SKKN Cách thiết kế bảng kiểm trong tổ chức dạy học môn Ngữ Văn 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập, quốc tế hoá sâu rộng ngày nay, giáo dục phổ thông phải hướng tới trang bị cho người học một tư duy năng động, sáng tạo có khả năng liên kết và giải quyết vấn đề, đề xuất được các ý tưởng độc đáo, có thể làm việc trong môi trường đa quốc gia như những công dân toàn cầu. Như vậy, các môn học trong nhà trường phổ thông nói chung và môn Ngữ văn nói riêng cũng phải hướng tới mục tiêu trên với những đổi mới căn bản về nội dung và phương pháp - biện pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy - học đang là vấn đề được quan tâm trong toàn ngành giáo dục hiện nay. Tổ chức dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh (HS) là yêu cầu cơ bản đối với giáo viên (GV) trong giờ dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đòi hỏi những phương tiện, cơ sở vật chất, tổ chức dạy học, cách thức quản lí và cả kinh nghiệm của giáo viên nữa. Đây là một công việc mang tính chất lâu dài và phải được tiến hành theo một lộ trình riêng.... Trong đó, đổi mới PPDH được xem là một khâu then chốt và đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Ngữ Văn chính là động lực thúc đẩy quá trình dạy học Ngữ Văn ở nhà trường phổ thông.

Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018 được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Nói cách khác, giáo dục không phải để truyền thụ kiến thức mà nhằm giúp học sinh hoàn thành các công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả và sáng tạo những kiến thức đã học. Quan điểm này được thể hiện nhất quán ở nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, nhằm thực hiện mục tiêu là giáo dục con người toàn diện, giúp học sinh phát triển hài hòa về đức, trí, thể, mĩ.

Trong chương trình môn Ngữ văn GDPT ban hành kèm theo thông tư 32/2018/TT-BGDĐT Ngày 26 tháng 12 năm 2018 do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo (GDĐT) ghi rõ: “Việc kiểm tra, đánh giá HS được thực hiện theo quy định của chương trình GD phổ thông bảo đảm tính toàn diện, công bằng, trung thực, khách quan vì sự tiến bộ của HS; chú trọng đánh giá quá trình học tập của HS, đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức, kỹ thuật và công cụ khác nhau...”. Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH ngày 21/7/2022 của Bộ GDĐT về hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông ban hành: “Việc đánh giá HS trong môn Ngữ văn cần đảm bảo nguyên tắc phát huy những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng 1 lực văn học, năng lực tư duy hình tượng. Tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học và kỹ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu mới, tạo cơ hội để HS khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới, gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe.”

pdf 56 trang Trang Lê 30/04/2025 60
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Cách thiết kế bảng kiểm trong tổ chức dạy học môn Ngữ Văn 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Cách thiết kế bảng kiểm trong tổ chức dạy học môn Ngữ Văn 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

