Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay thì giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mục tiêu giáo dục của tất cả các quốc gia là đào tạo con người phát triển toàn diện. Tổ chức khoa học giáo dục thế giới UNESCO cũng đã đề xướng mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình”. Việc đưa mảng nghị luận xã hội vào chương trình Ngữ văn bậc trung học cơ sở hoàn toàn phù hợp với xu hướng giáo dục trên.

Nghị luận xã hội là phưong pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng, sai, tốt, xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống và bản thân. Những đề tài và nội dung này thường là những vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, có tính giáo dục và tính thời sự cao. Đối với học sinh THCS, các bài văn nghị luận xã hội thường mang đến cho các em những suy nghĩ và nhận thức đúng đắn về cuộc sống; đặc biệt là uốn nắn nhận thức cho các em về những vấn đề có tính hai mặt của đời sống xã hội đang tác động trực tiếp đến thế hệ trẻ.

Như chúng ta đã biết trong cấu trúc đề thi cấp huyện, cấp tỉnh, hay thi vào THPT môn Ngữ văn những năm gần đây đều có câu hỏi, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn khoảng 300 từ (hoặc một trang giấy thi). Học sinh phải biết bám sát vào quy định trên để định hướng ôn tập và làm bài thi cho hiệu quả. Ở kiểu bài nghị luận xã hội, học sinh qua những trải nghiệm của bản thân, trình bày những hiểu biết, ý kiến, quan niệm, cách đánh giá, thái độ...của mình về các vấn đề xã hội, từ đó rút ra được bài học (nhận thức và hành động) cho bản thân. Để làm tốt khâu này, học sinh không chỉ biết vận dụng những thao tác cơ bản của bài văn nghị luận (như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ...) mà còn phải biết trang bị cho mình kiến thức về đời sống xã hội .

