự việc được bàn.
+ Bàn luận mở rộng nâng cao vấn đề.
Kết đoạn : Liên hệ bản thân và bài học rút ra.
Ví dụ 1 : Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh học qua loa đối phó.
Mở đoạn : 
Giới thiệu về hiện tượng học sinh học qua loa đối phó trở thành hiện tượng phổ biến, đáng lo ngại.
Thân đoạn:
- Giải thích thế nào là học qua loa đối phó.
- Biểu hiện cụ thể của lối học qua loa đối phó.
- Nguyên nhân của tình trạng học qua loa đối phó.
- Tác hại ( hậu quả) của việc học qua loa đối phó.
- Nêu ý kiến đánh giá, bình luận của người viết về vấn đề trên.
Kết đoạn : Liên hệ về cách học của mình và rút ra bài học cho bản thân.
Khi gặp sự việc đời sống nào được đưa bàn học sinh đều có thể áp dụng trình tự trên. Nếu nắm vững trình tự thì việc thực hiện viết một đoạn văn không cón khó .
Ví dụ 2 : Suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường hiện nay.
Hướng dẫn bằng cách đặt câu hỏi.
Mở đoạn :
Em có nhận xét khái quát như thế nào về hiện tượng bạo lực học đường hiện nay ?
Thân đoạn :
Bạo lực học đường là gì ?
Bạo lực học đường được biểu hiện như thế nào ?
Nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng trên ?
Hiện tượng bạo lực học đường sẽ gây hậu quả như thế nào ?
Làm thế nào để khắc phục được hiện tượng bạo lực học đường ?
Kết đoạn :
Bày tỏ quan điểm của em về hiện tượng trên.
Học sinh căn cứ vào các câu hỏi trên sẽ dễ dàng xây dựng đoạn văn hoàn chỉnh.
*Nghị luận về một vần đề thuộc tư tưởng đạo lí sẽ theo trình tự sau : 
Lưu ý : Nghị luận về vấn đề thược tưởng đạo lí thường gặp hai kiểu hỏi cơ bản.
Kiểu 1: Nêu suy nghĩ về một vấn đề đưa ra.
Ví dụ : Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gợi nhắc, củng cố thái độ sống  « Uống nước nhớ nguồn » . Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về truyền thống đạo lí đó.
Kiểu 2: Đưu ra sẵn một quan điểm để làm sáng tỏ hoặc đưa ra một câu chuyện để bàn luận về một vấn đề từ câu chuyện.
Ví dụ : Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện một triết lí sâu sắc, thấm thía : Chỉ có tình cha con là không thể chết. Viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu ý kiến của em về tính triết lí trong câu nói đó.
+ Với kiểu thứ nhất ( kiểu thường gặp hơn kiểu 2), giáo viên hướng dẫn trình tự chung như sau :
Mở đoạn :
 Giới thiệu về sự việc được nghị luận.
Thân đoạn : 
- Giải thích vấn đề được nghị luận như một khái niêm.
- Trình bày biểu hiện của vấn đề.
- Bàn luận mở rộng : bàn mặt tốt mặt xấu, đúng saiđể đưa ra quan điểm của người viết.
Kết đoạn :
 Liên hệ bản thân và rút ra bài học.
Ví dụ 1 : Viết về đạo lí « Uống nước nhớ nguồn ».
Mở đoạn : giới thiệu khái quát chung về vấn đề được nghị luận.
Thân đoạn : 
 - Giải thích vấn đề được nghị luận.
 - Trình bày biểu hiện của vấn đề được nghị luận.
 - Bàn luận phân tích nêu quan điểm của người viết về vấn đề.
 - Liên hệ mở rộng nâng cao vấn đề.
Kết đoạn : Liên hệ bản thân , bài học rút ra.
Cụ thể : 
Mở đoạn : Uống nước nhớ nguồn là truyền thống đạo lí tốt đẹp đáng tự hào của con người Việt Nam.
Thân đoạn :
- Uống nước nhớ nguồn là thái độ sống thủy chung, ân nghĩa của mỗi người biểu hiện với các thế hệ đi trước và những người đã giúp đỡ mình.
- Truyền thống đạo lí đó được tiếp nối và phát huy trong cuộc sống hôm nay với những biểu hiện cụ thể : Con cháu với cha mẹ ông bà tổ tiên, học sinh với truyền thống tôn sư trọng đạo. Các thế hệ con người Việt Nam với thế hệ cha ông đã ngã xuống vì Tổ Quốc , là ý thức của mỗi người trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống
- Chúng ta sẽ phê phán , lên án những kẻ sống vô ơn luôn đi ngược đạo lí của con người Việt Nam.
