Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hồ sơ học tập môn Ngữ Văn 10 trong bối cảnh chuyển đổi số
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của giáo dục phổ thông, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá đã được sự quan tâm của các cấp. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đối mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đã xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đối với cấp THPT (hiện đang thực hiện ở lớp 10) với mục tiêu giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào đời sống lao động, khả năng thích ứng với những thay đổi trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới; thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành phẩm chất và năng lực, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục.
Để đạt được mục tiêu đề ra, chương trình cũng đặt ra những yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực. Bên cạnh những năng lực chung cần đạt, năng lực chuyên môn cũng được chú trọng hình thành và phát triển qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định. Trong đó, đặt ra yêu cầu về năng lực công nghệ (nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ, đánh giá công nghệ, thiết kế kĩ thuật), năng lực tin học (sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông, ứng xử phù hợp trong môi trường số, giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học; hợp tác trong môi trường số) đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hồ sơ học tập môn Ngữ Văn 10 trong bối cảnh chuyển đổi số

của các gải pháp đã đề xuất. 4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất TT Các giải pháp Các thông số X Mức 1 Căn cứ để xây dựng hồ sơ học tập 3,50 4 2 Lựa chọn và sử dụng nền tảng số để xây dựng hồ sơ học tập 3,50 4 3 Quy trình xây dựng hồ sơ học tập 3,47 3 4 Sử dụng hồ sơ học tập 3,42 3 Câu1: Câu 2: 46 Từ số liệu thu được ở bảng trên có thể rút ra những nhận xét: Các giải pháp đề xuất đã được các giáo viên rất quan tâm, tỉ lệ trung bình của thông số rất cấp thiết chiếm 2/4 giải pháp. Cho thấy xu thế sử dụng nền tảng số để xây dựng HSHT là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay. Riêng giải pháp 3,4 đạt mức 3 với điểm số trung bình tương đối cao 3,42 đến 3,47 nhưng cũng phản ảnh đúng thực tế bởi quy trình xây dựng và sử dụng hồ sơ học tập trong bối cảnh chuyển đổi số còn gặp nhiều khó khăn và chưa được sử dụng một cách thường xuyên. 4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất TT Các giải pháp Các thông số X Mức 1 Căn cứ để xây dựng hồ sơ học tập 3,42 3 2 Lựa chọn và sử dụng nền tảng số để xây dựng hồ sơ học tập 3,47 3 3 Quy trình xây dựng hồ sơ học tập 3,45 3 4 Sử dụng hồ sơ học tập 3,50 4 Câu 3: Câu 4: 47 Câu 5: Câu 6: Câu 7: Câu 8: 48 Số liệu thu được ở bảng trên có thể rút ra những nhận xét: Các giải pháp đưa ra đều có tính khả thi đạt từ 3,42 đến 3,47- điều đó cho thấy các giải pháp đưa ra là phù hợp, đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong dạy học và kiểm tra đánh giá. Riêng giải pháp 4 có tính khả thi cao chứng tỏ việc sử dụng hồ sơ học tập làm công cụ giảng dạy và đánh giá có tính ứng dụng cao. 49 Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Tính mới của đề tài: Muốn đạt được mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu cụ thể trong mỗi tiết học nói riêng đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học, quan tâm đến chất lượng dạy học. Tuy nhiên, mọi sự quan tâm đều là hình thức nếu chúng ta không thích ứng được trước sự vận động của giáo dục - đào tạo trong bối cảnh mới của thế giới; không nâng cao năng lực, phát triển chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ý thức được điều này, chúng tôi đã cố gắng học tập các module bồi dưỡng thường xuyên, nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn nội dung được tập huấn tại module 3 và module 9 để những vấn đề mình nghiên cứu không nằm trên sách vở, cũng là cách chúng tôi hưởng ứng lễ phát động của UBND tỉnh Nghệ An, của Sở GD&ĐT Nghệ An (Tháng 3 năm 2020). Hồ sơ học tập có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cho phép tạo ra một bức tranh toàn cảnh về hoạt động học tập của mỗi cá nhân học sinh ở các khía cạnh khác nhau, cho phép các em thấy được sự tiến bộ của bản thân. Ngoài ra hồ sơ học tập cung cấp các thông tin nhất quán, liên tục, xác đáng, có minh chứng về sự tiến bộ của các em trong suốt quá trình học tập, cho phép các em tham gia tích cực và toàn bộ quá trình đánh giá, phát huy khả năng tự đánh giá của học sinh. Đánh giá thông qua hồ sơ học tập tạo điều kiện và khuyến khích sự thảo luận giữa giáo viên và học sinh trong quá trình đánh giá khiến cho quá trình đánh giá trở nên thú vị và nhẹ nhàng đối với học sinh. Hồ sơ học tập thể hiện sự thay đổi căn bản giữa dạy học tích cực và dạy học thụ động. Trong dạy học thụ động, học sinh trông chờ vào sự đánh giá của giáo viên còn hồ sơ học tập trong dạy học như một tấm gương phản chiếu về quá trình học tập để người học tự soi vào đó, tự đánh giá và điều chỉnh việc học tập của mình một cách chủ động. Giáo dục và dạy học không ngừng phát triển và luôn đồng hành với sự phát triển của khoa học. Vì thế, học liệu số và thiết bị công nghệ có vai trò rất quan trọng bởi đây là “nguồn tiềm lực” quan trọng để khai thác và ứng dụng trong dạy học. Xây dựng hồ sơ học tập môn Ngữ văn 10 trong bối cảnh chuyển đổi số tại Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn bước đầu đã đạt được những hiệu quả nhất định: HS chủ động tìm kiếm, thu thập, xử lí dữ liệu để hoàn thành các nhiệm vụ học tập; tạo ra sản phẩm số đáp ứng yêu cầu đổi mới; góp phần đổi mới trong kiểm tra, đánh giá; phát triển hứng thú học tập và kĩ năng học tập của học sinhGiáo viên theo dõi được sự tiến bộ và tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn gặp phải của học sinh để hỗ trợ kịp thời và điều chỉnh cách dạy cho phù hợp. 2. Một số lưu ý khi sử dụng đề tài: Chúng tôi nhận thấy việc xây dựng và sử dụng hồ sơ học tập vào dạy học môn Ngữ văn phải đáp ứng được một số yêu cầu cụ thể: 50 - Phải đảm bảo tính khoa học: đảm bảo các định hướng ứng dụng theo yêu cầu phù hợp giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá với đặc trưng của học liệu số và thiết bị công nghệ định hướng ứng dụng. Không phải tất cả sản phẩm của học sinh đều được đưa vào trong hồ sơ học tập mà chỉ chọn lọc những sản phẩm có chất lượng thể hiện rõ sự tiến bộ của người học. - Phải đảm bảo tính sư phạm: tùy bài học, tùy