SKKN Cách tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong giờ học Ngữ Văn 8

Trong nhiều năm trở lại đây, theo phương pháp dạy học mới “Tích cực hóa hoạt động của chủ thể - học sinh” người giáo viên không còn là nguồn kiến thức duy nhất, không phải là “máy phát tin” hay là “bà bảo mẫu mớm cơm cho trẻ” nữa. Nhiệm vụ chính của người giáo viên trong mỗi giờ học là tổ chức, hướng dẫn học sinh biết tìm tòi, phát hiện, lựa chọn kiến thức một cách chủ động, sáng tạo.

Thực tế cho thấy, người giáo viên có thể kết hợp sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học khác nhau để thực hiện được mục tiêu bài học theo hướng đổi mới đó. Một trong những phương pháp dạy học có tính tích cực, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến năng lực tư duy và phẩm chất trí tuệ của học sinh là phương pháp gợi mở, đàm thoại - dạy học nêu vấn đề. Hình thức nêu câu hỏi thảo luận nhóm cho học sinh trong giờ học là một biểu hiện cụ thể của phương pháp đó. Song trên thực tế, trong giờ học Ngữ văn, để học sinh thảo luận nhóm có hiệu quả thực sự không phải là việc đơn giản, dễ dàng.

Trong mục tiêu tổng quát của môn học Ngữ văn THCS có nhấn mạnh: “Trọng tâm của việc rèn luyện kỹ năng Ngữ văn cho học sinh là làm cho học sinh có kĩ năng nghe - nói - đọc - viết Tiếng việt khá thành thạo theo các kiểu văn bản và có kĩ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học. Là một giáo viên được phần công giảng dạy môn Ngữ văn 8 (năm học 2022 - 2023), tôi nhận thấy nếu có cách tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm tốt sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công của bài học, phù hợp với yêu cầu về đổi mới phương pháp và mục tiêu tổng quát của bộ môn cũng như nội dung chương trình sách giáo khoa mới.

Thực tế những năm học vừa qua càng cho thấy, để những giờ học phần tập làm văn có hiệu quả, người giáo viên phải luôn có ý thức tìm chọn, hoàn thiện phương pháp dạy thực hành.. Có như thế mới đảm bảo bám sát mục tiêu và chương trình học “đặt trọng tâm ở thực hành”: Xây dựng bài qua thực hành, thực hành nhận biết và thực hành làm văn bản.

Hoạt động thảo luận nhóm chính là một hình thức tiêu biểu cho phương pháp dạy thực hành. Bởi qua mỗi hoạt động đó, học sinh sẽ được rèn kỹ năng tư duy sáng tạo trong tiếp nhận kiến thức mới, được rèn kĩ năng nghe - nói nhiều hơn. Các em sẽ có nhiều cơ hội hơn để được thể hiện và khẳng định mình trước thầy cô, bè bạn; dần có sự tự tin và hứng thú trong giờ học Ngữ văn - một môn học mà phần lớn học sinh hiện nay “ngại” học. Do phạm vi đề tài, tôi chỉ xin phép được trình bày cụ thể về: “Cách tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong giờ học Ngữ văn 8 (Phần văn bản thuyết minh)”

doc 14 trang Trang Lê 11/04/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Cách tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong giờ học Ngữ Văn 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Cách tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong giờ học Ngữ Văn 8

