Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp rèn luyện kỹ năng sống trong dạy học Ngữ Văn 6
Kỹ năng sống là yếu tố cần thiết trong mọi thời đại đặc biệt là trong thời kì hội nhập. Xuất phát từ nhu cầu đó Bộ Giáo dục và Đào tạo lồng ghép kỹ năng sống vào trong chương trình học của học sinh. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, để thế hệ trẻ đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, người giáo viên không những là người truyền thụ kiến thức mà phải làm sao hướng học sinh đến cách tiếp cận kỹ năng sống. Kỹ năng sống thực chất là : học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Phải chăng vấn đề lồng ghép kỹ năng sống vào giảng dạy bộ môn Ngữ văn cũng nhằm mục đích là tăng cường kỹ năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS nói chung, đặc biệt là năm học 2021 - 2022 khi dạy môn Ngữ văn lớp 6, tôi thấy phần truyện cổ tích không chỉ có giá trị là những bài học giáo dục quý báu, mà còn là cả một kho kỹ năng sống nếu người giáo viên biết cách khai thác. Những vấn đề trên tuy không khó lắm nhưng để thực hiện được thì đòi hỏi người giáo viên phải có cái tâm nghề nghiệp, phải thật sự tâm huyết với nghề và hết lòng vì học sinh thân yêu mới có khả năng giáo dục các em tự tìm tòi, học hỏi, tự vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài “Tích hợp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Ngữ văn 6” để chia sẻ cùng các đồng nghiệp với mong muốn được đóng góp những kinh nghiệm nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục của huyện nhà.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp rèn luyện kỹ năng sống trong dạy học Ngữ Văn 6

hẩm nhóm. - HS nhận xét và đánh giá theo Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm. c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ báo cáo sản phẩm nhóm. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG B1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Chia nhóm HS (tiết trước) - Yêu cầu HS hoạt động nhóm (ở nhà) Sơ đồ sản phẩm thảo luận nhóm B2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm HS báo cáo sản phẩm đã chuẩn bị. (Lồng ghép rèn luyện kỹ năng hợp tác, kỹ năng thuyết trình ) – khi học sinh cùng nhau thảo luận và thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình GV: hỗ trợ cho các nhóm HS (nếu nhóm HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). - GV phát phiếu đánh giá chéo các nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn : HS: Tại sao người em không nhặt nhiều vàng hơn? (Lồng ghép kỹ năng ra quyết định : Người em không tham lam , biết đủ ) - Học sinh nhận xét. B4: Kết luận, nhận định - GV thu phiếu, nhận xét, chốt kiến thức. - GV bình: Người xưa có câu: “Anh em như thể tay chân/Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”, anh em cùng một giọt máu đào, cùng cha mẹ sinh ra thì phải yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng trong câu chuyện này, người anh lại tham lam, sống cạn tình cạn nghĩa, vô ơn, ngược lại người em chăm chỉ, hiền lành, trung thực, sống có tình có nghĩa. Anh và em là hai nhân vật đặc trưng của truyện cổ tích. Người anh đại diện cho những phẩm chất xấu xa trong xã hội, người em đại diện cho phẩm chất tốt đẹp. Kết cấu này còn khắc họa sự đối lập về phẩm chất của hai anh em như trắng với đen, như sáng với tối. Kết cục về cuộc đời và số phận của mỗi con người