SKKN Cách dạy Chuyên đề nghị luận hiện đại Việt Nam qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ

Trong thời đại công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh như vũ bão hiện nay trên toàn thế giới thì mỗi người cần thay đổi, thích nghi, học tập áp dụng vào cuộc sống của mình. Đối với mỗi giáo viên công nghệ 4.0 được áp dụng trong các phương pháp dạy học . Đặc biệt đối với việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã và đang thu hút sự tham gia của toàn thể giáo viên các cấp học nói chung và bậc THCS nói riêng. Đồng thời cũng thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. Nhất là trong các năm vừa qua ngành giáo dục đã giao cho các Nhà trường cùng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học theo chuyên đề bám vào khung phân phối chương trình của Bộ GD năm 2008-2009; nội dung chương trình giảm tải và chuẩn kiến thức kĩ năng.

Chúng ta được biết ở chương trình cũ, sách giáo khoa cũ đã sắp xếp theo phong cách ngôn ngữ văn bản như: văn trần thuật, miêu tả… Mỗi tuần ở các khối lớp thường phân phối giống nhau có bốn tiết thì hai tiết đầu là tiết Văn bản. Tiết ba học tiếng Việt; tiết bốn học Tập làm văn. Cứ lặp lại đều như thế ở các tuần. Nhưng giờ đây nhiệm vụ của người giáo viên dạy môn Ngữ văn là phải thực hiện đúng tinh thần đổi mới của chương trình thực hiện Kế hoạch dạy học theo chuyên đề để xác định rõ các nội dung tích hợp với những môn học nào. Xác định các năng lực cần phát triển rồi cần rèn những kĩ năng sống cụ thể cho học sinh cũng như đổi mới các phương pháp dạy học chủ yếu là những phương pháp nào. Các chủ đề Văn học, tiếng Việt và Tập làm văn vẫn sắp xếp xen kẽ và dạy theo thứ tự từ tiết 1 cho đến tiết cuối cùng của bộ môn. Mỗi chủ đề lại chia thành nhiều chuyên đề khác nhau. Nội dung này trong phần hướng dẫn của chương trình cũ chưa được sáng tỏ.

Nếu giáo viên không nắm được tinh thần đổi mới này cứ dạy chung chung thì không hình thành được các chủ đề lớn với các chuyên đề cụ thể đảm bảo có các nội dung trên. Cụ thể ở môn Ngữ Văn lớp 7 chuyên đề Nghị luận hiện đại Việt Nam có các chuyên đề nhỏ hơn về những vấn đề xã hội là các văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh ; Đức tính giản dị của Bác Hồ – Phạm Văn Đồng . Chuyên đề về văn học có văn bản: Sự giàu đẹp của tiếng Việt – Đặng Thai Mai ; Ý nghĩa của văn chương – Hoài Thanh.

docx 19 trang Trang Lê 16/03/2025 200
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Cách dạy Chuyên đề nghị luận hiện đại Việt Nam qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Cách dạy Chuyên đề nghị luận hiện đại Việt Nam qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ

SKKN Cách dạy Chuyên đề nghị luận hiện đại Việt Nam qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ
iếu:
+ Bữa ăn: Chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hạt cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất. Chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ
Đơn giản, đạm bạc, Bác quý trọng người lao động
+ Nơi ở: Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng; cái nhà sàn đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống thanh bạch và tao nhã biết bao
Căn nhà sàn đơn sơ, mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên
+ Việc làm:  Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc:Từ việc lớn cứu nước, cứu dân
Đến những việc nhỏ: Trồng cây..Bác cốgắng tự mình làm việc, người giúp việc và phục vụ Bác rất ít
Bác say mê, tận tâm và tỉ mỉ.
+ Quan hệ với mọi người: Viết một bức thư, nói chuyện với các cháu. Bác đặt tên cho Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi
Bác gần gũi, quan tâm và yêu thương tất cả mọi người
Giáo viên: Khi học sinh đọc xong giáo viên hỏi: Các em vừa nghe bạn đọc đáp án, hãy đối chiếu với kết quả của các nhóm và nhận xét xem nhóm nào đã làm được đúng nhất?
Giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận lại: Các em có thời gian là 1 phút ghi lại kết quả trên. Đồng thời giáo viên diễn giảng tích hợp nhanh: Các em ạ những cái tên Bác đặt  cho 8 đồng chí bảo vệ Bác ở chiến khu Việt Bắc ( vào năm 1947) cũng thể hiện niềm tin sắt son của Bác vào cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta sẽ thắng lợi một ngày không xa đấy!  Và ngợi ca lối sống giản dị của Bác có biết bao nhiêu tác giả đã nói như  tác giả Lê Anh Trà  ở bài: “Phong cách Hồ Chí Minh” cũng nói rằng: Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có 1 vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh bờ ao làm cung điện của mìnhVà chủ nhân của này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như 1 vật thần kì Sau này các em sẽ học trong chương trình Ngữ văn 9 đấy!
Giáo viên: Yêu cầu HS quan sát đoạn văn tiếp theo “ Nhưng chớ hiểu lầm thế giới ngày nay” – sgk/ 53
? Nêu nội dung chính của đoạn văn này?
– Nó không chứng minh cụ thể cho luận điểm trên mà giải thích, bình luận thêm về phẩm chất giản dị của Bác để tránh mọi người hiểu lầm đời sống của Bác là khắc khổ của nhà tu hành hay nhà hiền triết xưa.
-Bác sống đời sống giản dị vì Bác sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đời đấu tranh gian khổ chống Pháp, chống Mĩ của quần chúng nhân dân
? Tại sao tác giả khẳng định đời sống vật chất giản dị làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần, tâm hồn, tình cảm của Bác. Đó thực sự là đời sống văn minh?
? Vì sao tác giả nói đó thực sự là cuộc sống văn minh? ( HS thảo luận tự do)
? Dựa vào bài: Cách làm bài văn lập luận chứng minh ở phần Tập làm văn, hãy cho cô biết phần thân bài phải đảm bảo yêu cầu nào?
? Từ đây chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được tác giả Phạm Văn Đồng sử dụng để phân tích lối sống giản dị của Bác?
– Các lí lẽ đưa ra chặt chẽ, hợp lí; dẫn chứng cụ thể, sinh động, được sắp xếp theo trình tự  và có sức thuyết phục cao
– Tác giả giải thích, bình luận chính xác mà sâu sắc
– Lời văn sống động, giàu hình ảnh
? Vậy các em có suy nghĩ như thế nào về lối sống của Bác?
?  Ở lớp 6 và lớp 7 các em đã được học những bài Giáo dục công dân nào cũng nói về phẩm chất cao đẹp trên?  Qua đó em có cảm nhận ra sao lối sống của Bác?
– Lớp 6 là bài: Tiết kiệm
– Lớp 7 là bài: Giản dị 
– Chúng em cảm thấy khâm phục, ngưỡng mộ lối sống giản dị trong đời sống vật chất gắn liền với đời sống tinh thần cao đẹp , phong phú của Bác. Chúng em học tập và làm theo Bác.
? Tìm những câu thơ hay những mẩu chuyện viết về đời sống giản dị của Bác mà em biết?
–  HS:                             
“Nhà gác đơn sơ, một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn.”
 (Theo chân Bác- Tố Hữu)
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”
(Tức cảnh Pác Bó- Hồ Chí Minh)
– HS: Câu chuyện Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ (trong: Chuyện kể về Bác Hồ – tập III)
* Giáo viên cho học sinh quan sát các bức tranh “Bác đang từ nhà sàn bước xuống”; tranh “ Bác đang chia quà cho các bạn thiếu niên nhi đồng” và cảnh “ Bác đang cuốc vườn”. Giáo viên kết luận lại , bình nâng cao về lối sống cao đẹp của Bác để chuyển sang ý (b).
