Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn dạy đọc - hiểu văn bản nhật dụng ôn dịch thuốc lá

Hiện nay học sinh có xu hướng xem nhẹ học những môn xã hội nói chung, môn Ngữ văn nói riêng. Vì thế mà chất lượng học văn ngày càng giảm sút. Học sinh không say mê, yêu thích môn học mà say mê vào những môn mang xu hướng thời cuộc như tiếng Anh,Tin học, âm nhạc, toán.... vì vậy đòi hỏi người giáo viên Ngữ văn phải tạo được giờ học sôi nỗi thu hút học sinh thích học văn. Điều này yêu cầu người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, tìm ra được những thuận lợi, khó khăn trong giờ học để kịp thời uốn nắn giúp học sinh lĩnh hội kiến thức.

Chương trình SGK THCS nói chung và SGK Ngữ văn 8 nói riêng đưa vào học một số văn bản mới, đó là văn bản Nhật dụng. Văn bản này chiếm số luợng không nhiều nhưng PPDH văn bản nhật dụng còn hạn chế. Cho nên giờ giảng dạy và học tập văn bản nhật dụng gặp không ít khó khăn. Nhiều ý kiến cho rằng: “chất văn” trong văn bản nhật dụng không nhiều, nếu không chú ý dễ biến giờ Ngữ văn thành bài thuyết minh về một vấn đề lịch sử, sinh học hay pháp luật, dẫn đến hiệu quả các tiết dạy học các loại văn bản này chưa cao.

Bản thân tôi đang trực tiếp giảng dạy Ngữ văn 8 tôi nhận thấy mình còn bộc lộ rất nhiều hạn chế cả về phương pháp và kiến thức, nhất là phương pháp dạy các văn bản Nhật dụng. Chính vì những lý do trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến :“ Tích hợp liên môn dạy đọc – hiểu văn bản nhật dụng Ôn dịch thuốc lá” để góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy văn bản Nhật dụng và giúp học sinh yêu thích học văn.

doc 22 trang Trang Lê 16/03/2025 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn dạy đọc - hiểu văn bản nhật dụng ôn dịch thuốc lá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn dạy đọc - hiểu văn bản nhật dụng ôn dịch thuốc lá