SKKN Cách tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong giờ học Ngữ Văn 8
trang web: www.sinhhocvietnam.com.vn
Về phía học sinh.
Từng học sinh trong mỗi nhóm phải chuẩn bị bài trước theo yêu cầu và tranh thủ trao đổi trước khi tới giờ học.
B. Thực hiện trên lớp:
- Bước 1: Giáo viên nhắc lại yêu cầu của hoạt động thảo luận nhóm và thời gian thực hiện.
+ Phần ôn tập lí thuyết: 5 phút.
Mỗi nhóm trao đổi một nội dung kiến thức:
N1: Về vai trò và tác dụng của văn bản thuyết minh.
N2: Về tính chất của văn bản thuyết minh (so với các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận).
N3: Về cách làm bài văn thuyết minh (yêu cầu cụ thể với từng bước)
N4: Về các phương pháp thuyết minh thường được chú ý vận dụng.
+ Phần luyện tập:
Bài tập 1. Nhóm 1 + 2: đề b
Nhóm 3 + 4: đề d.
Yêu cầu chỉ viết một đoạn văn triển khai 1 ý chính ở phần thân bài.
Thời gian 15 - 20 phút.
- Bước 2: Học sinh trao đổi trong nhóm và thống nhất (dựa vào phần đã chuẩn bị ở nhà)
- Bước 3: Học sinh trình bày kết quả thảo luận nhóm theo 2 cách thức:
+ Đại diện nhóm
+ Giáo viên chỉ định
- Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá và có gợi dẫn chung.
Cụ thể: 
- Phần ôn tập nội dung lí thuyết: 
Sử dụng bảng phụ có sẵn bảng hệ thống để học sinh tham khảo:
BẢNG HỆ THỐNG NỘI DUNG LÍ THUYẾT VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
Vai trò và tác dụng của văn bản thuyết minh
- Đáp ứng nhu cầu hiểu biết của con người.
- Cung cấp những tri thức xác thực về bản chất của sự việc và hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.
Tính chất cơ bản của văn bản thuyết minh
- Nội dung tri thức: khách quan, xác thực, hữu ích.
- Hình thức trình bày: chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn
Cách làm bài văn thuyết minh
- B1: Học tập, nghiên cứu tích lũy tri thức.
- B2: Lập dàn ý
- B3: Viết bài hoàn chỉnh
- B4: Kiểm tra lại bài viết
Các phương pháp thuyết minh
1. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
2. Phương pháp liệt kê
3. Phương pháp nêu ví dụ
4. Phương pháp dùng số liệu (con số)
5. Phương pháp so sánh
6. Phương pháp phân loại, phân tích
Bố cục chung của bài văn thuyết minh
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh
- Thân bài: Trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích... của đối tượng.
- Kết luận: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng
- Phần luyện tập:
Bài tập 1: Cung cấp các tư liệu về một số danh lam thắng cảnh (phát phiếu cho các nhóm) để học sinh hoàn thiện dàn ý, chuẩn bị cho phần viết đoạn văn ở bài tập 2.
*Cụ thể:
1. Văn Miếu - Quốc Tử Giám:
Vị trí: Đường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội.
Ðặc điểm: Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ.
Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch. Bên trong có những lớp tường ngăn ra làm 5 khu. Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính, trên cổng có chữ Văn Miếu, dưới cổng là đôi rồng đá mang phong cách thời Lê sơ (thế kỷ 15). Lối đi ở giữa dẫn đến cổng Ðại Trung Môn mở đầu cho khu thứ hai. Hai bên còn hai cổng nhỏ. Vẫn lối đi ấy dẫn đến Khuê Văn Các (gác vẻ đẹp của sao khuê, chủ đề văn học). Hai bên gác cũng có hai cổng nhỏ. Khu thứ ba là từ gác Khuê Văn tới Ðại Thành Môn, ở giữa khu này có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tỉnh (giếng trời trong sáng) có tường bao quanh.