nội dung hoạt động mà chọn các sản phẩm hồ sơ học tập, các phần mềm và dữ liệu phù hợp (đảm bảo minh họa, khắc sâu và hệ thống hóa được kiến thức); đảm bảo sự tương thích với đặc điểm của quá trình dạy học, phát triển phẩm chất- năng lực người học; phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học ... - Phải đảm bảo tính thực tiễn: liên quan đến cơ sở vật chất; hạ tầng công nghệ thông tin; thái độ và kĩ năng ứng dụng của giáo viên – học sinh... 3. Một số đề xuất, kiến nghị: Chúng tôi cũng có một số kiến nghị như sau: - Cần tiếp tục có các khóa bồi dưỡng tập huấn ngắn hạn, định kì (trực tiếp hoặc trực tuyến) do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Nghệ An hoặc cá nhân giáo viên tự tham gia để trang bị cho bản thân một số kiến thức, kĩ năng chuyên nghiệp khi làm việc với máy tính và Internet. GV cần nhận thức vấn đề lập hồ sơ học tập trong dạy học nói chung, dạy học môn Ngữ văn nói riêng là rất cần thiết, quan trọng. Lập hồ sơ học tập sẽ trở thành một việc không thể thiếu, đồng thời việc đánh giá bằng hồ sơ học tập sẽ trở thành một tất yếu trong dạy học. - Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hình thức tập huấn để có thể chia sẻ những thông tin cần thiết về kĩ năng xây dựng hồ sơ học tập trong bối cảnh chuyển đổi số cũng như giúp đồng nghiệp thấy được yêu cầu cần thiết của hoạt động này. - Bộ GD&ĐT cần quan tâm hạ tầng công nghệ giáo dục; cần phổ cập và nâng cao kĩ năng số cho học sinh vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn. Việc sử dụng hồ sơ học tập trong dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ Văn nói riêng chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai, đặc biệt là ở vùng nông thôn còn nhiều khó khăn như trường chúng tôi. Nhưng đây là xu hướng tất yếu trong bối cảnh thế giới đang thay đổi từng giờ với tốc độ chóng mặt của cuộc công nghệ 4.0. Mục tiêu của ứng dụng công nghệ là cải thiện một khía cạnh của việc dạy và học, cải cách giáo dục theo hướng tiến bộ hơn. Tuy nhiên, “Công nghệ chỉ là công cụ, để giúp cho trẻ em cộng tác tốt và có động lực, vai trò của giáo viên là quan trọng nhất” (Bill Gates). Bởi vậy, với đề tài nghiên cứu này chúng tôi mong muốn chia sẻ để đồng nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình triển khai các hoạt động dạy học, nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 2. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thăng, 2017. Dạy học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Nxb Đại học Sư phạm. 3. Lê Văn Nhương, 2012. Xây dựng và sử dụng hồ sơ điện tử phục vụ dạy học Địa lí 11 – Trung học phổ thông. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Số 36 (2012), 121-130. 4. Phạm Đức Tài, (2019), Xây dựng và sử dụng hồ sơ học tập trong đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học của học sinh lớp 9, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 5. Phạm Thị Giao Liên,(2022), Sử dụng hồ sơ đọc của học sinh để phân hóa lớp học trong dạy đọc hiểu văn bản, Tạp chí Giáo dục, Số 22, tr 25-27 6. Phạm Việt Quỳnh, Nguyễn Văn Hiền, 2018. Xây dựng và sử dụng HSHT để dạy học phân hóa học phần sinh lí trẻ lứa tuổi Tiểu học. Tạp chí Giáo dục, Số 425 (Kì 1 - 3/2018), tr 47-53. 