SKKN Biện pháp xây dựng tiết học hạnh phúc trong môn Ngữ Văn 6 theo định hướng phát triển năng lực tại Trường THCS Nhã Nam

Trường học là nơi học sinh gắn bó từ bậc Mầm non đến Tiểu học, THCS, THPT thậm chí là Đại học và cao hơn nữa; vì thế trường học có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của mỗi con người; và đổi mới giáo dục toàn diện đang là vấn đề “nóng” được cả xã hội quan tâm nhiều năm qua. Đặc biệt là năm học 2021-2022, chương trình giáo dục phổ thông mới chính thức được thực hiện trong các trường học THCS; lý thuyết đổi mới đã được đồng hành cùng ba bộ sách giáo khoa được áp dụng vào chương trình dạy học cho khối lớp 6 thay cho sách giáo khoa cũ. Với bộ sách giáo khoa Ngữ văn mới, học sinh và giáo viên được trải nghiệm những điều thật sự mới bên cạnh sự kế thừa có chọn lọc nội dung chương trình cũ. Tuy nhiên trong hành trình trên con đường đổi mới toàn diện chúng ta vẫn luôn xác định: phải ưu tiên cho người học tức đối tượng học sinh, chú trọng kết quả quá trình học tập, để ý sự hình thành và phát triển phẩm chất năng lực của người học… Giữa rất nhiều những đổi thay trong tư duy của mỗi giáo viên khi trực tiếp đứng trên bục giảng, mỗi người sẽ có những định hướng riêng cho mình trong mỗi giờ dạy học. Bản thân tôi đã lựa chọn xây dựng phương pháp dạy “mỗi tiết học là một giờ hạnh phúc”.

Tôi lựa chọn phương pháp xây dựng tiết học hạnh phúc trong mỗi giờ học bởi Căn cứ công văn số 2033/ BGDĐT – NGCBQLGD ngày 13/5/2019 của Bộ Giáo dục và đào tạo về triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo; công văn 312/CĐN ngày 12/11/2019 của Công đoàn giáo dục Việt Nam về hướng dẫn công đoàn các trường học tổ chức và tham gia xây dựng Trường học hạnh phúc, vì thế, một số trường học trong tỉnh ta đã tổ chức thí điểm mô hình trường học hạnh phúc trong đó có trường THCS TT Nhã Nam mà tôi đang trực tiếp giảng dạy. Đó được xác định là môi trường không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành sự xúc phạm danh dự nhân phẩm thân thể nhà giáo và học sinh. Nguyên Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cũng từng nhấn mạnh: “Trường học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng”... Và muốn làm được điều đó thì chắc chắn chúng ta phải có những lớp học hạnh phúc, tiết học hạnh phúc, học trò hạnh phúc.

Khi học sinh được học những tiết học tràn đầy niềm vui, sự hứng khởi, niềm đam mê, sự sáng tạo, thân thiện giữa thầy và trò, giữa bạn bè với bạn bè, bản thân được tôn trọng thì mọi khoảng cách sẽ được san phẳng, mọi nỗ lực sẽ được nâng lên từ đó mọi mục tiêu giáo dục con người toàn diện sẽ đạt được một cách dễ dàng hơn.

docx 27 trang Trang Lê 16/03/2025 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp xây dựng tiết học hạnh phúc trong môn Ngữ Văn 6 theo định hướng phát triển năng lực tại Trường THCS Nhã Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp xây dựng tiết học hạnh phúc trong môn Ngữ Văn 6 theo định hướng phát triển năng lực tại Trường THCS Nhã Nam

