SKKN Đa dạng hình thức kiểm tra miệng ở các giờ đọc văn trong dạy học Ngữ Văn 12 tại Trường THPT Nghi Lộc 5
Nền giáo dục ở Việt Nam nói chung và quá trình dạy học môn Ngữ văn nói riêng đã và đang không ngừng đổi mới. Theo tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, việc dạy học cũng như đánh giá HS sẽ dựa trên sự phát huy tối đa năng lực của người học. Vì thế, đa dạng hình thức kiểm tra miệng cũng là một trong những cách thức giúp GV đánh giá HS. Đây là một trong những hoạt động tất yếu trong quá trình đổi mới kiểm tra, đánh giá HS dựa theo năng lực và phẩm chất trong chương trình mới này.
Đặc biệt, kiểm tra miệng không chỉ là một trong những khâu hoàn thiện đánh giá kết quả học tập của HS mà còn mang lại nhiều ý nghĩa cho cả người dạy lẫn người học, trong đó rất đặc biệt đối với các giờ dạy văn bản đọc hiểu. Nó có vai trò tạo tâm thế ổn định, thoải mái cho lớp khi bước vào bài học mới. Đồng thời, khi trả lời bài cũ còn là phút giây HS được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề và hình thành thái độ tự tin cho bản thân. Và GV cũng có cái nhìn tổng quát về kiến thức, thái độ của người học để có sự điều chỉnh trong dạy học và đánh giá phù hợp hơn.
Tuy nhiên, thực tế trong quá trình kiểm tra miệng trong các giờ đọc văn trong Ngữ văn 12 tại trường THPT Nghi Lộc 5, chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Với mong muốn các em trang bị kiến thức một cách đầy đủ để tham gia kì thi quan trọng, nên vẫn còn hiện tượng GV ép buộc HS ghi nhớ kiến thức một cách thuần túy và tái hiện bằng miệng trước lớp trong đầu giờ học. Và quá trình kiểm tra miệng trong các giờ dạy văn bản văn học chỉ đơn thuần là thuật lại nội dung của bài cũ như: đọc thuộc bài thơ, tóm tắt câu chuyện... Vì thế, thay vì hiểu và sáng tạo thì HS lại chú trọng quá trình học thuộc để hoàn thành yêu cầu bài cũ của GV trước khi đến lớp. Đồng thời, bản thân các em cũng chấp nhận cách học ghi nhớ này, với quan niệm: “học thuộc trước thì đỡ sau, tổng không đổi”. Tuy nhiên, cũng có một số trường hơp các em có e ngại, thậm chí có phần sợ sệt khi bị nhắc tên lên hỏi bài. Bởi lẽ, để thuộc lòng các văn bản thơ lớp 12 đó là một điều không dễ dàng khi mỗi bài có dung lượng tới 90 câu thơ. Các em gọi bông đùa những phút giây đó là “giờ xét xử”, “giờ hành hình”, “lên thớt”... Từ đó, đồng nghĩa với việc không khí của đầu giờ học luôn bắt đầu bằng những căng thẳng và nặng nề. Xuất phát từ những cơ sở trên tôi lựa chọn giải pháp “Đa dạng hình thức kiểm tra miệng ở các giờ đọc văn trong dạy học Ngữ văn 12 tại trường THPT Nghi Lộc 5” để nghiên cứu và thực hiện.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Đa dạng hình thức kiểm tra miệng ở các giờ đọc văn trong dạy học Ngữ Văn 12 tại Trường THPT Nghi Lộc 5

ối thống nhất. - Mặc dù đối tượng khảo sát có cách đánh giá khác nhau, nhưng theo quy luật số lớn, có thể nói đa số lượt ý kiến đánh giá đều thống nhất cho rằng cả 8 hoạt động đề xuất là có tính rất khả thi. Trong đó hoạt động “Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua áp dụng các trò chơi” được đánh giá cao nhất với = 3.82 xếp bậc 1/8. Như vậy, các giải pháp mà tác giả đề xuất trong đề tài đều được GV và HS đánh giá mức độ rất cấp thiết và rất khả thi. PHẦN C: KẾT LUẬN 1. Kết luận chung Đề tài hoàn thành là kết quả của một quá trình nghiên cứu nghiêm túc của bản thân, sự quan tâm tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, sự phối hợp cộng tác của các đồng nghiệp và các em HS. Trong quá trình thực hiện, bản thân đã nỗ lực nghiên cứu các nguồn tư liệu từ những chuyên gia ngành giáo dục, những tư liệu trên các trang mạng chính thống về hoạt động mở đầu, về phương pháp dạy học, đánh giá HS toàn diện tích. Đồng thời đề tài cũng là sự đúc rút kinh nghiệm từ chính quá trình dạy đọc hiểu văn bản không chỉ của bản thân mà còn của đồng nghiệp trong và ngoài trường. 