đều do cách ứng xử và hành động của họ * Tìm hiểu bài học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi : 1. Qua câu truyện này, tác giả dân gian muốn gửi tới chúng ta bài học gì? 2. Em thấy mô tuýp kết thúc của chuyện cổ tích thường như thế nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (Lồng ghép kỹ năng hợp tác: khi cùng trao đổi sẽ tìm được nhiều bài học hay, có ý nghĩa ) HS trao đổi theo nhóm bàn (1 phút). + HS thảo luận theo bàn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động + HS trình bày + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức + GV bình mở rộng: Các em à, con người hướng tới nhưng giá trị tốt đẹp. Nhưng một điều không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta dó là tình yêu thương, là tình nghĩa. Cô rất tâm đắc câu “Anh thương em không phải bạc với tiền/ Mà anh thương nhân hậu để lưu truyền kiếp sau”. Tình cảm anh em trong gia đình là tình thân, là tình cảm vô cùng thiêng liêng cao cả nên mỗi người phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Không những thế, mỗi người còn phải biết cách sống đền ơn đáp nghĩa. Tình cảm anh em gắn bó đừng để bị dạn nứt bởi những lợi ích vật chất và toan tính ích kỷ. (Lồng ghép kỹ năng giao tiếp, ứng xử): Qua kết cục của nhân vật người anh và người em, học sinh biết cách ứng xử, giao tiếp giữa anh em trong gia đình và ngoài xã hội . * Câu hỏi liên hệ thực tế cuộc sống: 1. Trong gia đình, đã khi nào em cảm thấy ganh tị hoặc ghét bỏ anh/chị hoặc em của mình vì một lý do nào đó chưa? 2. Ngoài xã hội vẫn có những gia đình anh em mâu thuẫn, tranh chấp dẫn đến những bi kịch đau lòng. Em có suy nghĩ gì trước những sự việc đó? 3. Nếu em gặp người có tính cách như người anh thì các em có cách ứng xử như thế nào? - HS suy nghĩ, trả lời. - GV nhận xét. - GV chuyển ý: Như chúng ta đã biết một trong những nét nghệ thuật đặc sắc của truyện là yếu tố kì ảo. Nhiệm vụ 2 : Tìm hiểu yếu tố kì ảo Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV hỏi: 1. Em hãy chỉ ra yếu tố kỳ ảo trong truyện “Cây khế”? Nêu ý nghĩa? 2. Yếu tố kì ảo có vai trò và tác dụng như thế nào đối với truyện cổ tích? 3. Ngoài truyện cổ tích, chúng ta đã học loại truyện nào cũng có yếu tố kỳ ảo? Nó có điểm gì giống và khác nhau? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. (Lồng ghép kỹ năng tưởng tượng : Học sinh chỉ ra yếu tố kì ảo ) (Lồng ghép kỹ năng ứng phó với tình huống thử thách lòng người. Kỹ năng làm chủ bản thân. Chim thần đưa hai anh em đến đảo xa kì diệu nơi chứa nhiều, vàng bạc, châu báu, nhưng cũng là nơi con người bộc lộ rõ nhất tính cách, cũng như phẩm chất của mình . Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động + HS trả lời từng câu hỏi + Hs khác nhận xét, bổ sung cho câu trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng Gv chuyển mục: Những đặc trưng tiêu biểu của truyện cổ tích và những bài học vô cùng ý nghĩa cô và các em vừa tìm hiểu xong. Để tổng kết lại bài học các em cùng tham gia trò chơi: Trò chơi : “Tiếp sức” Để điều hành trò chơi này cô mời bạn một bạn sẽ giúp cô. Học sinh điều hành: + Luật chơi: Gồm 2 đội. Mỗi đội chọn 6 thành viên tham gia. Các thành viên chọn đáp án để ghép vào các nội dung có sẵn ở trên bảng. Trong thời gian 3 phút nhóm nào hoàn thành trước và có nhiều đáp án đúng nhất, nhóm đó chiến thắng. (Lồng ghép kỹ năng hợp tác : tham gia trò chơi..) Bước 