SKKN Biện pháp xây dựng tiết học hạnh phúc trong môn Ngữ Văn 6 theo định hướng phát triển năng lực tại Trường THCS Nhã Nam
thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa ở xung quanh nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.
 + Tổ chức cuộc thi theo phạm vi lớp học hoặc giữa các lớp cùng khối mà tôi dạy. Tôi thường cho học sinh thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi vẽ, thi viết văn hay, sáng tác thơ, thi diễn kịch, thi kể chuyện, thi hát, giới thiệu cuốn sách em đọc có nội dung liên quan đến bài học. Tất cả được lồng ghép vào các hoạt động dạy học như khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập hay vận dụng.
 Một số hình ảnh học sinh thể hiện năng khiếu của bản thân 
 trong giờ học Ngữ văn 
 3.3. Kết quả áp dụng biện pháp: 
 Một người giáo viên có những ý tưởng dạy học mới sẽ tạo nên những bài học, những tiết học hứng thú, giúp các em sáng tạo, hạnh phúc trong học tập nhiều hơn. Khi học sinh được phát huy những tài năng của mình các em sẽ rất tự tin và luôn mong chờ những tiết học để được thỏa sức sáng tạo chinh phục những điều mới mẻ. Giờ học không còn đơn thuần là trả lời câu hỏi, ghi chép bài vở mà nó đã trở thành một tiết học đầy cảm xúc với những trải nghiệm vui vẻ sôi nổi.
Sản phẩm vẽ tranh sau bài học về tình bạn
(gồm: Bài học đường đời đầu tiên; Nếu cậu muốn có một người bạn
Bắt nạt; Gió lạnh đầu mùa)
Sản phẩm vẽ tranh của HS trong Hoạt động vận dụng: Cách để xây dựng tình bạn
đẹp sau khi học bài : Bài học đường đời đầu tiên
Nếu cậu muốn có một người bạn; Bắt nạt.
4. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin
4.1. Nội dung biện pháp:
- Hướng dẫn học sinh khai thác CNTT vào học tập.
- Giúp học sinh nhận thức vai trò và tác dụng của ứng dụng CNTT vào học tập.
- Giúp học sinh hứng thú, hạnh phúc khi học môn Ngữ văn, chủ động, tích cực, tự giác trong quá trình khám phá kiến thức.
4.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp: 
Khi dạy học bộ môn Ngữ văn, tôi đã sưu tầm lồng ghép những đoạn phim, những tranh ảnh, bài hát liên quan vào quá trình giảng dạy nhằm tạo không khí hứng thú học tập. Đây thật sự là một kênh thông tin hữu hình, trực quan để học sinh nhận biết, hiểu bài sâu sắc.
Ví dụ: Khi dạy bài “Thạch Sanh” tôi cho học sinh nghe bài hát “Về miền cổ tích” (link: https://youtu.be/jRCKQBUObrY), hoặc cho học sinh xem một đoạn video về phim “Thạch Sanh” (link: https://youtu.be/MtzDqwoLYIo) để các em cảm nhận được sự gần gũi, quen thuộc và kích thích sự tò mò tìm hiểu chi tiết văn bản.
Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh tôi cho học sinh xem một đoạn video về sự hình thành của loài người trên phương diện nghiên cứu khoa học để các em đặt câu hỏi tại sao một nhà thơ hiện đại lại có thể viết về truyện cổ tích về loài người để từ đó khơi dậy sự tò mò muốn khám phá văn bản của học sinh. (link: https://youtu.be/QFFK7mNTzNE) 
 + Ngoài việc tự bản thân sưu tầm các video, phim ngắn, hình ảnh phục vụ cho việc dạy học thì tôi còn hướng dẫn học sinh sử dụng mạng xã hội như một công cụ để tự tìm kiếm những thông tin liên quan đến bài học, xem như đó là một nhiệm vụ chuẩn bị bài ở nhà.
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Cô Tô” của Nguyễn Tuân tôi yêu cầu học sinh tìm kiếm những thông tin sau trước khi đến lớp:
 Cô Tô là huyện đảo của tỉnh nào? Rộng bao nhiêu km? Thế mạnh của Cô Tô là gì? Sưu tầm một số hình ảnh đẹp về đảo Cô Tô?
Ví dụ 2: Bài 4 “Quê hương yêu dấu” (Bài ca dao về quê hương đất nước) tôi yêu cầu học sinh sưu tầm những câu ca dao ca ngợi quê hương em nói riêng và các vùng miền trên đất nước Việt Nam nói chung.
