SKKN Chữa lỗi trong bài văn nghị luận xã hội cho học sinh giỏi tại Trường THPT Chuyên Bắc Giang
Trong những năm gần đây đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục. Điểm mấu chốt của đổi mới phương pháp dạy học là việc người học - đối tượng của hoạt động dạy, chủ thể của hoạt động học - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, để khám phá những điều mình chưa rõ, chứ không phải là tiếp thu một cách thụ động những tri thức đã được giáo viên sắp đặt, từ đó nắm chắc kiến thức, kĩ năng, không rập khuôn theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Nhất là đối với học sinh giỏi thì đây là cơ hội để các em bộc lộ được cả năng khiếu và năng lực của mình. Điều 28.2, Luật Giáo dục đã ghi: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS: phù hợp với từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập với HS. Trong văn kiện chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020 về định hướng phát triển giáo dục, các mục tiêu chiến lược giai đoạn 2009 – 2020 có nội dung như sau: Thực hiện cuộc vận động toàn ngành đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, biến quá trình học tập thành quá trình tự học có hướng dẫn và quản lý của GV..... Do đó, cần nhìn nhận rõ “yếu tố tất yếu chi phối quan hệ giáo dục, trung tâm của hệ thống giáo dục, chính là người học”. Việc dạy học lấy HS làm trung tâm đã khẳng định một hướng đi đúng đắn.
Trong nhà trường phổ thông, văn nghị luận được đánh giá là trọng tâm của chương trình dạy học Ngữ văn, bởi lẽ, văn nghị luận là loại văn trong đó người viết đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đó và thông qua cách thức bàn luận mà làm cho người đọc hiểu, tin, tán đồng những ý kiến của mình và hành động theo những gì mình đề xuất. Bản thân văn nghị luận có liên quan trực tiếp tới quá trình các em học sinh tập vận dụng tổng hợp các tri thức văn học, tri thức xã hội và đời sống vào quá trình làm văn, rèn luyện kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ và đặc biệt giúp đắc lực vào việc phát triển tư duy khoa học, tư duy lí luận. Những đề bài nghị luận xã hội đặt ra những vấn đề tư tưởng, đạo lí, hiện tượng đời sống đòi hỏi học sinh phải huy động những hiểu biết xã hội, văn học và thực tiễn để giải quyết nhằm xây dựng một phương pháp, tư tưởng khoa học để có nhận thức và thái độ đúng trước những vấn đề bàn luận cũng tức là giúp học sinh có sự chuẩn bị cần thiết để tiến tới những hành động đúng đắn, tích cực và sáng tạo trong đời sống hiện tại và tương lai.
Đã từ lâu, với đa số học sinh ở các cấp học. Việc Làm văn được coi là một loại lao động học tập khó khăn và cực nhọc. Gần đây, khi nghị luận xã hội được đưa vào chương trình học với một thời lượng nhiều hơn, khi yêu cầu làm bài văn nghị luận xã hội trở nên cấp thiết hơn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của học sinh và nhất là khi nó chính thức chiếm một phần trong các đề thi (học sinh giỏi các cấp, Tuyển sinh đầu vào, kì thi THPTQG…), tức là trở thành một yêu cầu bắt buộc với học sinh thì những khó khăn đối với học sinh lại càng tăng lên do những non kém trong nhận thức về đời sống xã hội và kĩ năng thực hành làm một bài văn thuộc loại này.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Chữa lỗi trong bài văn nghị luận xã hội cho học sinh giỏi tại Trường THPT Chuyên Bắc Giang