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn dạy đọc - hiểu văn bản nhật dụng ôn dịch thuốc lá
n chứng như vậy có tác dụng ntn?
- Nêu bật đợc tác hại ghê gớm của thuốc lá đối với sức khỏe của người hút thuốc: Nó gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, khó có khả năng cứu chữa.
- Thuyết phục người đọc hoàn toàn tin vào tác hại mà thuốc lá gây ra cho người hút thuốc.
? Khi đa dẫn và phân tích chứng cớ, tác giả có viết những câu như: “ Có thấy một bệnh nhân..của thuốc lá, hay “Ta đến bệnh viện K sẽ thấy rõ...” Hãy cho biết sự xuất hiện của những câu này có tác dụng gì?
- Nhấn mạnh tác hại ghê gớm của thuốc lá; thể hiện thái độ ghê tởm của ngời viết đối với khói thuốc lá và sự cảm thông đối với những nạn nhân trực tiếp của khói thuốc
=> Đoạn văn có sức biểu cảm
Tích hợp môn sinh 9 về hệ hô hấp của con người
GV cho HS quan sát một số hình ảnh sinh động về tác hại của khói thuốc (máy chiếu)
? Ở phần này t/g mở đầu bằng lời chống chế thường gặp ở người hút: "Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi" có ý nghĩa gì?
- Minh chứng cho sự vô trách nhiệm của người hút đối với người xung quanh
? Em hiểu như thế nào về ý kiến "Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi"? Tại sao người hút thuốc lại đa ra ý kiến đó?
- Thuốc lá là một thứ gây nghiện nên người nghiện khó bỏ đợc thói quen hút thưốc. Từ đó dẫn đến luận điểm
? Rồi tác giả đã bác bỏ luận điệu sai lầm ấy ntn?
- Khói thuốc lá đầu độc những người xung quanh, khiến cho họ bị: đau tim mạch, viêm phế quản, ung thư, những bà mẹ mang thai bị nhiễm độc, đẻ non.
(máy chiếu)
? Những chứng cớ trên giúp em hiểu gì về tác hại của khói thuốc lá đối với những người xung quanh?
- Thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người xung quanh; không kém gì người trực tiếp hút; ảnh hưởng lâu dài : giống nòi...
- GV: Không hút thuốc nhng để khói thuốc gây hại cho bản thân gọi là hút thuốc lá bị động hay hút thuốc lá thụ động.
Tích hợp môn GDCD
 Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người mà còn ảnh hưởng đến đạo đức.
? Gọi Hs đọc: “ Bố và anh hút...con đường phạm pháp”?
? Theo dõi đoạn văn thuyết minh về ảnh hưởng xấu của thuốc lá đến đạo đức con người, em hãy cho biết đoạn văn này có những thông tin gì nổi bật? 
- Bố và anh hút thuốc không những đầu độc con em mà còn là tấm gương xấu
- Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lá ở các thành phố lớn nước ta ngang với các thành phố Âu – Mĩ
- Để có tiền hút thuốc sang, thiếu niên ta sinh ra trộm cắp
+ Từ điếu thuốc sang cốc bia đến ma tuý, con đường phạm pháp đã mở đầu với điếu thuốc.
Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh sinh động về ảnh hưởng của thuốc lá đến đạo đức con người.( máy chiếu)
? T/g đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Dụng ý của tác giả?
- NT so sánh: Tỉ lệ hút thuốc, số tiền mua 1 bao thuốc ở Âu, Mĩ thì là nhỏ, nhưng ở VN thì lại rất lớn.
- Nước ta còn nghèo nhưng tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ngang với các nước Âu Mĩ.
 -> Cảnh báo nạn đua đòi hút thuốc ở nước nghèo, đánh vào túi tiền ít ỏi của người VN.Từ đó nảy sinh các tệ nạn khác ở nớc ta
- GV: Thuốc lá không chỉ có tác hại đối với sức khỏe của con người mà còn hủy hoại lối sống, đạo đức, nhân cách của con người nhất là thanh thiếu niên.
? Cách thuyết minh ở đoạn văn này có gì đáng chú ý?
- Nêu lên lời chống chế, sau đó bằng lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động và tình cảm nhiệt thành sôi nổi tác giả đã bác bỏ luận điệu sai lầm đó.
? Những thông tin về tác hại của thuốc lá gợi cho em những suy nghĩ và cảm xúc ntn?
-Thuốc lá là một thứ độc hại ghê gớm đối với sức khỏe cá nhân và cộng đồng
-Có thể hủy hoại nhân cách tuổi trẻ
GV: Có thể nói t/g đã đứng ở những góc nhìn khác nhau, phân tích bằng những số liệu cụ thể, tạo tính khác quan chân thực trong lời thuyết minh của mình. Khi thì là 1 bác sĩ, một nhà KH, phân tích tác hại của khói thuốc lá đối với các bộ phận cơ thể con người. Khi là nhà nghiên cứu, sưu tầm, tích luỹ tài liệu từ các bệnh viện với số liệu cụ thể, khi lại là nhà điều tra XH học chỉ rõ tác hại của khói thuốc lá với KT-XH.Khi lại dùng biện pháp tranh luận
Và bằng phương pháp lập luận sắc bén đó, ta thấy thuốc lá không chỉ huỷ hoại sức khoẻ con người, nó còn gặm nhấm tâm hồn, lối sống con người nhất là thế hệ trẻ. Những câu văn của Nguyễn Khắc Viện thực sự là hồi còi báo động mỗi lúc một gióng cao, vang xa thấm sâu vào lòng tất cả mọi lớp người: lớp người nghiện, lớp người không nghiện, lớp cha anh và cả trẻ thơ nữa!
GV: Như vậy thuốc lá đã và đang huỷ hoại sức khoẻ, nhân cách con người. Nhiều nước phát triển đã chống thuốc lá mạnh mẽ. Vậy là một nước nghèo như VN, chúng ta cần phải làm gì để tránh được tai hoạ của thuốc lá, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tiếp phần cuối
? Trong đoạn cuối, người viết đã đưa ra các dẫn chứng về các chiến dịch phòng chống thuốc lá ở các nước đang phát triển trước khi kêu gọi chống thuốc lá ở Việt Nam. Em hãy đọc đoạn văn này?
- HS đọc đoạn văn.
? T/g đã đưa ra các dẫn chứng về các chiến dịch phòng chống thuốc lá ở các nước phát triển ntn?
- Ở Bỉ, từ năm 1987 phạt hút thuốc lá nơi công cộng lần 1: 40 đô la; tái phạm phạt 500 đô la
- Trong vài năm dịch dịch hút thuốc lá này giảm hẳn, người ta thấy có triển vọng nêu được khẩu hiệu: “Một châu Âu không còn thuốc lá”
- Nước ta nghèo ...nay lại theo đòi nhiễm thêm các bệnh do thuốc lá...
Giáo viên cho học sinh quan sát một số mẫu cảnh báo về tác hại của thuốc lá ở các nước trên thế giới ( máy chiếu)
? Tai sao tác giả lại đa ra các dẫn chứng về chiến dịch chống thuốc lá ở các nước đang phát triển trước khi kêu gọi chống thuốc lá ở Việt Nam?
- Cả thế giới đang kiên quyết chống tệ nạn hút thuốc như một chiến dịch bằng nhiều biện pháp quyết liệt.
- Việt Nam cũng không thể đứng ngoài cuộc, cũng phải cùng thế giới chống lại tệ nạn này.
GV cho HS đọc nghị định 12 kết hợp xem tranh cổ động phòng chống thuốc lá ở Việt Nam. ( máy chiếu)
Nghị định 12 về phòng chống thuốc lá 
 Giai đoạn 2001-2010. Nghị định có những quy định mạnh hơn công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC). 
 Thí dụ: Cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức; tuyên truyền mạnh trên cả ba phương diện: truyền thông đại chúng, tuyên truyền trong nhà trường và tại cộng đồng; tăng thuế thuốc lá lên 25-65%, coi thuốc lá là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ( máy chiếu)
? Câu cảm thán "nghĩ đến mà kinh" đặt ở cuối bài thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả?
- Đây là lời kiến nghị chống thuốc lá
- Thể hiện tấm lòng thiết tha, mong mỏi giữ gìn sức khỏe cho con người và môi trường VN bằng việc chống nạn thuốc lá.
? Khi nêu kiến nghị chống thuốc lá , t/g đã bày tỏ thái độ ntn trong phần kết của VB này?
- Cổ vũ chiến dịch chống thuốc lá
- Tin ở sự thắng lợi của chiến dịch này
GV: Những tiếng báo động gióng giả đã chuyển thành lời kêu gọi chiến đấu khẩn trương, quyết liệt, tiếng kêu cứu khẩn thiết
GV chiếu một số hình ảnh về chiến dịch chống thuốc lá ở VN
? Hãy nêu những nét nghệ thuật chủ yếu của văn bản?
- HS trả lời - GV nhận xét, kết luận.
? Em hiểu thêm được những gì về thuốc lá sau khi học xong năn bản "Ôn dịch, thuốc lá" của tác giả Nguyễn Khắc Viện?
? Gọi HS đọc ghi nhớ ( máy chiếu)
? Khi biết tác hại của thuốc lá, em thấy phải có trách nhiệm như thế nào đối với bản thân, gia đình, xã hội ? 
- HS tù béc lé- Giống như ôn dịch, nạn nghiện thuốc lá rất dễ lây lan và gây tổn thất to lớn cho sức khỏe, tính mạng của con người. Song nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch: Nó gặm nhấm sức khỏe của con người nên không dễ kịp thời nhận biết, nó gây tác hại nhiều mặt tới cuộc sống gia đình và xã hội

