Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài đọc hiểu văn bản cho học sinh Lớp 6,7
Trong hơn hai năm trở lại đây, khi chương trình GDPT 2018 được triển khai ở bậc THCS thì đề kiểm tra giữa kì và cuối kì môn Ngữ văn đã có sự thay đổi mạnh mẽ với hai phần: đọc hiểu và làm văn. Trong đó, phần đọc hiểu văn bản chiếm một tỉ lệ điểm khá lớn (50 - 60% số điểm). Dạy học đọc hiểu theo yêu cầu thể loại và kiểu văn bản là hướng tới phát triển năng lực đọc (NL ngôn ngữ) và năng lực thưởng thức, cảm thụ văn học (NL văn học). Thông qua nội dung của các văn bản – tác phẩm được dạy mà giáo dục tư tưởng, nhân cách học sinh; đấy chính là góp phần phát triển phẩm chất.
Ngoài văn bản đã được học trong chương trình, đề kiểm tra cũng hướng tới các văn bản ngữ liệu ngoài chương trình sách giáo khoa có cùng đặc trưng thể loại. Đây là phần được đưa vào trong các bài kiểm tra giữa học kì, kiểm tra cuối học kì nhằm đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh. Hiện nay, việc đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh dựa trên yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã có vào việc đọc hiểu và cảm thụ văn bản. Như vậy, thầy cô không thể giúp các em đọc hộ, cảm hộ, hiểu hộ như trước đây nữa mà các em phải tự mình khám phá, tìm hiểu văn bản. Chính vì vậy, học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi làm bài. Bên cạnh đó, trong sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo đều không có các dạng bài này. Các em không biết phải bắt đầu từ đâu, trình bày bài như thế nào, vận dụng những kiến thức gì... nhất là đối với học sinh có học lực trung bình, yếu. Còn đối với học sinh khá giỏi, đây là một trong những dạng bài phát huy được khả năng cảm thụ văn học của các em. Các em rất hứng thú khi được tìm hiểu, khám phá nhiều văn bản mới không có trong chương trình và sách giáo khoa. Từ đó các em lĩnh hội được nhiều kiến thức bổ ích, nhiều bài học có giá trị nhân văn sâu sắc.
Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn, tôi nhận thấy năng lực cảm thụ, đọc hiểu văn bản của học sinh còn rất hạn chế nhất là với học sinh lớp 6. Các em mới chuyển cấp từ môi trường tiểu học lên THCS còn nhiều bỡ ngỡ, chưa được quen với cách học của bậc THCS đặc biệt trong môn Ngữ văn ( Tiểu học là môn Tiếng việt). Trong các giờ dạy học đọc hiểu văn bản, học sinh thường nghe và ghi chép lại bài giảng của giáo viên chứ chưa tự mình cảm thụ, tìm hiểu, khám phá văn bản. Do áp lực thi cử, tình trạng thầy cô đọc hộ, hiểu hộ, cảm thụ hộ học sinh diễn ra khá phổ biến. Chính vì thể, để làm được dạng bài này học sinh phải có một năng lực đọc hiểu văn bản nhất định trên một nền tảng kiến thức cơ bản. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu một số biện pháp để “Rèn kỹ năng làm bài đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 6,7”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài đọc hiểu văn bản cho học sinh Lớp 6,7