Những nhiệm vụ học tập giao trước cho học sinh tìm hiểu học sinh rất hào hứng để thực hiện. Tôi đã khảo sát gia đình học sinh các em đều có điện thoại thông minh (của bản thân học sinh, của cha mẹ, anh chị...) nên thời gian để tra cứu thông tin trên chỉ mất vài phút. 
+ Ngoài ra tôi còn hướng dẫn học sinh tra cứu một số trang web có ích cho việc học tập như:
 https://hocmai.vn
 https://tuyensinh247.com.
 https://quanchieuvan.com,.
Và một số Group Ngữ văn được tạo trên facebook với hàng chục ngàn thành viên là học sinh và giáo viên. Đó cũng là một nơi để các em có thêm nhiều kiến thức bổ ích thông qua các khóa học miễn phí, các kì thi thử, các tư liệu được mọi người chia sẻ cho nhau...
 Ảnh giờ học Ngữ văn lớp 6 Trường THCS TT Nhã Nam
4.3. Kết quả áp dụng biện pháp: 
Nhờ ứng dụng CNTT vào dạy học đã làm mới những nội dung vốn dĩ dài dòng, trừu tượng. Học sinh được kích thích những cảm xúc về âm thanh, hình ảnh, tác động lên mọi giác quan khiến các em luôn có sự mong chờ tiết học đến. Đó cũng là cách học sinh cảm thấy hạnh phúc với môn Ngữ văn.
5. Giải pháp 5: Vừa học vừa chơi thảnh thơi vui vẻ cùng trò chơi, game show.
5.1. Nội dung biện pháp
Lồng ghép trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn, kết hợp với những game show sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay. Giải pháp này sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú cho các em, phát huy tư duy sáng tạo và đặc biệt giúp các em nhớ bài học rất lâu. 
5.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp: 
+ Trò chơi có thể được tiến hành cho phần khởi động, hoạt động hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng và mở rộng. 
+ Khi dạy tiết học thực hành Tiếng Việt thời gian thực hành làm bài tập từ 15 phút trở lên, nếu chỉ cho học sinh ngồi và làm từ bài tập 1 đến bài tập “n” thì chắc chắn hiệu quả cực kì thấp do đây là giai đoạn“ thoái trào” của não bộ. Lúc này giáo viên nên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi dưới hình thức làm bài tập . Giáo viên có thể chia học sinh theo đội nhóm để cùng nhau giải bài tập thông qua trò chơi “Ai nhanh sẽ được thưởng”, “Tiếp sức đồng đội”, “Rung chuông vàng”... học sinh sẽ rất thích thú và hưởng ứng.
 Ví dụ : Vận dụng trò chơi hái hoa vườn hồng
Trong bài thực hành tiếng Việt về các biện pháp tu từ giáo viên sẽ tiến hành khởi động thông qua một phần mềm trò chơi với tên gọi hái hoa vườn hồng. 
 Câu 1: Chỉ tên biện pháp tu từ so sánh nhà thơ đã sử dụng trong những câu thơ sau:
Màu xanh bắt đầu cỏ/ Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay/ Lá cỏ bằng sợi tóc/
Cái hoa bằng cái cúc/ Màu đỏ làm ra hoa 
(HS trả lời: Phép so sánh: “Cây cao bằng gang tay/ Lá cỏ bằng sợi tóc/ Cái hoa bằng cái cúc)
Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ nhân hóa nhà thơ đã sử dụng trong câu thơ sau:
Những làn gió thơ ngây/ Truyền âm thanh đi khắp
(Phép nhân hóa: “Những làn gió thơ ngây”)
Câu 3: Đặt câu có phép so sánh qua hình ảnh bắt đầu bằng từ: mây
 Ví dụ: Mây trắng như bông.
 Câu 4: Tìm phép điệp ngữ trong lời bài hát sau:
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi Việt Nam/ Bác chúng em dáng cao cao, người thanh thanh/ Bác chúng em mắt như sao, râu hơi dài/ Bác chúng em nước da nâu vì sương gió/ Bác chúng em thề cương quyết trả thù nhà.
 + Có nhiều trò chơi và phần mềm trò chơi hỗ trợ cho giáo viên hiện nay rất sinh động và hấp dẫn: Hộp quà may mắn, Đuổi hình bắt chữ, Thi tài hiểu biết, Nhanh tay nhanh mắt, Giải cứu đại dương, Bảo vệ rừng xanh, Hoa hồng tặng côNgoài những trò chơi có hiệu ứng phần mềm hỗ trợ, giáo viên vẫn có thể tạo ra trò chơi thủ công, biến tấu các bài tập cho sinh động. Công cụ mà tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị dành cho hoạt động cả năm là bảng con và phấn viết. 