2. Ý nghĩa của đề tài Khi thực hiện đề tài, bản thân tôi càng thêm ý thức vai trò, tầm quan trọng của hoạt động đa dạng hình thức kiểm tra miệng và việc đổi mới phương pháp đánh giá HS theo định hướng phát triển năng lực. GV thực hiện đổi mới trước hết là tự “làm mới” chính mình, phát triển năng lực cho chính bản thân mình để có sự nhận xét, đánh giá đúng đắn, toàn diện về HS. Nhờ những ghi nhận chính xác này, tôi đã lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp theo từng đối tượng. Đồng thời, tôi tìm thấy được năng lực, thế mạnh riêng cuả mỗi em để thêm tin và yêu vào trò của mình hơn. Khi GV thay đổi được mình, HS cũng sẽ có sự đổi thay. Các em nâng cao ý thức tự học bài cũ, không còn e ngại, rụt rè trước giờ kiểm tra miệng các văn bản nữa, thay vào đó là thái độ chỉnh chu, nghiêm túc và hào hứng khẳng định năng lực của bản thân. Nhờ quá trình tự học kết hợp với củng cố ở trên lớp HS khắc sâu kiến thức của văn bản, hình thành nhiều kỹ năng học tập bổ ích. Đặc biệt, khi các em hăng say học tập là yếu tố tiên quyết hình thành hứng thú qua từng tiết dạy học văn bản nói riêng và niềm đam mê với văn chương nói chung. Từ đó, chất lượng dạy học bộ môn được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Với hướng đề xuất da dạng hóa hình thức kiểm tra miệng trong giờ dạy văn bản sẽ đem đến cho nhiều GV những cách thức đánh giá năng lực và phẩm chất HS hiệu quả. Mặt bằng chung sau khi thực nghiệm thực tế HS khối 12 trường THPT Nghi Lộc 5 tìm thấy được niềm đam mê, hứng thú và có phương pháp học tập hợp lí khi tiếp cận các văn bản nói riêng và môn Ngữ văn nói chung. Với ý nghĩa này tôi tin chắc sức mạnh của văn chương sẽ không bao giờ bị “vơi cạn” mà tiếp tục được các em nuôi dưỡng tình yêu đam mê qua những điểm số thật “sạch sẽ” và “bài học đường đời” sâu sắc. 3. Đề xuất Để đề tài có thể được ứng dụng hiệu quả rộng rất cần sự vào cuộc, ủng hộ mạnh mẽ của các cấp quản lí lẫn người dạy và người học. Trước tiên, với các cấp quản lí giáo dục, hãy luôn là “kim chỉ nam hành động” cho tất cả cán bộ GV đang dạy học. Cụ thể, đối với phòng chuyên môn của Sở GD & ĐT luôn quan tâm hơn nữa việc triển khai các hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, đặc biệt là đội ngũ GV dạy các trường vùng nông thôn. Tạo thêm các hoạt động giao lưu chuyên môn để giáo viên dạy ở khu vực Tây Nghi Lộc được tiếp cận, học hỏi những kĩ thuật, kinh nghiệm, phương pháp dạy học, đánh giá tích cực của giáo viên các trường chuẩn ở vùng trung tâm. Bên cạnh đó, vai trò của ban giám hiệu cũng rất quan trọng. Nhà trường cần tạo thêm các hoạt động trải nghiệm cho HS để các em được khám phá, được thể hiện cá tính của mình và phát huy năng lực, phẩm chất cá nhân, luôn không ngừng học tập, đổi mới mình trong sự nghiệp giáo dục. Thứ hai, với GV – lực lượng trực tiếp tham gia hoạt động dạy học, đánh giá HS cần thực sự học tập, “làm giàu” cho chính mình không ngừng nghỉ. GV cần thường xuyên cập nhật, tham khảo các phương pháp dạy học tích cực, các hình thức đánh giá HS để áp dụng cho từng tiết dạy, môn dạy của mình. Chúng ta hãy luôn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân; dạy học cần bám sát đối tượng, linh hoạt trong quá trình giảng dạy để đạt hiệu quả tốt nhất trước những khó khăn, hạn chế của vùng miền và năng lực học sinh. Đặc