docx 21 trang Trang Lê 16/03/2025 190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9
văn ngắn (khoảng 30 dòng) bàn về tính đoàn kết trong gia đình và cộng đồng.
Ví dụ 2:
Trong bài thơ “Quê hương” nhà thơ Đỗ Trung Quân Viết:
                                        “Quê hương mỗi người chỉ một
                                          Như là chỉ một mẹ thôi”.
Dựa vào ý thơ trên hãy viết một văn bản nghị luận về chủ đề quê hương.
Đề bài yêu cầu học sinh viết một bài văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) về chủ đề quê hương. Đây là dạng bài nghị luận xã hội (về một vấn đề tư tưởng, đạo lí) với hình thức “khá mở”, tạo điều kiện cho học sinh có thể trình bày ý kiến, cảm nhận của mình xoay quanh chủ đề quê hương như (Vai trò của quê hương đối với đời sống con người, tình yêu sự gắn bó với quê hương...)
 Qua đề văn đã dẫn trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy: việc có thêm nội dung nghị luận xã hội theo hướng mở sẽ khiến đề phong phú về nội dung và đa dạng về cách kiểm tra. Không chỉ vậy đề nghị luận xã hội còn giúp học sinh tự giác học tập biết quan tâm đến các vấn đề xã hội. Từ đó giúp các em thêm hiểu biết và chủ động trong cuộc sống. Khi làm bài các em còn có cơ hội thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trước tình huống mà cuộc sống đặt ra. Nhờ đó kĩ năng sống được rèn luyện.
* Gợi ý: 
- Bước 1: Đọc kĩ đề, phát hiện vấn đề cần giải quyết qua bản tin, câu chuyện, câu nói mà đề đã dẫn.
- Bước 2: Tìm những luận cứ để giải thích, chứng minh các vấn đề đã được xác định.
   Việc này thường xoay quanh các câu hỏi người làm bài tự đặt ra dựa vào 
vấn đề cần giải quyết.
 + Hiện tượng (vấn đề) ấy xảy ra ở đâu, như thế nào? Tại sao có hiện tượng (vấn đề) ấy.
 + Ảnh hưởng, tác động của hiện tượng (vấn đề) ấy đến cuộc sống của những người xung quanh với xã hội như thế nào?
 +  Những suy nghĩ về hướng giải quyết hiện tượng (vấn đề) đó.
  Làm thế nào để phát huy (nếu là vấn đề tốt) hoặc hạn chế (nếu là vấn đề chưa tích cực).
 + Vấn đề đó đã tác động đến bản thân mình như thế nào? Bản thân hiểu ra điều gì từ vấn đề được nêu, có ước muốn, quyết định gì...
- Bước 3: Dựa vào các ý đã tìm được ở bước 2 để lập dàn ý.
 + Nếu viết bài văn dù độ dài chỉ một trang giấy thi, nhưng bố cục cũng phải đầy đủ 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài.
- Bước 4: Hoàn chỉnh văn bản theo dàn ý đã lập bằng những câu văn có cảm xúc và lập luận chặt chẽ.
* Lưu ý: 
- Kĩ năng viết + vốn sống phong phú + cảm xúc chân thành, đúng đắn = sức thuyết phục của bài văn viết. 
- Giáo viên cần hướng dẫn cho các em học và tham khảo theo chủ đề trong cuộc sống: Chủ đề tình cảm gia đình (tình mẹ, tình cha, tình anh em...); tình bạn; chủ đề môi trường; vấn đề dân số; tệ nạn xã hội...
 6. Giáo viên cần có những bài văn mẫu để đọc học sinh tham khảo:
 Để học sinh hình dung cụ thể về cách làm bài dạng đề này thì giáo viên nên đọc một số bài văn mẫu từ đó học sinh được cảm nhận về nội dung, hình thức, cách viết để vận dụng trong bài viết của mình một cách tốt hơn. Những bài mẫu được chọn phải thực sự xúc động để lay động được tâm hồn đồng thời khơi gợi được chất văn trong các em.
  Ví dụ: Viết một bài văn ngắn bàn về vấn đề: Những con người không chịu thua số phận.
Bài mẫu: “Mỗi trang đời đều là một điều kỳ diệu” M.Gorki đã từng nói
 như thế và điều đó thực sự khiến chúng ta cảm động khi lật giở những trang đời của những con người không chịu thua số phận như thầy Nguyễn Ngọc Ký, anh Trần Văn Thước, Nguyễn Công Hùng...
     Trước hết ta phải hiểu thế nào là “không chịu thua số phận”. Đó là những người không chấp nhận mình mãi là tàn phế, vô dụng, không học tập, không đóng góp gì cho xã hội.