5.3. Kết quả áp dụng biện pháp: 
Học sinh không chỉ vừa có kiến thức, kĩ năng, có năng lực hợp tác, giúp đỡ, sẻ chia mà còn phát huy được tính tích cực, sự hào hứng, vui vẻ thoải mái khi học, không còn cảm thấy áp lực, vừa học vừa chơi đầy tiếng cười hạnh phúc. 
6. Biện pháp 6: Thực hiện nguyên tắc 30-70 giữa giáo viên- học sinh 
6.1. Nội dung biện pháp:
Nguyên tắc 30-70 giữa giáo viên- học sinh là giáo viên chỉ nên làm việc 30% còn 70% công việc còn lại là dành cho học sinh. Trong cách dạy học cũ, giáo viên hoạt động 70% còn học sinh chỉ 30% thì nay chúng ta làm ngược lại. Hãy để học sinh làm chủ quá trình khám phá tri thức của mình.
6.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp: 
+ Giáo viên Mỗi khi ra câu hỏi hay giao nhiệm vụ học tập hãy để cho học sinh có nhiều thời gian một chút, tránh giục giã, hối thúc vì khả năng tìm kiếm kiến thức mới đã là khó, việc sắp xếp kiến thức hợp lí lại còn khó hơn. Chưa kể các em còn thiếu tự tin, sợ giao tiếp thì giáo viên còn cần phải khích lệ các em. 
+ Đặt câu hỏi mang tính gợi mở cho các em thoải mái lựa chọn. Giáo viên không nên đặt câu hỏi quá khó học sinh không thể trả lời và bản thân giáo viên thì không thể làm hộ học sinh luôn việc đó được. 
Ví dụ: Thay vì hỏi thông điệp về bí mật tình bạn mà Cáo gửi đến Hoàng tử bé là gì ? thì giáo viên nên cho vài câu hỏi gợi mở như: Hoàng tử bé đã lặp lại những điều cáo nói đó là những điều nào?Những điều đó có ý nghĩa với tình bạn không? Và đó liệu có phải là những bí mật của tình bạn không?
+ Cho học sinh làm việc theo nhóm, cặp đôi để các em hỗ trợ bổ sung cho nhau, khi làm việc nhóm học sinh được phép thảo luận, tranh biện một vấn đề nào đó với nhau, như thế sẽ vỡ vạc ra được nhiều điều bổ ích.
Ví dụ: Trong một tiết dạy, hoạt động khởi động là trò chơi, hoạt động hình thành kiến thức áp dụng phương pháp dạy học nhóm và một số kĩ thuật dạy học phù hợp, luyện tập tiếp tục trò chơi, tiết học đó giáo viên chỉ là người ở phía sau học sinh hướng dẫn khi các em cần mà thôi.
6.3. Kết quả áp dụng biện pháp: 
 Muốn học sinh chơi giáo viên hãy nói và muốn học sinh học giáo viên hãy im lặng! Nhờ thực hiện quy tắc này tôi đã tạo điều kiện cho học sinh được rèn luyện năng lực giao tiếp, tăng thêm sự tự tin cho học sinh khi đứng trước mọi người.
 Một trong những yếu tố rất quan trọng để tạo nên thành công cho mỗi người trong cuộc sống chính là năng lực giao tiếp. Để cho học sinh được nói là giáo viên đang trao cho các em cơ hội để trưởng thành. Các em được trưởng thành trong vui vẻ, hạnh phúc qua mỗi tiết học.
7. Biện pháp 7: Linh hoạt trong kiểm tra, đánh giá toàn diện học sinh
7..1 Nội dung biện pháp:
 - Trước đây việc kiểm tra đánh giá học sinh thường được quyết định thông qua những bài thi 15 phút, một tiết, giữa kỳ và cuối kỳ. Nhưng hiện nay việc đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh giáo viên được mở rộng các hình thức kiểm tra đánh giá, học sinh có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân. 
- Học tập là cả một quá trình nên việc kiểm tra đánh giá cũng cần được tiến hành song song. Ngày nay, không chỉ giáo viên đánh giá học sinh mà còn để học sinh tự đánh giá bản thân, học sinh tự đánh giá lẫn nhau. Có như vậy chúng ta mới có cái nhìn bao quát toàn diện về sự nỗ lực của học sinh.
7.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp 
+ Xây dựng một bản tiêu chí theo tuần để học sinh tự đối chiếu đánh giá bản thân và cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau trong phạm vi nhóm hoặc tổ. Dựa vào bảng tiêu chí đó để ghi nhận sự nỗ lực của các em trong tuần, trong tháng. 
 Mẫu phiếu đánh giá cá nhân
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
 Tháng 9 
Ghi bài đầy đủ, sạch sẽ