I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả : Nguyễn Khắc Viện
2. Văn bản:
a. Xuất xứ:
- Trích từ: “ Từ thuốc lá đến ma túy – Bệnh nghiện”
b.Bố cục: Ba phần.
c. Kiểu văn bản:
- Kiểu văn bản: Nhật dụng 
- Phương thức biểu đạt : lập luận kết hợp thuyết minh một vấn đề KH-XH +Biểu cảm
d. Nhan đề:
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Giới thiệu chung về nạn dịch thuốc lá:
- Với cách dẫn dắt vấn đề khéo léo và ngắn gọn, tác giả đã giúp người đọc thấy được ôn dịch thuốc lá là một nạn dịch ghê gớm, khủng khiếp và đáng sợ.
2. Những tác hại cụ thể của ôn dịch , thuốc lá:
a. Đối với người hút thuốc:
- Thuốc lá gặm nhấm sức khỏe con người một cách từ từ khiến cho con người chủ quan, không kịp thời nhận biết.
- Với những dẫn chứng khoa học được phân tích, minh họa bằng những số liệu thống kê cụ thể, tác giả đã nêu bật tác hại ghê gớm của thuốc lá đối với sức khỏe của người hút thuốc: Gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, khó có khả năng cứu chữa.
b. Đối với những người xung quanh:
- Khói thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người xung quanh.
c. Ảnh hưởng đến đạo đức con người:
- Thuốc lá hủy hoại lối sống, đạo đức, nhân cách của con người nhất là thanh thiếu niên.
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động, tình cảm nhiệt thành sôi nổi đã thuyết phục được người đọc.
3. Những kiến nghị chống ôn dịch thuốc lá: 
Cả thế giới đang kiên quyết chống ôn dịch thuốc lá bằng nhiều biện pháp quyết liệt.
- Việt Nam cần phải chống tệ nạn này một cách quyết liệt hơn nữa.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
2. Nội dung:
* Ghi nhớ ( SGK trang 122)