biệt, mỗi thành viên trong tổ chuyên môn rất cần sự tích cực dự giờ, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, cùng nhau đưa ra các ý tưởng sáng tạo, thiết thực, có tính khả thi để tạo ra môi trường giáo dục gần gũi, thân thiện và hiệu quả. Thứ ba, đối với HS – trung tâm của tiết học, là thành tố quyết định rất lớn cho sự thành công trong sự nghiệp trồng người của GV. Sự nỗ lực của các em chính là yếu tố tiên quyết cho quá trình dạy học hiệu quả. Trong những giờ dạy, HS cần chủ động và tích cực hơn trong học tập, xác định đúng mục đích học tập môn Ngữ văn, chủ động tìm tòi, lĩnh hội tri thức, sẵn sàng hợp tác, giao lưu, chia sẻ, trình bày ý kiến cá nhân của mình trước tập thể. Các em cần mạnh dạn hơn trong các hoạt động nhóm, hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm. Ngoài ra, sau phút giây trên bục giảng, các em hãy có sự chủ động đọc thêm tài liệu, khai thác tìm hiểu trên các trang mạng về nội dung, vấn đề của bài học để tích luỹ kiến thức, hiểu sâc sắc hơn vấn đề, tự học và tự rèn luyện để nâng cao nhận thức, hình thành các kỹ năng sống cho bản thân. Trên đây là một số kinh nghiệm vận dụng “Đa dạng hình thức kiểm tra miệng ở các giờ đọc văn trong chương trình Ngữ văn 12 tại trường THPT Nghi Lộc 5” đã giúp tôi bước đầu đạt được những thành công trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn tạo ra được sự hứng thú của học sinh đối với môn học. Đồng thời, với các biện pháp mà tôi nêu ra đã phần nào đó giúp cho các đồng nghiệp giảng dạy môn Ngữ văn cảm thấy rất thiết thực khi tìm ra cách thức để tổ chức kiểm tra miệng hiệu quả, đặc biệt tại các trường THPT nông thôn. Chính vì vậy tôi mong muốn các đồng nghiệp có thể tham khảo, vận dụng được sáng kiến kinh nghiệm này của tôi vào trong quá trình giảng dạy, đánh giá HS và mong nhận được nhiều ý kiến góp ý của Hội đồng khoa học các cấp, để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi. Tôi chân thành cảm ơn ! Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi tự viết. Nếu làm sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nghi Lộc, tháng 4 năm 2023. Tác giả TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo giáo dục và thời đại Online 2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, năm 1999, nhà xuất bản Đại học, Quốc gia Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Phương Hoa, Tập bài giảng lý luận dạy học hiện đại, năm 2008, năm 2008 4. Điều lệ THCS, THPT ngày 28/3/2011 của Bộ GD & ĐT về nhiệm vụ của học sinh, quyền của học sinh, hành vi ngôn ngữ ứng xử, trang phục của HS, các hành vi HS không được làm, khen thưởng và kỷ luật HS 5. Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh THCS, THPT Số: 22/2021/TT-BGDĐT 6. Quy chế đánh giá và xếp loại HS THPT theo thông tư số 58/2011/TT - BGD ĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GD & ĐT PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM ĐA DẠNG HÌNH THỨC KIỂM TRA MIỆNG Ở CÁC GIỜ ĐỌC VĂN TẠI TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5 (Hình 1: Phiếu trả lời trắc nghiệm của HS kết hợp chấm chéo trong kiểm tra miệng văn bản Tuyên ngôn độc lập) (Hình 2: Hình ảnh HS hóa thân vào nhân vật Mị kể lại câu chuyện và phân tích nội dung văn bản Vợ chồng A – Phủ) (Hình 3: Hình ảnh HS tham gia hình thức đóng vai để trả lời phỏng vấn trong tác phẩm Vợ nhặt) (Hình 4: Hình ảnh hoạt động sân khấu hóa phân cảnh Mị trong đêm tình mùa xuân trong văn bản Vợ chồng A – Phủ) (Hình 5: Hình ảnh HS giới thiệu về sông Đà bằng video trong kiểm tra miệng ở văn bản Người lái đò sông Đà) (Hình 6: Hình ảnh HS chuyển thể lời bài