Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh Lớp 6 tại Trường THCS Lương Thế Vinh

Môn Ngữ văn ở trường phổ thông nói chung, trong trường THCS nói riêng thì về kiến thức môn văn không chỉ ở trong những bài có sẵn trong SGK qua phần Văn, Tiếng Việt hay Tập làm văn nào đó mà học sinh (HS) cần phải có được những kĩ năng quý để làm một bài văn một cách thành thạo. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay HS đang xa rời với văn học, ngại nghĩ, ngại viết.

Do vậy, giúp HS biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài để xây dựng hướng làm bài. Hướng dẫn HS cách tìm ý cho bài văn miêu tả, rèn cho HS có kỹ năng diễn đạt, kỹ năng dựng đoạn trong văn miêu tả là một việc làm cần thiết mà mỗi người giáo viên cần trang bị cho HS của mình.

Việc rèn kỹ năng làm văn miêu tả là rất thiết thực cho HS. Việc trang bị cho các em có kỹ năng để viết thành thào những bài văn miêu tả sẽ góp phần vào tháo gỡ những vướng mắc, mặc cảm ngại học văn của một số HS hiện nay. Đồng thời giúp cho các em có kỹ năng xây dựng cách làm một bài văn miêu tả, tạo cho các em dần dần có tình yêu với môn văn học. Và tạo cho HS tự phát huy tính tích cực chủ động học văn nói chung và làm bài văn miêu tả nói riêng.

Nghiên cứu vấn đề này nhằm nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu trong việc làm văn miêu tả của HS đồng thời thấy được quá trình hướng dẫn của giáo viên. Từ đó khắc phục những hạn chế của giáo viên trong hướng dẫn HS làm văn miêu tả và phát huy những điểm mạnh của bản thân trong hướng dẫn HS làm văn miêu tả, để giúp bản thân và đồng nghiệp nâng cao tay nghề và giúp HS có kỹ năng làm văn miêu tả và yêu thích môn văn.

docx 11 trang Trang Lê 06/04/2025 140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh Lớp 6 tại Trường THCS Lương Thế Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh Lớp 6 tại Trường THCS Lương Thế Vinh

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh Lớp 6 tại Trường THCS Lương Thế Vinh
hi làm bài, tôi thấy HS thường viết một cách cộc lốc, cụt lủn, có khi chỉ viết được một, hai câu cho phần tả bao quát.
- Để tả bao quát cảnh, trước hết phải xác định vị trí miêu tả khái quát. Thường là một vị trí cao hơn, xa cảnh trung tâm để có thể chụp được toàn cảnh miêu tả.
Theo đề trên, các em phải giới thiệu đôi nét về trường học: Vị trí địa lý, trục đường, hướng mặt, diện tích, ranh giới trường với xung quanh...
Bài làm của học sinh
Bài gợi ý của thầy
Trường em nằm trên một khu đất rộng, bằng phẳng. Khi em đến, hai cánh cổng trường to lớn mở ra. Lớp học, bàn ghế những người bạn thân của tuổi học trò chờ đón chúng em.
Trường THCS nơi em đang học là ngôi trường nằm ven quốc lộ 32. Trường quay mặt về hướng đông nam, xung quanh trường học được bao bọc bởi hàng tường bao xây khá đẹp. Từ trên cao nhìn xuống, trường như nằm trên một tấm thảm xanh khổng lồ của cánh đồng lúa bạt ngàn suốt ngày reo vui với nắng gió
Quá trình tìm ý gắn với lập dàn ý là một kĩ năng cực kì quan trọng. Thực tế trong khi làm bài, điều lo buồn mà tôi đã thấy là nhiều em không lập dàn bài, do đâu? Một phần là do các em chưa thấy tầm quan trọng của dàn bài. Định ra được dàn bài, có thể các em đã thành công hơn một nửa trên các phương diện: Thời gian, trình tự, nội dung viết. Nhưng chắc chắn phần lớn nhiều em chưa biết, chưa có kĩ năng lập dàn bài.
Vậy nên thầy cô giáo thường xuyên nói, rèn và bắt buộc kĩ năng lập dàn bài, để kĩ năng này trở thành thói quen thì không khó nhưng phải kiên trì thực hiện cho bằng được theo từng đối tượng. Các em ở mức học trung bình có thể lập dàn bài sơ lược, đại cương. Các em học khá giỏi có thể trên dàn ý đại cương mà xây dựng dàn bài chi tiết hơn nữa.