của tác giả đối với loài vật? A. khen ngợi B. quan tâm C. tự hào D. trân trọng Câu 7: Câu nào sau đây nói đúng chủ đề của đoạn trích? A. Đoạn trích ca ngợi sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. B. Đoạn trích ca ngợi tình cảm của khỉ với gà. C. Đoạn trích ca ngợi tinh thần đoàn kết của thỏ, khỉ, dê và gà. D. Đoạn trích ca ngợi sự thông minh, nhanh trí của thỏ. Câu 8: Theo em, có nên hành động như nhân vật khỉ khi đương đầu với sói không? Vì sao? Câu 9: Qua việc làm của thỏ em rút ra được bài học gì? (Hãy trình bày trong khoảng 3 – 5 câu văn.) Với bài tập này, để trả lời đúng được các câu hỏi thì đòi hỏi học sinh phải có kiến thức thể loại truyện nói chung và truyện ngụ ngôn nói riêng. Học sinh cần nắm được các đặc trưng của truyện ngụ ngôn như: + Nhận biết được một số yếu tố hình thức (sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, bối cảnh không gian và thời gian, ngôn ngữ) và nội dung ( đề tài, chủ đề, ý nghĩa) của truyện ngụ ngôn. + Từ câu chuyện, liên hệ với bản thân, với cuộc sống hiện tại. 2.4. Biện pháp 4: Rèn kĩ năng đọc - Đọc hệ thống câu hỏi trước, vì khi đọc hệ thống câu hỏi như vậy học sinh đã phải tập trung tìm kiếm thông tin từ văn bản để dự kiến câu trả lời chính xác. (Định hướng trước giống như ta đi vào thư viện nếu không dự kiến trước sẽ không tìm được cuốn sách hay thiết bị đang cần tìm sẽ bị choáng ngợp trước rất nhiều loại sách khác có thể sẽ bị lạc hướng không đạt được mục đích ban đầu). Đọc câu hỏi trước có tác dụng bởi vì đôi khi câu hỏi sau sẽ gợi mở cho câu hỏi trước. Từ đó ta có thể hiểu văn bản nhanh hơn (chú ý câu hỏi tự luận thường yêu cầu suy nghĩ về ý nghĩa, bài học rút ra từ văn bản đọc hiểu). - Gạch chân từ khóa trong câu hỏi để trả lời đúng, trúng trọng tâm câu hỏi, tránh diễn đạt chung chung, lan man. - Đọc kĩ văn bản, vừa đọc vừa tư duy kết nối với các yêu cầu của đề bài: xác định được nội dung, chủ đề, luận điểm, cách lập luận (lí lẽ, dẫn chứng, trích dẫn...), cách diễn đạt (viết câu, dùng từ, hình ảnh, biện pháp tu từ...). Đó là những yếu tố thường được đề cập đến trong câu hỏi. 2.5. Biện pháp 5: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi. 2.5.1. Dạng câu hỏi nhận biết - Nhận biết về hình thức của văn bản: phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận, liên kết văn bản, về biện pháp tu từ, thể loại + Nhận diện phương thức biểu đạt là một nội dung quen thuộc, thường gặp trong các đề thi đọc hiểu. Khi làm dạng bài này học sinh thường xác định chưa chính xác các phương thức biểu đạt hoặc không biết phương thức nào là chính phương thức nào là phụ. Vì không phải mỗi văn bản chỉ có một phương thức biểu đạt duy nhất, mà thường kết hợp các phương thức biểu đạt khác nhau nhưng bao giờ cũng có một phương thức là chủ đạo. + Đề xác định chính xác phương thức biểu đạt, các em phải năm vững kiến thức cơ bản về khái niệm, đặc điểm và một số dấu hiệu đề nhận biết các phương thức biểu đạt. + Trong đề thi nếu có câu hỏi: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản, thì các em chỉ cần nêu một phương thức chính. Nếu đề bài hỏi xác định phương thức biểu đạt hoặc những phương thức biểu đạt thì có thể trả lời nhiều phương thức. - Nhận biết về nội dung: chi tiết, hình ảnh, sự kiện, vấn đề, thông tin... được thể hiện, phản ánh trực tiếp trong văn bản. + Câu hỏi thường có các từ để hỏi như: “chỉ ra, hãy nêu, là gì...” + Cách trả lời: tìm thông tin được đề cập trong câu hỏi -> ghi nội dung trả lời ngắn gọn, chính xác. (Phải ghi được ít nhất từ 2 thông tin trở lên). Ví dụ minh họa : Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3 Hai người bạn đồng hành và con gấu Có hai người bạn đương1 đi trong rừng thì một chú gấu nhảy ra vồ. Tình cờ, người đi trước túm được một cành cây và ẩn mình trong