Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trò chơi trong giờ học thực hành Tiếng Việt 10

Làm thế nào để tạo sự hứng khởi trong một giờ học? Câu hỏi đó có lẽ là câu hỏi thường trực trong tâm trí người giáo viên trước mỗi giờ lên lớp. Trong một giờ học, nếu như người dạy tạo được sự hứng thú, niềm say mê cho người học, thì có nghĩa giờ học đó đã thành công hơn nửa. Nhưng thực tế đáng buồn là các giờ học hiện nay, đặc biệt là giờ học văn lại đang diễn ra một cách nhàm chán, tẻ nhạt. Các giờ đọc văn vẫn thường xuất hiện hiện tượng đọc – chép. Các giờ Tập Làm Văn, Tiếng Việt lại thường được giáo viên tiến hành theo kiểu ra bài tập cho học sinh làm,…chính bởi vậy, mỗi giờ học văn trôi qua trong sự nhàm chán, hoặc không khí nặng nề, lê thê.

Theo quan điểm giáo dục hiện đại, người giáo viên giỏi không hẳn là người giáo viên giảng bài hay, truyền thụ tốt, mà chính là người giáo viên biết khơi nguồn cảm hứng cho học sinh, đánh thức trong các em niềm say mê đối với môn học.Làm cách nào để thể hiện được sự sôi nổi, hào hứng của một giờ học văn? Làm cách nào để đánh thức niềm say mê và nhiệt huyết trong mỗi người học sinh? Tôi đã trăn trở về câu hỏi này trong rất nhiều năm, và cuối cùng phát hiện ra rằng, cách tốt nhất để chúng ta thay đổi cách nhìn nhận của học sinh về môn văn chính là thay đổi bản thân mỗi người giáo viên. Điều trước hết, chính là sự thay đổi về phương pháp.

Phương pháp vận dụng, tổ chức trò chơi trong giờ học không phải là một phương pháp mới mẻ. Phương pháp này đã, đang được áp dụng và mang lại hiệu quả khá cao trong giờ học của các cháu mầm non, tiểu học. Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp này trong giờ học văn của học sinh THPT lại là điều rất ít khi xảy ra.

Một tình trạng phổ biến là giáo viên tạo tâm lý và gây sức ép cho học sinh ngay từ những giờ học đầu tiên. Bản thân tôi cũng đã từng mắc phải sai lầm này. Vào những buổi học đầu tiên, giáo viên đã mào đầu, chuẩn bị tâm thế để học sinh học tập nghiêm túc với những lý do: chương trình THPT khó, nhiều kiến thức, các em đã là những đoàn viên trưởng thành, cần có ý thức học tập vì tương lai,…Chúng ta quên mất rằng, các em dù ở lứa tuổi nào cũng cần được vui chơi. Tâm thế sẵn sàng để mang lại hiệu quả tốt nhất cho giờ học không phải là sự gồng mình căng thẳng, mà chính là sự thoải mái.

Trong quá trình giảng dạy ở trường THPT, tôi nhận thấy rằng, học sinh THPT, kể cả các học sinh cuối cấp, khi áp dụng phương pháp trò chơi vào giờ học đều tạo được sự hứng thú cho các em, giờ học diễn ra sôi nổi, hiệu quả tiếp thu bài cao. Không những thế, đối với một số giờ học được chuẩn bị kĩ lưỡng, thành công của giờ học còn vượt ngoài sự mong đợi. Chính vì những lý do đó, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm của mình với đề tài: “Tổ chức hoạt động trò chơi trong tiết học thực hành Tiếng Việt 10”. Đề tài tôi đưa ra không phải là một đề tài mới, nhưng xét về góc độ thiết thực, tôi nghĩ mình đã làm được yêu cầu này. Hi vọng đề tài này sẽ góp phần nhỏ bé của một người giáo viên vào công cuộc đổi mới toàn diện của ngành giáo dục tỉnh nhà.

doc 26 trang Trang Lê 28/03/2025 170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trò chơi trong giờ học thực hành Tiếng Việt 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trò chơi trong giờ học thực hành Tiếng Việt 10