1. Trong lời nói, bài viết
? Một em đọc lại đoạn văn cuối trong sách giáo khoa/ 53, 54?
? Sự giản dị trong lời nói, bài viết của Bác được tác giả phân tích bằng những chi tiết  nào, hãy chỉ  ra? Nhận xét?
* Tác giả trích lại lời nói và bài viết của Bác Hồ:
– Lời nói : “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
– Bài viết:“ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”
* Cách diễn đạt của Bác trong khi nói  về vấn đề độc lập, tự do thật giản dị, dễ hiểu cái quý giá nhất của đất nước là không bị lệ thuộc vào bất cứ quốc gia nào. Hoặc khi Bác viết cũng gần gũi, dễ hiểu: đất nước ta, dân tộc ta thống nhất là một, không ai có quyền chia rẽ, ai ai cũng phải hiểu điều này
? Lời nói, bài viết của Bác giản dị có tác dụng như thế nào? Vì sao?
– Vì sự giản dị trong bài nói, bài viết của Bác thâm nhập vào quả tim, khối óc của quần chúng nhân dân, tạo nên sức mạnh vô địch
* Bác mong muốn nhân dân hiểu, nhớ và làm được
? Trong bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Bác kính yêu, các em đã học ở tiết trước, hãy tìm đọc một số câu văn nói lên sự giản dị của Bác trong bài viết?
– HS 1: Dân ta có 1 lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
– HS 2: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tử kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
– Giáo viên lấy thêm ví dụ trong bản Tuyên ngôn độc lập Bác viết và đọc vời lời lẽ gần gũi, giản dị vô cùng như: “ Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?”
Bước 3: Phần III. Tổng kết:
Ở phần tổng kết thì giáo viên cho học sinh khái quát lại các nét đặc sắc về nghệ thuật, nội dung đã phân tích trên. Chú ý định hướng phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp tiếng Việt.
Hệ thống câu hỏi:
? Tóm tắt các biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ? ? Nhận xét thái độ của tác giả ?
? Nghệ thuật ấy đã làm nổi bật lên nội dung gì của văn bản?
? Giá trị nghệ thuật, nội dung trên đã được cô đọng lại bằng phần ghi nhớ; hãy đọc ghi nhớ sgk/ 55?
Hoạt động 3: Thực hành
Giáo viên cho học sinh làm được bài tập 1 trong sgk dưới dạng câu hỏi trên trình chiếu; định hướng phát triển các  năng lực giải quyết vấn đề và hợp tác. Năng lực giao tiếp tiếng Việt; năng lực thưởng thức văn học(cảm thụ thẩm mỹ). Học sinh tích hợp với môn Âm nhạc các bài hát về Bác, các mẩu chuyện hay bài thơ, câu thơ của Bác viết hoặc của các tác giả khác. Phương pháp thuyết trình, gợi mở; trả lời theo cá nhân.
? Quan sát tám bức tranh trên đây và suy nghĩ tìm đọc những câu thơ; bài hát hoặc tên mẩu chuyện liên quan đến nội dung từng bức tranh?
Hoạt động 4: Vận dụng
+ Giáo viên giúp học sinh vận dụng điều được học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống: ý nghĩa lớn lao của đức tính giản dị trong cuộc sống.
+ Giáo viên rèn cho học sinh các  năng lực sử dụng ngôn ngữ, tự học, sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt và hợp tác.
+ Phương pháp: nghiên cứu tình huống, trả lời theo cá nhân.
? Qua việc tìm hiểu đức tính giản dị cao đẹp của Bác Hồ , các em sẽ học tập và làm theo Bác như thế nào? 
– Bản thân em sẽ học tập Bác cách sử dụng đồ dùng tiết kiệm như chiếc cặp sách năm học lớp 7 này em giữ gìn cẩn thận hơn để lên lớp 8 em vẫn dùng được. Quần áo em mặc giản dị phù hợp với lứa tuổi chúng em
– Với em những quyển vở cũ em tiết kiệm rọc giấy thừa chưa viết để làm bài kiểm tra hoặc làm giấy nháp. 
