SKKN Cách thức tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết nói và nghe môn Ngữ Văn 6
Ngôn ngữ là công cụ của lời nói và tư duy. Dạy học môn Ngữ văn trước hết là dạy cho học sinh có khả năng sử dụng công cụ ấy một cách hiệu quả nhất trong học tập và đời sống. Để có thể sử dụng ngôn ngữ một cách điêu luyện, chúng ta phải có được 4 kỹ năng cơ bản đó là: Đọc, viết, nói và nghe. Chương trình Ngữ văn mới đã lấy các 4 kỹ năng giao tiếp ấy làm trục chính xuyên suốt cả 3 cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình trình và đảm bảo tính chỉnh thể, nhất quán, liên tục của cả 3 cấp học với tất cả các khối/lớp. Bên cạnh đó, hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về văn và phần Tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động dạy đọc, viết, nói và nghe.
Cấu trúc Sách giáo khoa môn Ngữ văn khá chú trọng bốn kỹ năng này ngay từ khi xây dựng chương trình. Vì vậy, trong hệ thống tri thức các bài học bao gồm có các phần như: Đọc hiểu văn bản, viết, nói và nghe. Thực tế tham gia giảng dạy bộ môn Ngữ văn theo chương trình mới, tôi nhìn nhận ra thực tế việc tổ chức dạy học các tiết Nói và nghe gặp nhiều khó khăn hơn cả. Kỹ năng nói và nghe của học sinh còn nhiều khiếm khuyết, học sinh thực hiện chưa tốt về kỹ năng nói, thuyết trình, tranh luận. Các em trong quá trình tham gia học tập bộ môn còn thụ động, rụt rè, chưa dám thể hiện bản thân. Học sinh chưa có năng lực biết lắng nghe để nhận thức, thấu hiểu, nhận xét, đánh giá. Vì vậy, hiệu quả của các tiết Nói và nghe chưa cao.
Khi tiếp cận với cấu trúc Sách giáo khoa theo hướng mới, người biên soạn đã thể hiện rõ 4 kỹ năng đọc, viết, nói và nghe trong cấu trúc các bài học, trong quá trình tổ chức dạy học, tôi khá chú trọng tới việc rèn kỹ năng Nói và nghe cho học sinh và đã xây dựng được một hệ thống các giải pháp góp phần nâng cao hứng thú và hiệu quả trong các tiết học này. Tôi xin chia sẻ giải pháp: “Cách thức tạo hứng thú cho học sinh khi dạy các tiết Nói và nghe môn Ngữ văn 6”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Cách thức tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết nói và nghe môn Ngữ Văn 6

xúc, suy nghĩcủa người nói trước sự việc được kể. 2. Về năng lực: - Biết kể chuyện về một trải nghiệm của bản thân ở ngôi thứ nhất, bằng lời văn nói; - Biết kết hợp ngôn ngữ nói với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt (ngôn ngữ hình thể); - Biết cách nói và nghe phù hợp với đặc trưng của kiểu bài. Thúy_THCS Đại Tập_0986916963.mail phamthuy0685@gmail.com 3. Về phẩm chất: - Nhân ái:Trân trọng, yêu mến những trải nghiệm của bản thân và các bạn; - Chăm chỉ:Luôn nỗ lực để tạo nên những điều mới mang dấu ấn cá nhân. - Tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp. - Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt thông qua hoạt động nói. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, 2. Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, .... - Phiếu đánh giá theo tiêu chí HĐ nói. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: - Biết được kiểu bài kể về một trải nghiệm. - Nhận biết được ngôi kể thứ nhất trong văn kể chuyện. b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời. c) Sản phẩm:Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy và trò Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ ? Trong VB “Bài học đường đời đầu tiên”, Dế Mèn đã kể lại trải nghiệm đáng nhớ nào? ? Câu chuyện sử dụng ngôi kể thứ mấy? ? Em có một trải nghiệm nào đáng nhớ không? Hãy kể lại ngắn gọn về trải nghiệm đó. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * HS: - Nhớ lại các sự việc chính trong VB “Bài học đường đời đầu tiên”; - Suy nghĩ cá nhân; - HS kể lại bằng miệng trải nghiệm của bản thân. * GV: hỗ trợ khi hs gặp những khó khăn không biết kể về trải nghiệm của bản thân: ? Sự việc đó là gì (kỉ niệm, lỗi lầm) ?Trải nghiệm đó ở thời điểm nào, với ai, diễn ra như thế nào? Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV chỉ định 1 – 2 HS trả lời câu hỏi; - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét câu trả lời của HS; - Kết nối với mục Định hướng. VB“Bài học đường đời đầu tiên”: - Dế Mèn kể về bài học đường đời đầu tiên của bản thân từ sự việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. - Dế Mèn xưng “tôi”. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Nhiệm vụ 1:Định hướng a) Mục tiêu: - HS nắm được thế nào là kể lại một trải nghiệm đáng nhớ, ngôi kể; - Nắm được các bước cụ thể cần thực hiện để hoàn thành bài nói. b) Nội dung: - GV hỏi & nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. - HS trả lời câu hỏi của GV & nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. c) Sản phẩm:Các câu trả lời của học sinh Thúy_THCS Đại Tập_0986916963.mail phamthuy0685@gmail.com d) Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy và trò Nội dung cần đạt Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ. ? Theo em, thế nào là kể lại một trải nghiệm đáng nhớ về người thân trong gia đình. ? Khi kể, người kể thường sử dụng ngôi kể nào. - GV yêu cầu HS quan sát SGK, gọi 1 HS đọc to mục 1.b (tr.45) để HS nắm chắc được các bước cần làm để kể lại một trải nghiệm đáng nhớ về người thân. - Em hãy nêu các bước để viết bài kể về kỉ niệm đáng nhớ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận và tập trung thực hiện nhiệm vụ; - GV cùng những HS khác hỗ trợ khó khăn trong việc trả lời câu hỏi của HS được gọi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV: + Yêu cầu HS trả lời câu hỏi, hỗ trợ HS (nếu cần); + Lưu ý HS: * Ở phần Nói và nghe, các em không viết thành văn mà kể lại trải nghiệm đó bằng lời. * Phân biệt kể miệng với kể bằng viết, chú ý cách kể, giọng kể, kết hợp với ngôn ngữ hình thể (cử chỉ, ánh mắt, nét mặt) phù hợp với nội dung câu chuyện. - HS: + Cá nhân trả lời câu hỏi; + Các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định. - Nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức. - Chuyển dẫn sang mục sau. I. Kiến thức cơ bản. 1)Khái niệm:Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em về người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ,) là kể về một sự việc, một hành động,của người ấy mà em đã chứng kiến và có ấn tượng sâu sắc. - Người kể sử dụng ngôi thứ nhất, xưng “tôi”. 2) Các bước: - Xđ một sự việc, hành động, tình huống,.. của người thân trong gia đình mà em đã chứng kiến và có ấn tượng sâu sắc; - Xác định đối tượng người nghe và thời gian em sẽ kể để có cách trình bày phù hợp; - Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói; - Chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh liên quan đến trải nghiệm sẽ kể (nếu có); - Nêu lên cảm xúc, suy nghĩ hoặc bài học em rút ra từ trải nghiệm đáng nhớ đó; - Sử dụng nét mặt, ánh mắt, hành động, phù hợp với câu chuyện để tác động đến người nghe. Nhiệm vụ 2:Thực hành a) Mục tiêu:Giúp HS: - Chuẩn bị tốt cho bài nói; - Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói; - Thực hành nói và nghe; Hiền _ THCS Ông Đinh- 0917399576. nguyenhien111588@gmail.com b) Nội dung: - GV