SKKN Áp dụng phương pháp chơi trò chơi trong một tiết dạy Ngữ Văn Lớp 6 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh
Trò chơi là một hoạt động hướng tới mục đích chủ yếu là vui chơi, giải trí, thư giãn giúp cho tinh thần, đầu óc của con người được thoải mái, sảng khoái sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi. Phương pháp tổ chức chơi trò chơi hiện nay là một trong những phương pháp phổ biến trong dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ Văn nói riêng nhằm hướng tới mục tiêu vừa hình thành năng lực phẩm chất, vừa phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh.Người giáo viên khi áp dụng phương pháp này vào dạy học sẽ tạo ra không khí lớp học sôi nổi, tạo môi trường, điều kiện cho nhiều học sinh được tham gia hoạt động học tập hơn ( kể cả những học sinh trung bình, yếu, kém) . Phương pháp tổ chức chơi trò chơi trong dạy học sẽ phát huy tinh thần, định hướng học tập trong giai đoạn mới hiện nay đó là : “Chủ động, sáng tạo”, “Học mà chơi, chơi mà học” . Qua quá trình học tập, hợp tác, nghiên cứu, tìm hiểu nội dung bài học hầu hết các em học sinh sẽ nêu cao tinh thần đoàn kết, ý thức tự giác, chủ động tự học , tự sáng tạo, có kĩ năng tự xử lí tình huống, tiếp nhận thông tin, giải quyết các vấn đề thực tiễn phát sinh. Như vậy quá trình học tập sẽ vừa sôi nổi, hào hứng vừa vui chơi, vừa học tập một cách có hiệu quả.
Học tập qua trò chơi còn rèn cho học sinh tinh thần đoàn kết gắn bó, biết hỗ trợ giúp đỡ nhau trong quá trình học tập, tiếp thu kiến thức. Có sự phối kết hợp nhịp nhàng, linh hoạt giữa các thành viên trong đội nhóm trong học tập, hình thành ở các em lòng nhân ái, tình yêu thương mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Phương pháp chơi trò chơi là một phương pháp dạy học mới, có tính tích cực, không áp đặt, gò ép người học theo một khuôn mẫu được định sẵn, cho trước và nếu sử dụng thành công khả năng sáng tạo của học sinh sẽ được phát huy tuyệt đối vì học qua trò chơi thì học sinh sẽ tiếp thu bài học một cách tự nhiên, chủ động nhất so với khả năng có thể của bản thân mình. Khi người học tự mình tìm hiểu, nắm bắt thông tin, tiếp thu kiến thức thì quá trình học tập, ghi nhớ nội dung bài học sẽ dễ dàng và sâu sắc, cụ thể hơn so với cách học thông thường. Một trong những ưu điểm nổi bật của phương pháp chơi trò chơi là giúp học sinh có được tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, có sự nhạy bén trong hoạt động học tập. Bản chất của trò chơi là sự ganh đua, là kết quả thắng, thua giữa các nhóm các đội. Vì vậy khi dùng trò chơi trong dạy học sẽ kích thích sự tập trung, tinh thần hăng say, nhiệt tình tham gia học tập của học sinh. Qua trò chơi hóc inh sẽ được rèn luyện khả năng lựa chọn ,quyết định cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp với tình huống qua trò chơi học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi, giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh.