 Hai bên hồ là hai khu vườn bia tức nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ (năm 1993 với sự tài trợ một phần của tổ chức doanh nghiệp Mỹ, Ban Quản lý Văn Miếu đã dựng được tám ngôi nhà che cho các bia này). Tiến sĩ là người đỗ cao nhất trong kỳ thi Ðình. Ngày trước, người đi học sau khoảng 10 năm đèn sách đủ vốn chữ để dự thi Hương tức khoa thi tổ chức liên tỉnh, cứ ba năm mở một khoa. Ðạt điểm cao của kỳ thi này đạt học vị Cử nhân. Năm sau các ông Cử tới kinh đô dự kỳ thi Hội. Những người đủ điểm chuẩn sẽ dự kỳ thi Ðình (thi Hội và thi Ðình thực ra là hai giai đoạn của một cuộc thi). Trúng tuyển kỳ thi này được gọi là Tiến sĩ. Ðỗ Tiến sĩ có thể được bổ làm quan. Hiện có 82 bia, xưa nhất là bia ghi về khoa thi năm 1442, muộn nhất là bia khoa năm 1779. Ðó là những di vật quý nhất của khu di tích. Bước qua cửa Ðại thành là tới khu thứ tư. Một cái sân rộng, hai bên là dãy nhà Tả Vu, Hữu Vu, vốn dựng làm nơi thờ các danh nho. Cuối sân là nhà Ðại bái và Hậu cung, kiến trúc đẹp và hoành tráng. Tại đây có một số hiện vật quý: bên trái có chuông đúc năm 1768, bên phải có một tấm khánh đá, trên mặt có khắc bài văn nói về công dụng của loại nhạc khí này.
Bố cục của toàn thể Văn Miếu như vậy muộn nhất là cũng có từ đời Lê (thế kỷ 15 - thế kỷ 18). Riêng Khuê Văn Các mới được dựng khoảng đầu thế kỷ 19, nhưng cũng nằm trong quy hoạch tổng thể vốn có của những Văn Miếu (như Văn Miếu ở Khúc Phụ, Trung Quốc, quê hương của Khổng Tử, có đủ Ðại Trung Môn, Khuê Văn Các, Ðại Thành Môn, Ðại Thành Ðiện, bia tiến sĩ...). Khuê Văn Các ở Văn Miếu Hà Nội thường là nơi tổ chức bình các bài văn thơ hay của các sĩ tử.
Sau khu Ðại Bái vốn là trường Quốc Tử Giám đời Lê, một loại trường đại học đương thời. Khi nhà Nguyễn rời trường này vào Huế thì nới đây chuyển làm đền Khải Thánh thờ cha và mẹ Khổng Tử, nhưng đền này đã bị hư hỏng trong chiến tranh. Văn Miếu là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội. 
2. Hồ Hoàn Kiếm - Đền Ngọc Sơn:
Vị trí: Thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Ðặc điểm: Hồ Hoàn Kiếm được coi là hòn ngọc của Thủ đô, hay như du khách nước ngoài gọi là "Lẵng hoa giữa lòng thành phố".
Theo các nhà khoa học hồ là một đoạn sót lại của sông Hồng sau khi sông đã chuyển dòng như hiện nay. Sự việc sông nước biến thiên ấy diễn ra cách đây vài nghìn năm. Trước đây hồ có tên là Lục Thủy vì sắc nước bốn mùa xanh. Thế kỉ 15, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Hoàn Kiếm. Cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với câu chuyện trả gươm cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.
Hồ Hoàn Kiếm không chỉ là một nơi hóng gió, dạo mát mà còn gắn liền với đời sống người dân Thủ đô về nhiều phương diện. Đêm giao thừa, người người nô nức du xuân quanh hồ. Xuân về, hồ là nơi gặp gỡ của thiện nam tín nữ đi lễ các đền chùa lân cận. Các đôi uyên ương trong ngày cưới tìm đến bên hồ để chụp ảnh lưu niệm. Hè đến, những buổi chiều oi bức, hồ là địa điểm hóng mát lý tưởng. 
Ai đã từng một lần ngắm hồ từ trên cao vào đầu hạ sẽ không khỏi thảng thốt trước bức tranh đầy màu sắc và nên thơ của những cây bằng lăng tím rạng rỡ xen giữa những phượng cháy đỏ rực, những cơm nguội chín vàng. Mùa thu, hồ Hoàn Kiếm không chỉ là một thắng cảnh đẹp với những rặng liễu rủ bên bờ, những tàng cây ngả xuống vòng tay ôm lấy mặt nước hồ biếc xanh màu ngọc lấp lánh nắng vàng mà còn là nơi nhân dân thủ đô lui tới để xem pháo hoa nhân những ngày hội lớn của dân tộc như 19/8 và 2/9. 