Ví dụ: Tả cây phượng ở trường em vào mùa hè (hoặc bất cứ cây nào)

Dàn bài chung văn tả cảnh
Dàn bài cụ thể
Mở bài
- Giới thiệu cảnh được tả: Cảnh gì, ở đâu? Lý do tiếp xúc với cảnh, ấn tượng chung ?
- Giới thiệu cây được tả: Cây gì, ở đâu? Lý do tiếp xúc với cây, ấn tượng chung ?
Thân bài
Tập trung tả cảnh vật chi tiết
theo một thứ tự hợp lý :
+ Tả bao quát.
+ Tả chi tiết :
Từngoàivào (vịtríquansát,
cảnh...)
Đi vào bên trong (vị trí quan sát, cảnh vậtchính...)
Cảnh chính hoặc cảnh quen thuộc mà em thường tiếp xúc (vị trí quan sát, những cảnh chính...) Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự hợp lý.
Tập trung tả cây chi tiết theo một thứ tự hợp lý :
+ Tả bao quát.
+ Tả chi tiết :
Từ bên ngoài vào (vị trí quansát,
chiều cao, diện tích che phủ ...)
Đi đến gần hơn (vị trí quan sát,gốc,
thân, cành, lá...)
Cảnh chính hoặc hình ảnh đặc sắc của cây vào mùa hè: hoa, dáng vẻ, màu sắc... quen thuộc mà em thường tiếp xúc (vị trí quan sát, những nét đặc trưng...)
Kết bài
- Cảm nghĩ chung sau khi tiếp
xúc,tình cảm riêng hoặc nguyện vọng của bản thân...
- Cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc, tình cảm riêng hoặc nguyện vọng của bản thân...
*Rèn luyện kỹ năng viết phần mở bài, kết bài:
Phần mở bài cho bài văn miêu tả thường coa hai cách: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. trong đó cách mở bài gián tiếp thường gây hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe hơn.
Cách mở bài gián tiếp: Có thể giới thiệu cảnh bằng lời mời gọi du khách để giới thiệu cảnh và bộc lộ cảm xúc của người viết một cách khái quát. Có thể dẫn dắt từ lời thơ, bài hát... về cảnh sẽ tả để giới thiệu cảnh. Hoặc có thể bộc lộ cảm xúc hồi tưởng về cảnh để mà giới thiệu.
Dù là cách mở bài nào giáo viên cũng lưu ý cho HS đủ ý cần nêu trong mở bài. Đó là phải đảm bảo ba yêu cầu: Dẫn vào đề, nội dung đề, chuyển ý.
*Ví dụ minh họa:
Mở bài của học sinh
Thầy giáo gợi ý cách mở bài
Trường em mang tên
Trường Trung học cơ sở. Hôm nay, em đến trường sớm hơn mọi ngày để làm công việc trực nhật lớp nên có dịp quan sát vẻ đẹp của trường trước buổi học.
Cách mở trực tiếp: Thường lệ, cứ đúng 6 giờ 30 phút sáng hàng ngày, em lại đến trường. Từ xa, ngôi trường Trung học cơ sở hiện lên rất đẹp, gần gũi, thân thuộc quá! Mái trường mếnthương.
Cách mở gián tiếp: Một nhà thơ cóviết:
“ Trường của em be bé
Nằm lặng giữa rừng cây”
Trường THCS mà em đang học không phải be bé mà là một ngôi trường đẹp, rộng lớn, khang trang, một ngôi trường đã có bề dày thành tích và là nơi đã chắp cánh cho bao thế hệ học trò quê em lớn lên và thành những người công dân có ích cho đất nước, quê hương. Cũng từ mái trường này mà bản thân em đang lớn lên từng ngày.
*Kết bài không những đủ ý chốt của bài viết mà nên tạo độ lắng cho nốt trầm xao xuyến vang vọng trong tâm hồn người đọc, điều này phụ thuộc vào trình độ diễn đạt của HS, nên giáo viên hướng các em viết phần kế bài cần khái quát được vấn đề được tả và bộc lộ phần cảm xúc, suy nghĩ của mình.
*Ví dụ minh họa:
Kết bài của học sinh
Thầy giáo gợi ý cách kết bài
Em rất yêu mến ngôi trường em đang học. Nơi đây đã chứng kiến bao kỷ niệm êm đềm trong sáng của chúng em. Em mãi mãi nhớ ngôi trường này
Năm tháng rồi cũng sẽ qua đi, em sẽ lớn lên, trưởng thành. Em có thể đi đến nhiều chân trời mới nhưng mái trường THCS vẫn là một nơi rất sâu đậm, ấn tượng không bao giờ phai mờ trong ký ức em, đặc biệt trong đó là những kỉ niệm đẹp về thầy cô, bạn bè, những bài học hay. Em luôn tự nhủ trong mình:
Ta lớn khôn thành người hữu ích
Mãi mãi đừng quên mái trường xưa!...
