Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng trong dạy nói và nghe Ngữ Văn 7 tại Trường THCS Lương Thế Vinh

Trong chương trình GDPT 2018, yêu cầu cần đạt của của năng lực ngôn ngữ là trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; có thái độ tự tin khi nói trước nhiều người; sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách mạch lạc câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ những cảm xúc, thái độ, trải nghiệm, ý tưởng của mình đối với những vấn đề được nói đến; thảo luận ý kiến về vấn đề đã đọc, đã nghe; thuyết minh về một đối tượng hay quy trình; biết cách nói thích hợp với mục đích, đối tượng và ngữ cảnh giao tiếp; biết sử dụng hình ảnh, kí hiệu, biểu đồ,... để trình bày vấn đề một cách hiệu quả.

Do đó, tiết dạy Nói và Nghe là một tiết học vô cùng quan trọng đối với học sinh. Qua tiết dạy nói và nghe giáo viên giúp cho học sinh mở rộng vốn từ, biết cách vận dụng từ ngừ, ngữ pháp để diễn đạt ý tưởng chính xác, rõ ràng, trong sáng. Hơn nữa giáo viên còn rèn luyện cho học sinh các mặt cụ thể về lời nói (phải rõ nghĩa, rõ ý), giọng nói (phải vừa nghe, vừa cố gắng truyền cảm) và tư thế nói (phải mạnh dạn, tự tin giúp cho lời nói có sức thuyết phục hơn). Đồng thời qua dạy nói và nghe góp phần củng cố các kiến thức (về phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận); kĩ năng (tìm hiểu đề, làm dàn ý, liên kết câu, liên kết đoạn...) đã và đang học trong chương trình. Nói và nghe tốt có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các em không chỉ trong thời gian học tập ở trường mà còn trong suốt thời gian sống và làm việc sau này.

Rèn luyện kĩ năng nói và nghe cho học sinh là một việc khó, nhưng dù khó thế nào, yêu cầu của 2 kĩ năng này phải luôn luôn được coi trọng. Nếu như đọc và viết là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói và nghe là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường. Luyện nói và nghe trong nhà trường là giúp cho học sinh có thói quen nói trong những môi trường giao tiếp khác nhau. Nó được thực hiện một cách hệ thống, theo những chủ đề nhất định, gắn với những vấn đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, thực tế giảng dạy các tiết nói và nghe này (trước đây còn gọi là tiết Luyện nói) còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: Kỹ năng nói và khả năng lắng nghe, phản hồi của học sinh chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, trong quá trình tham gia giảng dạy cho học sinh, tôi rất chú trọng tới các tiết học này.

docx 16 trang Trang Lê 08/04/2025 150
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng trong dạy nói và nghe Ngữ Văn 7 tại Trường THCS Lương Thế Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng trong dạy nói và nghe Ngữ Văn 7 tại Trường THCS Lương Thế Vinh

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng trong dạy nói và nghe Ngữ Văn 7 tại Trường THCS Lương Thế Vinh
ầy cô và các bạn, giới thiệu bản thân)
- Giới thiệu về thực trạng trẻ em sử dụng các thiết bị công nghệ.

B. Phần nội dung chính của bài nói.
1. Hiện trạng vấn đề
2. Nguyên nhân
Chủ quan
Khách quan
3. Hậu quả:
4. Giải pháp với mỗi cá nhân:
5. Giải pháp với nhà trường và gia đihnf học sinh.

C. Kết luận
Liên hệ - hành động bản thân


Ví dụ 2: Tiết Nói và nghe KỂ LẠI MỘT TRUYỆN NGỤ NGÔN (Ngữ văn 7)
Mẫu phiếu học tập hướng dẫn học sinh bước tìm ý: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đề bài: Kể lại một truyện ngụ ngôn.
BƯỚC TÌM Ý CHO ĐỀ BÀI
Yêu cầu
Nội dung chuẩn bị
1. Truyện ngụ ngôn kể về sự kiện gì?