Kết đoạn: Mỗi người phải sống đúng đạo lí để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp.
Ví dụ 2: Suy nghĩ của em về lòng can đảm.
Mở đoạn: Giới thiệu chung vai trò của lòng can đảm với mỗi người.
Thân đoạn:
 - Giải thích thế nào là lòng can đảm.
 - Biểu hiện của lòng can đảm trong đời sống.
 - Những giá trị của lòng can đảm mang lại.
 - Bàn luận mở rộng nâng cao ( những người sống không can đảm)
 - Liên hệ bản thân.
Kết đoạn : Bài học rút ra.
Ví dụ 3 : Có ý kiến cho rằng : « Sẽ là mờ nhạt nếu con người sống không có ước mơ ». Viết đoạn văn nghị luận bàn về ý kiến trên.
Hướng dẫn bằng một cách khác.
Dựa vào trình tự chung của bài nghị luận xã hội giáo viên hướng dẫn học sinh bằng các câu hỏi sau :
Ước mơ có vai trò như thế nào với đời sống con người ?( mở đoạn)
Ước mơ là gì ?
Biểu hiện của ước mơ trong đời sống với mỗi người như thế nào ?
Ước mơ được hình thành trên cơ sở nào ?
Ước mơ có đồng nghĩa với tham vọng không ?
Nếu sống không ước mơ thì con ngưới sẽ ra sao ?
Em sẽ làm gì để nuôi dưỡng ước mơ của mình và làm cho ước mơ đó trở thành trong sáng cao đẹp ? ( kết đoạn).
Dựa vào hướng đẫn trên học sinh sẽ dễ dàng xây dựng được đoạn văn nghị luận 
Như sau : 
Mở đoạn : Ước mơ có vai trò nuôi dưỡng tâm hồn con người giúp mỗi chúng ta sống có mục đích hướng tới tương lai.
Thân đoạn :
 (1) Ước mơ là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người khát khao vươn tới.
 (2) Ước mơ của mỗi người trong cuộc đời rất phong phú : có những ước mơ bình dị, có những ước mơ lớn lao cao cả( dẫn chứng).
 (3) Ước mơ sẽ không đến với những con người sống thiếu lí tưởng, thiếu nghị lực.
(4) Nếu con người biết vượt qua mọi trở ngại để theo đuổi ước mơ thì sẽ đạt được điều mình muốn. Tuy vậy ước mơ không nên quá xa vời với điều kiện thực tế của mỗi người.
 (5) Ước mơ không đồng nghĩa với tham vọng.
 (6) Sống không ước mơ cuộc đời sẽ trở nên vô vị tẻ nhạt.
Kết đoạn : Ước mơ sẽ là động lực giúp con người phát triển vì vậy mỗi người phải biết nuôi dưỡng ước mơ.
Học sinh có thể dựa vào hướng dẫn trên để đối chiếu các ý xem đoạn văn của mình đã đáp ứng yêu cầu chưa.
Phần mở đoạn và kết đoạn làm theo yêu cầu chung.
Phần thân đoạn có thể xem xét các ý như sau :
Giải thích vấn đề nghị luận : Ước mơ là gì.
Biểu hiện cụ thể của ước mơ trong cuộc sống.
 Phân tích biểu hiện.
 Bình luận mở rộng.
 Bàn mở rộng nâng cao.
Liên hệ thực tế.
+ Với kiểu thứ 2, giáo viên hướng dẫn học sinh phân biệt trình tự lập luận có chỗ khác so với kiểu thứ nhất.
Cái khác cơ bản là cách viết mở đoạn học sinh đưa luôn khẳng định của mình vào phần mở đoạn.
Phần thân đoạn học sinh làm sáng tỏ nhận định bằng các biểu hiện qua dẫn chứng,lí lẽ đưa ra.
Ví dụ : Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện một triết lí sâu sắc, thấm thía : « Chỉ có tình cha con là không thể chết ». Viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu ý kiến của em về tính triết lí trong câu nói đó.
Hướng đẫn học sinh nên mở đoạn bằng cách : Dẫn trực tiếp luôn quan điểm và khẳng định tính đúng sai.
Thân đoạn :
- Ý nghĩa của triết lí.
- Đưa ra dẫn chứng, lí lẽ để làm sáng tỏ quan điểm đã cho.
- Bàn mở rộng nâng cao.
- Liên lệ thực tế.
Kết đoạn : Bài học rút ra từ quan điểm đưa ra.
Từ trình tự chung hướng dẫn cụ thể :
Mở đoạn : Nguyễn Quang Sáng đã từng khẳng định : « Chỉ có tình cha con là không thể chết » đó là một triết lí đúng đắn và sâu sắc.