– Em xúc động vô cùng trước tinh thần lao động hăng say của Bác dù Bác bận trăm công nghìn việc mà Bác vẫn tranh thủ lao đông nên em học tập Bác tinh thần lao động như lời Bác nói: Học tập tốt, lao động tốt; Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, Tùy theo sức của mình 
– Học ở Bác lòng yêu thương, quan tâm đến bố mẹ, gia đình và mọi người xung quanh. Trong lớp có bạn đau tay phải, em nhận chép bài giúp bạn ạ.
– Bác Hồ là tấm gương sáng mẫu mực, Bác sống giản dị mà không cao siêu, xa lạ với mọi người. Mỗi học sinh chúng ta có thể học tập và làm theo Bác: Biết sống tiết kiệm, giản dị, nói làm,  cụ thể, chính xác, vì “ nói có sách mách có chứng”
   Giáo viên khái quát lại bài: Trong lớp mình hôm nay cũng có bạn chưa thể hiện rõ mình sẽ học tập Bác điều gì? Nhưng cô tin rằng sau bài học này tất cả các em cũng sẽ hiểu rõ hơn và đều quyết tâm cố gắng học tập, làm theo lối sống giản dị cao đẹp của Bác. Biết sống phù hợp với hoàn cảnh, sống có ích nhất thì cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao! Cô và các em hãy hưởng ứng và tham gia tích cực hơn nữa phong trào : “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được toàn Đảng, toàn dân ta thực hiện từ năm 2006 đến nay nhé!
Hoạt động 5: Mở rộng,bổ sung: 
Giáo viên dặn dò học sinh nắm toàn bộ kiến thức cơ bản của bài học sau này biết vận dụng vào viết bài: Tập làm văn số 5. Và xem, chuẩn bị  bài:  Chuyển câu chủ động thành câu bị động
III/ Hiệu quả:
* Qua cách dạy mới này tôi áp dụng vào lớp 7B thì tôi thấy chất lượng của bộ môn Ngữ văn được nâng cao rõ rệt so với lớp 7C tôi vẫn dạy theo cách dạy cũ. Cách dạy này đã phát triển được năng lực cần thiết với các kĩ năng sống hữu ích cho học sinh để giải quyết những yêu cầu của thực tế cuộc sống hôm nay. Dưới đây là kết quả tổng hợp các tiêu chí (bảng thống kê)
 Năm học 2017- 2018
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, kém
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Lớp 7B
(37 HS)
11
29,7%
19
51,4%
6
16,2%
1
0,3%
Lớp 7C
(36 HS)
4
11,1%
12
33,3%
12
33,3%
8
22,2%
 
* Từ đây chúng tôi thấy với lớp 7B – lớp được áp dụng sáng kiến vào quá trình giảng dạy thì đã có tiến bộ rõ rệt. Tỉ lệ học sinh yếu kém giảm rõ; tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên nhiều. Đặc biệt các kĩ năng sống các phẩm chất năng lực cần thiết được hình thành phát triển cụ thể. Với lớp 7C – lớp không được áp dụng sáng kiến vào giảng dạy thì tỉ lệ học sinh khá giỏi rất ít, và các kĩ năng sống cùng các phẩm chất năng lực cơ bản hầu như không được hình thành. Học sinh không hứng thú học tập; không dám tự khẳng định mình, bày tỏ ý kiến quan điểm cá nhân. Học sinh không phát huy được tính chủ động sáng tạo biết xác định những việc làm cần thiết.
* Khả năng nhân rộng của sáng kiến: trên đây là một số kết quả đạt được khi tôi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Cách dạy chuyên đề nghị luận hiện đại Việt Nam qua văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ” trong giảng dạy chủ đề Văn học của môn Ngữ Văn 7. Tôi thấy việc giảng kĩ một bài vừa làm sáng tỏ lý luận chung cho cả một chuyên đề đã và đang học, vừa rèn luyện cho học sinh biết cách làm bài Nghị luận chứng minh từ cách trình bày luận điểm đến cách đưa các lí lẽ; sắp xếp các dẫn chứng cụ thể, chính xác. Đồng thời rèn cho học sinh cách sử dụng hình ảnh ngôn ngữ sinh động cho bài văn nghị luận nói chung vì vậy chuyên đề này đã bổ sung kiến thức toàn diện cho học sinh lớp 7.