2.Truyện có nhân vật chính nào?

3. Diễn biến câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc) ra sao?

4. Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?

Mẫu phiếu học tập hướng dẫn học sinh bước lập dàn ý:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Đề bài: Kể lại một truyện ngụ ngôn.
BƯỚC LẬP DÀN Ý CHI TIẾT
Yêu cầu
Nội dung chuẩn bị
A. Phần mở đầu
- Lời chào hỏi (Chào hỏi thầy cô và các bạn, giới thiệu bản thân)
- Giới thiệu về truyện ngụ ngôn mà em định kể.

B. Phần nội dung chính của bài nói.
Ví dụ: Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng là một trong những truyện dân gian hay. Tác giả dân gian mượn chuyện loài vật để nêu lên bài học sâu sắc đối với con người.
Nội dung chính
Lựa chọn và sắp xếp các ý tìm được từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng theo một trình tự hợp lí. 
Ví dụ: 
+ Khi ếch ở trong giếng (hoàn cảnh sống, suy nghĩ và thái độ của ếch). 
+ Khi ếch ra ngoài giếng (môi trường sống đã thay đổi; hành động và thái độ của ếch; hậu quả).

C. Kết luận
+ Nhận xét, đánh giá chung về nhân vật con ếch trong câu chuyện.
+ Nêu ý nghĩa và bài học cho bản thân từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.
Liên hệ - hành động bản thân