đám lá. Người kia không biết trông cậy vào đâu, đành nằm bẹp xuống đất, mặt vùi trong cát. Gấu đến gần dí mõm vào tai người này ngửi, ngửi mãi, Nhưng cuối cùng, gấu hú lên một tiếng, lắc đầu rồi lững thững bỏ đi, vì gấu không ăn những con vật chết. Bấy giờ, người trên cây trèo xuống gặp bạn, cười và nói rằng: “Ông Gấu thì thầm với cậu điều gì đó?” -“Ông ấy bảo tớ rằng”, người kia nói, “không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”. (Trích: Truyện ngụ ngôn Ê-dốp, Phạm Khải Hoàn dịch, NXB Văn học, 2013) *Câu hỏi: Câu 1: Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: Chỉ ra những nhân vật xuất hiện trong văn bản. Câu 3: Xác định tình huống hiểm nghèo trong văn bản? Tình huống đó có tác dụng gì trong việc bộc lộ tính cách nhân vật? *Lưu ý các câu nhận biết: Câu 1. Đây câu hỏi nhận biết về phương thức biểu đạt chính thì yêu cầu HS dựa vào đặc trưng và dấu hiệu của các phương thức biểu đạt để xác định chính xác 1 phương thức. Câu 2. Đây là câu hỏi nhận biết về nhân vật trong văn bản. HS cần đọc kĩ để xác định đúng các nhân vật. 2.5.2. Dạng câu hỏi thông hiểu: - Cách hỏi rất đa dạng, chủ yếu tập trung vào nội dung văn bản, các chi tiết, sự việc, sự vật, hình ảnh. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp: - Xác định nội dung chính của văn bản + Để xác định chính xác nội dung của một văn bản học sinh cần đọc kĩ văn bản để tìm câu chủ đề. Dựa vào câu chủ đề để xác định nội dung. + Có thể dựa vào nhan đề và những câu văn mở đầu và kết thúc của văn bản để xác định nội dung chính. + Hoặc xác định chính xác nội dung của từng đoạn văn bản, rồi tổng hợp lại thành nội dung bao quát toàn văn bản. - Yêu cầu lí giải một thông tin trong văn bản: Em hiểu như thế nào...? Vì sao tác giả cho rằng...? Khi gặp câu hỏi này học sinh cần chú ý cách trả lời như sau: + Nếu là từ ngữ, hình ảnh: Giải thích nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn... + Nếu là một quan điểm/ý kiến/lí lẽ của tác giả: Lí giải ý nghĩa của vế câu/từ ngữ then chốt trong câu sau đó nêu ý nghĩa của cả câu. - Hỏi về cách diễn đạt (sử dụng kiểu câu/ biện pháp tu từ/trích dẫn một ý kiến, quan điểm...): Chỉ ra và nêu tác dụng của cách diễn đạt đó đối với việc biểu đạt nội dung và nghệ thuật lập luận của văn bản. - Nếu là những câu hỏi cấp độ hiểu thấp - trong câu văn hoặc trong mệnh đề không có những từ ngữ có hàm ngôn ẩn ý thì chỉ cần lí giải ý nghĩa nội dung thông tin và thái độ của người viết (tác giả). + Dựa vào nội dung văn bản để lí giải hoặc giải quyết các tình huống/vấn đề tương tự tình huống vấn đề trong văn bản. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản Câu hỏi này thường kết hợp với phần nhận biết biện pháp tu từ. Học sinh cần nắm rõ các bước làm sau: + Gọi tên biện pháp tu từ + Chỉ ra từ ngữ hình ảnh + Nêu tác dụng: Để nêu tác dụng, học sinh cần trả lời được các câu hỏi như: BPTT đó gợi cho người đọc, người nghe liên tưởng, hình dung hoặc cảm nhận điều gì? BPTT đó nhằm mục đích gì? Thể hiện cảm xúc, tình cảm gì của tác giả (của người viết)? Ví dụ: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Sang thu – Hữu Thỉnh) Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì? Nêu đặc điểm của thể thơ đó. Câu 2. Câu thơ “Có đám mây mùa hạ/Vắt nửa mình sang thu” sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Nêu tác dụng của biện pháp đó. Câu 3. Theo