D. Hoạt động thực hành
? Em hiểu được điều gì khi quan sát bức tranh trên
Bài tập 1
1. Người hút thuốc khác người uống rượu ở điểm nào?
a) Người hút thuốc có thể lăn đùng ra chết.
b) Người hút thuốc có thể say bê bết.
c) Người hút thuốc không lăn đùng ra chết, không say bê bết.
d) Người hút thuốc không mất quá nhiều tiền để mua.
2. Những người gần gũi, làm việc chung với người nghiện thuốc lá chịu ảnh hưởng như thế nào?
a) Không hề chịu ảnh hưởng gì.
b) Chỉ bị nhiễm độc nhẹ.
c) Cũng bị nhiễm đôc, đau tim mạch, viêm phế quản, ung thư.
d) Nhờ tiếp xúc với khói thuốc nên rất lợi cho sức khoẻ.
Bài tập 2
Dùng 5 dòng để ghi lại cảm nghĩ của mình sau khi đọc bản tin của báo “Sài Gòn tiếp thị” trích in ở bài đọc thêm số 2.
Định hướng:
- Đọc tờ báo “ Sài Gòn tiếp thị” em cảm thấy xót xa cho chàng thanh niên Ra-pha-en đơ Rốt-sin. Một người đã không biết sử dụng gia tài kếch xù được thừa hưởng đó cho cuộc sống của mình mà lại sa ngã vào con đờng nghiện ngập và cuối cùng phải đòn nhận lấy cái chết. 
- Vậy các bậc cha mẹ tỉ phú khác phải làm gì cho con cái của mình ? Hãy giáo dục cho con cái mình trở thành nhữnh người có ích cho xã hội.
E Hoạt động ứng dụng
+ Nắm vững nội dung bài học: Tác hại của thuốc lá và biện pháp phòng chống thuốc lá, cách thuyết minh một vấn đề khoa học xã hội.
+Viết đoạn văn ngắn bày tỏ thái độ của mình với thuốc lá.
G. Hoạt động bổ sung
Tích hợp môn Mĩ Thuật lóp 7
+Vẽ Một bức tranh nội dung thể hiện tuyên truyền không hút thuốc lá để trẻ em có một cuộc sống tốt đệp hơn.
+ Khi người thân của em hút thuốc lá em sẽ làm gì?
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: 
Tôi kiểm tra khả năng tiếp thu bài của học sinh thông qua viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em sau khi tìm hiểu bài học ( kiểm tra 15)- tác hại của thuốc lá với đạo đức và và sức khỏe của con người với đối tượng 38 học sinh 8B ở các mức độ giỏi – khá – trung bình. Kết quả khá khả quan 
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
38
70%
25%
5%
 Kết quả này cho thấy, học sinh đã hiểu được nội dung bài học.
 Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài Tích hợp liên môn trong việc dạy học văn bản Ôn dich thuốc lá với sự nỗ lực của bản thân và sự góp ý, giúp đỡ của các đồng nghiệp, tôi nhận thấy:- Học sinh nghiêm túc thực hiện đầy đủ và trách nhiệm những yêu cầu của giáo viên về việc chuẩn bị bài ở nhà, tập trung và hăng hái xây dựng bài trên lớp đặc biệt là tích cực trong hoạt động nhóm hay thảo luận nhằm bộc lộ thẳng thắn quan điểm, những ưu điểm cũng như thiếu khuyết còn vướng mắc về bài học. Như thế, giờ học sôi nổi sẽ hiệu quả, thu hút học sinh và tạo thêm nhiệt huyết cho giáo viên.
 Các sản phẩm của học sinh
* Sản phẩm của học sinh thực hiện trên lớp
 Học sinh hợp tác Học sinh trình bày kết quả 
* Sản phẩm thực hiện ở nhà sau bài học (Phụ lục tranh vẽ tyên truyền nói không với thuốc lá thuốc lá)
IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Trên đây là những kinh nghiệm rút ra thực tế khi tiến hành dạy thực nghiệm về tiết học đọc hiểu văn bản Ôn dịch thuốc lá. Tuy nhiên là một giáo viên còn non nớt về kinh nghiệm giảng dạy, hiểu biết còn hạn hẹp, tôi hiểu mình không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình viết đề tài. Vì vậy, tôi chân thành mong mỏi nhận được sự đóng góp từ phía Tổ chuyên môn, Ban giám hiệu và Phòng Giáo dục Đào tạo để đề tài Tích hợp liên môn trong việc dạy học văn bản ôn dich thuốc lá của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Quang Trung, ngày 18 tháng 3 năm 2018
Phạm Thị Trúc
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
(xác nhận, đánh giá, xếp loại)
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................... 
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
PHÒNG GD&ĐT
(xác nhận, đánh giá, xếp loại)
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................... 
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_lien_mon_day_doc_hieu_van_ban.doc