Như vậy: Trò chơi là phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và gây hứng thú trong giờ học của học sinh. Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Do vậy quan điểm “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập” là phù hợp với từng lứa tuổi, từng môn học đặc biệt là đối với bộ môn Ngữ Văn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Áp dụng phương pháp chơi trò chơi trong một tiết dạy Ngữ Văn Lớp 6 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh

được theo thời gian quy định thì phải nhường lượt cho nhóm khác tiếp tục trò chơi. - HS (Nhóm) nào tìm được kiến thức ở ô hàng ngang thì được cộng điểm, tìm được ô hàng dọc khi chưa giải hết ô hàng ngang sẽ thắng cuộc (cộng điểm hoặc nhận quà) - Cụ thể: Bảng ô chữ như sau: Câu hỏi và đáp án từ hàng ngang: Câu 1 (10 ô chữ): Tên một loài cây trong truyện? Đáp án: Thường xuân Câu 2 (7 ô chữ): Chiếc lá cuối cùng không rụng khiến Giôn-xi như thế nào? Đáp án: Hồi sinh Câu 3 (5 ô chữ): Từ chỉ nghề nghiệp của các nhân vật trong truyện? Đáp án: Họa sĩ Câu 4 (7 ô chữ): Hình ảnh xuyên suốt câu chuyện? Đáp án: Chiếc lá Câu 5 (3 ô chữ): Tên một nhân vật trong truyện? Đáp án: Xiu Từ khóa là: NGHỊ LỰC Kết quả của trò chơi ô chữ này như sau: * Ví dụ 2: Ngữ văn 8 – tập một: Tiết 13+14 : LÃO HẠC - Để kiểm tra bài cũ kết hợp giới thiệu vào bài tiết 13 “Lão Hạc” GV có thể sử dụng trò chơi ô chữ. Giáo viên chia ra nhóm hoặc cá nhân. - Yêu cầu cầu của trò chơi: Học sinh nắm được những nội dung cơ bản về tác giả Ngô Tất Tố và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích tiểu thuyết: Tắt đèn) cũng như tên, đặc điểm các nhân vật trong truyện. Khi kết thúc trò chơi học sinh tìm ra từ khóa là “TÂM HỒN”. GV dùng từ khóa để dẫn dắt vào bài. - Giáo viên dùng máy chiếu cho HS (đại diện nhóm) lựa chọn câu hỏi để tìm từ hàng ngang. Nếu HS (nhóm) nào không trả lời được theo thời gian quy định thì phải nhường lượt cho nhóm khác tiếp tục trò chơi. - HS (Nhóm) nào tìm được kiến thức ở ô hàng ngang thì được cộng điểm, tìm được ô hàng dọc khi chưa giải hết ô hàng ngang sẽ thắng cuộc (cộng điểm hoặc nhận quà) - Cụ thể: Bảng ô chữ như sau: Câu hỏi – đáp án từ hàng ngang: Câu 1: (Gồm 6 ô chữ): Tên một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Ngô Tất Tố? Đáp án: Tắt đèn Câu 2: (Gồm 7 ô chữ): Bản chất của Cai Lệ và người nhà Lí Trưởng? Đáp án: Bất nhân Câu 3: (Gồm 8 ô chữ): Điền vào dấu ... để hoàn thành câu sau: “Hình như tức quá không chịu được, chị Dậu ... cự lại”. Đáp án: Liều mạng Câu 4: (Gồm 6 ô chữ): Tên nhân vật chính trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”? Đáp án: Chị Dậu Câu 5: (Gồm 9 ô chữ) :Năm 1996, Ngô Tất Tố được tặng giải thưởng gì? Đáp án: Hồ Chí Minh Câu 6: (gồm 8 ô chữ ) Tác giả của tác phẩm “Tắt đèn” là ai? Đáp án: Ngô Tất Tố Từ khóa là: TÂM HỒN Kết quả của trò chơi ô chữ này như sau: * Ví dụ 3: Ngữ văn 7 – tập một: Tiết 63: CHƠI CHỮ - Để kiểm tra bài cũ kết hợp giới thiệu vào bài tiết 63 “Chơi chữ” GV có thể sử dụng trò chơi ô chữ. Giáo viên chia ra nhóm hoặc cá nhân. - Yêu cầu cầu của trò chơi: Học sinh nắm được những kiến thức về văn học, tiếng