Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh Chuyên Văn
Xã hội càng phát triển, nhu cầu mở rộng hội nhập và giao lưu thế giới ngày càng nhiều, điều đó đòi hỏi con người có những nhìn nhận, đánh giá, phân tích về các vấn đề xã hội sâu sắc, đầy đủ và toàn diện hơn. Trong bối cảnh toàn cầu bùng nổ thông tin như hiện nay, việc đọc sách và nhu cầu tiếp cận với thế giới cần phải có sự chọn lựa. Trình độ văn hóa của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia được đánh giá bằng năng lực nắm bắt, tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin từ các loại văn bản khác nhau. Người có kiến thức không chỉ là người được đào tạo một cách bài bản mà còn là người biết nắm bắt thông tin, biết đọc hiểu và chắt lọc, sử dụng thông tin một cách hiệu quả nhất. Ở đâu có nhiều người biết nắm bắt thông tin, biết xử lý thông tin, thì ở đó sẽ có tri thức, sẽ là một quốc gia phát triển.
Trong những năm gần đây đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục. Điểm mấu chốt của đổi mới phương pháp dạy học là việc người học - đối tượng của hoạt động dạy, chủ thể của hoạt động học - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, để khám phá những điều mình chưa rõ, chứ không phải là tiếp thu một cách thụ động những tri thức đã được giáo viên sắp đặt, từ đó nắm chắc kiến thức, kĩ năng, không rập khuôn theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Không chỉ đổi mới phương pháp dạy học mà còn đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập... Điều này đã được thể hiện trong nhiều văn bản nói về những quan điểm và đường lối chỉ đạo của nhà nước về đổi mới GD. Trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu rõ: Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại..; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo viết: tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học... Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan... từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục giáo dục thế giới tin cậy và công nhận...; Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng chính phủ cũng chỉ rõ: Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học...
Ngữ văn luôn luôn đóng vai trò là một trong những bộ môn chính yếu trong trường THPT. Hơn thế nữa, với đặc thù riêng về sự chính xác tương đối, sự phụ thuộc vào cảm xúc của người dạy và người học mà vấn đề dạy và học Ngữ văn luôn được quan tâm đặc biệt. Mục tiêu chung của môn Ngữ văn ở THPT là trên cơ sở đã đạt được của chương trình Ngữ văn THCS, bồi dưỡng thêm một bước năng lực Ngữ văn cho học sinh, bao gồm năng lực đọc hiểu các văn bản thông dụng (văn, thơ, truyện), năng lực viết một số văn bản thông dụng... đồng thời cung cấp một hệ thống tri thức về văn học dân tộc và văn học thế giới (Bộ Giáo dục & Đào tạo, Ban liên lạc các trường Đại học sư phạm toàn quốc, Kỷ yếu Hội thảo khoa học đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở các trường Đại học sư phạm, Hà Nội 2004). Học sinh luôn tiếp xúc trước hết với văn bản và chính vì thế mà định hướng phương pháp đọc hiểu là vô cùng cần thiết.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh Chuyên Văn

ỗi công dân Việt Nam bày tỏ quan điểm của mình trước hành vi và âm mưu xâm lược, từng bước tiến tới độc chiếm biển Đông của Trung Quốc: Việt Nam cực lực phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc. - Để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của mình, vì ngọn đuốc hòa bình, dân tộc Việt Nam sẵn sàng chiến đấu, trước mắt bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại và kêu gọi sự ủng hộ của bạn bè và các tổ chức quốc tế. Nếu kẻ thù không chịu dừng bước mà tiếp tục lấn tới thì dân tộc Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam sẽ không