*Rèn luyện kỹ năng dựng đoạn.
Dựng đoạn văn chính là cách sắp xếp các lời văn diễn đạt sao cho hợp lý, logich, chặt chẽ, mạch lạc. HS thường rất lúng túng không biết tả cảnh cụ thể là tả cảnh gì? Tả như thế nào? theo trình tự từ đâu? ... Các em thường kể lể, liệt kê cảnh một cách lộn xộn, tràn lan, không tạo được ấn tượng cho người đọc về cảnh. Vậy chúng ta phải làm như thế nào để khắc phục tình trạng này. Trước hết tôi hướng cho HS hình dung mỗi một cảnh nhỏ sẽ viết thành một đoạn văn trọn vẹn. Trong đoạn văn đó sẽ đi từ khái quát đến cụ thể, bao giờ câu đầu đoạn cũng là câu miêu tả khái quát cảnh đó.
Sau câu tả khái quát là một loạt câu miêu tả cụ thể theo trình tự từ gần đến xa (hoặc ngược lại) theo tầm mắt. Trong quá trình miêu tả, thầy cô lưu ý cho HS trình tự miêu tả cho phù hợp với vị trí quan sát kết hợp lời văn so sánh, lời văn nhận xét, đánh giá và sự tưởng tượng phong phú.
*Ví dụ về cách dựng đoạn:
Cách dựng đoạn của học sinh
Cách dựng đoạn theo gợi ý của thầy
- Ngôi trường to và đẹp quá! Chúng em có một khoản sân rộng để vui đùa, có cả ghế đá của những thầy cô và các anh chị đi trước tặng lại nhà trường để ngồi nghỉ ngơi trong giờ giải lao. Xà cừ, bằng lăng, bàng hay phượng đã đứng đó mấy chục năm rồi, đã chia xẻ buồn vui cùng bao thế hệ học trò, và chứng kiến những đổi thay của trườnglớp.
Những cây phượng cành lá xum xuê, khẳng khiu như thế có hàng trăm cánh tay vươn ra ôm lấy hoa và bác lá.
- Bước chân đến cổng trường, trước mắt em là tấm biển Trường Trung học cơ sở bằng chữ màu xanh trên nền trắng trang trọng. Vào trong, dãy phòng Hội đồng, các cửa vẫn còn đóng im ỉm. Bên trên, một màn sương lờ mờ như trùm lên cảnh vật. Xung quanh là những dãy hàng cây xanh. Mỗi cây có một dáng vẻ riêng, cây nào cũng đẹp. Dưới bàn tay chăm sóc, sắp đặt của các thầy cô, hình như mỗi cây có một nét đẹp rất riêng. Lôi cuốn nhất là cây sanh, gốc to, cuối các chi, từng túm lá xòe ra trông rất ngộnghĩnh.
*Rèn kỹ năng diễn đạt cho học sinh trong văn miêu tảcảnh.
Tìm được đặc điểm tiêu biểu của cảnh sẽ tả đã là một bước quan trọng song chưa phải là đã tả cảnh. Miêu tả cảnh là dựng lại được cảnh một cách sống động, chân thực. Vậy những đặc điểm vừa tìm được ở trên sẽ diễn đạt như thế nào là một điều giáo viên rất quantâm.
Thực tế là qua nhiều năm chấm bài văn miêu tả của HS, tôi thấy đáng buồn một điều là vốn ngôn từ của các em rất nghèo nàn, diễn đạt lủng củng, thường xảy ra hiện tượng bí từ, dùng sai nghĩa, từ, lặp từ, lặp ý ... như vậy để làm bài văn của HS diễn đạt trong sáng có sức hấp dẫn chúng tôi nghĩ rằng không có cách nào khác ngoài việc trau rồi ngôn từ cho HS. Để HS tự giác làm điều này là một việc rất khó, nên để HS tự làm sau khi giáo viên đã tạo được trong lòng HS sự yêu thích ngôn từ nghệ thuật.