giao nhiệm vụ học tập, hỏi & nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. - HS thực hiện nhiệm vụ của GV & nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. c) Sản phẩm:Các câu trả lời của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy và trò Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Yêu cầu HS đọc đề bài; - Hướng dẫn HS: + Xác định yêu cầu đề bài, lựa chọn trải nghiệm của bản thân; + Nhớ lại chi tiết về trải nghiệm và cảm xúc, suy nghĩ của mình qua trải nghiệm; + Chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh liên quan để minh hoạ cho trải nghiệm (nếu cần thiết) (Phần này HS kết hợp chuẩn bị chu đáo ở nhà). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. - GV hỗ trợ HS (nếu cần). Bước 3: Thảo luận, báo cáo - GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS; - HS trình bày, trao đổi, thảo luận. Bước 4: Kết luận, nhận định GV: Đánh giá việc chuẩn bị bài của HS, chuyển dẫn sang mục sau. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV giao nhiệm vụ cho HS: - Liệt kê những sự việc đáng nhớ đã diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Chọn 1 sự việc, tình huống tiêu biểu, sâu sắc, để lại ấn tượng nhất trong em. - Tìm ý theo gợi ý của phiếu học tập ( hoàn thành phiếu học tập). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV: Hướng dẫn HS đọc các gợi ý trong SGK và hoàn thiện phiếu tìm ý, sau đó lập dàn ý chi tiết. - HS: + Đọc những gợi ý trong SGK, lựa chọn sự việc; + Tìm ý bằng việc hoàn thiện phiếu. + Lập dàn ý ra phiếu học tập các nhân; Bước 3: Báo cáo thảo luận - GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm. - HS: + Trình bày sản phẩm của mình. + Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định. - Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS; - Chuyển dẫn sang mục sau. II. Thực hành. 1. Đề bài: Hãy kể lại cho các bạn nghe câu chuyện mà em đã trải nghiệm và có ấn tượng sâu sắc về một người thân trong gia đình. 2. Các bước: Bước 1. Chuẩn bị: - Đọc và xác định yêu cầu đề bài, lựa chọn trải nghiệm mà em có ấn tượng sâu sắc về một người thân (cha, mẹ, ông, bà,...). Ví dụ: Kể về một lần em bị ốm, mẹ chăm sóc em như thế nào. - Nhớ lại các chi tiết về trải nghiệm và cảm xúc, suy nghĩ của em qua trải nghiệm, - Tìm các tư liệu, tranh, ảnh liên quan để minh họa cho trải nghiệm (nếu thấy cần thiết). Bước 2. Tìm ý và lập dàn ý: * Tìm ý: cho bài kể theo gợi dẫn: + Nêu sự việc, hành động, tình huống của người thân để lại ấn tượng sâu sắc trong em. + Phát triển các ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi: Sự việc, tình huống đó diễn ra vào thời gian nào, ở đâu? Sự việc, tình huống đó cụ thể như thế nào? Em có cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ gì khi chứng kiến sự việc đó? Em rút ra bài học gì từ sự việc, tình huống đó?;... HS Hoàn thiện teo bảng sau: PHIẾU TÌM Ý Họ và tên HS: . Nhiệm vụ: Tìm ý cho bài văn nói: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. Gợi ý: Để nhớ lại các chi tiết, hãy viết tự do theo trí nhớ của em bằng cách trả lời vào cột bên phải ở các câu hỏi ở cột trái. Đó là chuyện gì? Xảy ra khi nào? Ở đâu? Những ai có liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói gì và làm gì? Điều gì xảy ra? Theo thứ tự thế nào? Vì sao lại xảy ra sự việc như vậy? Cảm xúc của em như thế nào khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện? HĐ của thầy và trò Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV giao nhiệm vụ cho HS: Lập dàn ý cho sự việc mà em lựa