     Không mấy người Việt Nam không biết đến thầy Nguyễn Ngọc Ký đã liệt cả hai tay đã kiên trì luện tập biến đôi bàn chân thành đôi bàn tay kì diệu viết những dòng chữ đẹp, học tập trở thành nhà giáo, nhà thơ. Anh Trần Văn Thước : bị tai nạn lao động liệt toàn thân. Không gục ngã trước số phận, anh can đảm tự học và trở thành nhà văn. Không thể nói hết những gian nan, những giọt nước mắt đâu khổ của họ trong những ngày tự mình vượt qua bệnh tật để khẳng định giá trị của mình, để chứng tỏ bản thân tàn nhưng không phế.
    Vào năm 2005 cả nước biết đến một Nguyễn Công Hùng (Xã Nghi Diên-huyện Nghi Lộc-Nghệ An). Từ khi sinh ra đã mắc chứng bại liệt. Anh còn bị căn bệnh viêm phổi hành hạ làm cho sức khoẻ suy kiệt. Vậy mà anh đã không gục ngã. Chàng trai 23 tuổi, bại liệt, chân tay teo tóp, trọng lượng chỉ 12kg và gần như mất hoàn toàn khả năng lao động đã trở thành một chuyên gia Tin học và được tôn vinh là Hiệp sỹ công nghệ thông tin năm 2005 vì những đóng góp không vụ lợi của bản thân mình cho cộng đồng. Tháng 5/2005 anh được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đưa vào “Danh mục kỷ lục Việt Nam” về người khuyết tật bị bại liệt toàn thân đầu tiên làm giám đốc cơ sở đào tạo tin học và ngoại ngữ nhân đạo.
    Điều gì khiến những con người tật nguyền ấy có thể vượt qua bệnh tật và khẳng định được bản thân mình? Họ đã tạo dựng cuộc sống từ muôn vàn khó khăn, gian khổ, thử thách bằng sự kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm chiến thắng số phận của mình. Họ đã không mất đi niềm tin yêu vào cuộc sống tinh thần mạnh mẽ của họ. Song bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác. Đó chính là sự động viên, khích lệ, giúp đỡ của bạn bè, của người thân, là khát khao không muốn người thân của mình đau khổ, thất vọng và còn nhờ dòng máu kiên cường 
và truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam.
    Những con người vượt lên số phận đứng lên bằng nghị lực, khát vọng và ý chí của mình khiến em vô cùng khâm phục. Chính những tấm gương về họ đã xây đắp những ước mơ, hoài bão, trong em, dạy em phải biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để thực hiện những khát khao của mình. Những người không chịu thua số phận những con người tàn mà không phế thực sự là những tấm gương cho lứa tuổi học sinh chúng em, khích lệ bản thân mỗi người cố gắng phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành những người con có ích cho xã hội.
    Sau khi nghe xong những bài văn mẫu tôi nhận thấy ở các em phần lớn đều có sự trầm tư suy nghĩ. Nhiều em không thể kìm chế thốt lên lời thán phục “hay, cảm động thật”. Điều đó chứng tỏ đã có sự tác động, khích lệ các em rất nhiều trong quá trình học và làm bài.
III. KẾT QUẢ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG, NHÂN RỘNG  
Trên đây là những biện pháp mà bản thân tôi đã áp dụng trong năm học 2017 – 2018 để hướng dẫn cho học sinh làm bài nghị luận xã hội. Sau khi áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy, chất lượng làm bài văn nghị luận xã hội của học sinh mà lớp tôi trực tiếp giảng dạy đã nâng cao rõ rệt. Giờ đây các em đã làm bài đúng hướng, bám sát vào thực tế đời sống cũng biết rút ra những bài học cho bản thân mình. Các em đã hiểu bản chất của kiểu văn này, không thấy khó và viết văn không bị khô khan như trước nữa. Biết lấy dẫn chứng từ thực tế cuộc sống đời thường để đưa vào bài; nhiều bài đã có sức hút và lay động được người đọc. Đặc biệt các em đã biết phân biệt hai kiểu bài nghị luận xã hội: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. 
Cũng nhờ áp dụng những kinh nghiệm này mà cuối năm học 2017 – 2018 chất lượng của các bài thi về dạng bài này được nâng lên rõ rệt.  Cụ thể là :
Sĩ số
Số HS không biết cách làm bài (1->4điểm)
Số HS biết cách làm bài ở mức trung bình-khá
(5->7điểm)
Số HS làm bài tốt
(8-9 điểm)
SL
%
SL
%
SL
%
35
4
11,4
26
74,3
5
14,3
 