Việt và tập làm văn đã được học - Giáo viên dùng máy chiếu cho HS (đại diện nhóm) lựa chọn câu hỏi để tìm từ hàng ngang. Nếu HS (nhóm) nào không trả lời được theo thời gian quy định thì phải nhường lượt cho nhóm khác tiếp tục trò chơi. - HS (Nhóm) nào tìm được kiến thức ở ô hàng ngang thì được cộng điểm, tìm được ô hàng dọc khi chưa giải hết ô hàng ngang sẽ thắng cuộc (cộng điểm hoặc nhận quà) - Cụ thể: Bảng ô chữ như sau: Câu hỏi – đáp án từ hàng ngang: Câu 1: (Gồm 9 ô chữ): Tên vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam? Đáp án: Hồ Chí Minh Câu 2: (Gồm 8 ô chữ): Từ được dùng để biểu thị ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn? Đáp án: Quan hệ từ Câu 3: (Gồm 8 ô chữ): Đây là tên 1 bài thơ của tác giả Nguyễn Trãi? Đáp án: Côn Sơn ca Câu 4: (Gồm 12 ô chữ): Tên một bài thơ nổi tiếng của Hồ Xuân Hương? Đáp án: Bánh trôi nước Câu 5: (Gồm 11 ô chữ) : Tên nhà thơ nổi tiếng đời Đường đã xa quê hơn 50 năm lên kinh đô Trường An làm quan Đáp án: Hạ Tri Chương Câu 6: (gồm 6 ô chữ ): Tên gọi của từ được cấu tạo bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau? Đáp án: Từ ghép Câu 10: (gồm 10 ô chữ ): Tên gọi khác của văn biểu cảm? Đáp án: Văn trữ tình Từ khóa là: CHƠI CHỮ Kết quả của trò chơi ô chữ này như sau: 5. Trò chơi: Giải ô chữ 2 (hoạt động nhóm): * Đặc điểm: Vẫn là hình thức trò chơi giải ô chữ nhưng giáo viên có thể “biến tấu” để trò chơi cuốn hút hơn. Để làm bảng ô chữ này GV tạo ra 1 bảng chia thành các ô vuông nhỏ. Ghi từ khóa vào các ô vuông theo hàng dọc, hàng ngang, hàng chéo. Có thể ghi xuôi hoặc ngược. Ghi chèn các từ làm nhiễu. Trò chơi này có thể áp dụng trong các tiết ôn tập. *Chuẩn bị: - Giáo soạn ra 1 bảng ô chữ có nội dung cần tìm theo hàng ngang, hàng dọc và hàng chéo. GV đưa ra gợi ý và yêu cầu học sinh tìm. - Bảng ô chữ này có thể chuẩn bị từ bảng phụ, trên giấy A0 hoặc trên Powerpoint. - Trò chơi này giúp học sinh nhớ kiến thức ngoài ra hình thành tính hợp tác, nhanh mắt cho học sinh. * Ví dụ 1: Ngữ văn 7 – tập hai: Tiết 130+131: ÔN TẬP VĂN HỌC - Cuối tiết ôn tập, giáo viên cho học sinh tham gia vào trò chơi để củng cố lại bài học. Giáo viên có thể chia nhóm. - Yêu cầu cầu của trò chơi: Học sinh nhớ được tên các tác giả và tác phẩm đã được học trong chương trình ngữ văn 7. Tìm tên tác giả, tác phẩm trong bảng ô chữ theo hàng dọc, hàng ngang, hàng chéo. - Giáo viên dùng máy chiếu chiếu ô chữ. HS tập trung tìm tên tác giả, tác phẩm. Nhóm nào tìm được đủ và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng. Nếu không sau thời gian 5 phút nhóm nào tìm được nhiều nhất là nhóm thắng cuộc - Cụ thể: Bảng ô chữ như sau: Kết quả HS có thể tìm 6. Trò chơi hộp quà may mắn (Ô số may mắn) * Đặc điểm: Khi tham gia trò chơi chính là lúc học sinh hình thành kiến thức mới, ôn tập kiến thức đã học hay vận dụng vào làm bài tập. Nhưng học sinh lại rất nhiệt tình và hứng khởi. Học sinh vui vẻ khi gặp hộp quà (ô số) may mắn, vỡ òa với những phần thưởng bất ngờ. Còn khi gặp những hộp quà (ô số) chứa câu hỏi học sinh cũng cố gắng làm tốt. Chính vì thế, trò chơi này mang lại hiệu quả rất cao. Trò chơi này thích hợp với một