g người mang tâm lý cái gì viết ra cũng là văn chương, nên đem những thứ viết linh tinh trên blog ra đòi in. Sự xuất hiện của các mạng xã hội đem lại những trào lưu viết lách khác nhau. Nhưng nó cũng sẽ mang đến không ít phiều toái ngộ nhận. Sự tự do biến thành sự cợt nhả. Người ta đùa cợt với văn chương. - Theo nguồn tin từ báo Pháp luật Việt Nam: Tổng thống Mĩ Barach Obama rất chăm chỉ đọc sách. Ông dành phần lớn thời gian rảnh rỗi để đọc sách và chơi thể thao. Trong một kỳ nghỉ cùng gia đình ở trang trại, tổng thống mang theo hàng trăm cuốn sách, nhiều cuốn trong số đó nói về sự biến đổi khí hậu * Giáo viên cung cấp thêm tài liệu tham khảo, hướng dẫn học sinh tự đọc Bởi nghị luận xã hội đòi hỏi tính thời sự cao nên ngoài những kiến thức cơ bản và cách làm bài của từng dạng nghị luận xã hội, giáo viên cần định hướng để học sinh tự tìm hiểu, tự đọc thêm những kiến thức xã hội, những tư liệu tham khảo khác để nguồn dẫn chứng phong phú: những cuốn sách về kĩ năng sống: Hạt giống tâm hồn, Đời ngắn đừng ngủ dài, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, John đi tìm Hùng, Tin vào ngày mai, Khác biệt hay là chết..., sách về các danh nhân, các doanh nhân thành đạt ... , xem các chương trình truyền hình về: Việc tử tế, Cặp lá yêu thương, người truyền cảm hứng.....Song, đọc phải kết hợp với việc đánh dấu, ghi chép lại những điều mà mình thấy hay, đặc sắc... Gom gió thành bão, năng nhặt chặt bị, kiên trì và chăm chỉ các em sẽ tích được nguồn tư liệu phong phú và đa dạng... Ví dụ: TOP 10 NHÂN VẬT TRUYỀN CẢM HỨNG NĂM 2019: 1. 1977 VLOG: đạt nút vàng Youtube chỉ sau 4 clip, 1977 Vlog đã truyền cảm hứng theo đuổi đam mê đến cùng của mình cho rất nhiều bạn trẻ. 2. Vì Quyết Chiến: cậu bé Sơn La đạp xe 103 km xuống Hà Nội vì sợ không thể được nhìn mặt em lần cuối là điều phi thường nhỏ bé trong tim chúng ta. 3. Rapper ĐEN VÂU: truyền cảm hứng bởi những bản rap mộc mạc, viết nên từ chiêm nghiệm cá nhân. 4. Đội tuyển ESPORT FLASH: 5 chức vô địch lớn năm 2019, đội tuyển đang thảng tiến trên con đường “dăm ba cái thứ game gủng” thật sự là một “cái gì đó” ở Việt Nam. 5. GIANG ƠI: từ chuyện trong nhà ra ngoài xã hội, từ chuyện giảm cân đến cách học tiếng Anh, từ tình yêu tình báo đến lối sống xanhtất cả đều có thể trở thành một chủ đề chia sẻ và truyền cảm hứng đến mọi người của Giang Ơi. 6. Ông Bùi Công Hiệp: dành tặng khối tài sản hơn 100 tỷ đồng để làm mái ấm cho các em nhỏ mồ côi, góp phần giúp tương lai của các em được tươi sáng hơn. 7. Ca sĩ Hoàng Thùy Linh: cô đã đem đến cho công chúng những sản phẩm âm nhạc độc đáo, đậm chất văn hóa Việt Nam. 8. Cụ Đỗ Thị Mơ: sống ở miền núi Thanh Hóa nhưng luôn yêu đời, yêu người và thấy mình may mắn đủ đầy, cụ ngày ngày đạp xe lên xã xin thoát nghèo. 