Cách 2. Giao nhiệm vụ cho nhóm thông qua phương pháp dự án hoặc hoàn tất một nhiệm vụ.
- Cách thức giao nhiệm vụ:
+ Chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm về xác định nội dung dự định sẽ trình bày, tìm ý cho nội dung nói và nghe.
+ Hướng dẫn các nhóm thống nhất và lập dàn ý theo kỹ thuật sơ đồ tư duy ra giấy A0. 
+ Từ hệ thống sơ đồ tư duy thống nhất của nhóm, các thành viên sẽ chuẩn bị bài nói theo cách của riêng mình.
Hay giáo viên cũng có thể giao nhiệm vụ cho học sinh các nhóm thống nhất dàn ý chung trong bài Nói và nghe với 3 nội dung cơ bản như: Xác định yêu cầu, tìm ý, lập dàn ý. Sau đó, mỗi nhóm học sinh sẽ lựa chọn hình thức trình bày để chia sẻ bài nói của mình trước lớp.
2. Giải pháp 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh khi nói phải đảm bảo cấu trúc cơ bản của một bài nói:
Một bài nói hoàn thiện sẽ bao gồm có 3 phần cơ bản:
- Phần thứ nhất: Phần mở đầu bài nói.
+ Cần phải có lời chào hỏi trước khi nói (Chào cô giáo, chào các bạn, giới thiệu về bản thân.
 Ví dụ: Em xin kính chào cô giáo, tôi xin chào tất cả các bạn. Tôi xin tự giới thiệu, tôi tên là  học sinh lớp)
+ Giới thiệu về nội dung nói và nghe mình định trình bày 
- Phần thứ 2: Phần nội dung chính của bài nói (trình bày và sắp xếp các ý theo một trình tự nhất định).
- Phần thứ 3: Phần kết thúc bài nói.
+ Người nói cần phát biểu cảm xúc, suy nghĩ của mình trước nội dung đề cập tới trong bài nói.
+ Thể hiện mong muốn được chia sẻ, tham gia đóng góp ý kiến của người nghe 
Ví dụ: Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe những chia sẻ của tôi. Rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý của thầy cô và các bạn về bài nói của tôi để lần sau tôi sẽ trình bày bài nói tốt hơn!
3. Giải pháp 3: Đa dạng các hình thức tổ chức cho HS nói
Bước 1: Nói trong nhóm
Bước 2: Nói trước tập thể
HS dựa trên dàn ý đã xây dựng, HS luyện nói với nhau trong nhóm. Các bạn trong nhóm sẽ nhận xét, góp ý về nội dung bài nói.
GV gọi một số HS lên trình bày bài nói của mình trước lớp.
HS trong lớp theo dõi và nhận xét
GV theo dõi, nhận xét cụ thể, nêu hướng khắc phục và cho điểm đối với những HS có bài nói tốt.
Để cho bài nói của học sinh thêm phần sinh động, hấp đẫn ta có thể lựa chọn thêm nhiều hình thức khác để huy động được nhiều đối tượng học sinh nói đạt hiệu quả. Tùy theo mỗi đề bài mà ta áp dụng hình thức trình bày bài nói phù hợp. 
a/ Thi nói tiếp sức đồng đội
Có thể dùng hình thức này đối với lớp dạy có nhiều học sinh trung bình, chưa quen nói trước tập thể, lại ít có nhân tố tích cực (HS khá giỏi, lanh lợi, hoạt bát) làm nòng cốt. Cách nói này yêu cầu nói trong phạm vi thời gian nhất định, tạo không khí sôi nổi, kích thích sự mạnh dạn, tự tin...
Bước 1: Nói trong nhóm
Giáo viên phân loại học sinh (giỏi, khá, trung bình,...) trong mỗi nhóm. Ở các nhóm đều thống nhất phần nói:
- Phần mở bài: học sinh trung bình, yếu
- Một phần của thân bài: học sinh khá, giỏi
- Phần kết bài: học sinh trung bình, yếu
HS dựa trên dàn ý đã xây dựng, luyện nói với nhau trong nhóm. Các bạn trong nhóm nhận xét, góp ý về nội dung bài nói và cách thức nói (Bài nói đã đủ ý chưa? Bài nói có mạch lạc không? Ngôn ngữ diễn dạt như thế nào? Phong cách nói ra sao? Giọng nói có rõ ràng, tự nhiên không?...)