tiếc máu xương của mình, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. - Qua bài thơ chúng ta rút ra được bài học yêu nước phải tỉnh táo, phải bằng những hành động thiết thực chứ không chỉ là những lời hô hào cổ động. Đồng thời phê phán mọi thái độ thờ ơ với tình hình chính trị nóng bỏng của đất nước. b.2. Hướng dẫn học sinh thảo luận về tác phẩm * Bước 1: Xây dựng kế hoạch thảo luận - Xác định nội dung thảo luận: + Bài thơ viết về đề tài gì? + Chia bố cục bài thơ và tìm nội dung của từng phần? + Nhà thơ đã thể hiện tình yêu nước của mình như thế nào trong bài thơ? + Nhà thơ đã mượn nhịp dồn dập của những con sóng để diễn tả những trạng thái cảm xúc như thế nào về biển đảo quê hương? + Bạn thích câu thơ nào nhất trong bài thơ? Vì sao? + Những từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong bạn? + Nhận xét đặc điểm ngôn ngữ, cấu tứ, bút pháp sử dụng trong bài thơ? + Nêu ngắn gọn ý nghĩa tư tưởng của bài thơ? + So sánh tình yêu nước được thể hiện trong bài thơ với tình yêu nước trong đoạn trích Đất nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm). + Bạn hãy tìm một nhan đề khác cho bài thơ? Bạn muốn hỏi tác giả bài thơ điều gì nếu bạn được gặp nhà thơ? + Có bao giờ tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào trái tim của bạn? - Xác định hình thức thảo luận + Thời gian 45 phút + Thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm 5 thành viên + Cấu trúc mỗi nhóm bao gồm: Trưởng nhóm điều hành thảo luận, thư kí nhóm ghi chép nội dung thảo luận, các thành viên khác mỗi thành viên nhận một phần nội dung thảo luận. * Bước 2: Cho học sinh thảo luận, giáo viên hỗ trợ, điều chỉnh khi cần thiết + Đại diện nhóm thuyết trình về vấn đề nhóm đã thảo luận + Đặt ra những băn khoăn muốn nhờ sự gợi mở của các nhóm khác và thầy cô giáo. * Bước 3: Phản hồi, tổng kết và gợi mở - Các nhóm khác phản hồi, đưa nhận xét, góp ý - Giáo viên tổng kết và gợi mở vấn đề cho buổi sau. 2.2.3.2. Những kết quả cụ thể đạt được: a. Về kiến thức: - Mở rộng cho học sinh biết tới các tác phẩm chưa được đưa vào chương trình học của SGK, giúp các em mở mang kiến thức văn học tới nhiều tác phẩm, nhiều tác giả và nhiều nền văn học khác nhau - Nắm được nội dung, tư tưởng và các hình thức nghệ thuật đặc sắc của các tác phẩm. - Biết vận dụng tác phẩm vào quá trình học văn học và mở mang kiến thức ở các thể laoij, vùng văn hóa khác nhau b. Về kĩ năng - Học sinh biết cách đọc hiểu và khai thác theo đặc trưng thể loại với bất kì một tác phẩm văn học hay một bài viết mà các em có chủ đích muốn tìm hiểu hay bắt gặp trong học tập và cuộc sống. - Học sinh biết khai thác thông tin, khả năng chủ động phát hiện và giải quyết vấn đề và bồi dưỡng kĩ năng sống. c. Về thái độ - Hiểu và trân trọng những giá trị của các tác phẩm và những đóng góp của các tác giả. - Tự tìm cho mình một lựa chọn thích hợp trong quá trình bồi đắp kiến thức và tâm hồn văn học. - Học sinh hào hứng, chủ động không còn thái độ e dè hay sợ sệt như trước đây khi đọc hiểu những tác phẩm ngoài chương trình. 2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp của bản thân 2.3.1. Những bài học kinh nghiệm: Trên đây là những bước chung khi học sinh bắt đầu đến với một cuốn sách, một tác phẩm mới. Qua quá trình nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận thấy một yếu tố quan trọng mà độc giả cần tìm hiểu trong quá trình đọc – hiểu một tác phẩm, nhất là tác phẩm lạ chưa có trong chương trình, đó là thao tác tìm hiểu yếu tố thể loại tác phẩm. Trước khi đọc, học sinh cần xem xét tác phẩm ấy thuộc thể loại nào? Đặc trưng thể loại ấy ra sao? Khi xem xét những đặc trưng về thể loại sẽ giúp cho việc đọc hiểu được thuận lợi hơn, người đọc sẽ dễ dàng lý giải được một số thành công điển hình