9. Cô giáo Trần Thị Thúy: chỉ là cô giáo trường làng nhưng cô đã đạt giải thưởng được coi như giải Nobel trong giảng dạy và được đích thân đại diện Microsoft mời đến Canada làm việc. 10. Khang A Tủa: người H’Mông đầu tiên học Đại học Bách khoa đến người H’Mông đầu tiên học đại học Fullbright, Khang A Tủa vẫn đang tiếp tục đi tìm con đường cho mình, cho gia đình và cho cả đồng bào. * Cách chọn và trình bày dẫn chứng: - Để có dẫn chứng thuyết phục trong bài NLXH, khi chọn dẫn chứng, cần đảm bảo các tiêu chí: phù hợp với vấn đề nghị luận, xác thực (chính xác, chân thực), tiêu biểu, toàn diện, mới mẻ, có tính thẩm mĩ, tính giáo dục...Trong các tiêu chí trên lưu ý: + Tính xác thực của dẫn chứng: những dẫn chứng lấy từ đời sống thực tế, cần ghi rõ nguồn thông tin, sự kiện, hoàn cảnh ... để đảm bảo độ tin cậy cho dẫn chứng. + Tính toàn diện: toàn diện là đầy đủ các mặt, không thiếu mặt nào. Trước một vấn đề được triển khai thành nhiều ý, mỗi ý cần có dẫn chứng riêng phù hợp. Ví dụ: Nhà thơ Nazim Hik met đã bày tỏ: Nếu tôi không cháy lên, nếu anh không cháy lên, nếu chúng ta không cháy lên thì làm sao bóng tối có thể trở thành ánh sáng. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về câu nói trên? Vấn đề đặt ra là: sống phải cháy lên. Chúng ta có thể triển khai thành các ý, mỗi ý cần có dẫn chứng để minh họa. Chẳng hạn: cháy lên để vượt qua nghịch cảnh, đau khổ, bất hạnh. Ở ý này, có thể lấy một số tấm gương tiêu biểu như Nic-Vujic, Helen-keller, gương học sinh nghèo vượt khó ...; cháy lên khẳng đình giá trị của bản thân, sống có ý nghĩa, ví dụ: thầy Thích Quảng Đức tự lấy thân làm đuốc, thiêu mình để phản dối chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp, tàn sát các phật tử miền Nam, bé Lê Hải An 7 tuổi mắc bệnh hiểm nghèo đã quyết định hiến giác mạc trao đi đôi mắt, ngọn lửa ấy đã truyền đi thông điệp về lẽ sống cao đẹp, cháy lên để dấn thân, chấp nhận thử thách để khám phá, phát minh ra những điều có ý nghĩa lớn lao cho con người, xã hội: ví dụ những nhà khoa học đã miệt mài nghiên cứu để phát minh ra những thành tựu khoa học lớn lao: Ê-đi-xơn, Ac-si-met...; cháy lên: là sự kết nối giữa mọi người để tạo ra sức mạnh đoàn kết: ví dụ Đội tuyển bóng đá nam, nữ U23 Việt Nam trong trận trung kết Seagame 2019, tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước... - Dẫn chứng đưa ra cần phải được phân tích, hướng vào lí lẽ để làm rõ cho lí lẽ. Bài NLXH hay trong đó cần có dẫn chứng nông, sâu... Dẫn chứng hướng vào lí lẽ chính cần được phân tích kĩ, dẫn chứng hướng vào lí lẽ phụ nên lướt theo kiểu liệt kê, giới thiệu. Như vậy, tích cực trải nghiệm, tích lũy vốn sống, chăm chỉ đọc - ghi chép tài liệu, chọn và phân tích tốt dẫn chứng sẽ góp phần quan trọng làm cho bài nghị luận xã hội thêm sâu sắc và có sức thuyết phục cao. III. HIỆU QUẢ MANG LẠI CỦA SÁNG KIẾN 3.1. Hiệu quả kinh tế Khi thực hiện áp dụng sáng kiến trên đây vào thực tiễn dạy học Ngữ văn THPT; dạy lớp chuyên văn; dạy Đội tuyển học sinh giỏi: cấp tỉnh, khu vực Duyên hải Đồng bằng Bắc bộ, Trại Vương, Học sinh giỏi Quốc gia có thể nhìn thấy ngay một số lợi ích về mặt kinh tế mà nó mang lại. Đó chính là những giải pháp khắc phục lỗi trong bài văn Nghị luận xã hội ngoài hiệu quả tác động tích cực đến hứng thú học tập môn Ngữ văn của HS đặc biệt là nghị luận xã hội, làm thay đổi thái độ học tập với kiểu bài nghị luận xã hội của HS, khi các