Bước 2: Nói trước tập thể lớp
- Mỗi nhóm lần lượt lên nói theo hình thức tiếp sức. Cụ thể nhóm 1: Hs trung bình, yếu nói phần mở bài; học sinh khá giỏi nói một phần của thân bài; học sinh trung bình, yếu nói phần kết bài. Tiếp theo nhóm 2 tưong tự như vậy....
- Học sinh trong lớp theo dõi, nhận xét
- Gv nhận xét chung về nội dung nói và cách nói đổi với các nhóm và cho điểm. GV lưu ý nhấn mạnh phần cho điểm đối với nhóm có học sinh trung bình, yếu nói khá tốt, mạnh dạn, tự tin; học sinh khá giỏi nói tốt kèm giọng điệu, thái độ, cử chỉ....
b/Thi nói có hình ảnh minh họa.
Cách nói này dành cho nhiều đối tượng học sinh, có những học sinh trung bình, yếu; những học sinh tuy có khả năng viết bài nhưng chưa mạnh dạn tự tin nói trước tập thể. Cách này tương tự như cách thi nói tiếp sức nhưng có vật dụng trực quan, hình ảnh minh họa phần nào giúp các em tự tin nói hơn.
Ví dụ minh hoạ bài nói: Kể lại một truyện ngụ ngôn bằng các hình ảnh rất hấp dẫn người nghe.
(Sự việc 1: Ếch ở trong giếng)
(Ếch coi trời bằng vung)
(Vì mưa, Ếch tràn ra ngoài giếng)
(Ếch đi lại nghênh ngang và bị một con trâu giẫm bẹp)
(Minh hoạ: Hiện tượng bạo lực học đường)
Minh họa cho trải nghiệm về một lần tham gia dọn dẹp môi trường
c/ Thi nói khi học sinh được vào vai
Cách nói này nhằm khơi nguồn sáng tạo, tạo hứng thú cho học sinh. Gv định hướng cho sinh khâu dựng “kịch bản”, “diễn xuất”, để các em thực hiện bài nói tốt hơn.
Áp dụng hình thức này cho những học sinh khá, giỏi làm “đầu tàu”, sau đó là học sinh trung bình.
Ví dụ hs vào vai phóng viên để nói về chủ đề: ô nhiễm môi trường; vào vai hướng dẫn viên du lịch để thuyết minh về một danh lam thắng cảnh; vào vai nhà văn để giới thiệu về một cuốn sách mới ra
Khi HS được vào vai các em sẽ không những rèn luyện năng lực giao tiếp mà còn khiến hs thấy mình chững chạc, lớn khôn, có hiểu biết
Việc linh hoạt sử dụng một số hình thức luyện nói khác nhau nhằm thay đổi không khí giờ luyện nói cũng như tạo điều kiện cho học sinh được thể hiện khả năng của mình tùy vào năng lực mỗi em. Điều đạt đến cuối cùng là dù ít hay nhiều mỗi học sinh đều được trưởng thành về khả năng giao tiếp lựa chọn từ ngữ để phục vụ cho hiệu quả giao tiếp tốt hơn trong cuộc sống sau này.
4. Giải pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện trực quan trong bài nói để thu hút người nghe.
Để bài nói của mình trở nên hấp dẫn hơn, tôi đã hướng dẫn các em có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện bài nói để thu hút người nghe hơn. Vậy, ứng dụng công nghệ bằng cách nào?
- Hướng dẫn học sinh sử dụng trang Google hoặc Youtobe để tải và nghe các bài nói mới. Từ đó học sinh có thể học cách thức điều chỉnh giọng nói, tác phong, nét mặt, cử chỉ của bản thân khi tham gia nói.
- Hướng dẫn học sinh cách sử dụng âm nhạc phù hợp với bài nói mà mình lựa chọn để tăng thêm tính hấp dẫn cho bài nói (nên lựa chọn âm thanh ở mức vừa phải, nhạc điệu lựa chọn cần phù hợp với chủ đề trong bài nói).
+ Có thể hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm cắt và ghép nhạc trực tuyến để có những đoạn nhạc phù hợp.
+ Sử dụng các phần mềm Catcut hoặc ticktok trên điện thoại để có được những đoạn nhạc phù hợp. ( cách sử dụng nhạc này, học sinh lớp 6 khá thành thạo)