của tác phẩm hay sẽ biết mình cần chú ý đến những vấn đề gì trong quá trình đọc hiểu, sẽ biết mình cần đọc nhấn hay lướt chố này, chỗ kia từ đó khiến quá trình đọc hiểu tiết kiệm được thời gian nhất. Vì mỗi thể loại lại có yêu cầu đọc khác nhau: Yêu cầu đọc thơ - Cần nắm rõ tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, năm xuất bản (nếu có liên quan đến tư tưởng, nội dung hoặc nghệ thuật sáng tác). - Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận khái quát về nội dung – nghệ thuật; sau đó, đi sâu vào từng ý thơ, câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu. Từ đó liên tưởng đến cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng; dùng các thao tác như: liên tưởng, tưởng tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từng từ ngữ chi tiết, vần điệu,để cảm nhận ý thơ, thấu hiểu hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình. - Đánh giá, lí giải bài thơ về nội dung lẫn nghệ thuật: Bài thơ có nét gì độc đáo? (Tứ thơ, cảm hứng,..). Yêu cầu đọc truyện, kí - Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận tầng lớp nội dung và ý nghĩa của truyện. - Phân tích diễn biến của cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động, kết thúc, với các tình tiết, sự kiện, biến cố cụ thể; làm rõ giá trị của các yếu tố đó trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống và khắc họa bản chất, tính cách nhân vật; chú ý tới nghệ thuật tự sự, người kể chuyện ở ngôi thứ nhất (ngôi thứ nhất), hay ở ngôi thứ ba (người kể gián tiếp - người kể hàm ẩn); điển hình trần thuật; cách sắp xếp các tình tiết, sự kiện; thủ pháp kể chuyện, miêu tả, giọng điệu lời văn. - Phân tích nhân vật trong vòng lưu chuyển của cốt truyện; tập hợp thành hệ thống và làm rõ ý nghĩa của các chi tiết miêu tả nhân vật về ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ; tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hình ảnh xung quanh; chú ý nghệ thuật xây dựng nhân vật: sử dụng chi tiết; tạo tình huống để khám phá bản chất nhân vật; cách thức miêu tả ngoại hình, hành động, biểu hiện nội tâm - Truyện đặt ra vấn đề gì? Mang ý nghĩa tư tưởng như thế nào? Giá trị thể hiện ở các phương diện nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ. Yêu cầu đọc văn nghị luận - Tìm hiểu thân thế tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm nghị luận. Từ đó nhận xét vấn đề nêu lên trong tác phẩm xuất phát từ nhu cầu nào của thực tế, có tầm quan trọng như thế nào đối với cuộc sống, với lĩnh vực luận bàn. - Văn nghị luận trước hết thể hiện tư tưởng, lí tưởng của con người (tư tưởng chính trị, xã hội, quan điểm, lập trường) phải nắm bắt mạch suy nghĩ, sự vận động theo tiến trình diễn giải, trình bày vấn đề. Chú ý đến các luận điểm và xác định mối quan hệ giữa chúng. - Cảm nhận tâm tư tình cảm như một mạch chìm trong dòng chảy của tác phẩm nghị luận. Các sắc thái cảm xúc, những cung bậc tình cảm thể hiện trong sự luận bàn làm tăng sức thuyết phục của văn bản nghị luận. - Phân tích nghệ thuật lập luận, cách nêu chứng cứ, sử dụng ngôn ngữ, tác dụng của các biện pháp đó với từng vấn đề được trình bày trong tác phẩm. - Nêu khái quát giá trị tư tưởng của tác phẩm về cả hai phương diện nội dung lẫn nghệ thuật. Có thể rút ra những nhận xét sâu sắc từ văn bản nghị luận được tiếp nhận và lĩnh hội. Yêu cầu về đọc văn bản kịch - Đọc kỹ lời giới thiệu, tiểu dẫn để có thể biết chung về tác giả, tác phẩm, thời đại mà tác phẩm ra đời, vị trí của đoạn trích trong toàn bộ tác phẩm. - Tập trung chú ý vào lời thoại của nhân vật. Ngôn ngữ kịch ngoài chức năng biểu đạt tư tưởng, tình cảm như lời nói thông thường còn mang tính hành động. Đó là lời tranh luận, biện bác nhằm thay đổi tình thế, khắc sâu mâu thuẫn, thúc đẩy sự tiến triển của xung