Ví dụ: đoạn trích miêu tả cảnh trong vườn dưới nắng chiều sau đây:
“... Chiều buông xuống, ánh mặt trời trở nên vàng sậm hơn. Ánh chiều vàng trải lên cành lá, mái nhà một màu vàng ong mon đẹp lạ, vườn cây nhà tôi cũng vậy. Giàn bầu nậm xanh tươi, lá non màu xanh nhạt, lá già thì xanh thẫm. ánh nắng chiều chiếu xuống làm giàn bầu trở thành màu xanh ngọc bích. Nhãn, bưởi, mít và các loại cây khác nữa tất cả đều xanh um tùm, nom như chiếc ô khổng lồ. Đó là mầu xanh no nắng, no gió và no... ”
Sau một vài đoạn văn như thế giáo viên phân tích những hình ảnh ngôn từ nghệ thuật sáng giá sao cho tạo được hứng khởi ở HS, kích thích các em thích tìm, viết những lời văn hay. Có lẽ là kỹ năng kỳ công nhất của thầy.
Sau khi tạo hướng thú cho HS qua cách tiếp xúc với các tư liệu chọn lọc, chúng tôi mới cho các em luyện tập diễn đạt bằng hình thức giáo viên đưa ra một loạt hình ảnh, yêu cầu HS dùng lời văn kết hợp biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, sử dụng những từ láy gợi hình gợi âm để tập diễn đạt .
Ví dụ: Hình ảnh cây đa -> Cây đa xum xuê, um tùm như chiếc ô khổng lồ, hứng lấy nắng mưa bảo vệ cho cái giếng làng thân quen, thấp thoáng sau tán lá đa là mái đình cổ kính...
- Hình ảnh đồng cỏ -> Dọc theo cánh đồng là đồi cỏ may cứng nhọn trải bạt ngàn như một tấm thảm bạc phếch nắng mưa. Những bông cỏ may rung rinh trong gió chiều thu mát rượi như đang biểu diễn một điệu múa bale.
Ở giai đoạn luyện kỹ năng diễn đạt như thế này chúng tôi đặc biệt chú ý đến phép so sánh, nhân hóa trong các câu văn. Có thể đây là nốt luyến cho những bản nhạc ngôn từ. Tôi đã hướng cho HS luyện tập cách dùng so sánh khác nhau sao cho thật đa dạng phong phú gợi cảm, tạo ấn tượng.
Ví dụ: - Dòng sông quê em dưới đêm trăng mềm mại như một mái tóc.
- Những lá sen già khum khum chắng khác gì những chiếc thúng đựng đầy ắp nắng chiều mùa thu.
- Cây cối rì rào, lao xao gió nồm nam, lá cây lay động, lấp lánh tựa ngàn triệu con mắt lá răm sáng trưng nắng hè .
*Rèn luyện kỹ năng chuyển cảnh, chuyển ý:
Sau một vài đoạn văn như thế, thầy cô phân tích những hình ảnh ngôn từ nghệ thuật sáng giá sao cho tạo được hứng khởi ở HS, kích thích các em thích tìm, viết những lời văn hay. Có lẽ rèn kĩ năng diễn đạt là một phương pháp đòi hỏi kỳ công nhất của thầy trò, cần phải mất một quá trình.
Tạo được sự hứng thú cho các em xong, thầy cô mới cho các em luyện tập diễn đạt bằng hình thức ra một loạt hình ảnh, yêu cầu các em dùng lời văn kết hợp biện pháp nghệ thuật để tập diễn đạt.
Ví dụ: - Đầu xuân, ánh nắng ban mai chưa đủ xua đi màn sương chờn vờn nhưng cành lá me tây đã xòe tay che chắn cái lạnh cho em.
Mỗi phòng học em đi qua, bàn ghế như còn say ngủ. Sáng dậy, bảng đen được các cậu học trò lau đi cái khuôn mặt nhăn nhó sau một đêm ngái ngủ. Gần mười ngày nghỉ tết, dàn máy vi tính buồn nhớ các cậu học trò.
Cách này chúng tôi cũng cho HS luyện trong nhiều tiết học để trở thành thao tác thuần thục, nhuần nhuyễn, đồng thời cho HS kết hợp về tìm đọc tư liệu sao cho có những lời văn miêu tả sống động gợi cảm nhất.
Lời văn chuyển cảnh không nhiều nhưng có tác dụng rất lớn trong việc liên kết, liên hoàn mạch văn, nó đánh giá trình độ khéo léo của cây bút miêu tả cảnh. Chúng ta cần “mách nhỏ” cho các em một số cách chuyển cảnh sau đây:
+ Các cảnh được nối tiếp nhau một cách tự nhiên theo mô típ liên cảnh.
Vd: Chỉ một lát con đường đã dẫn em tới trường. Ngôi trường...
+ Chuyển cảnh nhờ hình ảnh trung gian. VD: Mặt trời ngoi lên khỏi núi, các bạn học sinh từ các nẻo đường đổ về ngày càng đông.