em nắm chắc kiến thức về kiểu bài, nắm chắc những yêu cầu cụ thể về kiến thức và nội dung đối với kiểu bài, các em được sửa những lỗi sai của mình Từ đó giúp học sinh tự tin, vững vàng trước bất kì một đề nghị luận xã hội nào mà các em gặp phải trong học tập cũng như trong các kì thi. Hơn nữa còn tác động trực tiếp đến nhận thức, ý thức và năng lực của GV, góp phần quan trọng vào việc đổi mới giáo dục hiện nay. Thực hiện sáng kiến này chính là một điều kiện, một cơ hội để GV tự tìm hiểu tài liệu, cập nhật thông tin tri thức mới, củng cố kiến thức chuyên môn từ đó nâng cao năng lực, phẩm chất cá nhân. Với những yêu cầu cao trong việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, người GV phải tự ý thức không ngừng học hỏi, nghiên cứu, trau dồi nâng cao trình độ và bản lĩnh. Sự cập nhật tri thức phải luôn đi đôi với nâng cao trình độ sư phạm. Khi đã quán triệt tinh thần coi HS là trung tâm hoạt động học tập, khi đã trao quyền chủ động cho HS, tất yếu GV sẽ phải đối diện với sự đa dạng, phức tạp trong tư duy, trong cách phát ngôn, trong bày tỏ quan điểm ý kiến của các em. Do vậy, GV buộc phải tự nâng cao trình độ năng lực của mình. Việc GV không ngừng tự trau dồi nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ ở một khía cạnh nào đó cũng có thể xem là tiết kiệm kinh phí cho công tác tập huấn, đào tạo lại. Với học sinh, tiết kiệm thời gian tìm hiểu bài, có một phương pháp khoa học, hiệu quả đối với từng dạng bài, từng môn họcĐó chính là mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ cho xã hội. 3.2. Hiệu quả xã hội Những giải pháp mà tôi đã thực hiện trên đây trong bảy năm học liên tiếp tại trường THPT Chuyên Bắc Giang rất có hiệu quả trong việc kích thích hứng thú học tập của HS, giúp học sinh, nhất là học sinh giỏi không còn tâm lí “lúng túng, sợ sệt” khi bắt gặp dạng đề nghị luận xã hội hỏi theo hướng mở. Kết quả thử nghiệm cho thấy, hứng thú học tập của HS đã có sự chuyển biến tích cực, có sự thay đổi đáng kể sau khi được giáo viên chỉ ra lỗi và đưa ra những giải pháp khắc phục lỗi trong kiểu bài nghị luận xã hội. Chính vì vậy mà công tác giảng dạy và giáo dục học sinh luôn đạt chất lượng tốt, các lớp chuyên, nâng cao, cơ bản do tôi phụ trách hàng năm đạt 100% xếp loại học lực khá, giỏi trong đó loại giỏi chiếm từ 50% trở lên; học sinh đỗ tốt nghiệp 100% trong đó loại giỏi chiếm trên 50%; tỷ lệ học sinh đỗ đại học nguyện vọng một đều trên 90%, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm học 2016-2017: có 01 học sinh là thủ khoa tốt nghiệp toàn tỉnh: em Nguyễn Thanh Vân (12 Pháp); năm học 2018 – 2019, 01 học sinh là thủ khoa khối D1 toàn tỉnh: em Nguyễn Thị Trang (12 Anh) Trong năm năm tham gia và dạy chính thức đội tuyển Quốc gia môn Ngữ Văn của tỉnh thì số lượng và chất lượng giải HSG quốc gia ngày càng được tăng cao: So với giai đoạn trước thì số giải tăng lên đáng kể, trong đó số giải nhất, giải Nhì, giải Ba tăng lên, HSG tỉnh duy trì đều đặn. Kết quả cụ thể như sau: - Kết quả thi học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ Văn: 43 giải (01 Nhất, 07 Nhì, 27 Ba, 08 Khuyến Khích). - Bồi dưỡng học sinh thi HSG các tỉnh phía bắc (trại