2: HS trao đổi, thực hiện nhiệm vụ + HS tham gia trò chơi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động + HS tham gia chơi trò chơi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + HS điều hành trò chơi nhận xét và công bố kết quả + GV nhận xét, tuyên dương học sinh. + GV chốt lại kiến thức về nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa của truyện. I. Đọc, tìm hiểu chung II. Khám phá văn bản 1. Giới thiệu nhân vật, sự việc 2. Nhân vật người anh, người em và bài học - Người anh: + Tham lam, lười biếng, mưu mô, tính toán. + Bạc tình, bạc nghĩa, vô ơn - Người em: + Hiền lành, chăm chỉ. + Thật thà, trung thực, sống có tình có nghĩa. * Bài học: + Bài học đền ơn đáp nghĩa. + Niềm tin ở hiền gặp lành. 3. Yếu tố kỳ ảo - Chim thần Chức năng ban thưởng và trừng trị. - Hòn đảo thần kì Mang màu sắc thần bí huyền diệu và thử thách lòng người. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Xây dựng chi tiết kì ảo, tăng sức hấp dẫn cho truyện. - Cách kể chuyện hấp dẫn sinh động. 2. Nội dung – ý nghĩa * Nội dung: Truyện kể về người anh tham lam, độc ác đã phải trả giá và người em chăm chỉ, hiền lành, lương thiện đã được đền đáp xứng đáng. * Ý nghĩa: Thể hiện ước mơ của nhân dân ta về công bằng trong xã hội, cái thiện chiến thắng cái ác. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. (Lồng ghép kỹ năng hợp tác khi trả lời câu hỏi ) Bài tập: Câu 1: Chi tiết nào sau đây là chi tiết kì ảo trong truyện “Cây khế”? Con chim biết nói tiếng người. Người anh chia cho em một túp lều ,mội cây khế. Người em may một chiếc túi ba gang. Người em đổi túp lều và cây khế cho anh. Câu 2: Khi thấy em trở nên giàu có, người anh đã làm gì? Người anh đòi em cho mình cây khế. Người anh đòi đổi ruộng vườn, nhà cửa lấy cây khế của em. Người anh cho là em làm việc khuất tất. Người anh thấy hối hận vì trước kia đã đối xử tệ với em. Câu 3: Vì sao người anh rơi xuống biển? Người anh cầm nhiều vàng quá nên bị trượt tay và rơi xuống. Người anh lấy quá nhiều vàng, phượng hoàng cố tình nghiêng cánh làm rơi người anh. Người anh lấy quá nhiều vàng, con chim đuối sức vì chở quá nặng. Cả ba đáp án đều sai Câu 4: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? Chăm chỉ, tốt bụng sẽ gặp được điều tốt. Những kẻ xấu xa, tham lam sẽ tự gây họa cho bản thân. Xấu xa, tham lam vẫn sẽ gặp điều tốt lành. Câu A và B đúng b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV nhận xét, đánh giá, D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: Viết kết nối với đọc a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn c. Sản phẩm học tập: Bài viết của học sinh. d. Tổ chức thực hiện GV: Truyện “Cây khế” còn có thể viết bằng rất nhiều kết thúc khác. GV hỏi: Em hãy tưởng tưởng và cho biết có những kết thúc khác nào cho truyện cây khế? (Lồng ghép kỹ năng tưởng tượng, sáng tạo để có những kết thúc khác cho câu chuyện ) HS có thể nêu: Kết thúc như câu chuyện. Người anh dạt vào đảo hoang vì xấu hổ nên ở đó suốt đời. Người anh sống trở về và vì xấu hổ bỏ đi biệt sứ. Người anh trở về và người em giàu có lại giúp đỡ chia sẻ với người anh. Người anh rơi xuống biển không chết, chim thần cho người anh một cơ hội để trở thành người tốt. BT: Tưởng tượng và viết đoạn văn (5 -7 câu) về một kết thúc khác cho truyện Cây khế. GV gọi ....HS trình bày bài viết HS trình bày HS khác nhận xét GV nhận xét, đánh giá, cho điểm HS thể hiện một kết thúc khác bằng tiểu phẩm GV nhận xét tuyên dương Biện pháp 3 Câu hỏi : Em hãy tưởng tượng và tìm kết thúc khác cho truyện “Cây khế”? HS đóng kịch : kết thúc khác của câu chuyện “Cây khế” GV: Nhận xét, chốt lại bài học ý nghĩa (Gợi mở lồng ghép kỹ năng sáng tạo, kỹ năng tự tin, kỹ năng hợp tác) GV khen học sinh, chốt : Trong cuộc sống khi chúng ta sáng tạo, tự tin, luôn có tinh thần hợp tác . Chúng ta nhất định sẽ thành công . 