SKKN Cách thiết kế bảng kiểm trong tổ chức dạy học môn Ngữ Văn 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
X Mức 
1 
Các bước thiết kế bảng kiểm, chọn tên bảng 
kiểm và phân tích thao tác thành nhiệm vụ cụ 
thể 
3,08 
Khả thi 
2 
Sử dụng bảng kiểm trong dạy học môn Ngữ 
văn 10 chương trình GDPT 2018 
3,15 Khả thi 
3 
Sử dụng bảng kiểm vào kiểm tra đánh giá HS 
trong giờ dạy học Ngữ văn 10, Bộ sách kết 
nối tri thức và cuộc sống. 
3,18 Khả thi 
 Điểm trung bình chung 3.13 Khả thi 
Từ số liệu thu được ở bảng trên có thể rút ra những nhận xét sau: 
Như vậy, qua khảo sát trên chúng tôi nhận thấy giáo viên và học sinh đã nhận 
thấy tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất, các giải pháp đều được đánh giá là 
khả thi, trong đó các giải pháp đều được đánh giá với thang điểm trung bình ở cận 
trên của mức khả thi là 3.08, 3.15, 3.18; giải pháp sử dụng bảng kiểm vào kiểm tra 
 42 
đánh giá HS trong giờ dạy học Ngữ văn 10, Bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống. 
Nói chung các giải pháp này đã được triển khai, áp dụng tại trường THPT Lê Lợi 
trong năm học 2022-2023 có tính khả thi cao, có khả năng áp dụng trong phạm vi 
rộng và dễ thực thi cho tất cả các trường THPT trên địa bàn huyện Tân kỳ nói 
riêng và các trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh nói chung. Đặc biệt là đề tài gợi 
mở các vấn đề liên quan để GV và HS tiếp tục nghiên cứu, nhằm nâng cao chất 
lượng dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh THPT 
trong giai đoạn hiện nay. 
3.5. Đánh giá về kết quả đạt được 
3.5.1. Kết quả về nhận thức 
Thiết kế và sử dụng bảng kiểm trong dạy học môn Ngữ văn 10 cấp THPT là 
một hoạt động dạy học nhằm giúp HS rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực.. 
Đó là một hoạt động dạy học đạt tới các mục tiêu quan trọng trong chương trình 
giáo dục của nhà trường. Phát huy khả năng học đi đôi với hành, đó không còn là 
những trang sách nằm yên theo lớp bụi phủ mờ của thời gian nữa mà HS nâng cao 
ý thức đánh giá, kiểm tra và tự đánh giá bản thân nhằm rút ra bài học kinh nghiệm 
và GV cũng từ đó đánh giá chính xác năng lực HS. Hướng đến đào tạo thế hệ HS 
là những công dân trẻ năng động, sáng tạo đáp ứng nhu cầu phát triển của thời đại 
4.0. 
Từ kết quả đạt được đáng kể của hoạt động dạy học bằng bảng kiểm nhóm 
tổ chuyên môn tổ chức HS rèn luyện kỹ năng đọc, viết, nói, nghe trong suốt quá 
trình học tập của HS . 
 Hoạt động thiết kế bảng kiểm trong dạy học môn Ngữ văn 10, Bộ sách kết 
nối tri thức và cuộc sống nói riêng và chương trình ngữ văn 10 chung nhằm góp 
phần đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá HS hướng đến giáo dục năng lực toàn 
diện của người học. 
3.5.2. Kết quả về hành động 
Theo thống kê về khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề 
xuất về “cách thiết kế bảng kiểm trong dạy học môn Ngữ văn 10, Bộ sách kết nối 
tri thức và cuộc sống” đa số HS trong giờ học tập môn Ngữ văn 10 hưởng ứng và 
phát huy khả năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của các em. Bảng kiểm đưa ra 
những têu chí, yêu cầu cụ thể nên GV cũng như HS dễ dàng nhận thấy được 
ngững yêu cầu về kiến thức và kỹ năng mà HS đạt hay chưa đạt để từ đó có kế 
hoạch bổ sung, khắc phục hạn chế và phát huy thế mạnh, ưu điểm của người học. 
Bước đầu đề tài đã được GV môn ngữ văn và HS trường THPT Lê Lợi sử dụng 
đạt kết quả khả quan. 
PHẦN III: KẾT LUẬN 
 43 
3.1. Kết luận 
3.1.1. Quá trình nghiên cứu đề tài 
Đề tài “Cách thiết kế Bảng kiểm trong tổ chức dạy học Ngữ Văn 10, Bộ 
sách kết nối tri thức và cuộc sống, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam” là sản 
phẩm lao động thực tiễn hàng ngày bằng kinh nghiệm giảng dạy trên lớp, là kết 
quả tìm tòi nghiên cứa của bản thân tôi trong nhiều năm qua. 
Thiết nghĩ rằng, nếu ở mỗi bản thân từng GV, mỗi bộ môn trong nhà trường 
luôn chú tâm trăn trở, suy nghĩ về chất lượng giáo dục cho mình, cho ngành giáo 