đột. Qua lời thoại, xác định quan hệ của các nhân vật, tìm hiểu đặc tính, tính cách của từng nhân vật. - Phân tích hành động kịch. Từ lời thoại, đặc điểm, tính cách và mối quan hệ tác động lẫn nhau của các nhân vật, tìm hiểu các tình tiết, sự kiện, biến cố tạo nên diễn biến của vở kịch. Xác định đâu là nội dung xung đột chủ yếu, đâu là xung đột thứ yếu, phân tích kết quả và diễn biến của xung đột đó. - Qua diễn biến căng thẳng của xung đột và thái độ hành động, số phận của các nhân vật trong xung đột, cần nêu rõ chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm. 2.3.2. Giải pháp của bản thân: a. Nguyên nhân: - Do nhu cầu phát triển của xã hội đòi hỏi con người phải đáp ứng, bắt kịp với xu thế phát triển song thực tế dạy học văn hiện nay nhất là với học sinh chuyên văn vẫn còn nhiều áp lực thi cử nên còn nhiều bất cập chưa theo kịp giáo dục của nhiều nước khác trên thế giới. - Do nhận thức chưa đúng và đầy đủ của xã hội đặc biệt là của giáo viên về dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh, dạy học theo chủ đềnên không dám mạnh dạn đột phá. - Do lối mòn trong tư duy truyền thống và tâm lí ngại đổi mới nên cả người dạy và người học không muốn thay đổi phương pháp dạy học truyền thống bằng những phương pháp dạy học hiện đại. b. Giải pháp: Có thể có nhiều cách giải quyết vấn đề, chúng tôi xin đề xuất một hướng giải quyết trong khuôn khổ đề tài này là: để rèn cho học sinh có kĩ năng đọc hiểu các văn bản ngoài chương trình chúng ta Dạy học văn bản theo chủ đề. Hướng giải quyết này vẫn dựa trên chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, song sẽ đón đầu chương trình giáo dục phổ thông mới sắp tới sẽ thực hiện và rất phù hợp với học sinh chuyên văn. Dạy học theo chủ đề nhằm phát triển năng lực, người dạy sẽ giúp người học không chỉ có tri thức mà còn có kĩ năng vận dụng vào các văn bản cùng chủ đề, cùng thể loại. Đặc biệt khi dạy học theo chủ đề, theo nhóm bài thì người học từ chỗ nắm chắc kiến thức về thể loại về đặc điểm một văn bản sẽ vận dụng để đọc hiểu các văn bản tương tự. Như vậy, dạy học theo chủ đề sẽ giúp phát triển năng lực học sinh. Từ đó các em có thể giải quyết vấn đề với bất cứ văn bản nào không nằm trong chương trình đã học vì bản thân các em đã có kĩ năng với những văn bản tương tự như vậy. PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN Bản chất của đọc hiểu văn bản văn học là “kiến tạo ý nghĩa của tác phẩm”, là “quá trình tiệm cận đến chân lí”. Hiểu được điều đó, chúng ta sẽ có những giờ đọc hiểu văn bản có ý nghĩa đích thực, cho dù là văn bản trong chương trình hay văn bản ngoài nhà trường. Với một vài định hướng nho nhỏ mà chúng tôi trình bày trên đây hi vọng sẽ là một gợi ý để các em học sinh lớp chuyên văn có những hứng thú, phương pháp để tiếp cận một tác phẩm văn học bất kì, đặc biệt là tác phẩm văn học ngoài nhà trường. Quy trình tiếp cận mà chúng tôi đưa ra là một hành trình liên tục mà bạn đọc học sinh phải nối kết, đó là từ trước khi đọc văn bản đến trong khi đọc và sau khi đọc. Các bước rất đơn giản, rõ ràng, chỉ cần bạn đọc học sinh tiếp cận tác phẩm với tâm thế nhập cuộc và đồng sáng tạo, chắc chắn những định hướng trên sẽ phát huy tác dụng. Lessing đã từng giả dụ: “Nếu như Chúa cầm trong bàn tay phải của Người toàn bộ chân lý, còn trong bàn tay trái, chỉ có cuộc kiếm tìm chân lí, luôn luôn hoạt động – dù cho cuộc kiếm tìm này chỉ đem lại sai lầm, lần nào cũng vậy và mãi mãi như vậy – và nếu như Chúa phán bảo tôi: “con hãy chọn đi!”, tôi sẽ kính cẩn lao mình vào bàn tay trái của Người và thưa rằng: “Xin cha ban cho con!” vì, dù sao, chân lí thuần khiết chỉ riêng thuộc về cha mà thôi”. Đời sống văn học không ngừng tiếp diễn và ý nghĩa của văn bản văn học vẫn luôn mời gọi người đọc các thế