Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9
Trong nhiều năm gần đây, việc đổi mới đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực được chú trọng. cách ra đề bài kiểm tra có nhiều thay đổi so với trước kia. Các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng trong quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh rất chú trọng đến việc ra đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực học sinh. Ở bộ môn Ngữ văn đặc biệt là với học sinh từ lớp 9 trở lên đề bài kiểm tra thường ra theo hướng mở. Vì vậy trong cấu trúc đề thi thường có một phần yêu cầu viết văn nghị luận xã hội. Nghị luận xã hội là một nội dung mới với học sinh cấp trung học cơ sở, các em bước đầu làm quen với dạng bài này. Vì kiểu bài nghị luận xã hội kiến thức các em phải khai thác từ cuộc sống xã hội, do đó học sinh còn nhiều lúng túng khi viết dạng bài này. Xuất phát từ thực tế đó giáo viên trong quá trình dạy học, rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh là việc làm quan trọng, đặc biệt với học sinh lớp 9 các em trải qua kì thi tuyển sinh vào lớp 10 việc rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội lại càng quan trọng hơn. Việc giáo viên rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9 vừa trang bị được kiến thức thực tế, hiểu biết xã hội, nâng cao kĩ năng sống lại vừa góp phần nâng cao chất lượng học tập thi cử. Vì vậy với vai trò là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, dạy học môn Ngữ văn, tôi xin nêu một vài kinh nghiệm trong quá trình dạy học nhằm mục đích trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp qua sáng kiến “ Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9”.
Trong quá trình dạy học của bản thân, nhất là khi tôi được nhiều năm nhà trường phân công dạy lớp 9, tôi thấy học sinh viết văn nghị luận xã hội còn nhiều lúng túng. Học sinh vừa yếu về kiến thức, vừa kém kĩ năng, vì thế bài viết còn sơ sài, nhạt nhẽo, thiếu chặt chẽ, chất lượng bài chưa cao. Không chỉ kì thi vào lớp 10 mà ngay cả thi học sinh giỏi nhiều học sinh cũng chưa làm tốt phần nghị luận xã hội. Vì thế tôi viết sáng kiến này nhằm mục đích tham khảo ý kiến đồng nghiệp về cách rèn học sinh viết văn nghị luận xã hội. Tôi mong nhận được sự chia sẻ của các bạn bè đồng nghiệp để quá trình dạy học của bản thân được tốt hơn và có thể giúp cho học sinh có được kĩ năng viết văn nghị luận tốt nhất.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9

ích hướng tới tương lai. Thân đoạn : (1) Ước mơ là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người khát khao vươn tới. (2) Ước mơ của mỗi người trong cuộc đời rất phong phú : có những ước mơ bình dị, có những ước mơ lớn lao cao cả( dẫn chứng). (3) Ước mơ sẽ không đến với những con người sống thiếu lí tưởng, thiếu nghị lực. (4) Nếu con người biết vượt qua mọi trở ngại để theo đuổi ước mơ thì sẽ đạt được điều mình muốn. Tuy vậy ước mơ không nên quá xa vời với điều kiện thực tế của mỗi người. (5) Ước mơ không đồng nghĩa với tham vọng. (6) Sống không ước mơ cuộc đời sẽ trở nên vô vị tẻ nhạt. Kết đoạn : Ước mơ sẽ là động lực giúp con người phát triển vì vậy mỗi người phải biết nuôi dưỡng ước mơ. Học sinh có thể dựa vào hướng dẫn trên để đối chiếu các ý xem đoạn văn của mình đã đáp ứng yêu cầu chưa. Phần mở đoạn và kết đoạn làm theo yêu cầu chung. Phần thân đoạn có thể xem xét các ý như sau : Giải thích vấn đề nghị luận : Ước mơ là gì. Biểu hiện cụ thể của ước mơ trong cuộc sống. Phân tích biểu hiện. Bình