Nằm ở phía đông bắc hồ là đảo Ngọc, nơi có đền Ngọc Sơn cổ kính và cầu Thê Húc trăm năm soi bóng mặt hồ, hứng ánh dương sáng rực cả một góc hồ. Vẻ đẹp cổ kính của đền và kiến trúc đền đã hoà hợp với cảnh cây xanh nước biếc của hồ, gợi lên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên. 
Đền Ngọc Sơn: Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (Tai voi). Khi Lý Thái Tổ rời đô ra Thăng Long đặt tên là núi Ngọc Tượng, đến đời Trần gọi là Ngọc Sơn. Trên Đảo Ngọc Sơn có cung Khánh Thuỵ của Chúa Trịnh đã bị Lê Chiêu Thống đốt chụi. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã lập ra trên nền cũ của cung Khánh Thuỵ một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn. Vào năm Thiệu Trị thứ 3 (1984) các con của Tín Trai nhường ngôi chùa lại cho “Hội hướng thiện”, Hội này đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương Đế Quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn.
Đến năm 1865, án sát Hà Nội là Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra tu sửa đền. Trên núi Ngọc Bội cũ ông cho xây dựng Tháp Bút. Trên thân tháp cho khắc 3 chữ “Tả Thanh Thiên”. Đền có 3 nếp: Nếp ngoài cùng là bái đường, nếp giữa thờ Văn Xương Đề Quân, nếp sau cùng thời Đức Thánh Trần.
* Xây dựng một dàn ý tham khảo của bài: Thuyết minh Hồ Hoàn Kiếm - Đền Ngọc Sơn
1. Mở bài: Giới thiệu chung về quần thể Hồ Hoàn Kiếm - Đền Ngọc Sơn.
2. Thân bài: 
a. Hồ Hoàn Kiếm:
- Vị trí
- Lịch sử, nguồn gốc
- Nước hồ, độ sâu
- Tháp rùa
- Cảnh vật xung quanh
b. Đền Ngọc Sơn:
- Vị trí
- Lai lịch, nguồn gốc
- Cấu tạo (thuyết minh từ ngoài vào trong):
+ Tháp bút, đài nghiên, cầu
+ Đền có 3 nếp: Nếp ngoài, nếp giữa, nếp trong.
Bài tập 2.
- Cung cấp một số đoạn văn thuyết minh về các loài hoa.
+ Đoạn văn giới thiệu về ý nghĩa biểu tượng của hoa mai: “Mai là bạn cũ” Không những thế mai còn được người đời coi là biểu tượng của tính trung thực, lịch lãm, cao cả và thuần khiết cùng với tùng, cúc, trúc. Người đời thường nói, chỉ trong hoàn cảnh sống chết mới biết rõ đâu là bạn thực, đâu là bạn giả. Tùng - Trúc - Mai cũng vậy, dù sống trong hoàn cảnh nào, dù là tuyết bay, núi lở hay đạn bom mưa gió bão bùng vẫn ngời một sức sống âm thầm, dai dẳng. Trong khi đó ta thấy vạn vật xung quanh như vẫn đang chìm sâu trong giấc ngủ đông dài rét buốt, còn tùng trúc mai đã vội vàng dậy như chim én gọi xuân về. Một mùa xuân non tơ đầy ánh nắng. Mai rất dễ trồng nhưng cũng thật khó với những người không chuyên chơi mai. Mai sẽ chết nếu như bị úng nước hoặc quá rợp. Nếu đủ nắng mai sẽ nở đều, cánh mập hơn và dày hơn. Đối với những người chuyên chơi mai, loại mai nở dày, đúng độ xuân về họ thường giữ lại trong vườn nhà chứ không chặt vào nhà, cần thì mua thêm. Sở dĩ như vậy là vì ở một số địa phương họ coi mai như một người con gái trong trắng tinh khiết của mùa xuân, biểu tượng của sự may mắn hạnh phúc trong gia đình và vì vậy không ai đang tâm chặt mà chỉ mua thêm về nhà mà thôi.
Trong lịch sử đã không hiếm những danh nhân say mai, trồng mai để ngắm và làm bạn suốt đời. Mai nhỏ nhoi mà tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt. Nó thật xứng đáng như một người con gái nết na, dịu hiền. Thời loạn lạc mai còn đóng vai trò như là một lời khuyên chân thành với người đời hãy sống hết mình, vị tha, thanh bạch không màng đến lợi danh.
+ Đoạn văn giới thiệu về hoa Lưu ly:
Cao từ 15 - 17cm. Hoa chùm nhỏ, trên thân cong, màu xanh nhạt, trắng hay hồng.
Sống trung bình 5 - 7 ngày.
Cắt và chẻ thân, cắm vào nước nguội sâu khoảng 5cm, giữ mát.
Cây 2 năm, ở nơi có nắng và hơi mát. Gieo giống vào giữa hoặc cuối hè để nở hoa vào mùa xuân sau. Nếu hoa tàn được giữ lại sẽ phát tán.
Có một truyền thuyết rất thuyết phục của người Đức giải thích nguồn gốc tên của loài hoa màu xanh tím nhỏ bé xinh đẹp này, cũng như ý nghĩa của nó trong ngôn ngữ các loài hoa: Ngày nọ, có một hiệp sĩ trẻ và người yêu đang đi dạo dọc theo sông Danube. Cô gái trông thấy một đám hoa màu xanh đang trôi xuôi theo dòng sông: “Em muốn có đóa hoa xinh đẹp đó!”, cô gái la lên. Ngay tức khắc, người tình dũng cảm của cô phóng mình xuống dòng sông và vớt lấy đám hoa trôi. Nhưng hỡi ơi, do bị vướng víu bởi sức nặng của bộ áo giáp hiệp sĩ, anh ta đã không thể vượt qua được bờ sông trơn trượt dù đã cố gắng hết sức, cảm thấy mình đang nhanh chóng bị chìm xuống, anh ném hoa lên bờ cho người yêu và bằng những hơi thở cuối cùng của mình trước khi chìm mãi, anh gọi nàng một lời như trăn trối: “Xin đừng quên nhau!”.
Được gắn liền với một bi kịch lãng mạn như vậy nên không có gì phải ngạc nhiên khi có rất nhiều vần thơ ca tụng loài hoa màu xanh thiên đường bé nhỏ này.
+ Đoạn văn giới thiệu cụ thể về một loại mai ở miền Bắc.
“Còn cây mai mà người Bắc quen gọi là cây mơ mọc từng thung dọc suối Yến chùa Hương. Hoa mai trắng một màu trắng tinh khiết nở vào giữa mùa mơ mà những loài hoa khác không dám nở vì trời đầy sương tuyết. Do đó, hoa mai trắng được người xưa mệnh danh la hoa “ngạo sương” tức hoa xem thường sương tuyết. Hoa mai, “hoa ngạo sương” là một hình tượng của nhiều thi sĩ biểu hiện nhân cách của mình. Như trong bài thơ chữ Hán “Đề Hoàng ngự sử mai tuyết hiên” tức “Đề hiên mai tuyết của quan ngự sử họ Hoàng”. Nguyễn Trãi đã sảng khoái viết: “Yêu mai, yêu tuyết bởi vì đâu? Bởi tuyết trắng và mai thanh khiết”. (Ái mai, ái tuyết, ái duyên hà? Ái duyên tuyết bạch mai phương khiết) và Cao Bá Quát cũng đã phải thốt lên “Một đời riêng cảm phục có hoa mai” (Nhất sinh đê thủ bái mai hoa).” 
- Cung cấp một số thông tin ngắn gọn về các loài hoa khác để học sinh về nhà tìm hiểu thêm.
+ Sách “Văn hóa Việt Nam I”
. Hoa ban	. Hoa ngâu	. Hoa loa kèn đỏ.
. Hoa quỳnh	. Hoa sen	. Hoa cúc
- Giáo viên lưu ý thêm về cách viết đoạn văn thuyết minh.
- Các tri thức sử dụng trong đoạn văn phải có độ tin cậy cao
+ Lời văn rõ ràng, biết đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào trong lời giới thiệu hợp lí để tăng sức hấp dẫn cho lời văn thuyết minh.
III. KẾT QUẢ:
Qua một thời gian thực hiện, tôi thấy giờ học phần Tập làm văn đã có những thay đổi theo hướng tích cực:
+ Không khí lớp học sôi nổi hơn; các em đã hứng thu hơn với cả những giờ học lý thuyết và thực hành làm văn thuyết minh.
+ Trong quá trình hoạt động nhóm, những học sinh khá - giỏi có điều kiện trao đổi, giúp các bạn học yếu hơn cùng rèn những kĩ năng làm văn, biết tự đánh giá, nhận xét bài làm của mình.
+ Giáo viên có điều kiện để áp dung linh hoạt phương pháp dạy thực hành, có điều kiện để nắm bắt thực lực, trình độ nhận thức của học sinh, kiểm tra được kĩ năng nghe - nói - viết của các em.
- Kết quả so sánh đối chứng những bài kiểm tra viết Tập làm văn - Lớp 8C.
Kết quả
Sĩ số
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Bài viết học kì I
44
2
5
12
27
26
59
4
9
Bài viết giữa học kì II
44
3
7
15
34
24
54
2
5
Tăng