giờ văn học hoặc tiếng Việt. *Chuẩn bị: - Giáo viên có thể sử dụng máy chiếu hoặc trực tiếp chuẩn bị các hộp quà với màu sắc khác nhau cùng các câu hỏi đi kèm tương ứng với kiến thức cần hình thành. - Giáo viên cho học sinh chọn hộp quà trước hoặc có thể chọn câu hỏi trước để trả lời. Đây là những câu hỏi mà nội dung của nó có tầm quan trọng đối với bài học mà học sinh cần nắm chắc và ghi nhớ được nhất là để hình thành các khái niệm. - Các hộp quà này có thể chuẩn bị sẵn. Để trò chơi mới lạ hơn, giáo viên có thể áp dụng công nghệ thông tin để tạo ra trò chơi. * Ví dụ: Ngữ văn 7 – tập hai: Tiết 103: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - Dạy xong bài này, giáo viên cho học sinh tham gia vào trò chơi. Giáo viên chia ra nhóm hoặc cá nhân. - Yêu cầu cầu của trò chơi: Học sinh vận dụng những kiến thức đã học để làm bài tập - Luật chơi: GV chuẩn bị 3 hộp quà (hoặc 3 ô số). Trong mỗi hộp quà (ô số) có chứa 1 câu hỏi và 1 phần quà hấp dẫn. Nếu trả lời đúng thì phần quà sẽ hiện ra. Nếu trả lời sai thì HS sẽ không được nhận quà và nhường quyền trả lời cho bạn khác. Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu trả lời GV sẽ căn cứ vào nội dung câu hỏi. Điều đặc biệt là trong các hộp quà (ô số) sẽ có 1 ô may mắn. Khi mở được ô may mắn học sinh có thể được nhận ngay 1 phần quà. Phần quà có thể là điểm cộng, chiếc bút, cục tẩy....nhiều khi rất bất ngờ có thể chỉ là 1 tràng pháo tay của cả lớp. - GV chuẩn bị ô số trên máy chiếu Ô số 1: Ô số 2: Ô số 3: 7. Trò chơi “Nhìn hình bắt chữ” (Hoạt động cá nhân) * Đặc điểm: Thay vì yêu cầu học sinh tìm từ (trái nghĩa, đồng nghĩa, đồng âm), thành ngữ, câu ca dao hay tục ngữ... giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Nhìn hình bắt chữ”. Giáo viên đưa ra những hình ảnh có tính chất gợi mở, học sinh dễ dàng thực hiện yêu cầu của GV với sự hào hứng, nhiệt tình *Chuẩn bị: Giáo viên có thể sử dụng máy chiếu hoặc dùng tranh ảnh. Sau khi tìm từ, thành ngữ, câu tục ngữ, ca dao GV có thể hỏi ý nghĩa của các từ, thành ngữ, câu....Hoặc cách vận dụng bài học trong các thành ngữ, câu ca dao, tục ngữ vào cuộc sống.... Trò chơi này góp phần củng cố khả năng diễn đạt, nhanh nhạy của HS đồng thời còn phát huy được những kiến thức mà học sinh đã biết. * Ví dụ: Ngữ văn 7 – tập hai. Tiết 77+78: Tục ngữ về thiên nhiên lao động, sản xuất - Sau khi học xong bài “Tục ngữ về thiên nhiên lao động và sản xuất” giáo viên tổ chức trò chơi “Nhìn hình đoán tục ngữ”. Từ hình ảnh gợi ý em hãy đọc chính xác câu tục ngữ tương ứng. - Sau khi HS tìm ra câu tục ngữ ngữ GV có thể hỏi thêm: Ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì? - GV có thể nhận xét, bổ sung hoàn thiện câu trả lời của HS - Một số hình ảnh có thể dùng làm gợi ý trong bài này: 1.2.8. Trò chơi “Lật mảnh ghép - Đoán hình nền” (Hoạt động cá nhân) * Đặc điểm: Trò chơi này thực hiện khá đơn giản. GV có thể sử dụng 1 bức ảnh, bức tranh... làm hình nền. Bức ảnh/ tranh có liên quan đến nội dung bài học hoặc kiến thức quan trọng mà học sinh cần ghi nhớ. Trò chơi này tạo ra dựa trên sự tò mò, ham khám phá của học sinh vì vậy rất được học sinh yêu thích. HS cố