luận mở rộng. Bàn mở rộng nâng cao. Liên hệ thực tế. + Với kiểu thứ 2, giáo viên hướng dẫn học sinh phân biệt trình tự lập luận có chỗ khác so với kiểu thứ nhất. Cái khác cơ bản là cách viết mở đoạn học sinh đưa luôn khẳng định của mình vào phần mở đoạn. Phần thân đoạn học sinh làm sáng tỏ nhận định bằng các biểu hiện qua dẫn chứng,lí lẽ đưa ra. Ví dụ 2: ( Nêu suy nghĩ về một vấn đề đưa ra) Sự tự tin vào bản thân rất quan trọng đối với mỗi người khi bước trên đường đời. Nó là nền tảng của chiếc cầu thang thành công và là một yếu tố để tạo nên cuộc sống hạnh phúc. Em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề này. Yêu cầu về kĩ năng : Học sinh viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội. Yêu cầu về kiến thức : Học sinh cần triển khai được các nội dung sau. Mở đoạn: Giới thiệu được vai trò của tự tin đối với con người ( nó giúp con người có thêm sức mạnh , sống có mục đích , có lí tưởng) Thân đoạn: + Giải thích: Sự tự tin là tin vào chính bản thân mình ( giá trị,phẩm chất, năng lực). Tự tin trái ngược với sự rụt rè, luôn lo sợ sẽ thất bại, không dám theo đuổi ước mơ. + Biểu hiện: Sự tự tin thể hiện từ những việc bình thường (như những người học sinh phát biểu ý kiến trước lớp) đến những việc làm lớn hơn, cao cả hơn của những nhà khoa học hay của các chính trị gia. + Vai trò của tự tin : Tự tin giúp con người có bản lĩnh, xây đắp ước mơ, thể hiện bản thân, có khả năng quyết đoán, vượt khó + Chứng minh: Bác Hồ tự tin mới dám ra nước ngoài tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng từ lúc còn thanh niên. Những tấm gương về người khuyết tật sống vươn lên khẳng định bản thân , họ là những vận động viên giỏi , những học sinh giỏi những kĩ sư + Bàn luận mở rộng : Những người sống thiếu tự tin , luôn dựa dẫm vào người khác , không dám đối mặt với thử thách khó khăn thì sẽ khó thành công và đứng vững trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên cần phân biệt tự tin với chủ quan , coi trọng và đề cao cái tôi , xem thường người khác dẫn tới hậu quả đáng tiếc. Kết đoạn : Mỗi người phài luôn rèn luyện cho mình sự tự tin, đặc biệt là lớp trẻ càng cần có sự tự tin để vượt qua được khó khăn thử thách. Ví dụ 3: (Đưa ra sẵn một quan điểm để làm sáng tỏ) Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện một triết lí sâu sắc, thấm thía : « Chỉ có tình cha con là không thể chết ». Viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu ý kiến của em về tính triết lí trong câu nói đó. Hướng đẫn học sinh nên mở đoạn bằng cách : Dẫn trực tiếp luôn quan điểm và khẳng định tính đúng sai. Mở đoạn: Nguyễn Quang Sáng đã từng khẳng định : « Chỉ có tình cha con là không thể chết » đó là một triết lí đúng đắn và sâu sắc. Thân đoạn: - Ý nghĩa của triết lí : Đề cao tình phụ tử trong lòng mỗi người là thiêng liêng bất diệt giống như tình mẫu tử. - Giải thích ý nghĩa của tính triết lí : Tình cha con không thể chết nghĩa là tình cảm đó sẽ luôn sống mãi trong lòng mỗi chúng ta. Bất luận khi cha còn sống hay đã mất thì tình yêu thương của cha con cũng không nhạt phai, không thể bị lãng quên. - Chứng minh: Trong văn chương : Ông Sáu luôn yêu con mãnh liệt vì thế chưa thực hiện được lời hứa với con ông chưa thể nhắm mắt. Lão Hạc đau khổ day dứt vì không lo được cuộc sống cho con, lão đánh đổi mạng sống để giữ gìn tài sản cho con. Trong cuộc sống : Mỗi người cha của chúng ta cả đời lăn lộn vất vả hi sinh cũng là vì cuộc con cái. Người cha có thể làm mọi việc, chịu mọi khổ cực để nuôi dưỡng ước mơ của con Phân tích bàn luận : Tình cha con luôn cao cả, mãnh liệt, không thước đo. Sẽ là bất hạnh nếu những ai thiếu đi tình cảm của cha. Và chúng ta hạnh phúc vô bờ khi được cha yêu thương và ở bên Kết đoạn : Triết lí « chỉ có tình cha con là không thể chết » mãi mãi là một triết lí đúng, nó nhắc nhở mỗi chúng ta biết trân trọng,tôn thờ tình cảm ấy. Ví dụ 4: (Tìm thông điệp từ câu chuyện để nghị luận) Câu chuyện “ Lỗi lầm và sự biết ơn .” Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia . Cảm thấy bị xúc phạm , anh không nói gì, chỉ viết lên cát : “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”. Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống . Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”. Người kia hỏi : “ Tại sao khi tôi xúc phạm anh , anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá” ? Anh ta trả lời: “ Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”. Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn , thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá. (Ngữ văn 9 – Tập 1 trang 160) Viết bài văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về câu chuyện trên. Bước 1: Giải thích. - Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện. - Khái quát ý nghĩa câu chuyện : Việc làm của anh bạn là một bài học giáo dục con người hãy tha thứ khi bạn bè , người thân mắc lỗi và ghi nhớ ơn khi người khác giúp đỡ mình. Bước 2 : Phân tích , chứng minh. - Trong cuộc sống , ai cũng mắc lỗi , lỗi với bản thân, lỗi với gia đình, bạn bè hay lỗi với xã hội ; có thể do vô tình hay cố ý vì không ai hoàn hảo cả . Điều quan trọng là nhận ra lỗi và biết cách sửa lỗi , đặc biệt là biết tha thứ và lãng quên những hận thù để tâm hồn mình được thanh thản , biết ghi nhớ công ơn để mình hoàn thiện hơn. - Trong thực tế nhân dân ta luôn ghi nhớ công ơn của người đi trước hay của người lao động, của những anh hùng thương binh liệt sĩ . - Nhiều lần đân tộc Việt Nam đã từng tha thứ cho kẻ thù như Lê Lợi tha thứ cho quân Minh , người Việt Nam tha thứ cho Pháp , Mĩ đã từng là kẻ thù xâm lược nước ta. - Những giận hờn thù oán sẽ làm tâm hồn con người chai sạn , cuộc sống trở nên nặng nề. - Nhớ ơn sẽ làm tâm hồn ta đẹp hơn, biết trân trọng cuộc sống hơn. - Thật đáng buồn khi ta bắt gặp trong cuộc sống những con người không có lòng tha thứ và những người bội bạc. Những kẻ đó cần phải lên án. Bước 3: Đánh giá, liên hệ rút ra bài học. - Ngày nay, câu chuyện “ Lỗi lầm và sự biết ơn” vẫn là một bài học cho lớp trẻ chúng ta trong việc rèn luyện và sửa mình. - Hãy tha thứ lỗi lầm cho người khác khi cần thiết và hãy luôn trân trọng ghi nhớ công ơn của cha mẹ , thầy cô và những người đã đem lại cho chúng ta những niềm vui và hạnh phúc. Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống . a. Hướng dẫn các bước. Bước 1. Nhận diện thực trạng , xác định rõ thực trạng : Các sự việc, con người , các biểu hiện , các dạng tồn tại , thậm chí cần cả số liệu cụ thể. Với thao tác này đòi hỏi học sinh sự hiểu biết và quan tâm đến các vấn đề đang tồn tại trong đời sống hiện nay, thường xuyên cập nhật tin tức đang diễn ra trong nước và quốc tế. Bước 2. Phân tích hiện tượng ở các mặt nguyên nhân, hậu quả và cố gắng tìm các giải pháp để giải quyết thực trạng đó. Việc này chỉ cần học sinh chú ý tới dư luận xã hội, tìm hiểu cuộc sống xung quanh . Tuy nhiên, khi nghe và tiếp nhận thông tin, dư luận các em cần có sự tỉnh táo để xem xét, chọn lọc và xử lí chính xác trên cơ sở