Làm BTVN





Tích cực xây dựng bài





Tham gia nhiệt tình trong hoạt động nhóm





Sáng tạo, mới mẻ





 
 Kết quả phiếu đánh giá cá nhân của học sinh tháng 9 năm 2021
7.3. Kết quả áp dụng biện pháp: 
Nhờ có những tiêu chí rõ ràng ngay từ đầu nên bản thân học sinh ý thức được mình đã nỗ lực và chưa nỗ lực ở chỗ nào để chỉnh sửa thay đổi cho phù hợp. Các em thấy được rằng học tập là một hành trình không phải là một điểm đến, đó là những thời khắc vui vẻ, hạnh phúc theo từng tiết học.
Phần C. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
Tôi thực hiện những tiết dạy trên tinh thần áp dụng các biện pháp để học sinh luôn được hạnh phúc trong các tiết học và tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng khảo sát tình yêu, cảm xúc đối với môn Ngữ văn 6 vào cuối năm học kết quả như sau:
 Lớp 
Yêu thích, hạnh phúc 
 Bình thường
Tẻ nhạt, áp lực
 
 HS
Tỉ lệ((%)
HS
Tỉ lệ((%)
HS
Tỉ lệ (%)
 6A
 29
 69
 13
 31
 0
 0
 6B
 25
 64
 14
 36
 0
 0
So sánh hiệu quả day học trước và sau khi áp dụng các biện pháp đã cho thấy được sự yêu thích môn học Ngữ văn của học sinh đã được nâng lên. Đó là tín hiệu đáng mừng mà chúng ta cần ghi nhận. Số học sinh yêu thích, vui vẻ khi được học môn Ngữ văn đã tăng lên. Các em được thoải mái thể hiện cá tính, sáng tạo, cảm xúc của bản thân mà không lo sợ bị tẩy chay, chế giễu. 
 Giờ học Ngữ văn 6 Trường THCS TT Nhã Nam 
 sau khi áp dụng biện pháp
 Bảng khảo sát kết quả chất lượng học sinh
 đầu năm và cuối năm học . 
 Nhìn vào bảng khảo sát kết quả chất lượng học sinh đầu năm và cuối năm học chúng ta cũng thấy có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Giáo dục học sinh không thể ngày một ngày hai mà có những tiến bộ vượt bậc. Đặc biệt đối với học sinh lớp 6 vừa mới chập chững bước vào cấp học thì còn cần nhiều thời gian hơn nữa để các em thích nghi và tiến bộ dần.
 *Những ưu điểm của biện pháp 
- Giải pháp đã giúp học sinh được hạnh phúc, vui vẻ, hài lòng khi đến với môn Ngữ Văn.
 - Học sinh được rèn luyện năng lực chủ động, tích cực, sáng tạo, tăng cường khả năng hoạt động nhóm, làm việc có sự gắn kết cao, đó chính là nền tảng cần thiết cho con người hiện đại sau này.
 - Khi đến với môn văn các em đã say mê, tích cực thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động, đầy trách nhiệm. 
- Học sinh đã nhận ra rằng học tập không phải vì điểm số mà cái quan trọng là được mở rộng tâm hồn, bồi dưỡng trái tim, các em thấy được vẻ đẹp của văn chương thông qua ngôn từ hình ảnh, thấy được cuộc sống đáng quý, tình bạn đáng trân trọng, gia đình đáng được nâng niu và mỗi người cần được yêu thương. 
 - Các biện pháp tôi trình bày phù hợp với nhiều đối tượng học sinh và thực tiễn nhà trường, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực, không chú trọng quá nhiều vào việc tái hiện tri thức mà tập trung vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức và ứng dụng vào trong cuộc sống. 
 *Khả năng triển khai rộng rãi các biện pháp
 Biện pháp này tôi đã áp dụng có hiệu quả cao ở đơn vị tôi công tác. Tôi tin rằng nó sẽ đạt hiệu quả cao hơn nữa khi được nhân rộng ra ở các khối lớp khác trong và ngoài đơn vị.
 Bản thân tôi rất mong sự nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, anh chị em đồng nghiệp để giải pháp này của tôi được hoàn chỉnh hơn. 
Phần D. CAM KẾT
Trên đây là biện pháp mà bản thân tôi đã viết và trải nghiệm thực tiễn trong quá trình dạy học môn Ngữ văn 6 tại Trường THCS TT Nhã Nam (năm học 2021- 2022) nơi tôi đang tham gia công tác giảng dạy và đã đạt được hiệu quả như tôi đã trình bày ở trên. Tôi cam kết là không sao chép ở bất cứ sản phẩm của ai, các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực. Nếu vi phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. 
 Nhã Nam, ngày 02 tháng 10 năm 2022
 GIÁO VIÊN
 ( ký và ghi rõ họ tên) 
 Trần Thị Hương
Phần E. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA NHÀ TRƯỜNG
1. Đánh giá, nhận xét của tổ/ nhóm chuyên môn
.
	TỔ/ NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
 ( ký và ghi rõ họ tên)
2. Đánh giá, nhận xét, xác nhận của Hiệu trưởng
 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
 ( ký và đóng dấu)

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_xay_dung_tiet_hoc_hanh_phuc_trong_mon_ngu_van.docx