dục nói riêng và cho đất nước nói chung thì hoạt động dạy học theo định hướng 
phát triển năng lực HS sẽ đạt kết quả cao. Bởi vì, sử dụng bảng kiểm trong dạy học 
môn Ngữ văn 10 sẽ hướng các em hình thành và phát triển các kỹ năng đọc, viết, 
nói, nghe. Mặt khác, với biện pháp này giúp GV đổi mới hình thức kiểm tra đánh 
giá HS trong hoạt động dạy học. Hơn nữa, với cách học này các em tỏ ra năng 
động và tích cực hơn, mạnh dạn hơn. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm nằm ở 
tính khả thi của nó trong thực tế giảng dạy. Thiết kế bảng kiểm trong tổ chức dạy 
học môn Ngữ văn 10 giúp người dạy dễ dàng tổ chức HS thực hiện nhiệm vụ học 
tập, HS ứng dụng công nghệ số, phát huy năng lực hợp tác thông qua thảo luận 
nhóm vừa phát triển năng lực cá nhân trong quá trình đọc hiểu văn bản thơ trữ tình, 
văn bản truyện hay sử thiNgười học sẽ nắm được chìa khóa để đi vào giải mã 
gái trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của các thể loại. Từ những thành công bước 
đầu sẽ là nguồn cổ vũ động viên không nhỏ để tôi tiếp tục ứng dụng cho HS trong 
những năm tiếp theo nhằm góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giáo 
dục nói chung, chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn nói riêng tại trường THPT 
Lê Lợi, hướng tới đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng 
lực HS trong chương trình GDPT mới. 
Quá trình nghiên cứu đề tài này được thực hiện cụ thể như sau: 
TT Thời gian Nội dung thực hiện 
1 
Tháng 9/2021 - 12/2021 Khảo sát, phân tích thực trạng thiết kế bảng 
kiểm và sử dụng bảng kiểm trong dạy học Ngữ 
văn 10 của học sinh lớp chủ nhiệm và học sinh 
trường THPT Lê Lợi. 
2 
Tháng 1/2022 - 8/2022 Viết đề cương và triển khai sáng kiến trong giai 
đoạn thử nghiệm. Khảo sát và đánh giá kết quả 
đạt được sau khi áp dụng thử nghiệm. Rút ra 
một số bài học kinh nghiệm 
 44 
3 
Tháng 9/2022- 12/2022 Tiếp tục áp dụng sáng kiến sau khi đã bổ sung 
một số giải pháp để kiểm định độ tin cậy của 
các giải pháp đề ra. 
4 Tháng 1/2023 - 4/2023 Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm. 
3.1.2. Ý nghĩa đề tài 
Vận dụng bảng kiểm để xây dựng bộ công cụ đánh giá trong dạy học Ngữ văn 
sẽ giúp cho việc đánh giá môn học tưởng như cảm tính này trở nên khoa học, công 
khai, khách quan, công bằng. Nhờ sử dụng bảng kiểm, khoảng cách giữa giáo viên 
và học sinh, giữa việc dạy và việc học có thể được thu hẹp lại. Rubric còn giúp cho 
việc học của học sinh trở nên rõ ràng, có mục đích, có tổ chức và có thể kiểm soát 
được. Học sinh có thể sử dụng bảng kiểm để tự kiểm tra việc học, tự đánh giá bài 
làm của mình để có kế hoạch cải tiến hoặc nâng cao chất lượng học tập để phát huy 
năng lực. Giáo viên cũng có thể sử dụng Rubric như một phương tiện giảng dạy, 
hướng dẫn các em viết bài văn. 
Tóm lại, tùy vào đối tượng sử dụng và mục đích sử dụng, bảng kiểm đánh giá 
đề xuất có thể được sử dụng như một phương tiện dạy học, công cụ đánh giá quá 
trình và công cụ đánh tổng theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho học 
sinh trung học phổ thông theo yêu cầu của chương trình môn Ngữ văn theo định 
hướng phát triển năng lực hiện nay. 
3.1.3. Phạm vi ứng dụng của đề tài 
Bằng kế hoạch, cách thức thiết kế bảng kiểm trong dạy học môn Ngữ văn 
10, Bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống hiện hàng nhằm giúp HS rèn luyện kỹ 
năng đọc, viết, nói, nghe trong quá trình học tập, tôi thiết nghĩ sáng kiến này có 
khả năng ứng dụng hiệu quả trong dạy học môn Ngữ văn 10 trong các trường cấp 
THPT. 
Vì vậy các trường học khác có thể mạnh dạn ứng dụng để tổ chức nhằm 
nâng cao chất lượng dạy học cũng như góp phần đổi mới PPDH nhằm đáp ứng 
nhu cầu chương trình đổi mới chương trình sách giáo khoa hiện nay. 
3.2. Kiến nghị 
3.2.1. Đối với các ban ngành cấp trên 
Sở Giáo dục và Đào tạo nên định kỳ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng về 