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trò chơi trong giờ học thực hành Tiếng Việt 10
 của học sinh
- HS làm người dẫn chương trình: nghiên cứu kĩ chương trình, nắm rõ luật chơi.
- Các đội chơi:
+ Ôn tập lại phần lí thuyết có liên quan đến bài thực hành
+ Nghiên cứu và soạn các bài tập trong sách giáo khoa
+ Chuẩn bị vế đối cho đội mình (có thể sưu tầm hoặc sáng tác)
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 
2. Bài mới
Hoạt động 1: khởi động (3 phút)
- Khởi động trí não: Giáo viên đưa ra vế đối:
Tập thể giục tập thể dục tập thể
Ông bà dỗ ông bà giỗ ông bà
Yêu cầu học sinh: giải thích nghĩa của vế đối trên
- HS giơ tay phát biểu, trả lời.
- GV đưa đáp án: 
Tập thể giục (giục giã) tập (luyện tập) thể dục tập thể 
Ông bà dỗ (dỗ dành) ông bà giỗ (cúng giỗ) ông bà 
Hoạt động 2: củng cố lý thuyết(5 phút)
- Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, nhắc lại những kiến thức cơ bản về phép tu từ đối.
- Học sinh đại diện đứng dậy trình bày
Phép đối
- Giáo viên nhận xét và chốt lại ý, trình chiếu sơ đồ kiến thức lên máy
Phân loại
Tác dụng
Đặc điểm
Khái niệm
Hài hòa về âm thanh
Tiểu đối
Lời:số âm tiết bằng nhau
Sử dụng từ ngữ, hình ảnhcân đối trong lời nói
Trường đối
Thanh: trái nhau bằng – trắc
Nhấn mạnh ý nghĩa
Từ loại: cùng từ loại
Gợi sự phong phú về ý nghĩa
Nghĩa: trái nghĩa/đồng nghĩa/cùng trường nghĩa
Hoạt động 3: thực hành(30 phút)
Phần thực hành sẽ tổ chức cho học sinh tiến hành theo hình thức thi đấu. Giáo viên chia lớp học làm 4 nhóm, cho học sinh ngồi theo đội chơi, phát bảng phụ cho các đội. Có tất cả 4 trò chơi, tổng điểm cho 4 phần chơi là 50 điểm. Sau khi kết thúc cả 4 phần chơi, đội nào giành điểm cao nhất sẽ là đội thắng cuộc. Giáo viên cử 1 HS làm người dẫn chương trình và tổng hợp điểm cho cả 4 đội. GV làm giám khảo.
Thao tác 1:tổ chức trò chơi 1: Đi tìm phép đối(10 phút)
- DCT nêu tên trò chơi: Đi tìm phép đối.
- DCT trình chiếu, phổ biến luật chơi:
- DCT phát cờ hiệu lệnh cho các đội chơi.
- DCT trình chiếu lần lượt các ngữ liệu và câu hỏi phụ:
Ngữ liệu 1: 
Sớm trông mặt đất thương xanh núi
 Chiều vọng chân mây nhớ tím trời
Câu hỏi phụ: chỉ ra phân loại của phép đối trên.
Ngữ liệu 2:
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng
Câu hỏi phụ: phân tích tác dụng của phép đối trong ngữ liệu trên.
Ngữ liệu 3: 
Đói cho sạch, rách cho thơm
Câu hỏi phụ: Vì sao thành ngữ, tục ngữ lại sử dụng rất nhiều phép đối?
Ngữ liệu 4:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Câu hỏi phụ: phân tích đặc điểm của phép đối được thể hiện trong câu trên.
- Các đội chơi phất cờ hiệu lệnh giành quyền trả lời câu hỏi.
- Giám khảo nhận xét, cho điểm.
Đáp án:
Ngữ liệu 1: 
Sớm trông mặt đất thương xanh núi
 Chiều vọng chân mây nhớ tím trời
Phân loại: trường đối hay bình đối(vế trên và vế dưới đối nhau)
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng
Ngữ liệu 2: 
Phân tích tác dụng: làm cho câu thơ có sự đăng đối, hài hòa về âm thanh. Về ý nghĩa, thể hiện sự mỉa mai, chế giễu đối với chế độ thi cử thời kì bấy giờ.
Ngữ liệu 3: 
Đói cho sạch, rách cho thơm
Sử dụng phép đối giúp thành ngữ, tục ngữ:
Đăng đối, hài hòa âm thanh -> dễ thuộc, dễ nhớ
Có khả năng khái quát nhận định, triết lý lớn trong khuôn khổ phạm vi ngắn gọn, súc tích