7. Tập huấn giáo viên đại trà Module 3-NAN- Sở GD&ĐT Nghệ An - Chương trình THPT ( 4285896/4285889-4285888-1/-mon-ngu-v an-gvpt.html) 8. Tập huấn giáo viên đại trà Module 9-NAN- Sở GD&ĐT Nghệ An - Chương trình THPT ( dun-09-gvpt-ngu-van-thpt.html) 9. Tài liệu Bồi dưỡng tăng cường năng lực dạy học trực tuyến dành cho giáo viên trung học. (Tháng 9 năm 2021) 10. Tài liệu năng lực số ( 11. Ngữ văn 10, tập 1 + 2 (bộ kết nối tri thức), NXBGD, 2022. 11. Ngữ văn 10, tập 1 + 2 (bộ kết nối tri thức), NXBGD, 2022 12. Ngữ văn 10, tập 1 + 2 (bộ kết nối tri thức), NXBGD, 2022 13. Website: google.com.vn PHỤ LỤC 1. Phụ lục 1: Mẫu phiếu khảo sát giáo viên Sw1N1mkzlY1eM/edit CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN Câu 1: Thầy cô là giáo viện dạy trường THPT nào? (Tên trường, tỉnh) Câu 2: Thầy cô có sử dụng hồ sơ học tập trong quá trình giảng dạy và đánh giá học sinh không? • Không sử dụng • Ít sử dụng • Thường xuyên Câu 3: Thầy /cô thường sử dụng loại hồ sơ học tập nào? • Hồ sơ truyền thống • Hồ sơ điện tử • Kết hợp cả truyền thống và điện tử Câu 4: Theo thầy/ cô có cần thiết phải sử dụng hồ sơ học tập trong quá trình giảng dạy và đánh giá học sinh không? • Rất cần thiết • Cần thiết • Không cần thiết Câu 5: Theo thầy/cô mục đích của việc sử dụng hồ sơ học tập là gì? • Lưu giữ các sản phẩm học tập của học sinh • Theo dõi sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập • Lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh Câu 6: Thầy/ cô vui lòng cho biết những ứng dụng công nghệ thông tin nào mà mình đã sử dụng trong quá trình làm hồ sơ học tập? ( có thể lựa chọn nhiều nội dung) • Bản trình chiếu Powerpoin, Canva • Azota, Padlet • Facebook, messenger, Zalo, email. • Sử dụng các video, hình ảnh minh họa nội dung cần truyền đạt. • Sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin khác như: Google Earth, Google Form, Google Classroom và các App dành cho giáo dục trên các thiết bị điện thoại thông minh, laptop, máy tính bảng. Câu 7: Thầy/ cô gặp khó khăn gì trong quá trình ứng dụng chuyển đổi số vào việc sử dụng hồ sơ học tập? (có thể lựa chọn nhiều nội dung) • Giáo viên mất nhiều thời gian chuẩn bị • Không phải học sinh nào cũng có máy tính kết nối Internet hoặc điện thoại thông minh • Lớp học chưa có tivi hoặc máy chiếu. • Học sinh không hứng thú, không nhiệt tình tham gia • Học sinh sẽ sử dụng công nghệ thông tin vào các mục đích không lành mạnh 2. Phụ lục 2: Mẫu phiếu khảo sát học sinh dppT3babzlddg/edit?pli=1 CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỐI VỚI HỌC SINH Câu 1: Em đang là học sinh lớp mấy, trường nào? Câu 2: Trong quá trình học tập của mình, em đã từng được thầy cô yêu cầu làm hồ sơ học tập chưa? • Chưa làm bao giờ • Thỉnh thoảng • Thường xuyên Câu 3: Thái độ của em khi được thầy /cô yêu cầu làm hồ sơ học tập ? • Hứng thú , tích cực hợp tác • Không hứng thú • Bình thường Câu 4: Theo em, hồ sơ học tập có ý nghĩa gì? • Hỗ trợ trong quá trình chuẩn bị bài • Tiếp thu bài học hiệu quả hơn • Tự theo sự tiến bộ của bản thân • Phát huy năng lực, sự sáng tạo của bản thân. Câu 5: Ở môn Ngữ văn, thầy /cô lớp em đã sử dụng hồ sơ học tập trong các bài học để hướng tới hình thành những kĩ năng nào? (Có thể lựa chọn nhiều phương án trả lời) • Kĩ năng đọc hiểu