đổi mới PPDH dưới hình thức các chuyên đề cụ thể cho GV của các trường THPT 
trên địa bàn tỉnh. 
3.2.2. Đối với tổ chức đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường 
 45 
Đầu tư trang thiết bị dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS ứng 
dụng các mô hình đổi mới PPDH một cách hiệu quả. 
3.2.3. Đối với giáo viên 
GV tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động, tham mưu cho tổ nhóm chuyên 
môn nhà trường những giải pháp tích cực, khả thi. Sau đó cùng tham gia triển khai 
kế hoạch đồng bộ, thực hiện đều tay, có tinh thần trách nhiệm đối với các bộ phận 
trong và ngoài nhà trường để hoạt động đạt kết quả cao. 
3.2.4. Đối với học sinh 
Học sinh cần có niềm say mê đối với văn chương; tích cực, chủ động đọc và 
soạn bài, tìm hiểu tất cả những vấn đề liên quan tới bài học đã được thầy cô giao 
nhiệm vụ từ cuối tiết học trước. HS cần có thói quen tìm hiểu về văn học qua các 
phương tiện thông tin đại chúng và Internet. Người học cũng cần cập nhật thường 
xuyên những yêu cầu đổi mới của Bộ GD&ĐT trong việc ra đề và kiểm tra đánh 
giá môn Ngữ văn. 
Trên đây là nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm được bản thân đúc rút 
trong quá trình dạy học. Những gì tôi trình bày trong đề tài là sự nghiên cứu tìm 
tòi và vận dụng vào thực tiễn trong một thời gian dài và thực sự đã mang lại những 
hiệu quả rất thiết thực góp phần vào việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học 
môn Ngữ văn ở trường THPT Lê Lợi. 
Tuy đã rất cố gắng nhưng đề tài nhất định còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong 
nhận được sự phản hồi, góp ý của đồng nghiệp để hoàn thiện hơn sáng kiến kinh 
nghiệm này nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong thực tiễn. 
 Tôi chân thành cảm ơn! 
 Tân Kỳ, ngày 09 tháng 3 năm 2023 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 46 
1.Dạy học bằng bảng kiểm. 
2.Đổi mới phương pháp dạy học văn nhằm phát huy tính tích cực, tự giác của 
người học. 
3. Hoàng Thị Hương. Một số giải pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học 
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tại trường TH Quán Trữ. 
4. Module 3, “Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học/THCS/THPT theo hướng phát 
triên phẩm chất năng lực người học”. 
5. Nguyễn Thị Thanh Thi /Luanvanthacsi./ Vận dụng rubrics, checklest vào kiểm 
tra đánh giá trong dạy học làm văn ở nhà trường THPT. 
 47 
PHỤ LỤC 
Phụ lục 1 
 Tân Kỳ, ngày ..... tháng ..... năm 2022 
Phiếu khảo sát về sự cấp thiết và khả thi của giải pháp đã đề xuất về cách thiết 
kế bảng kiểm trong dạy học môn ngữ văn 10, Bộ sách kết nối tri thức và cuộc 
sống 
(Đối tượng khảo sát giáo viên) 
Để đánh giá khách quan về sự cấp thiết và khả thi của giải pháp đã đề xuất về 
cách thiết kế bảng kiểm trong dạy học môn Ngữ văn 10; chúng tôi đã xây dựng bản 
test này. Chúng tôi mong muốn các thầy cô trả lời câu hỏi một cách trung thực, chính 
xác, chi tiết. Các thầy cô không được dừng quá lâu ở một câu hỏi, chỉ được tích vào 
một chỗ duy nhất. Xin hãy đánh dấu X vào mức độ mà thầy cô đã cho là đúng trong 
các mức độ sau: 
Phần I: Thông tin GV trả lời 
Họ và tên: ......................................................... Giới tính: ................................. 
Tổ/ Bộ môn.Trường.............................. 
Phần II: Nội dung bảng test 
1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất 
1. Không cấp thiết. 2. Ít cấp thiết. 3. Cấp thiết. 4. Không cấp thiết 
Cách tính điểm : 
Phương án 1= 1 điểm Phương án 2= 2 điểm 
Phương án 3= 3 điểm Phương án 4= 4 điểm 
Lưu ý: Điểm trung bình (X) của bảng thông tin: 
+ 1.00 – 1.75: Không cấp thiết + 1.76 – 2.51: Ít cấp thiết 
+ 2.52 – 3.27: Cấp thiết + 3.28 – 4.00: Rất cấp thiết 
TT Các giải pháp Các thông 
số 
1. 
Các bước thiết kế bảng kiểm, chọn tên bảng kiểm và phân tích 
thao tác thành nhiệm vụ cụ thể 
    