hiểu biết và thể hiện một lập trường vững vàng, tránh chủ quan , hồ đồ dẫn tới tiêu cự sai trái. Bước 3. Bộc lộ vốn hiểu biết, lập trường , thái độ của người viết về hiện tượng được nêu. Vì vậy, bên cạnh việc nắm vững các bước cơ bản trong quá trình làm bài, người viết cần phải thể hiện được tiếng nói cá nhân và quan điểm đánh giá thật rõ ràng, sắc sảo, bài viết mới có sức thuyết phục. b. Hướng dẫn mô hình chung cụ thể. Mở đoạn : giới thiệu về sự việc được nghị luận. Thân đoạn : + Giải thích vấn đề được nghị luận như một khái niệm. + Trình bày biểu hiện của sự việc được bàn. + Nêu nguyên nhân. + Lợi ích (việc tốt) hoặc tác hại (việc xấu) của sự việc được bàn. + Bàn luận mở rộng nâng cao vấn đề. Kết đoạn : Liên hệ bản thân và bài học rút ra ; thái độ . Ví dụ 1: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh học qua loa đối phó. Mở đoạn: Giới thiệu về hiện tượng học sinh học qua loa đối phó trở thành hiện tượng phổ biến, đáng lo ngại. Thân đoạn: - Giải thích thế nào là học qua loa đối phó. - Biểu hiện cụ thể của lối học qua loa đối phó. - Nguyên nhân của tình trạng học qua loa đối phó. - Tác hại (hậu quả) của việc học qua loa đối phó. - Nêu ý kiến đánh giá, bình luận của người viết về vấn đề trên. Kết đoạn: Liên hệ về cách học của mình và rút ra bài học cho bản thân. Khi gặp sự việc đời sống nào được đưa bàn học sinh đều có thể áp dụng trình tự trên. Nếu nắm vững trình tự thì việc thực hiện viết một đoạn văn không cón khó Ví dụ 2 : Suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường hiện nay. Hướng dẫn bằng cách đặt câu hỏi . Mở đoạn : Em có nhận xét khái quát như thế nào về hiện tượng bạo lực học đường hiện nay ? Thân đoạn : Bạo lực học đường là gì ? Bạo lực học đường được biểu hiện như thế nào ? Nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng trên ? Hiện tượng bạo lực học đường sẽ gây hậu quả như thế nào ? Làm thế nào để khắc phục được hiện tượng bạo lực học đường ? Kết đoạn : Bày tỏ quan điểm của em về hiện tượng trên. Học sinh căn cứ vào các câu hỏi trên sẽ dễ dàng xây dựng đoạn văn hoàn chỉnh. Ví dụ 3: Viết đoạn văn trình bày quan điểm của em về cách cải tạo môi trường sống hiện nay. Hướng dẫn bằng cách đặt câu hỏi. Mở đoạn: Môi trường sống có vai như thế nào đối với nhân loại ? Thân đoạn: Môi trường sống bao gồm những gì ? Thực trạng của môi trường ở nước ta nói riêng và trên toàn thế giới nói chung ? Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng ấy ? Thực trạng môi trường như vậy sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của con người ? Có cách nào khắc phục được thực trạng trên không ? Kết đoạn: Quan điểm, thái độ của em về hiện tượng trên như thế nào ? Ví dụ 4: Một trong những con đường dẫn đến cánh cửa kì diệu mà giáo dục mở ra là tự học . Đặc biệt trong thời giam tạm dừng đến trường để phòng chống dịch bệnh Covid-19, nhiều học sinh, sinh viên đã phát huy tốt tinh thần tự học. Bằng những hiểu biết xã hội và kinh nghiệm của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ ( khoảng 1 trang giấy thi ) về tầm quan trọng của việc tự học. Học sinh xác định đây là một sự việc đời sống gần gũi, quen thuộc nhất với các em. Khi làm bài các em trình bày đúng vốn hiểu biết thực tế của bản thân. Hướng dẫn thực hiện : Mở bài: Giới thiệu khái quát vai trò của việc tự học đối với học sinh, sinh viên trong thời đại phát triển và hội nhập. Thân bài: - Giải thích thế nào là tự học ? - Bàn luận về vai trò , ý nghĩa của việc tự học. - Bàn mở rộng : Các cách