văn bản • Kĩ năng viết • Kĩ năng nói và nghe Câu 6: Em có thường sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình làm hồ sơ học tập không? • Chưa từng sử dụng • Ít sử dụng • Thường xuyên sử dụng Câu 7: Bản thân em gặp khó khăn nào trong quá trình làm hồ sơ học tập? • Chưa được giáo viên hướng dẫn cụ thể và thực hành thường xuyên • Chưa được trang bị kĩ năng sử dụng và khai thác các ứng dụng công nghệ thông tin • Mất nhiều thời gian chuẩn bị • Chưa có thiết bị điện tử kết nối internet 3. Phụ lục 3: Các sản phẩm hồ sơ học tập của học sinh - Hồ sơ học tập lưu giữ qua phần mềm Google sites của Nguyễn Thùy Dương: -OOXcO34CP-2lV4KPGrVSNfGYIVxlcpv/edit - Nhật kí đọc của HS Ngô Thu Hà Di-c%E1%BA%A7m-quy%E1%BB%81n-kh%C3%B4i-ph%E1%BB%A5c-uy- quy%E1%BB%81n?authuser=0 - Hồ sơ học tập lưu giữ qua Padlet của Phạm Phương Anh: Một số sản phẩm tiêu biểu: Một số hình ảnh ghi lại trải nghiệm của học sinh 4. Phụ lục 4: Phụ lục giáo án thể nghiệm 4.1 Sơ đồ tìm hiểu về các nhân vật 4.2. Thang đo kĩ năng về quá trình tạo lập đoạn văn nghị luận văn học. Học sinh lớp (Chú thích về các mức độ trong thang đo kĩ năng về quá trình tạo lập văn bản nghị luận văn học) Mức độ 1. Không chú ý Mức độ 2. Thỉnh thoảng hoặc còn qua loa, sơ sài Mức độ 3. Nắm được các yêu cầu và trình bày ở mức độ vừa phải, chưa sâu sắc Mức độ 4: Nắm chắc yêu cầu, trình bày cụ thể khoa học, logic, thuyết phục I. Tìm hiểu đề 1 2 3 4 A. Đọc đề bài, tìm hiểu các từ ngữ quan trọng của đề 1 2 3 4 B. Tìm ra vấn đề và phương diện thể hiện vấn đề 1 2 3 4 C. Xác định đúng kiểu bài, cách trình bày văn bản (Viết đoạn văn trình bày ý kiến về người kể chuyện toàn tri trong tác phẩm tự sự) II. Tìm ý và lập dàn ý 1 2 3 4 A. Xác định các nội dung cơ bản cần có của bài viết. 1 2 3 4 B. Nêu được cảm nhận khái quát 1 2 3 4 C. Biểu hiện của vấn đề về nội dung, nghệ thuật 1 2 3 4 D. Quan tâm đến lựa chọn dẫn chứng 1 2 3 4 Đ. Chú ý việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong khi viết đoạn văn H ơ ọ ồ 1 2 3 4 F. Quan tâm cách trình bày, diễn đạt 1 2 3 4 G. Bài học và liên hệ bản thân III.Viết đoạn 1 2 3 4 A. Hình thức : đoạn văn, dùng từ, chữ viết 1 2 3 4 B . Sắp xếp các ý lớn, ý nhỏ của văn bản 1 2 3 4 C. Cách diễn đạt nêu cảm nhận, dẫn chứng 1 2 3 4 D. Tính thuyết phục và cá tính trong quá trình tạo lập văn bản IV. Đọc lại và sửa lỗi 1 2 3 4 A. Đọc lại đoạn văn bản sau khi đã tạo lập xong, sửa chữa lại những nội dung, từ ngữ chưa hợp lý, bổ sung thêm các nội dung, các ý tưởng vừa phát hiện 1 2 3 4 B. Rút kinh nghiệm cho các bài viết tiếp theo 4.3 Rubrics đánh giá đoạn văn Tiêu chí Mô tả tiêu chí Điểm Hình thức - Đảm bảo hình thức và dung lượng của đoạn văn (khoảng 150 chữ) 1 - Không đảm bảo yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn 0 Nội dung Suy nghĩ về những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri 0,5 - Chọn được tác phẩm phù hợp 1 - Nêu được nội dung cơ bản của tác phẩm 3 - Nêu được những nét nghệ thuật đặc sắc 2 - Chỉ ra những quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba 1 Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,5 Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 1,0
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_ho_so_hoc_tap_mon_ngu_van_10.pdf