gắng trả lời các câu hỏi để lật các mảnh ghép che khuất hình nền. Các câu hỏi được giải quyết một cách nhanh chóng, vui vẻ. Trò chơi này thích hợp với một giờ văn học. Có thể sử dụng ở phần khởi động hoặc phần củng cố bài. *Chuẩn bị: Giáo viên có thể sử dụng máy chiếu hoặc dùng giấy A3-A2. GV chuẩn bị hình nền (bức tranh, ảnh) sau đó dùng các mảnh ghép có đánh số che dấu hình nền. HS sẽ trả lời các câu hỏi tương ứng với từng mảnh ghép để mở mảnh ghép. Căn cứ vào nội dung câu hỏi, câu trả lời và những mảnh ghép đã được hé mở học sinh có thể biết được hình nền được ẩn dấu. Khi hình nền được mở GV có thể yêu cầu HS giới thiệu về hình nền này. Trò chơi này góp phần củng cố khả năng diễn đạt, nhanh nhạy của HS đồng thời còn phát huy được những kiến thức mà học sinh đã biết. - Lưu ý: GV nền chọn những hình nền có ý nghĩa, và khó đoán khi chỉ mở được một vài mảnh ghép * Ví dụ: Ngữ văn 8 – tập một: Tiết 9: Tức nước vỡ bờ - Giáo viên dùng trò chơi “Đoán hình nền” để củng cố những kiến thức vừa học và những kiến thức văn học của các bài trước. - GV chuẩn bị hình nền và 6 mảnh ghép che khuất hình nền - HS sẽ lần lượt chọn mảnh ghép. Mỗi mảnh ghép là 1 câu hỏi. Trả lời đúng câu hỏi mảnh ghép sẽ được lật mở. - Khi mảnh ghép được lật mở HS sẽ đoán ra được hình nền. - Nếu đoán đúng hình nền GV có thể yêu cầu HS giới thiệu về hình nền mà em vừa lật mở Các sile có thể sử dụng: Hình nền khi đã được lật hết các mảnh ghép Hình nền này minh họa cho 1 câu thành ngữ đồng thời cũng chính là tên 1 đoạn trích trong chương trình Ngữ văn 8 HKI: TỨC NƯỚC VỠ BỜ. HS có thể trình bày suy nghĩ của mình về hình nền này 9. Trò chơi “Đoán ca dao, đào tục ngữ, ghép thành ngữ” (Hoạt động cá nhân) * Đặc điểm: Đây là một trò chơi rất phổ biến trên điện thoại, máy tính. Căn cứ vào hình thức của trò chơi này giáo viên có thể vận dụng để tạo thành những trò chơi cho phù hợp với nội dung bài dạy. Thay vì dùng hình ảnh như trong trò chơi “Nhìn hình đoán chữ” giáo viên sẽ đưa ra từ gợi ý. Trò chơi này đòi hỏi học sinh phải có 1 vốn ca dao, tục ngữ hoặc thành ngữ phong phú. Sau khi tìm được các câu ca dao, tục ngữ hoặc thành ngữ giáo viên có thể yêu cầu HS trình bày những kiến thức có liên quan. *Chuẩn bị: - Cách 1: Giáo viên có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ kẻ ô, ghi từ gợi ý và các từ dùng để làm nhiễu - Cách 2: GV ghi các từ gợi ý và các từ làm nhiễu ra giấy nhớ. GV yêu cầu HS ghép thành 1 câu tục ngữ, ca dao hoặc thành ngữ - Sau khi tìm thành ngữ, câu tục ngữ, ca dao GV có thể hỏi ý nghĩa của các thành ngữ, câu tục ngữ, câu ca dao đó....Hoặc cách vận dụng bài học trong các thành ngữ, câu ca dao, tục ngữ vào cuộc sống.... Trò chơi này góp phần củng cố khả năng diễn đạt, nhanh nhạy của HS đồng thời còn phát huy được những kiến thức mà học sinh đã biết. * Ví dụ: Ngữ văn 7 – tập một. Tiết 52: Thành ngữ - Sau khi học xong bài “Thành ngữ” giáo viên tổ chức trò chơi “Ghép thành ngữ”. Từ những từ gợi ý em hãy đọc chính xác câu thành ngữ tương ứng. - Sau khi HS tìm ra câu thành ngữ GV có thể hỏi thêm: Ý nghĩa của câu thành ngữ này là gì? - GV có thể nhận xét, bổ sung hoàn thiện câu