2. Sử dụng bảng kiểm trong dạy học môn Ngữ văn 10 chương 
trình GDPT 2018 
    
3. Sử dụng bảng kiểm vào kiểm tra đánh giá HS trong giờ dạy 
học Ngữ văn 10, Bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống. 
    
2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 
1. Không cấp thiết. 2. Ít cấp thiết. 3. Cấp thiết. 4. Không cấp thiết 
Cách tính điểm : 
Phương án 1= 1 điểm Phương án 2= 2 điểm 
Phương án 3= 3 điểm Phương án 4= 4 điểm 
 48 
Lưu ý: Điểm trung bình (X) của bảng thông tin: 
+ 1.00 – 1.75: Không khả thi + 1.76 – 2.51: Ít khả thi 
+ 2.52 – 3.27: Khả thi + 3.28 – 4.00: Rất khả thi 
TT Các giải pháp Các thông 
số 
1. Các bước thiết kế bảng kiểm, chọn tên bảng kiểm và phân tích 
thao tác thành nhiệm vụ cụ thể 
    
2. Sử dụng bảng kiểm trong dạy học môn Ngữ văn 10 chương 
trình GDPT 2018 
    
3. Sử dụng bảng kiểm vào kiểm tra đánh giá HS trong giờ dạy 
học Ngữ văn 10, Bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống. 
    
Phụ lục 2 
 Tân Kỳ, ngày ..... tháng ..... năm 2022 
Phiếu khảo sát về sự cấp thiết và khả thi của giải pháp đã đề xuất cách thiết 
kế bảng kiểm trong dạy học môn Ngữ văn 10, Bộ sách kết nối tri thức và cuộc 
sống, Nhà xuất bản GD Việt Nam”. 
(Đối tượng khảo sát học sinh) 
Để đánh giá khách quan về sự cấp thiết và khả thi của giải pháp đã đề xuất về 
cách thiết kế abngr kiểm trong dạy học môn Ngữ văn 10 bộ sách kết nối tri thức và 
cuộc sống; Thầy cô đã xây dựng bản test này. Thầy cô mong muốn các em giúp thầy 
cô trả lời câu hỏi một cách trung thực, chính xác, chi tiết. Các em không được dừng 
quá lâu ở một câu hỏi, chỉ được tích vào một chỗ duy nhất. Xin hãy đánh dấu X vào 
mức độ mà các em đã cho là đúng trong các mức độ sau: 
Phần I: Thông tin HS trả lời 
Họ và tên: ......................................................... Giới tính: ................................. 
Học sinh lớp: .............................. Khối: .................. Trường.............................. 
Phần II: Nội dung bảng test 
1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất 
1. Không cấp thiết. 2. Ít cấp thiết. 3. Cấp thiết. 4. Không cấp thiết 
Cách tính điểm : 
Phương án 1= 1 điểm Phương án 2= 2 điểm 
Phương án 3= 3 điểm Phương án 4= 4 điểm 
Lưu ý: Điểm trung bình (X) của bảng thông tin: 
+ 1.00 – 1.75: Không cấp thiết + 1.76 – 2.51: Ít cấp thiết 
+ 2.52 – 3.27: Cấp thiết + 3.28 – 4.00: Rất cấp thiết 
TT Các giải pháp Các thông 
số 
 49 
1. Các bước thiết kế bảng kiểm, chọn tên bảng kiểm và 
phân tích thao tác thành nhiệm vụ cụ thể 
    
2. Sử dụng bảng kiểm trong dạy học môn Ngữ văn 10 
chương trình GDPT 2018 
    
3. Sử dụng bảng kiểm vào kiểm tra đánh giá HS trong giờ 
dạy học Ngữ văn 10, Bộ sách kết nối tri thức và cuộc 
sống. 
    
2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 
Cách tính điểm : 
Phương án 1= 1 điểm Phương án 2= 2 điểm 
Phương án 3= 3 điểm Phương án 4= 4 điểm 
Lưu ý: Điểm trung bình (X) của bảng thông tin: 
+ 1.00 – 1.75: Không khả thi + 1.76 – 2.51: Ít khả thi 
+ 2.52 – 3.27: Khả thi + 3.28 – 4.00: Rất khả thi 
TT Các giải pháp Các thông 
số 
1. Các bước thiết kế bảng kiểm, chọn tên bảng kiểm và 
phân tích thao tác thành nhiệm vụ cụ thể 
    
2. Sử dụng bảng kiểm trong dạy học môn Ngữ văn 10 
chương trình GDPT 2018 
    
3. Sử dụng bảng kiểm vào kiểm tra đánh giá HS trong giờ 
dạy học Ngữ văn 10, Bộ sách kết nối tri thức và cuộc 
sống. 
    
 50 
Phụ lục 3: Một số hình ảnh minh chứng 
Một số hình ảnh sử dụng bảng kiểm kỹ năng đọc, nói, nghe trong dạy học văn bản 
“Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử tại lớp 10A6 trường THPT Lê Lợi 
 51 
Kết quả sử dụng bảng kiểm rèn luyện kỹ năng viết cho HS trong giờ dạy học văn 
bản truyện 

File đính kèm:

  • pdfskkn_cach_thiet_ke_bang_kiem_trong_to_chuc_day_hoc_mon_ngu_v.pdf