hè Hùng Vương) và Duyên hải Đồng bằng Bắc Bộ: 20 huy chương (04 Vàng, 06 Bạc, 10 Đồng) - Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi tỉnh: 35 giải (04 Nhất, 08 Nhì, 11 Ba, 12 Khuyến Khích). Công tác bồi dưỡng HSG luôn đứng đầu khối các trường THPT trong toàn tỉnh và là một trong những trường THPT Chuyên trên cả nước có kết quả giải HSG Quốc gia ổn định hàng năm. So sánh hứng thú, sự tích cực của HS trước và sau khi áp dụng giải pháp (kết quả đo lường bằng việc phỏng vấn HS của 5 lớp: Văn K23, Pháp K23, Anh K26, Văn K28, Anh K29 và HS đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh, khu vực, quốc gia các năm từ 2014-2020 với tổng số 250 HS): Thái độ, hứng thú và sự tích cực với nội dung bài học Trước khi áp dụng giải pháp Sau khi áp dụng giải pháp Rất hứng thú 12% 20% Có hứng thú một chút 35% 60% Không hứng thú 38% 20% Rất không hứng thú 15% 0% Có thể thấy, giải pháp đưa ra đã có hiệu quả rất tốt trong việc làm thay đổi hứng thú, sự tích cực, chủ động của HS trong giờ học chữa lỗi trong bài văn Nghị luận xã hội. 3.3. Hiệu quả về việc bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng đối với giáo viên, học sinh * Với giáo viên: - Nắm được hệ thống kiến thức, kĩ năng làm dạng bài Nghị luận xã hội, các lỗi học sinh hay mắc cùng cách khắc phục lỗi để tiến hành giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi theo quy định của chương trình ở bậc THPT. - Sáng kiến giúp giáo viên Ngữ văn được tiếp cận với nhiều bài viết của học sinh cùng nhiều gợi ý đối với từng dạng bài Nghị luận xã hội... từ đó tích cực ứng dụng vào công tác giảng dạy, nâng cao hiệu quả dạy học. Phát huy được các năng lực của từng học sinh. - Giáo viên kịp thời phát hiện những lỗi sai của HS để từ đó có biện pháp điều chỉnh phương pháp dạy và học cho phù hợp. GV có khả năng và điều kiện phát triển các phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính chủ động sáng tạo của người học. - Qua việc phân tích các lỗi trong bài viết, bài kiểm tra của HS ở các giai đoạn trong và sau thực nghiệm đã khẳng định được việc chữa lỗi và chỉ ra cách khắc phục lỗi trong bài Nghị luận xã hội là hiệu quả, cần thiết. * Với học sinh: - Học sinh giỏi nắm chắc và rèn luyện các kỹ năng, cách tổ chức thực hiện và giải quyết những vấn đề trong thực tế bài học, thực tế từng dạng đề một cách linh hoạt và khoa học. - Học sinh giỏi có khả năng nhanh chóng thích ứng với công việc, hoàn thành các công việc được giao với hiệu quả cao ngay sau khi học xong. - Nội dung của sáng kiến không chỉ rèn cho các em kỹ năng nhận diện đề, kĩ năng làm bài tốt mà còn rèn cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức lý giải các hiện tượng thực tiễn gắn với đời sống, qua đó đã hình thành và phát triển các năng lực chung, năng lực chuyên biệt với các học sinh giỏi. Học sinh có khả năng suy luận diễn dịch từ các luận điểm lý thuyết; suy luận quy nạp từ các kết quả quan sát; phân tích và tổng hợp; phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tế. - Dạy học theo sáng kiến khuyến khích được tinh thần tự học của học sinh, học sinh có hứng thú trong học tập, tự giác và hoàn thiện tốt nhiệm vụ được giao. IV. ĐÁNH