Thân đoạn : 
-Ý nghĩa của triết lí : Đề cao tình phụ tử trong lòng mỗi người là thiêng liêng bất diệt giống như tình mẫu tử.
- Giải thích ý nghĩa của tính triết lí : Tình cha con không thể chết nghĩa là tình cảm đó sẽ luôn sống mãi trong lòng mỗi chúng ta. Bất luận khi cha còn sống hay đã mất thì tình yêu thương của cha con cũng không nhạt phai, không thể bị lãng quên.
- Chứng minh :
Trong văn chương : Ông Sáu luôn yêu con mãnh liệt vì thế chưa thực hiện được lời hứa với con ông chưa thể nhắm mắt.
Lão Hạc đau khổ day dứt vì không lo được cuộc sống cho con, lão đánh đổi mạng sống để giữ gìn tài sản cho con.
Trong cuộc sống : Mỗi người cha của chúng ta cả đời lăn lộn vất vả hi sinh cũng là vì cuộc con cái. Người cha có thể làm mọi việc, chịu mọi khổ cực để nuôi dưỡng ước mơ của con
Phân tích bàn luận : Tình cha con luôn cao cả, mãnh liệt, không thước đo.
Sẽ là bất hạnh nếu những ai thiếu đi tình cảm của cha. Và chúng ta hạnh phúc vô bờ khi được cha yêu thương và ở bên
Kết đoạn : Triết lí « chỉ có tình cha con là không thể chết » mãi mãi là một triết lí đúng, nó nhắc nhở mỗi chúng ta biết trân trọng,tôn thờ tình cảm ấy.
Như vậy trên đây là một số ví dụ đưa ra, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh có một cái nhìn khái quát nhất khi làm bài nghị luận đều có các kĩ năng không thể bỏ qua : Giải => Bình => Liên => Rút.( giải thích,bình luận, liên hệ, rút ra bài học).
* Lưu ý : Trong các yêu cầu viết đoạn văn thi vào lớp 10 còn có các yêu cầu đi kèm về sử dụng kiến thức Tiếng Việt như : sử dụng các phép liên kết câu, sử dụng các kiểu câu đã học Việc này trong quá trình giảng dạy thực tế chúng tôi hướng dẫn cụ thể cách kết hợp.
Phần hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận vẫn là khâu quan trọng nhất. Khi học sinh viết được đoạn văn thì việc kết hợp các kĩ năng khác sẽ thuận lợi.
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
BẢNG ĐỐI CHỨNG KẾT QUẢ.
TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
HS không viết được đoạn văn : 14%
HS không viết được đoạn văn : 1%
HS viết lủng củng, chưa tôt : 38%
HS viết lủng củng phải chỉnh sửa một số yêu cầu :19%.
HS viết đúng yêu cầu thể loại nhưng chưa sâu, chưa sắc nét: 32%
HS viết đúng yêu cầu nhưng chưa sâu còn một vài lỗi diễn đạt: 42%
HS viết tốt ít phải chỉnh sửa: 16%
HS viết tốt ít phải chỉnh sửa: 28%
 
PHẦN III: KẾT LUẬN
Kính thưa quý đồng nghiệp và các bạn !
Những điiều tôi trình bày trên là kinh nghiệm rút ra từ thực tế trong quá trình giảng dạy cũng như quá trình hướng dẫn học sinh ôn thi vào lớp 10 THPT. Và những kinh nghiệm đó tôi tiếp tục nghiên cứu lắng nghe ý kiến đóng góp của bạn bè đồng nghiệp để tiếp tục hướng dẫn học sinh kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.Viết đoạn tốt thì học sinh cũng có thể dễ dàng viết bài nghị luận tốt. Kinh nghiệm đã giúp học sinh có kĩ năng làm bài, gỡ bí cho học sinh nhất là đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống, đã từng bước nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở bộ môn Ngữ văn, góp phần cải thiện chất lượng học sinh trong kì thi vào lớp 10 nơi đơn vị tôi đang công tác. 
	Tuy nhiên, trong khuôn khổ thời gian và kinh nghiệm có hạn nên đó chỉ là kinh nghiệm mang tính chất chủ quan của cá nhân.Vì vậy,tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, trao đổi, bổ sung của bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn và áp dụng vào quá trình dạy học hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa và Sách giáo viên Ngữ văn – 8.
Sách giáo khoa và Sách giáo viên Ngữ văn – 9.
Phương pháp dạy học tích cực.
Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng.
Tài liệu ôn thi vào 10 hàng năm.
Một số sách tham khảo như: Luyện tập kĩ năng làm bài thi vào 10 môn Ngữ văn...

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_hoc_sinh_lop_9_viet_mot_so_kieu_do.doc