Từ cách dạy chuyên đề này tôi cũng rèn luyện các kĩ năng sống cho học sinh: biêt sống giản dị, khiêm tốn trong sinh hoạt đồi sống hàng ngày; biết cách cư xử gần gũi, hòa đồng quan tâm tới bạn bè gia đình mọi người. Kĩ năng sống: nói, làm cụ thể chính xác; lời nói đi đôi với việc làm
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi khi áp dụng sáng kiến này vào trong việc giảng dạy môn Ngữ Văn 7 ở chuyên đề nghị luận. Báo cáo này sẽ còn không ít thiếu xót nên tôi rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành nhất của đồng nghiệp và bạn bè để sáng kiến được thực hiện tốt hơn.
Tôi xin cam kết không vi phạm bản quyền
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nam Thái, ngày 25 tháng 4 năm 2017
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
                                                                                     	   Phạm Thị Lan
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Xây dựng chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh – môn Ngữ Văn (Sở giáo dục và Đào tạo Nam Định)
Hiểu Văn, dạy Văn – tác giả Nguyễn Thanh Hùng (nxb GD TP Hồ Chí Minh).
Đổi mới: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn: Ngữ Văn cấp THCS (Hà Nội- 2014)
Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6,7
Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 – tập 1
Sách giáo viên Ngữ Văn 7 – tập 2
Tài liệu về chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn – tập 1
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC 
       Phòng Giáo dục và Đào tạo xác nhận SKKN của đồng chí  ( Chức vụ                ), đạt hiệu quả cao, được áp dụng có hiệu quả trong công tác quản lý, giảng dạy  tại trường và có phạm vi ảnh hưởng  trong huyện.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
CÁC PHỤ LỤC
ẢNH MINH  HỌA SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG 
TRONG THỰC TẾ GIẢNG DẠY
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
2.Học sinh đang đọc văn bản.
Học sinh đang thảo luận nhóm
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi:  Hội đồng chấm Sáng kiến kinh nghiệm
Tôi tên là : Phạm Thị Lan
Ngày tháng năm sinh: 03- 05- 1975
Chức danh:  Tổ trưởng tổ: Khoa học Xã hội
Đơn vi công tác: Trường THCS Nam Thái
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Văn
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “CÁCH DẠY CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM QUA VĂN BẢN: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ” – Môn Ngữ Văn 7.
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 7 ở THCS
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ ngày 09tháng 05 năm 2020 đến ngày 09 tháng 6 năm 2020
Mô tả bản chất của sáng kiến: Khi dạy và học chuyên đề này, học sinh đã nắm được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận nói chung trong chủ đề Tập làm văn về bản chất, phương pháp lập luận nói chung và cách làm bài lập luận chứng minh nói riêng. Đây chính là thuận lợi giúp các em hiểu hơn và nắm chắc kiến thức của chuyên đề
Những điều kiện cân thiết để áp dụng sáng kiến: có:..
– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Qua cách dạy mới này tôi áp dụng vào lớp 7B thì tôi thấy chất lượng của bộ môn Ngữ văn được nâng cao rõ rệt so với lớp 7C tôi vẫn dạy theo cách dạy cũ. Cách dạy này đã phát triển được năng lực cần thiết với các kĩ năng sống hữu ích cho học sinh để
– Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử
Tôi  xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nam Thái, ngày 07 tháng 07 năm 2020
Người nộp đơn        
                                                                                    Phạm Thị Lan 
1.Tên sáng kiến:
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Thời gian áp dụng sáng kiến:

File đính kèm:

  • docxskkn_cach_day_chuyen_de_nghi_luan_hien_dai_viet_nam_qua_van.docx