Trong năm học 2018 – 2019 những kinh nghiệm đang được áp dụng vào giảng dạy ngữ văn lớp 9. Đem lại hiệu quả tích cực so với năm học trước. Qua hơn hai tháng của học kỳ I, năm học 2018 – 2019 chất lượng các bài kiểm tra 15 phút,b ài viết viết bài Tập làm văn  của học sinh đạt được rất khả quan.
Cụ thể:
Bài kiểm tra 15 phút
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9a1








9a2








Bài viết Tập làm văn số 1 
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9a1








9a2








          
Từ kết qur trên cho thấy
IV. GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Trong quá trình tiến hành thực nghiệm tôi đã đúc rút được một số giải pháp cơ bản sau:
Không cần phải chờ đến năm học lớp 9 mới rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh. Trên cơ sở kiến thức về văn nghị luận xã hội các em đã có ở lớp 7, giáo viên cần tăng cường rèn luyện phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh từ lớp 7 thông qua các đề kiểm tra định kì, kiểm tra thường xuyên (mức độ kiểm tra, đánh giá tùy thuộc vào loại bài kiểm tra). 
Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học văn vốn đã không dễ, để các em có hứng thú trong làm bài nghị luận xã hội càng khó khăn hơn. Một trong những yếu tố gợi hứng thú cho các em khi làm bài nghị luận xã hội là việc ra đề của giáo viên. Việc đổi mới cách thức ra đề thi là vô cùng cần thiết. Xu hướng chung của đổi mới đề thi môn văn là kiểu ra đề “mở”. Đề bài nghị luận xã hội rất phù hợp với kiểu ra đề mở. Đó là mở về phạm vi đề tài, mở về thao tác nghị luận, mở về nội dung kiến thức, mở cho những suy nghĩ độc lập và những kiến giải sáng tạo...để từ đó "mở" ra một không gian rộng lớn, kích thích suy nghĩ, sáng tạo và hứng thú làm bài của các em.
 Một trong những kinh nghiệm khi ra đề nghị luận xã hội cho học sinh là không ra đề quá khó theo kiểu đánh đố, học sinh không làm được sẽ gây tâm lí chán nản. Tuy nhiên cũng không ra đề quá dễ, kiểu đề chung chung, học sinh không phải suy nghĩ nhiều chỉ “chém gió” cũng có thể kiếm được điểm khá. Ra đề làm sao phải “có vấn đề” buộc học sinh phải có suy nghĩ, tìm tòi, trăn trở mới hiểu thấu đáo vấn đề. Như thế mới rèn luyện được khả năng tư duy và lập luận của các em.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững và vận dụng linh hoạt qui trình các bước tiến hành một bài nghị luận xã hội. Cho các em thực hành nhiều với các kiểu đề phong phú, đa dạng. Một điều vô cùng cần thiết là giáo viên phải thực sự nhiệt tình trong việc chấm, chữa bài, sửa và uốn nắn cho các em thật tỉ mỉ về kĩ năng trình bày lập luận, huy động kiến thức, bày tỏ quan điểm thái độ riêng, nhận thức 
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
Để rèn luyện học sinh làm bài nghị luận xã hội tốt, tôi đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp cụ thể như trên, với mong muốn giúp các em có một cái nhìn và cách sống toàn diện hơn. Không chỉ học để nắm tốt các bài giảng trên lớp mà các em còn biết vận dụng vào thực tế đời sống, biết chuyển lí thuyết thành việc làm, hành động cụ thể. Biết yêu quê hương, yêu con người, yêu cuộc sống; biết vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn; có tinh thần tự học để  thành công trong cuộc sống và biết cách bảo vệ môi trường sống xung quanh...Phù hợp chung với xu thế xã hội và cũng là mục tiêu mà Đảng đã đề cập ở Nghị Quyết TW8  khoá XI: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết từ quan điểm tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện ... đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học...”. Trong đó phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa học để làm cho văn học không xa rời thực tiễn cuộc sống. Theo xu hướng đổi mới chung của giáo dục để áp dụng vào từng môn học cụ thể, bản thân tôi nhận thấy kiểu bài nghị luận xã hội trong môn Ngữ văn là một vấn đề đáng được quan tâm. Vì nghị luận xã hội là một dạng văn còn mới và khó với học sinh Trung học cơ sở. Mặc dù tiết dạy cũng như số điểm trong bài thi không nhiều nhưng cũng là phần quan trọng, giúp học sinh có những hiểu biết về đời sống để vận dụng thi vào Trung học phổ thông rồi sau này thi tốt nghiệp, thi vào Đại học đều có kiểu nghị luận này. Theo tôi đó là cách tốt nhất để đánh giá lực học của học sinh. Buộc các em phải có cái nhìn khác về văn, về cuộc sống. Ngoài kiến thức về văn học, cách làm bài nghị luận văn học còn phải biết quan tâm, đến đời sống xung quanh, biết nhìn nhận sự việc, hiện tượng đời sống đến những đạo lí làm người.
II. ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ
1. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo: 
- Quan tâm cung cấp các phương tiện, đồ dùng dạy học, tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn,...); tổ chức lớp tập huấn ... để việc dạy - học theo những biện pháp này được hiệu quả hơn; nâng cao hiệu quả giờ dạy phát huy được tính tích cực, sáng tạo của HS, đồng thời rèn được nhiều kỹ năng khác.
2. Đối với nhà trường:
Nhà trường cần luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên bộ môn được học tập, trau dồi kiến thức và phương pháp giảng dạy bộ môn.
Đầu tư thêm các tài liệu tham khảo phục vụ bộ môn ngữ văn
3. Đối với giáo viên Ngữ văn:
Giáo viên cần đầu tư nhiều hơn trong công tác chuẩn bị, thiết kế giáo án cho phù hợp với  tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm”. Đầu tư nghiên cứu kiến thức liên môn có liên quan để cùng hợp tác với học sinh  giúp các em chiếm lĩnh  nội dung bài học. Làm tốt công tác đầu tư cho tiết dạy sẽ giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong khâu tổ chức, hướng  dẫn học sinh tự khai thác và chiếm lĩnh tri thức; mặt khác sẽ tránh được sự lúng túng bị động khi học sinh chất vấn về những thông tin liên quan. 
  Áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích hợp thì  khi lên lớp giáo viên sẽ đỡ vất vả vì không phải làm việc nhiều. Mặt khác, hạn chế tối đa thời gian “chết” đối với học sinh, không để cho các em có cơ hội tham gia vào các  hoạt động vô bổ ngoài giờ học.
4. Đối với học sinh:
Học sinh cần dành thời gian đọc, tiếp cận văn bản nhiều hơn, phải tìm tòi, suy nghĩ để chuẩn bị bài có hiệu quả.
Rèn luyện tính năng động, sáng tạo và hứng thú với giờ học văn.
 Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy của mình. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu chưa lâu nên sáng kiến kinh nghiệm này chủ yếu được áp dụng tại trường Trung học cơ sở Văn Lang. Những vấn đề đã trình bày ở trên không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp, của đồng nghiệp để Sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn !
 