- Sử dụng phương tiện trực quan như hình ảnh, đồ dùng để thu hút người nghe. 
5. Giải pháp 5: Hướng dẫn học sinh cách tập luyện trước khi trình bày trước lớp.
Việc hướng dẫn học sinh cách tập luyện trước khi trình bày trước lớp rất quan trọng. Bởi khi các em được tập luyện, các em sẽ tự tin hơn, mạnh dạn hơn và hiệu quả phần nói sẽ tốt hơn.
- Tập luyện cách điều chỉnh giọng nói và tốc độ nói.
+ Âm lượng giọng nói: thay đổi phù hợp lúc to, lúc nhỏ.
+ Tốc độ nói: Có thể nhanh hay chậm phù hợp với từng chi tiết, sự việc trong bài.
+ Cách thể hiện: Giọng nói cần thay đổi phù hợp với giọng kể, giọng nhân vật, giọng vui hay buồn, sôi nổi hay suy tư.
+ Cao độ: Cách lên xuống giọng.
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả.
+ Sử dụng cử chỉ tay trong khi nói: Việc kết hợp nhiều cử chỉ tay phù hợp sẽ tạo cho người giáo viên một dáng vẻ thân thiện và thu hút học sinh tập trung hơn vào hệ thống tri thức mà các em đang chinh phục. Tuy nhiên cần phải tránh những cử chỉ tay tiêu cực như: bối rối, khua chân múa tay liên tục, khoanh tay, cho tay vào túi quần Các cử chỉ tay cần phù hợp với nội dung của câu chuyện.
+ Tư thế của người nói: Tự tin đứng thẳng, có thể di chuyển đi lại, đi lên, xuống.
+ Thể hiện trên gương mặt: Vui, buồn, tươi cười, ngạc nhiên cần phù hợp với nội dung nói.
+ Giao tiếp bằng mắt: Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Giao tiếp bằng mắt đúng cách sẽ giúp cho bài nói hấp dẫn hơn. Có thể là dùng ánh mắt vui, hạnh phúc, thích thú trước những chi tiết, sự việc vui. Thậm chí là ánh mắt sợ hãi, buồn khổ trước những sự kiện buồn. Đôi mắt sẽ có giá trị thay cho những lời nói.
- Luyện nói trước gương hoặc trước người thân.
+ Trước khi luyện nói cần ghi nhớ những nội dung cơ bản. 
+ Nhìn vào gương để tự điều chỉnh cử chỉ, điệu bộ, phong thái của bản thân.
+ Nhờ người thân lắng nghe và nhận xét cho mình.
- Luyên nói bằng cách quay lại video.
+ Việc quay lại Video giúp chúng ta có thể xem lại Video để tự điều chỉnh cả về tốc độ, giọng điệu hay cử chỉ.
+ Gửi Video cho bạn bè nhờ bạn bè nhận xét giúp mình.
6. Gải pháp 6: Xác định nhiệm vụ của người nói và người nghe.
Trong tiết nói và nghe, cả người nói và người nghe đều phải xác định rõ nhiệm vụ của mình. Trước phần nói và nghe của học sinh, tôi đã tổ chức cho học sinh cùng thảo luận, thống nhất đưa ra ý kiến về nhiệm vụ của người nói và người nghe trong các tiết Nói và nghe. Khi xác lập rõ ràng nhiệm vụ thì cả người nói và người nghe đều đặt ra mục tiêu, định hướng và nỗ lực để thay đổi theo nhiệm vụ ấy.
7. Giải pháp 7: Kiểm tra, đánh giá, chỉnh sửa.
- Học sinh tự kiểm tra và chỉnh sửa bản thân như:
+ Người nói kiểm tra: So với yêu cầu của người nói, em đã đạt được những điều gì? Em cần thay đổi điều gì trong bài nói đó?
+ Người nghe: So với yêu cầu của người nghe, em đã đạt được những gì? Em thấy bài kể của bạn có thuyết phục không? Vì sao?
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá, chỉnh sửa cho cả người nói và người nghe.
- Khung tự đánh giá của người nói và người nghe trong mỗi tiết nói và nghe (ở khung mẫu này, giáo viên có thể chỉnh sửa các tiêu chí dựa trên yêu cầu của tiết học, bài học đó).
BẢNG TỰ KIỂM TRA KỸ NĂNG NÓI
Nội dung kiểm tra
Tốt
Khá
TB
Còn yếu
1. Bài nói có đủ các phần mở đầu, nội dung, kết thúc.