+ Hướng chuyển cảnh theo gam màu. VD: Sáng nay, nền trời như tấm thảm xanh treo trên cao. Dưới sân trường, là một màu xanh của cây lá. Hòa trong màu xanh là màu áo trắng học trò. ..
+ Chuyển cảnh bằng cách nối âm thanh với không gian, lấy động để tả tĩnh: Ví dụ: Trên sân trường, rộn rã tiếng bước chân, tiếng nói, tiếng cười. Đột nhiên, một hồi trống vang lên, sân trường bỗng chốc vắng lặng
4. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến vào thực tiễn.
Quá trình thực hiện qua nhiều năm đứng lớp, tôi tin chắc rằng những gì tôi đã trình bày sẽ đem đến sự chuyển biến trong hướng dẫn làm văn miêu tả cho các em. Trước mắt là đã phá bỏ được mặc cảm của HS với môn văn trừu tượng là môn ngại viết, ngại nghĩ.
Sau đây là một vài con số thực tế và kết quả của HS ở môn Ngữ văn lớp 6, sau khi được cung cấp các kĩ năng về phương pháp miêu tả HS đã viết bài hoàn chỉnh, và kết quả được phản ánh như sau: lớp 6A có 46 HS thì kết quả đạt được là: Giỏi 15/46=33%; Khá 31/46=67%; 6E Giỏi 5/37=13%; Khá 17/37= 48%.TB:15/37=39%
Qua bài Luyện tập viết văn miêu tả và một vài bài tập ngắn các em đã làm tôi nhận thấy cách làm bài của các em có nhiều kết quả tốt, số lượng bài viết có chất lượng cao, đạt điểm 8 trở lên tương đối nhiều tiêu biểu kể đến: Châu Giang, Huệ Giang, Đạt, Thư (6A), Ngọc Anh, Linh, Trang(6E).
Khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này giúp các em HS có kỹ năng làm bài văn miêu tả được nâng cao hơn. Tạo cho các em niềm say mê với môn văn, các em cảm nhận được các sự vật thiên nhiên rất gần gũi ngay trong cuộc sống đời thường, tạo được những cảm xúc chân thực với cảnh vật khi miêu tả.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận.
Giảng dạy và ôn tập môn ngữ văn, đặc biệt là phần văn miêu tả là một vấn đề không dễ bởi đây là mảng kiến thức rất quan trọng giúp HS vừa củng cố các kiến thức đã học, các kỹ năng làm bài mà còn gợi mở hướng cho HS lĩnh hội kiến thức để học lên THPT, để HS có kiến thức, kỹ năng để làm tốt các thể loại văn ở các lớp trên trong cấp THCS. Để thực hiện tốt đòi hỏi giáo viên, HS làm tốt một số vấn đề sau:
- HS phải có khả năng tìm hiểu vấn đề, phải có vốn ngôn từ phong phú, cách sử dụng ngôn ngữ trau chuốt, diễn đạt tình cảm, rung động chân thành của mình về hình ảnh trong thực tế cuộc sống; HS phải rèn cho mình có ý thức thường xuyên quan sát các cảnh vật, sự vật, sự việc thường xuyên sảy ra, diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
Giáo viên phải bồi dưỡng cho HS lòng say mê văn học, có tư tưởng, lập trường đúng đắn.
Sáng kiến đã giải quyết được những băn khoăn, đơn điệu trong quá trình lên lớp của tôi so với ngày đầu tiếp cận với văn miêu tả. Nếu sáng kiến được áp dụng sẽ phần nào đơn giản hóa, cụ thể hóa khi dạy dạng văn miêu tả. Từ đó mà có những định hướng đúng mục tiêu, xác định đúng đối tượng miêu tả và có những phương pháp cụ thể phù hợp khi giảng dạy văn miêu tả.
2. Kiến nghị:
Với Nhà trường: Cần khuyến khích động viên giáo viên nghiên cứu, áp dụng những sáng kiến hay để đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng chuyênmôn.
Đối giáo viên: Phải luôn có ý thực tự học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, trao đổi kinh nghiệp với các đồng nghiệp để nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ bé của bản thân. Tôi rất mong sự đóng góp của các thầy cô đồng nghiệp và các ban ngành phụ trách chuyên môn để sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày càng được hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo .
Xin chân thành cảm ơn!
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM	Đan Phượng, ngày 20 tháng 02 năm 2021
Người viết
Đặng Thị Vân

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_lam_van_mieu_ta_cho_hoc_si.docx