chọn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV: Hướng dẫn HS đọc các gợi ý trong SGK và hoàn thiện phiếu tìm ý, sau đó lập dàn ý chi tiết. - HS: + Đọc những gợi ý trong SGK, lựa chọn sự việc; + Tìm ý bằng việc hoàn thiện phiếu. + Lập dàn ý ra phiếu học tập các nhân; Bước3: Báo cáo thảo luận - GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm. - HS: + Trình bày sản phẩm của mình. + Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định. - Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS; - Chuyển dẫn sang mục sau. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gọi 1 số HS trình bày trước lớp, các HS còn lại thực hiện hoạt động nhóm: theo dõi, nhận xét, đánh giá điền vào phiếu đánh giá. GV lưu ý HS kết hợp sử dụng ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ và sự tương tác tích cực với người nghe để tạo nên sự hấp dẫn, sinh động cho bài nói. - Đưa ra phiếu đánh giá hoạt động nói theo các tiêu chí; Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS xem lại dàn ý, nói theo nội dung đã chuẩn bị; - GV hỗ trợ (nếu cần). Bước 3: Thảo luận, báo cáo + HS trình bày sản phẩm (4-5 phút); + GV gọi hs khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS; * Lập dàn ý: - Mở đầu: Chào hỏi, giới thiệu người thân và sự việc, tình huống người thân để lại ấn tượng sâu sắc trong em. Gợi ý: Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là......................, học lớp......., trường................. Sau đây tôi xin kể lại một trải nghiệm đáng nhớ trong đời của mình. Trước khi bắt đầu bài nói của mình, tôi có một câu hỏi "Các bạn học sinh đã bao giờ dầm mưa rồi cảm lạnh chưa ạ?" (Có thể giao lưu với 1 bạn hỏi lí do, sự việc của buổi cảm lạnh ấy). Bản thân tôi cũng đã từ trải nghiệm cảm giác không mấy dễ chịu ấy. Chuyện là..... (Lời dẫn vào bài nói). - Nội dung chính: Lựa chọn và sắp xếp các ý tìm được theo một trình tự hợp lí. Thúy_THCS Đại Tập_0986916963.mail phamthuy0685@gmail.com Ví dụ: Với bài viết kể về trải nghiệm mẹ chăm sóc khi em ốm có thể triển khai theo gợi ý như sau: + Nêu lí do xuất hiện trải nghiệm: Em bị mưa ướt, người sốt,... + Trình bày diễn biến trải nghiệm. - Kết thúc: + Phát biểu suy nghĩ của mình về tấm lòng người mẹ đối với những người con. + Bày tỏ mong muốn nhận được sự chia sẻ từ người nghe về trải nghiệm. Bước 3.Thực hành nói và nghe. - Dựa vào dàn ý và thực hiện việc kể lại trải nghiệm đáng nhớ của mình trước tổ hoặc lớp. - Chú ý bảo đảm nội dung và cách kể để câu chuyện trở nên hấp dẫn. - Có thể sử dụng thêm tranh ảnh, đạo cụkết hợp với ngôn ngữ hình thể để bài nói thêm sinh động và hấp dẫn hơn. HĐ của thầy và trò Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Hướng dẫn HS đánh giá bài nói / phần trình bày của bạn theo phiếu đánh giá. - Đặt câu hỏi: + Với người nghe: * Đối chiếu với yêu cầu ở mục c) để rút kinh nghiệm về kĩ năng nghe. * Em thấy bài kể của bạn có thuyết phục không? Vì sao?Em thích nhất điều gì trong phần trình bày của bạn? + Với người nói: * So với yêu cầu mục c), em đã đạt được những gì? * Em tâm đắc nhất điều gì trong phần trình bày của mình? * Em có muốn thay đổi điều gì trong bài nói đó? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ, ghi chép cụ thể, rõ ràng; - GV hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn (nếu có). Bước 3: Thảo luận, báo cáo - GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá. - HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu đánh giá các tiêu chí nói. Bước 4: Kết luận, nhận định. - Nhận xét câu trả lời của HS; - Chuyển dẫn sang mục sau. Bước 4. Kiểm tra và chỉnh sửa - Rút kinh nghiệm về nội dung câu chuyện và cách kể chuyện; - Người nói xem xét lại nội dung và năng lực nói của bản thân. BẢNG KIỂM KĨ NĂNG NÓI Nội dung kiểm tra Đạt/chưa đạt - Kể về trải nghiệm theo dàn ý. - Sử dụng những từ ngữ thể hiện được trình tự thời gian hoặc diễn biến của sự việc; những từ phù hợp để tả các chi tiết về sự vật, hành động;... - Nói rõ ràng, âm lượng phù hợp, kết hợp lời nói và cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ, hình ảnh (nếu có sử dụng). Đảm bảo thời gian quy định. - Trả lời các câu hỏi của người nghe (nếu có). BẢNG KIỂM KĨ NĂNG NGHE Nội dung kiểm tra Đạt/ chưa đạt - Nắm và hiểu được nội dung chính của trải nghiệm mà bạn kể; -Đưa ra được những nhận xét được về ưu điểm, yếu tố sáng tạo trong lời kể của bạn hay điểm hạn chế của bạn. -Thái độ chú ý tôn trọng, nghiêm túc, động viên khi nghe bạn kể chuyện C. Hoạt động tự đánh giá. * Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào làm bài tập cụ thể. * Nội dung:HS suy nghĩ cá nhân, làm bài tập của GV giao. * Sản phẩm:Bài làm của học sinh. * Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên giao bài tập cho HS: - Hs thực hiện theo yêu cầu phần tự đánh giá. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS hoạt động theo cặp đôi hoàn thiện bài tập - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần). Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định. - Nhận xét bài làm của HS, những ưu điểm của bài nói này so với bài trước. Câu Đáp án 1 B 2 A 3 A 4 D 5 C 6 D 7 A 8 C 9 B Tìm hiểu văn bản “Những điều bố yêu” trang 47 – SGK Câu 10: Nêu cảm nghĩ về bài thơ Những điều bố yêu. Bài thơ Những điều bố yêu của tác giả Nguyễn Chí Thuật viết về tình cảm yêu thương vô bờ của người cha dành cho con. Người đàn ông mạnh mẽ, cứng cỏi từ khi con cất tiếng khóc chào đời lại trở nên vụng dại, lúng túng. Bố yêu tất thảy những gì thuộc về con. Từ cái chỗ con nằm, hàng tã chéo giăng đầy nhà, mùi nước hoa bà xoa khi con bị muỗi đốt, góc bàn đầy mèo con đến ngày con gọi "Mẹ ơi", những bước đi chập chững và những tiếng cười. Để đến khi con vắng nhà đã khiến bố ngớ ngẩn ngơ đến quên cả cơm chiều. Tình cha con đong đầy, thiêng liêng biết bao qua lời thơ của tác giả. Qua bài thơ, tác giả đồng thời khẳng định tài năng nghệ thuật của mình khi sử dụng thể thơ lục bát, giọng điệu chân tình cùng các biện pháp tu từ như điệp từ, ẩn dụ... Tất cả đã tạo nên một bài thơ chan chứa cảm xúc, tạo niềm xúc động trong lòng người đọc. Hiền _ THCS Ông Đinh- 0917399576. nguyenhien111588@gmail.com 4. Hoạt động 4. Hướng dẫn tự học. 1. Tiếp tục tìm hiểu đặc điểm thơ lục bát qua việc thực hành làm thơ lục bát theo đề tài tự chọn. 2. Đọc sách báo, truy cập internet, tìm hiểu và sưu tầm các bài ca dao hoặc bài thơ hay viết về đề tài gia đình theo thể lục bát. àLưu ý trong và sau khi đọc: + Ghi lại những cảm xúc, điều tâm đắc, thích thú, băn khoăn, điều chưa hiểu,...của em trong lúc đọc các bài thơ, ca dao sưu tầm được về đề tài gia đình theo thể lục bát. Thúy_THCS Đại Tập_0 Hiền _ THCS Ông Đinh- 0917399576. nguyenhien111588@gmail.com 986916963.mail phamthuy0685@gmail.com + Ghi lại nhật kí đọc thơ, ca dao và trao đổi với các bạn những bài em đã đọc vào tiết học sau. 3. Chuẩn bị bài 3: Kí (Hồi kí và du kí) Thúy_THCS Đại Tập_0986916963.mail phamthuy0685@gmail.com -----------------------------------------------------
File đính kèm:
skkn_cach_thuc_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_cac_tiet_noi.doc