trả lời của HS - Một số hình ảnh có thể dùng làm gợi ý trong bài này: Trên đây chỉ là một số rất ít ví dụ của việc áp dụng phương pháp trò chơi vào giảng dạy môn Ngữ Văn .Chúng ta có thể thiết kế rất nhiều trò chơi với các hình thức khác nhau để thay đổi sao cho phù hợp với nội dung bài học và phù hợp với đối tượng học sinh. 2. Áp dụng phương pháp chơi trò chơi vào giảng dạy một tiết Ngữ Văn 6, văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”(Tiết 1) - Sau đây là những dự kiến về việc áp dụng phương pháp chơi trò chơi vào các hoạt động và nội dung của bài học cụ thể như sau : Một là : Hoạt động khởi động Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: THI KHÁM PHÁ TRANH - Giáo viên chia lớp làm các đội, nhóm thích hợp - Chiếu một số các bức tranh yêu cầu học sinh trong vòng 5 phút tìm ra những hiện tượng được nói tới trong bức tranh. Cụ thể: - Chiếu tranh: - Yêu cầu: Quan sát thật kĩ các nhóm bức tranh sau và cho biết mỗi nhóm bức tranh nói tới hiện tượng gì? - Trong thời gian 5 phút đội, nhóm nào tìm được nhiều đáp án đúng, hợp lí đội đó dành chiến thắng. Giáo viên kết thúc bằng câu hỏi để vào bài : ? Tất cả các bức tranh trên đều đề cập tới vấn đề gì ? (Môi trường và tài nguyên thiên nhiên) Hai là: Hoạt động hình thành kiến thức mới Phần I: Tìm hiểu chung - Giáo viên tổ chức trò chơi : BÔNG HOA TRI THỨC (Gồm có 2 vòng thi) + Đầu tiên chia lớp thành các đội, nhóm phù hợp + GV Chuẩn bị cho mỗi nhóm (đội) một bông hoa gồm có phần nhụy hoa to ở giữa (dùng để chơi khớp chữ với tranh), bao quanh là 4 cánh hoa, mỗi cánh tương ứng với một nội dung đã được chỉ dẫn sẵn (xuất xứ, kiểu văn bản, phương thức biểu đạt, bố cục..) . Học sinh lần lượt hoàn thành nội dung câu hỏi bắt đầu từ phần nhụy hoa sau đó đến các cánh hoa + Nội dung thi có 2 vòng : Vòng một: Nối chữ với tranh sao cho phù hợp + GV dán phần nhụy hoa lên bảng có in sẵn tranh ảnh + Phát cho mỗi đội những mảnh giấy có in sẵn phần nội dung câu trả lời của một số chú thích SGK, yêu cầu học sinh trong 2 phút ghép những mảnh giấy đó với các bức tranh sao cho phù hợp với nội dung + Kết thúc vòng 1 đội nào nhanh, chính xác sẽ dành chiến thắng. (1-0) àSau khi trò chơi kết thúc thì dự kiến kết quả như sau Vòng 2: Hoàn thiện nội dung thông tin + Giáo viên phát cho mỗi đội 4 cánh hoa, trên mỗi cánh hoa có ghi sẵn nội dung yêu cầu + Trong vòng 3 phút học sinh sẽ hoàn thiện thông tin cho mỗi nội dung yêu cầu, sau 3 phút đội nào hoàn thiện xong trước và chính xác sẽ là đội dành chiến thắng àGiáo viên tổng kết điểm 2 phần, công bố đội thắng cuộc và trao giải thưởng. Giáo viên hỏi : Bằng những hiểu biết của mình em hãy hoàn thiện các nội dung : Xuất xứ, kiểu văn bản, phương thức biểu đạt, bố cục Cánh 1: Xuất xứ Cánh 2: Kiểu văn bản Cánh 3: Phương thức biểu đạt Cánh 4: Bố cục Sau khi hoàn thiện ta được một bông hoa có đầy đủ nội dung phần tìm hiểu chung của văn bản Ngoài phương pháp chơi trò chơi giáo viên còn áp dụng một số các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực khác để giờ dạy đạt hiệu quả cao 3. Kết quả:
File đính kèm:
skkn_ap_dung_phuong_phap_choi_tro_choi_trong_mot_tiet_day_ng.docx