2. Người nói trình bày chi tiết nội dung bài nói.




3. Nội dung bài nói được sắp xếp theo trình tự logic




4. Người kể thể hiện cảm xúc, giọng kể, điệu bộ, phương tiện hỗ trợ phù hợp với nội dung được kể.




5. Thái độ cầu thị với những ý kiến đóng góp của người nghe.




BẢNG TỰ KIỂM TRA KỸ NĂNG NGHE
Nội dung kiểm tra
Tốt
Khá
TB
Còn đuối
1. Nắm và hiểu được nội dung chính của bài nói 




2. Đưa ra được những nhận xét được về ưu điểm, yếu tố sáng tạo trong bài nói của bạn hay điểm hạn chế của bạn.




3. Thái độ chú ý tôn trọng, nghiêm túc, động viên khi nghe bạn kể chuyện




V. KẾT QUẢ
1. Đối với giáo viên: 
- Có thêm những giải pháp cụ thể khi tiếp cận, thực hiện các tiết Nói và nghe.
- Tạo được bầu không khí lớp học trở nên sôi nổi, các thành viên trong lớp có điều kiện giao tiếp, tìm hiểu và tăng thêm mối quan hệ đoàn kết giữa các thành viên trong lớp học.
2. Đối với học sinh:
- Củng cố kiến thức các kiểu bài Tập làm văn.
- Kĩ năng nói của các em đã có sự tiến bộ về cách dùng từ, diễn đạt không chỉ ở môn Ngữ văn mà còn tiến bộ về cách diễn đạt ở các môn học khác
- Phát huy tối đa tính tích cực của chủ thể HS. Phát huy thế mạnh của hoạt động cặp đôi, nhóm, tổ. Phát huy tinh thần đoàn kết, học tập lẫn nhau.
Kết quả khảo sát trước và sau tác động.
Nội dung khảo sát
Trước và sau TĐ
Tốt
Khá
Bình thường
Còn đuối
1. Phần chuẩn bị bài ở nhà trước tiết nói và nghe.
Trước



x
Sau
x



2. Em tự tin thuyết trình trước các bạn.
Trước



x
Sau

x


3. Khả năng diễn đạt ngôn ngữ của em.
Trước


x

Sau

x


4. Em tích cực tham gia nhận xét, chia sẻ trước bài nói của bạn.
Trước


x

Sau
x



- Kết quả khảo sát, đánh giá sau những tuần đầu tiên áp dụng.
Lớp

Sĩ số
Trình bày tốt 
(9->10đ
Trình bày ở mức khá 
(7->8đ)
Trình bày ở mức TB 
(5->6đ)
Trình bày chưa đạt 
(0->4,5đ)
Không khí lớp học
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%

7E
29
8
27,5
18
62
3
10,5
0
0
Sôi nổi
Việc xây dựng các tiết Nói và nghe thực sự là một điểm mới trong chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể 2018. Trong quá trình tổ chức thực hiện, tôi còn khá bỡ ngỡ với hàng loạt các câu hỏi như: Hướng dẫn học sinh thực hiện các tiết này như thế nào để đạt được hiệu quả cao? Làm như thế nào để học sinh tự tin hơn trong quá trình giao tiếp? Với những giải pháp mà tôi đưa ra, không hẳn là mới nhưng đã phần nào hỗ trợ tôi và đồng nghiệp trong những bước đi đầu tiên này.
Việc thực hiện áp dụng biện pháp “RÈN KĨ NĂNG TRONG DẠY NÓI VÀ NGHE NGỮ VĂN 7”đã giúp học sinh rèn được kĩ năng nói kết hợp điệu bộ, ngữ điệu, mạnh dạn, tự tin nói trước tập thể là cơ sở để nói trong một môi trường xã hội công chúng. Khi học sinh có khả năng ăn nói hoạt bát và chuẩn mực, các em sẽ được chào đón ở bất cứ nơi đâu và được thể hiện quan điểm của bản thân thì môn Ngữ văn sẽ là môn học tiền đề, tạo kĩ năng mềm cần thiết cho các bạn trẻ trước các tình huống và dễ dàng thành công trong tương lai. Đồng thời qua tiết luyện nói góp phần củng cố các kiến thức, kĩ năng đã và đang học trong chương trình.
Với kết quả đã đạt được có thể kết luận: sáng kiến hoàn toàn có khả năng áp dụng và nhân rộng trong dạy học môn Ngữ văn tại các nhà trường.
Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi đã được thực hiện ở trong nhà trường và có hiệu quả nhất định. Hi vọng với các giải pháp tôi đã trình bày trên sẽ được nhiều giáo viên áp dụng thì hiệu quả của sáng kiến ngày càng cao và bền vững hơn. Tuy nhiên đề tài tôi đưa ra vẫn là ý kiến chủ quan của cá nhân cũng không thể tránh được thiếu sót, hạn chế cũng như vấn đề tranh cãi bàn luận. Rất mong nhận dược sự góp ý chân thành của đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_trong_day_noi_va_nghe_ngu.docx