1

3





Giảm





2

2


PHẦN III:
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
- Qua một thời gian thực hiện, tôi nhận thấy để tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận tốt trong mỗi giờ học cần phải chú ý mấy điểm sau:
- Giáo viên và học sinh cùng có sự chuẩn bị bài chu đáo.
- Giáo viên phải tìm chọn được những câu hỏi và hình thức thảo luận phù hợp với nội dung của từng bài học.
- Giáo viên và học sinh phải có sự kết hợp nhịp nhàng trong quá trình thảo luận. Học sinh được tự do sáng tạo trong nhận thức.
Giáo viên có định hướng hợp lý cho học sinh nhằm bảo đảm đạt được mục tiêu bài học.
- Phải tạo được sự thống nhất trong nhận thức của học sinh sau khi tham gia hoạt động nhóm.
II. KHUYẾN NGHỊ:
- Những biện pháp tôi nêu ở trên chỉ là những điều tôi mới thực hiện trong thực tế giảng dạy ở những năm đầu triển khai đối mới sách giáo khoa THCS. Bởi vậy sẽ không tránh khỏi những điều bất cập. Tôi mong muốn có sự chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể hơn của cấp trên.
- Đề nghị Phòng Giáo dục tổ chức các chuyên đề thường xuyên hơn để chúng tôi có điều kiện học hỏi thêm phương pháp dạy môn Ngữ Văn, dần đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học theo hướng “Tích cực hóa hoạt động của chủ thể - học sinh”.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng vào quá trình tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong giờ học Ngữ văn và bước đầu có hiệu quả. Tôi mạnh dạn ghi lại để Hội đồng khoa học xem xét, đánh giá, để các bạn đồng nghiệp góp ý kiến, bổ sung giúp cho giờ dạy Ngữ Văn của tôi có hiệu quả hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

File đính kèm:

  • docskkn_cach_to_chuc_huong_dan_hoc_sinh_thao_luan_nhom_trong_gi.doc