em, ý nghĩa của hai câu thơ cuối là gì? Với câu hỏi 2 thuộc dạng câu hỏi về biện pháp tu từ và nêu tác dụng thì HS cần xác định được 3 bước: Gọi tên: biện pháp tu từ nhân hoá Chỉ rõ từ ngữ, hình ảnh: “đám mây” – “vắt nửa mình” Tác dụng: + Gợi cho người đọc hình dung đám mây mỏng, mềm mại như dải lụa vắt ngang trên bầu trời, nửa nghiêng về hạ, nửa nghiêng về thu. + Gợi hình ảnh có tính tạo hình trong không gian nhưng lại diễn tả bước đi của thời gian. + Thể hiện sự liên tưởng độc đáo, thú vị và cảm xúc say sưa giao cảm với thiên nhiên của nhà thơ. Với câu hỏi 3 thuộc dạng câu hỏi lí giải: Học sinh cần giải thích được lớp nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong hai câu thơ cuối. - Ý nghĩa của một số từ ngữ đặc biệt trong văn bản (giá trị biểu cảm của từ): thường là những từ ngữ được dùng với nghĩa chuyển, nghĩa hàm ẩn chứ không phải là những từ ngữ chỉ có nghĩa trực tiếp. Với dạng câu hỏi này, học sinh cần hiểu rõ được nghĩa thực và nghĩa hàm ẩn (trong ngữ cảnh). Cần đặt từ vào trong câu để nêu được giá trị mà từ thể hiện. 2.5.3. Câu hỏi vận dụng - Yêu cầu HS nêu quan điểm về một ý kiến, một vấn đề và lí giải: Nêu rõ quan điểm đồng tình/ không đồng tình...-> Lí giải ngắn gọn, hợp lí, thuyết phục. - Yêu cầu học sinh nêu thông điệp/bài học: Nêu rõ một thông điệp rút ra từ văn bản -> Lí giải ngắn gọn, hợp lí, thuyết phục. - Yêu cầu học sinh nêu giải pháp của bản thân: Nêu biện pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả -> Lí giải ngắn gọn, hợp lí, thuyết phục. Thông thường với câu hỏi vận dụng này học sinh sẽ thực hiện viết đoạn văn có độ dài khoảng từ 5 đến 7 câu. Ví dụ: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “...Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn. Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau. {} Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi: - Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi. Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi: - Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu nói: - Hết áo rồi, chỉ còn cái này. - Sao không bảo u mày may cho? Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm: - Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ. - Ừ, phải đấy. Để chị về lấy. Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui” (Trích Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam) Câu 1. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 2. Chỉ ra phó từ trong câu Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Câu 3. Khi chị Lan chạy về nhà lấy áo cho Hiên, Sơn cảm thấy như thế nào? Câu 4: Qua đoạn trích, em cảm nhận được nhân vật Sơn và chị Lan là người như thế nào? Câu 5. Em đã gặp tình huống tương tự Sơn và chị Lan chưa. Nếu là em, trong hoàn cảnh đó em sẽ làm gì? Câu hỏi 5 thuộc dạng câu hỏi vận dụng, học sinh cần đưa ra được ý kiến của bản thân, đưa ra cách giải quyết của bản thân khi gặp tình huống đó trong thực tiễn. Học sinh có thể trình bày bằng các ý hoặc một chuỗi các câu văn (đoạn văn ngắn). 