tự học có hiệu quả . Phê phán người không có ý thức tự giác trong học tập. Kết bài: Liên hệ thực tề và rút ra bài học cho bản thân và cho mọi người. IV. KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI BẢNG ĐỐI CHỨNG KẾT QUẢ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. Số học sinh chưa biết làm văn nghị luận xã hội chiếm 21%. Số học sinh chưa biết làm văn nghị luận xã hội chiếm 2%. Số học sinh biết làm nhưng chất lượng bài làm thấp , bài làm sơ sài, trình bày lủng củng... chiếm 41% Số học sinh biết làm nhưng chất lượng bài làm thấp , bài làm sơ sài, trình bày lủng củng... chiếm 19% . Số học sinh viết đúng yêu cầu nhưng bài chưa sâu, chưa sắc nét, độ thuyết phục chưa cao chiếm 32% Số học sinh viết đúng yêu cầu nhưng bài chưa sâu còn một vài lỗi phải chỉnh sửa chiếm 58%. Số học sinh viết tốt, bài thực sự hay, có sức thuyết phục, ít phải chỉnh sửa chiếm 6% Số học sinh viết tốt, bài thực sự hay, có sức thuyết phục, ít phải chỉnh sửa chiếm 21%. Tỉ lệ điểm thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm sau cao hơn năm trước : - Năm 2018 điểm từ trung bình trở lên đạt 63%. - Năm 1019 điểm từ trung bình trở lên đạt 78 %. Kết quả thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn 9 năm sau cao hơn năm trước: - Năm 2018- 2019 có học sinh đạt giải 3 cấp huyện. - Năm 2019- 2020 có học sinh đạt giải nhì cấp huyện. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Kính thưa quý đồng nghiệp và các bạn ! Những điều tôi trình bày trên là kinh nghiệm rút ra từ thực tế trong quá trình giảng dạy cũng như quá trình hướng dẫn học sinh ôn thi học sinh giỏi và ôn thi vào lớp 10 THPT. Và những kinh nghiệm đó tôi tiếp tục nghiên cứu lắng nghe ý kiến đóng góp của bạn bè đồng nghiệp để tiếp tục hướng dẫn học sinh kĩ năng viết văn nghị luận xã hội. Kinh nghiệm đã giúp học sinh có kĩ năng làm bài, gỡ bí cho học sinh nhất là đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống, đã từng bước nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở bộ môn Ngữ văn, góp phần cải thiện chất lượng học sinh trong kì thi vào lớp 10 nơi đơn vị tôi đang công tác. Tuy nhiên, trong khuôn khổ thời gian và kinh nghiệm có hạn nên đó chỉ là kinh nghiệm mang tính chất chủ quan của cá nhân.Vì vậy,tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, trao đổi, bổ sung của bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn và áp dụng vào quá trình dạy học hiệu quả hơn. 2. KHUYẾN NGHỊ. Đối với nhà trường : Ban giám hiệu và công đoàn cần thường xuyên quan tâm và động viên kịp thời đối với công tác viết sáng kiến. Hàng năm kiểm tra việc áp dụng những sáng kiến có tính khả thi trong thực tế công việc giảng dạy của nhà trường để tiếp tục rút kinh nghiệm. Đối với phòng giáo dục : Chọn những sáng kiến hay, có tính thực tiễn và ứng dụng cao, phổ biến rộng rãi với các đơn vị trường học để cùng nhau học tập và ứng dụng góp phần nâng cao chất lượng giáo giục của huyện nhà. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa và Sách giáo viên Ngữ văn – 8. 2. Sách giáo khoa và Sách giáo viên Ngữ văn – 9. 3. Phương pháp dạy học tích cực. 4. Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng. 5. Tài liệu ôn thi vào 10 hàng năm. 6. Một số sách tham khảo như: Luyện tập kĩ năng làm bài thi vào 10 môn Ngữ văn. 7. Thử sức trước kì thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn theo định hướng đánh giá năng lực học sinh...
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_viet_van_nghi_luan_xa_hoi.doc