Ngữ liệu 4:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Đặc điểm của phép đối: 
Về lời: số âm tiết của 2 vế bằng nhau: 4-4
Về thanh có sự đối nhau bằng – trắc
Về từ loại: khuôn trăng – nét ngài (danh từ); đầy đặn – nở nang(tính từ)
Về nghĩa: khuôn trăng, nét ngài: cùng trường nghĩa; đầy đặn, nở nang: cùng trường nghĩa.
- Kết thúc trò chơi, DCT công bố kết quả của cả 4 đội.
Thao tác 2:tổ chức trò chơi 2: Ghép hình(7 phút)
- DCT nêu tên trò chơi: Ghép hình
Có 2 vế đối đã bị đảo lộn trật tự. Mỗi tiếng nằm trong một ô hình vuông. Sắp xếp các hình vuông có chứa tiếng để tạo thành một vế đối hoàn chỉnh. Hoàn thành 1 vế đối hoàn chỉnh được tính 5 điểm. Điểm tối đa là 10 điểm. Thời gian tối đa cho phần thi này là 4 phút.
- DCT trình chiếu và phổ biến luật chơi:
DCT trình chiếu hình ảnh lên máy, bấm giờ bắt đầu trò chơi
Lớp
Học
Cố
Học
Gắng
Chăm
Sinh
10
Đua
A
Thi
Dạy
Trường
Viên
Giáo
Tốt
Cứ
To
Nhỏ
Muốn
Ngực
Bụng
Muốn
Vế đối 1:Vế đối 2:
Trắng
Răng
Đen
Vế đối 2: 
Cứ
Lại
Muốn
Đen
To
Muốn
Nhỏ
Trắng
Lại
Tóc
Đáp án:
Vế đối 1: Vế đối 2:
Bụng
Muốn
Nhỏ
Cứ
To
Ngực
Muốn
To
Lại
Nhỏ
Răng
Muốn
Trắng
Cứ
Đen
Tóc
Muốn
Đen
Lại
Trắng
Học
Sinh
Lớp
10
Cố
Gắng
Học
Chăm
Giáo
Viên
Trường
A
Thi
Đua
Dạy
Tốt 
Vế đối 2:
Các đội chơi tiến hành thảo luận và đưa ra đáp án của đội mình.
DCT công bố đáp án, kết quả của mỗi đội và đội thắng cuộc.
Thao tác 3:tổ chức trò chơi 3: Tiếp sức đồng đội(6 phút)
Mỗi đội cử ra 3 thành viên tham gia trò chơi Tiếp sức đồng đội. Trong 2 phút, các thành viên trong đội luân phiên nhau ghi lên bảng phụ 10 thành ngữ, tục ngữ có sử dụng phép đối. Mỗi thành ngữ, tục ngữ đúng được tính 1 điểm. Đội nào thắng sẽ giành quyền ưu tiên ở phần 4. Trường hợp có 2 đội trở lên đạt điểm tối đa thì quyền ưu tiên sẽ giành cho đội nhanh nhất.
DCT nêu tên trò chơi: Tiếp sức đồng đội
DCT trình chiếu và phổ biến luật chơi: 
HS bàn bạc, cử ra 3 thành viên đại diện tham gia trò chơi.
GV treo bảng phụ lên bảng, phát phấn cho các đội.
Các đội tiến hành chơi. DCT bấm giờ bắt đầu trò chơi.
Đáp án dự kiến: gần đất, xa trời (thành ngữ); bán anh em xa, mua láng giềng gần (thành ngữ); đói cho sạch, rách cho thơm (tục ngữ); chị ngã, em nâng(thành ngữ); thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng; chị ngã, em nâng (thành ngữ);đi thưa, về chào (thành ngữ); tôn sư, trọng đạo(thành ngữ); 
- GK chấm điểm, nhận xét và công bố kết quả.
Thao tác 4: tổ chức trò chơi 4: Thử làm ông đồ( 7 phút)
- DCT nêu tên trò chơi: Thử làm ông đồ
Đội chiến thắng phần 3 sẽ được quyền ra vế đối. Các đội còn lại thử làm ông đồ đối lại, vế đối nào chỉnh nhất (hình thức và ý nghĩa), bao gồm cả vế đối của đội ra vế đối, sẽ được điểm tối đa là 10 điểm. Kết quả do BGK quyết định. Thời gian tối đa cho mỗi đội: 3 phút
- DCT trình chiếu và phổ biến luật chơi: 
- Đội thắng cuộc ở trò chơi 3 cử thành viên lên bảng ra vế đối của đội mình.
- DCT bấm giờ bắt đầu trò chơi.
- Các đội chơi tiến hành thảo luận, trao đổi và thống nhất kết quả. Mỗi đội cử thành viên lên bảng viết đáp án.
Đáp án dự kiến: 
Tết đến, cả nhà vui như tết
Xuân về, non nước thắm tựa xuân
- GK chấm điểm, nhận xét các vế đối của mỗi đội và thông báo kết quả.
Hoạt động 4: Tổng kết, nhận xét (3 phút)
Giáo viên nhận xét và tổng kết điểm cho 4 đội chơi