NGƯỜI THỰC HIỆN
 Nguyễn Thị Thu Hằng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Viết Chữ, “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể)” NXB Đại học sư phạm Hà Nội 2004.
2. Lê Nguyên Cẩn, “Phân tích- bình giảng tác phẩm văn học nước (THCS)” NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2001.
3. Trần Văn Dân (chủ biên), “Tiếp nhận văn học”, NXB Khoa học kĩ thuật Hà Nội 1991.
4. Nguyễn Thanh Hưng, “Hiểu Văn, dạy Văn”, NXB GD TP Hồ Chí Minh.
5. Trần Đình Sử, Phương Lựu - Nguyễn Xuân Nam, “Lí luận văn học tập 2” NXB Giáo dục, Hà Nội 1986.
6. Trần Đình Sử, “Mấy vấn đề lí luận tiếp nhận văn học”, NXB Giáo dục, Hà Nội 1997.
7. Phan Trọng Luận, “Phương pháp dạy học văn”, Tập I, NXB Giáo dục Hà Nội 1993.
8. Phan Trọng Luận, “Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông”, Tập I, II, NXB Giáo dục Hà Nội 2000.
9. Nhiều tác giả, “Sách giáo khoa ngữ văn 9”, tập 1,2- NXB GD 2014
10. Tài liệu tham khảo soạn kĩ năng làm văn, Vụ GD - TH
Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH  CẤP TRƯỜNG
..
..
..
..
..
..
..
..
                                                                  Văn Lang, ngày tháng..năm 2018
                                                                     CHỦ TỊCH HĐKH

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_lam_bai_nghi_luan_xa_hoi_c.docx