GIÁ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN R Chỉ có hiệu quả trong phạm vi đơn vị áp dụng. £ Đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng ra phạm vi sở, ngành theo chứng cứ đính kèm. £ Đã phục vụ rộng rãi người dân trên địa bàn tỉnh, huyện/thành phố, hoặc đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng trên địa bàn tỉnh, huyện/thành phố theo chứng cứ đính kèm. £ Đã phục vụ rộng rãi người dân tại Việt Nam, hoặc đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng tại nhiều tỉnh, thành theo chứng cứ đính kèm. Nhóm giải pháp đã tác động tích cực tới hứng thú học tập kiểu bài nghị luận xã hội của HS THPT trên đây đã được tôi áp dụng vào thực tế giảng dạy tại 05 lớp HS khối 10,11,12 của trường THPT Chuyên Bắc Giang trong vòng 07 năm trở lại đây (các năm học 2013-2014, 2014-2015, 2015-2016, 2016-2017, 2017-2018, 2018-2019, 2019-2020). Đối tượng HS gồm có 03 lớp nâng cao (chọn môn Ngữ văn là môn thi Đại học); 02 lớp chuyên văn (môn Ngữ văn là môn thi HSGQG, học sinh giỏi khu vực, học sinh giỏi cấp tỉnh, thi Đại học). Cùng với đó, nhóm giải pháp còn được áp dụng hiệu quả vào thực tế giảng dạy đội tuyển HSGQG của tỉnh Bắc Giang các năm: 2015,2016, 2017, 2018, 2019,2020. Đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh các năm: 2012, 2015, 2016. Đội tuyển HSG tham gia khu vực Duyên hải đồng bằng bắc bộ và Trại hè Hùng Vương các năm 2014,2015,2019, 2020. Kết quả áp dụng cho thấy nhóm giải pháp này có tác động rất tích cực, có sự chuyển biến rất rõ rệt đến hứng thú học tập kiểu bài Nghị luận xã hội của HS THPT. Từ thực tiễn áp dụng trên đây, có thể khẳng định nhóm các giải pháp này hoàn toàn có khả năng áp dụng rộng rãi đối với đối tượng HS giỏi THPT ở mọi vùng miền trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và toàn quốc. Nhóm giải pháp này sẽ góp phần thiết thực vào việc đổi mới PPDH, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong tình hình hiện nay. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO Phạm Thị Thu Hiền, 30 đề luyện tập ôn thi THPTQG môn Ngữ Văn, NXBĐHSP 2016 Trần Thị Minh Hiền, Tuyển tập đề bài và bài văn theo hướng mở, tập 1, NXB GD 2013 Phan Danh Hiếu, Cẩm nang luyện thi Quốc gia Ngữ Văn, NXB ĐHQGH, 2015 Nguyễn Đức Hùng, Chuyên đề Ngữ Văn kì thi Quôc gia, NXB HN 2009 Nguyễn Duy Kha, Hoàng Văn Quyết (2016), Tuyển chọn những bài văn đoạt giải quốc gia học sinh giỏi trung học phổ thông 2004 – 2014, NXB Giáo dục Việt Nam, H. Nhiều tác giả (2007), Từ điển thuật ngữ Văn học , NXB Giáo dục Việt Nam, H Đỗ Ngọc Thống (2016), Luyện thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 môn Văn, NXB Giáo dục Việt Nam, H. Đỗ Ngọc Thống (2016), Tài liệu chuyên Văn tập một, hai, ba, NXB Giáo dục Việt Nam, H. Thân Phương Thu, Tuyển tập đề bài và bài văn theo hướng mở, tập 2, NXB GD 2013. Lê Anh Xuân, Rèn kĩ năng làm bài thi tốt nghiệp THPT và thi Đại học môn Ngữ Văn – Nghị luận xã hội, NXB ĐHQG HN, 2013.
File đính kèm:
skkn_chua_loi_trong_bai_van_nghi_luan_xa_hoi_cho_hoc_sinh_gi.doc
Báo cáo kết quả áp dụng của sáng kiến.docx
BÌA.doc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SK.docx
MỤC LỤC.doc
TRANG CUỐI.doc