Đội 1
Đội 2
Đội 3
Đội 4
Phần 1




Phần 2




Phần 3




Phần 4




Tổng điểm




- Giáo viên cho điểm để khuyến khích tinh thần của 4 đội chơi:
Đội về thứ nhất: 10 điểm
Đội về thứ 2: 9 điểm
Đội về thứ 3: 8 điểm
Đội về thứ 4: 7 điểm
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò (4 phút)
- Giáo viên trình chiếu lại một lần nữa sơ đồ kiến thức chung về phép đối để củng cố kiến thức cho học sinh.
- Bài tập về nhà: sưu tầm một số vế đối tết.
- Dặn dò: chuẩn bị cho tiết học tiếp theo(GV giao nhiệm vụ cụ thể)
4. Kết quả thực hiện
	Khi tiến hành sử dụng phương pháp trò chơi trong giờ học thực hành Tiếng Việt, tôi nhận thấy rõ ràng mình đã thành công trong việc khơi dậy niềm đam mê cho các em trong một giờ học. Khi tiếng trống vang lên báo hết giờ, các em vẫn thể hiện dư âm của sự thích thú bằng cách tranh luận về nội dung giờ học. Song song với sự hứng thú, chủ động, các em cũng tỏ ra hiểu bài hơn, đồng thời có ý thức tự tìm hiểu cả những kiến thức không có trong sách giáo khoa. 100% các em bày tỏ thái độ mong chờ những giờ học sau cũng được áp dụng theo phương pháp này. Điều tuyệt vời nữa, là giờ học không chỉ thu hút một số học sinh học khá như những giờ thông thường, mà nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình, sôi nổi của hầu hết tất cả học sinh trong lớp, kể cả những học sinh hằng ngày có biểu hiện thờ ơ, ù lỳ. 
Về phía giáo viên, tôi nhận được phản hồi rất tích cực từ những giáo viên tham gia dự giờ tiết học thực hành Tiếng Việt có sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi. Đa phần giáo viên đều cảm thấy giờ học theo phương pháp này rất thú vị, mang lại hiệu quả rõ rệt. 
	Từ việc sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong các giờ học thực hành Tiếng Việt, chúng tôi đã mạnh dạn áp dụng rộng rãi và linh hoạt phương pháp này vào các giờ học khác của bộ môn Ngữ Văn trong năm học 2017-2018 và kết quả rất khả quan.
	Tôi đã tiến hành khảo sát để thấy sự khác nhau về mức độ hứng thú của học sinh đối với giờ học giữa các lớp học sinh được học giờ học áp dụng phương pháp trò chơi và các lớp học sinh sử dụng phương pháp cũ trong cùng một bài học. Kết quả thống kê như sau:

Hứng thú
Bình thường
Không hứng thú
Không áp dụng phương pháp trò chơi (năm học 2016-2017)
13/118 HS
(11,02%)
52/118 HS
(44,07%)
53/118 HS
(44,91%)
Áp dụng phương pháp trò chơi 
(năm học 2017-2018)
102/120 HS
(85%)
18/120 HS
(15%)
0

	Đồng thời, kết quả học tập của các em cũng có sự thay đổi vượt bậc, chứng tỏ mức độ hiểu bài và nắm vững kiến thức tốt hơn rất nhiều đối với các lớp học được áp dụng phương pháp mới. Khi học sinh được phát huy tính năng động, sáng tạo của mình thì các em sẽ chủ động đón nhận và tìm hiểu, tích lũy kiến thức với niềm say mê, hứng khởi. Đó chính là nền tảng của sự học.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đề tài của tôi được thực hiện trong năm học 2017-2018. Tôi đã nghiên cứu và áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong giờ học thực hành Tiếng Việt tại các lớp mà tôi dạy: 10A1, 10A2 và 10A8. Sau khi tiến hành một số giờ dạy thực nghiệm có các giáo viên trong tổ dự giờ, tôi nhận được rất nhiều sự đồng tình từ đồng nghiệp và phản ứng tích cực từ học sinh. Các em tỏ ra rất hứng khởi với giờ học và bày tỏ thái độ háo hức với các giờ học sau. 
Từ đề tài này, tôi rút ra một số kết luận sau: 
- Việc tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học nói chung, các giờ học thực hành Tiếng Việt nói riêng là điều cực kì cần thiết. Điều quan trọng nhất của người giáo viên trước mỗi giờ lên lớp là lựa chọn phương pháp giáo dục sao cho phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng học sinh.
- Phương pháp tổ chức trò chơi trong giờ học là một phương pháp dạy học tiến bộ, có nhiều ưu điểm. Nếu được áp dụng khéo léo sẽ mang lại hiệu quả cao cho giờ học.
- Trong một giờ học, giáo viên cần linh hoạt, khéo léo áp dụng kết hợp nhiều phương pháp phù hợp để mang lại hiệu quả tối đa.
2. Ý nghĩa của đề tài
- Như đã nói, đề tài tôi đưa ra không hẳn là đề tài mới, hay đề cập đến vấn đề mang tính chất vĩ mô. Nhưng đề tài này đảm bảo được tính thiết thực. khả năng vận dụng vào thực tiễn rất cao. Tôi tin rằng, đề tài này sẽ góp phần hữu ích cho riêng bản thân tôi cũng như các giáo viên dạy văn thay đổi cách nhìn nhận cũng như phương pháp dạy của mình trong mỗi giờ học thực hành Tiếng Việt nói riêng và giờ học văn nói chung.
- Đề tài này cũng giúp giáo viên thay đổi cách nhìn, để thấy được vai trò quan trọng của các giờ thực hành Tiếng Việt. Từ đó, giáo viên sẽ là người truyền lửa, khơi dậy niềm hứng khởi trong mỗi học sinh, giúp các em thêm yêu và quý trọng tiếng Việt – điểm khởi đầu của lòng yêu Tổ quốc.
- Tuy vậy, do điều kiện chưa cho phép, nên đề tài mới chỉ đề cập đến việc vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong một giờ học thực hành Tiếng Việt cụ thể, cần nghiên cứu thêm để có thể vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi vào cả 2 phân môn còn lại, nhất là phân môn Tập Làm Văn.
3. Kiến nghị và đề xuất- Đối với các cấp lãnh đạo:
+ Nên tiếp tục tăng cường các buổi tập huấn cho giáo viên về việc thực hiện các hoạt động
 trải nghiệm sáng tạo, cách tổ chức trò chơi trong giờ học nhằm tạo hứng khởi cho học sinh.
+ Trong các cuộc thi của giáo viên lẫn học sinh nên chú ý ưu tiên nhiều hơn đối với vấn đề thực hành.
- Đối với nhà trường:
+ Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học cho các lớp học, như máy vi tính, máy chiếu,để phục vụ tốt hơn cho các giờ học, nhất là giờ học thực hành.
+ Trong các cuộc thi của trường như: thi học sinh giỏi trường, thi giáo viên giỏi trường, hay phát động phong trào thao giảng, nhà trường nên chú trọng hơn vào nội dung thực hành.
- Đối với tổ chuyên môn:
+ Hiện nay, chương trình sách giáo khoa do tổ chuyên môn của các trường chủ động sắp xếp, biên soạn sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của trường mình. Bởi thế, chúng ta nên mạnh dạn giảm tải những bài học không cần thiết, lỗi thời. Đồng thời, cần tăng dung lượng thời gian hợp lý cho những bài học quan trọng. “Văn ôn, võ luyện”, bản chất của văn học là thực hành, tôi mạnh dạn đề xuất chúng ta nên tăng thêm dung lượng thời gian cho các giờ thực hành, luyện tập, đưa các giờ thực hành về đúng vị trí quan trọng của nó.
+ Các giáo viên trong tổ có thể kết hợp với nhau, hỗ trợ nhau để tổ chức giờ học theo phương pháp mới được tốt hơn. Ví dụ: giờ học của giáo viên A có thể mời giáo viên B làm giám khảo chấm điểm các đội chơi,
- Đối với giáo viên:
+Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng khéo léo nhiều hình thức tổ chức dạy học để tạo niềm hứng khởi cho học sinh trong giờ học.
+ Cần đầu tư hơn nữa vào các giờ học Tiếng Việt và Tập Làm Văn, tránh tư tưởng “bên nặng, bên nhẹ”, chỉ ưu tiên giờ đọc văn mà bỏ qua 2 phân môn còn lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Ngữ văn 10, NXB Giáo dục
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. 
Đặng Thành Hưng (2010), Nhận diện và đánh giá kĩ năng, T/c Khoa học Giáo dục, số 62 (11/2010)
Hoàng Phê (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2002
Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2005, bổ sung 2009), Luật Giáo dục, 
 Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2014), Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
Phan Trọng Luận (chủ biên) – Bùi Minh Đức, Phạm Thu Hương, Nguyễn Thị Hương, Bùi Minh Toán; Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn 10, Nxb Đại Học Sư Phạm, 2010
 Nguyễn Thị Minh Phượng, Phạm Thị Thúy, Lê Viết Chung (2017), Cẩm nang phương pháp sư phạm, Nxb Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh
Phụ lục 1: Một số hình ảnh trong giờ học thể nghiệm “Thực hành biện pháp tu từ: phép đối”
Phụ lục 2:
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
(Bảng câu hỏi này được biên soạn nhằm phục vụ cho đề tài “Tổ chức trò chơi trong giờ thực hành Tiếng Việt”. Các dữ liệu chỉ nhằm mục đích nghiên cứu, không vì một mục đích nào khác.)
1. Quý thầy/ cô có hứng thú với các giờ học thực hành Tiếng Việt không?
Có, rất hứng thú	.
Không hứng thú	.
Bình thường	.
2. Quý thầy/ cô thường sử dụng hình thức dạy học nào trong các giờ thực hành Tiếng Việt?
3. Quý thầy cô đã từng sử dụng hình thức tổ chức trò chơi trong giờ thực hành Tiếng Việt chưa?
Chưa 	.
Đã từng	.
4. Nếu chọn “Chưa”, xin quý thầy/ cô cho biết nguyên nhân vì sao?
Nếu chọn “Đã từng”, xin quý thầy/ cô cho biết quý thầy/ cô có tiến hành sử dụng hình thức này thường xuyên không và lý do vì sao?
Chân thành cảm ơn quý thầy/cô.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_tro_choi_trong_gio_h.doc