4. Biên pháp 4: Tuyên dương, khuyến khích để HS có hứng thú học và hình thành những kỹ năng sống - Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết hợp với biện pháp tuyên dương, khuyến khích bằng lời và thưởng điểm cho học sinh. - Khen những em đã giúp bạn tiến bộ, có kỹ năng sống tốt, biết phát hiện vấn đề và xử lý những tình huống hợp lý, giúp các em tích cực hơn trong cuộc sống và học tập . IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường Năm học 2021 - 2022, tôi được nhà trường phân công dạy môn Ngữ văn khối lớp 6. Tôi đã áp dụng kinh nghiệm này trong quá trình giảng dạy và đạt được những thành công nhất định. Kết quả khảo sát trước và sau khi áp dụng SKKN như sau: 1. Chất lượng giáo dục kỹ năng sống * Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm Lớp Tổng Hs Chưa biết KNS Nhận biết được KNS Hiểu các KNS Vận dụng KNS SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 6A 44 8 18,2% 15 34,1% 12 27,3% 9 20,4% 6B 43 6 13,9% 16 37,3% 12 27,9% 9 20,9% * Kết quả khảo sát sau khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm: Lớp Tổng Hs Chưa biết KNS Nhận biết được KNS Hiểu các KNS Vận dụng KNS SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 6A 44 0 0 % 6 13,6% 16 36,4% 22 50,0% 6B 43 0 0 % 7 16,3% 17 39,5% 19 44,2% 2. Chất lượng bộ môn * Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng SKKN Lớp Tổng Hs Giỏi Khá Tb Yếu SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 6A 44 6 13,6% 17 38,6% 19 43,3% 2 4,5% 6B 43 3 7,0% 14 32,6% 22 51,1% 4 9,3% * Kết quả khảo sát sau khi áp dụng SKKN Lớp Tổng hs Giỏi Khá Tb Yếu SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 6A 44 17 38,6% 20 45,5% 7 15,9sss% 0 0 6B 43 10 23,3% 21 48,8% 11 25,6% 1 2,3% Trên đây là kết quả khảo sát hai lớp 6A, 6B. Khi chưa áp dụng SKKN, nhìn chung các em mới chỉ dừng lại ở việc nhận biết được một số kỹ năng sống, thậm chí còn có em không phát hiện được các kỹ năng sống cơ bản, số em hiểu và vận dụng kỹ năng sống vào thực tế rất ít. Kết quả học tập của học sinh chưa cao, điểm khá, giỏi của các em còn ít, chủ yếu đạt điểm trung bình. Điều đó chứng tỏ các em chưa thấy hết được ý nghĩa giáo dục của truyện cổ tích cũng như chưa thấy được truyện cổ tích giúp các em hình thành kỹ năng sống rất tốt. Đối chiếu kết quả khảo sát khi đã áp dụng đề tài này, tôi thấy các em không chỉ nhận biết được các kỹ năng cơ bản mà còn hiểu và áp dụng các kỹ năng đã học vào thực tế. Chất lượng học tập các văn bản truyện cổ tích của hai lớp 6A, 6B nâng lên rõ rệt. Kết quả điểm khá, giỏi, trung bình phản ánh đúng năng lực của các em. Điều quan trọng, các em say mê và hứng thú với văn chương, nhất là với Văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng, thấy môn Ngữ văn không chỉ là những bài học triết lí, đạo đức mà còn là giúp hình thành những kĩ năng vô cùng cần thiết cho thực tế cuộc sống của các em. Kết quả thu được như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Sl % SL % SL % SL % 6A 35 6B 35 Kết quả thu được như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Sl % SL % SL % SL % 6A 35 6B 35 Kết quả thu được như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Sl % SL % SL % SL % 6A 35 6B 35 V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. Môn Ngữ văn là môn quan trọng trong quá trình dạy học vì đó là môn vừa hình thành nhân cách, vừa vun đắp tâm hồn cho học sinh. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, môn Ngữ văn sẽ lưu giữ những giá trị nhân văn, nuôi dưỡng tâm hồn để con người tìm đến với con người, trái tim hòa nhịp đập cùng trái tim. Những lời giáo huấn khô khan dù có hay đến đâu, sâu sắc đến đâu cũng khó được người nghe chấp nhận, những kỹ năng sống dù có cần thiết thế nào nếu rập khuôn máy móc cũng khó được tiếp thu, đặc biệt đó là đối tượng học sinh THCS - vì lúc này các em thích thể hiện cá tính của mình, thích chống đối - nếu đó là những lời ra lệnh, thuyết giáo mang tính áp đặt. Chính vì vậy, hãy để những nội dung giáo dục kỹ năng sống được lồng ghép tích hợp trong những bài giảng của truyện cổ tích tự nhiên đi vào lòng các em, tự nhiên biến thành hành vi đạo đức tích cực của các em một cách nhẹ nhàng, khéo léo và tinh tế. Điều đó thật khó, nhưng tôi thiết nghĩ nếu chúng ta cùng sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp của bản thân với đồng nghiệp hẳn chúng ta sẽ tìm được con đường đi đến trái tim, khối óc học sinh ngắn nhất và hiệu quả nhất, giúp các em thay thái độ, đổi hành vi nhanh nhất. Chỉ có như vậy, chúng ta mới thực sự hoàn thành nhiệm vụ cao quý của mình. Với lòng say mê, yêu thích văn học nói chung và phần Văn học dân gian đặc biệt là truyện cổ tích nói riêng, với trăn trở trước thực trạng học sinh và giới trẻ hiện nay thiếu những kĩ năng sống để tồn tại, tôi xin nêu ra một vài định hướng nhỏ để giúp cho học sinh có thể thực hành, ứng dụng kỹ năng sống vào thực tế. Trong phạm vi của đề tài không tránh khỏi những hạn chế, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để việc dạy phần truyện cổ tích nói riêng và các tác phẩm văn học nói chung, đặc biệt là tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 6 và học sinh THCS đạt hiệu quả cao nhất. 2. Kiến nghị: + Đối với nhà trường và các cấp lãnh đạo: - Tăng cường đầu sách trong thư viện để giáo viên có đủ tư liệu tham khảo và học sinh được tiếp cận nhiều hơn những bài học giáo dục kỹ năng sống . - Nâng cao hiệu quả các giờ chuyên môn, khuyến khích giáo viên đầu tư trao đổi kế hoạch bài học, cùng thống nhất soạn giáo án tập thể. - Tổ chức các chuyên đề về việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. - Nhân rộng những sáng kiến điển hình. + Đối với giáo viên: Muốn đạt được mục đích giáo dục mình mong muốn thì bản thân phải có niềm tin, say mê thực sự, luôn kiên trì, nhẫn nại, rèn luyện không ngừng. Chính niềm say mê ấy sẽ tiếp thêm sức mạnh cho giáo viên, cuốn hút chúng ta luôn tìm tòi và sáng tạo. *Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đề tài sáng kiến kinh nghiệm này là tôi tự nghiên cứu và đề xuất trong quá trình giảng dạy tại trường THCS không sao chép của bất cứ ai. Nếu sao chép tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm! Xin trân trọng cảm ơn!
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_ren_luyen_ky_nang_song_trong.doc