hệ chiếm lĩnh và cảm nhận. Những định hướng chúng tôi sử dụng để tiếp cận và đọc hiểu văn bản văn học ngoài chương trình ở đây chưa phải là chân lí. Văn bản văn học là một kết cấu vô cùng. Mỗi người đọc, với tư cách là một nhà sản xuất ý nghĩa của văn bản như Roland Barthes đã nói, đều có thể tìm thấy những cách đọc riêng, những chân lí riêng. Chúng tôi hy vọng rằng, trong những năm tiếp theo, vấn đề dạy và học văn sẽ có nhiều đổi mới theo hướng tích cực, học sinh nói chung và học sinh chuyên văn nói riêng sẽ có những phương pháp đọc hiểu chuyên nghiệp để có thể tiếp cận văn bản văn học bất kì, để những giờ học văn không phải là giáo viên rao giảng những lời hay ý đẹp mà là quá trình để học sinh được trình bày quan điểm, lên tiếng về một vấn đề văn học mà các em đang ấp ủ, tư duy! PHẦN THỨ TƯ KIẾN NGHỊ Để học sinh không còn e ngại hay lúng túng khi đọc hiểu những tác phẩm ngoài chương, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau: Với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Trong chương trình SGK, mỗi thể loại văn học nên bắt buộc học một tác phẩm, các tác phẩm còn lại để giáo viên và học sinh chủ động trong việc lựa chọn. Có như vậy, người dạy và người học mới cập nhật kịp thời xu thế của thời đại cũng như sự phát triển của xã hội và nhân loại. Dạng đề thi trong các cuộc thi cũng ra theo hướng mở: học sinh lựa chọn tác phẩm để làm rõ vấn đề, không nên đóng khung vấn đề trong một tác phẩm hay một nhân vật... cụ thể nào. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê A (Chủ biên), Thực hành làm văn lớp 12, NXB Giáo dục, H.2009. 2. Bộ giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THPT, Hà Nội 2014 3. Nguyễn Thị Dung, Dạy học chủ đề truyện ngắn Việt Nam 1945-1975 ở THPT theo hướng phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh, Luận văn thạc sĩ, 2017. 4. Phan Huy Dũng, Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông một góc nhìn, một cách đọc, NXB Giáo dục Việt Nam, H. 2009. 5. Nguyễn Thái Hà (chủ biên), Ôn luyện thi THPT quốc gia môn Ngữ văn, NXB ĐHQG Hà Nội tháng 4/2015 6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000. 7. Hoàng Thị Minh Hải, Trần Văn Mạnh, Tuyển tập 39 đề thi thử Đại học môn Ngữ Văn, NXB Hà Nội, 2014. 8. Nguỷễn Mạnh Hùng, Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, NXB Giáo dục 2008 9. Phạm Thị Thu Hương, Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội 2012 10. Lã Minh Luận, Cẩm nang ôn luyện thi Đại học, Cao đẳng môn Ngữ Văn, NXB Đại học Sư Phạm, H.2013. 11. Phan Trọng Luận (chủ biên), Ngữ văn 11 cơ bản, NXB Giáo dục, H. 2007. 12. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Phân tích - bình giảng tác phẩm văn học lớp 11 Nâng cao, NXB Giáo dục, H. 2007. 13. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Phân tích - bình giảng tác phẩm văn học lớp 12 Nâng cao, NXB giáo dục, H. 2010. 14. Hoàng Phê (Chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 1998. 15. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), Ngữ văn 10 Nâng cao, NXB Giáo dục, H. 2007. 16. Thân Phương Thu tuyển chọn, Tuyển tập đề bài và bài làm văn theo hướng mở, Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, H. 2012. 17. Chu Minh Thoại, Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 12 qua dạy học văn bản truyện ngắn Việt Nam sau 1975 theo chủ đề, Luận văn thạc sĩ, 2017. 18. Đỗ Ngọc Thống Ôn tập Ngữ văn (2 tập), NXB GD Việt Nam tháng 2/2015 19. Thân Phương Thu tuyển chọn, Tuyển tập đề bài và bài làm văn theo hướng mở, Tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, H. 2013.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_doc_hieu_tac_pham_ngoai_ch.doc
BÌA.doc
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.doc
MỤC LỤC.doc
TRANG CUỐI.doc