3. Hiệu quả của giải pháp Trong năm học 2023 - 2024, được trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn 7, tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài này. Sau thời gian áp dụng các giải pháp nói trên, bước đầu tôi đã thu được những kết quả khả quan. Cụ thể: Đa số học sinh đã năm vững các kiến thức có liên quan đến phần đọc hiểu như: phương thức biểu đạt, các biện pháp tu từ, các thể loại, nhân vật, chủ đề Phần lớn học sinh đã biết cách xác định đúng yêu cầu của đề, không còn lúng túng khi gặp dạng bài này. Từ đó, các em đã biết cách làm bài và dần làm đúng yêu cầu của đề. Số học sinh làm sai ít dần, số học sinh đạt điểm tối đa hoặc gần tối đa phần đọc hiểu tăng dần qua các bài kiểm tra trên lớp. Khi làm bài tập với các ngữ liệu mở (văn bản ngoài chương trình) các em không còn lúng túng và hoang mang nữa. Điều quan trọng là các em đã tự mình đọc văn bản, hiểu văn bản và cảm thụ văn bản. Tức là, các em đã biết tự mình tìm hiểu, khám phá văn bản. Đó là điều hết sức quan trọng đề nâng cao chất lượng môn Ngữ văn. Từ việc biết cách đọc, cách xác định yêu cầu của đề đến kĩ năng trả lời câu hỏi, các em đã có hứng thú hơn trong việc làm bài tập cô giao, làm đề ôn luyện và cũng nâng cao được kết quả các bài kiểm tra. Cụ thể: Năm học 2022 – 2023, khi chưa áp dụng đề tài với học sinh lớp 7A1, kết quả đánh giá (TBM) cuối kì II môn Ngữ văn như sau: Lớp Tốt Khá Đạt Chưa đạt Trên TB SL % SL % SL % SL % SL % 6A1 SS: 45 14 31.1 18 40 12 26.7 1 2.2 44 97.8 Năm học 2023 – 2024, khi áp dụng đề tài với học sinh lớp 7A1, kết quả đánh giá (TBM) cuối kì I môn Ngữ văn như sau: Lớp Tốt Khá Đạt Chưa đạt Trên TB SL % SL % SL % SL % SL % 7A1 SS: 45 25 55.6 13 28.8 7 15.6 0 0 45 100 Với kết quả bộ môn trong học kì I vừa qua có thể thấy việc áp dụng giải pháp đã thực sự mang lại hiệu quả trong công tác giảng dạy trong bộ môn Ngữ văn. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận: Như vậy, với hệ thông kiến thức và kĩ năng trên, giáo viên không phải mất nhiều thời gian hướng dẫn học sinh giải từng đề cụ thể, mà chỉ cung cấp cho các em “chìa khóa” để đọc hiểu văn bản. Chìa khóa đó là một hệ thống những kiến thức, kĩ năng cần thiết để các em sử dụng trong quá trình đọc hiểu văn bản thông thường. Khi học sinh đã có một nên tảng kiến thức cơ bản, thì giáo viên chỉ cần mình họa bằng một số đề cơ bản. Từ đó, học sinh hoàn toàn có thể chủ động, tự tin khi đứng trước các đề đọc hiểu văn bản dù là trong chương trình hay văn bản ngoài chương trình. Đề xuất, khuyến nghị: Sở GDĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT cần có nhiều các buổi chuyên đề báo cáo giải pháp, ứng dụng SKKN đạt giải cao để phổ biến rộng rãi trong CBGV hơn nữa. Mặc dù đã cố gắng khi thực hiện đề tài song không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! BGH duyệt Long Biên, ngày 24 tháng 03 năm 2024 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép của người khác Người viết Nguyễn Thị Thanh Thủy TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGK Ngữ văn 6 – Bộ kết nối tri thức với cuộc sống (tập 1,2) - NXB Giáo dục Việt Nam 2. SGK Ngữ văn 7 - Bộ kết nối tri thức với cuộc sống (tập 1,2) - NXB Giáo dục Việt Nam 3. Sách giáo viên Ngữ văn 6, Ngữ văn 7 - NXB Giáo dục Việt Nam 4. Luyện kĩ năng đọc hiểu Ngữ văn 6 theo đặc trưng thể loại ( Quyển 1) – Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội năm 2022. Tác giả Nguyễn Thị Hậu chủ biên 5. Phát triển kĩ năng đọc hiểu và viết văn bản theo thể loại Ngữ văn lớp 7 – NXB ĐH Sư phạm năm 2022. Tác giả: Đào Phương Huệ, Nguyễn Thị Thúy, Nguyễn Thị Thúy Hồng.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_lam_bai_doc_hieu_van_ban_c.docx