thơ Việt Bắc thành bài hát) (Hình 7: Hình ảnh sơ đồ tư duy của HS về văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông) (Hình 8: Học sinh bốc thăm câu hỏi để trả lời trong văn bản Chiếc thuyền ngoài xa) (Hình 9: Hình ảnh HS hai nhóm thi đua trong hoạt động kiểm tra miệng ở văn bản Hồn Trương Ba da hàng thịt) (Hình 10: Hình ảnh HS chơi trò tiếp sức trong kiểm tra miệng văn bản Rừng xà nu) PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH KHI THAM GIA ĐA DẠNG HÌNH THỨC KIỂM TRA MIỆNG TRONG GIỜ ĐỌC VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 1. Thông tin về học sinh Trường:...........................................Lớp: ........................................................ 2. Em hãy đánh dấu (a) vào những ô mà bạn thấy đúng với bản thân: 2.1. Em có thích thầy (cô) sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra miệng ở giờ đọc văn không? c Hứng thú c Bình thường c Không hứng thú 2.2. Việc thầy (cô) sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra miệng ở giờ đọc văn giúp em tạo được hứng thú trong giờ học không? c Hứng thú c Bình thường c Không hứng thú 2.3 Kiểm tra miệng bằng các hình thức (phiếu trả lời trắc nghiệm, phỏng vấn...) giúp các em hiểu bài hơn, nhớ bài lâu hơn? c Đồng ý c Không đồng ý c Ý kiến khác . Thông qua việc sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra miệng trong các giờ đọc văn giúp các em phát huy được năng lực, phẩm chất không? c Đồng ý c Không đồng ý c Ý kiến khác 2.5. Thông qua việc tham gia nhiều hình thức kiểm tra miệng hoạt động kiểm tra miệng giúp các em tăng thêm các mức độ nhận thức của bài học? ( HS có thể lựa chọn nhiều mức độ theo nhận thức của bản thân). c Nhận biết c Thông hiểu c Vận dụng thấp c Vận dụng cao PHỤ LỤC 3: PHIẾU KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ĐỀ XUẤT 1. KHẢO SÁT THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN Phiếu thăm dò ý kiến GV: Tổng hợp câu trả lời: Họ và tên: ............................................................................................... Giảng dạy môn: ...................................................................................... Giáo viên trường: .................................................................................... Xin thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về tính cấp thiết của việc thực hiện đa dạng hình thức kiểm tra miệng ở các giờ đọc văn trong chương trình Ngữ văn 12 tại trường THPT Nghi lộc 5 (Đánh dấu X vào trong các ô trống) TT Hoạt động Không cấp thiết Ít cấp thiết Cấp thiết Rất cấp thiết 1 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua hình thức sử dụng phiếu trả lời trắc nghiệm kết hợp với chấm chéo 2 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua hình thức nhập thân vào văn bản 3 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua hình thức đóng vai để trả lời phỏng vấn 4 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua hình thức sân khấu hóa một tình tiết trong tác phẩm 5 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua sản phẩm: video, bài hát, sơ đồ 6 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua hình thức bốc thăm câu hỏi do học sinh tự tạo trong dạy học văn bản 7 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng theo tinh thần khích lệ cá nhân và thi đua phong trào học tập của nhóm 8 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua áp dụng các trò chơi Họ và tên: ............................................................................................... Giảng dạy môn: ...................................................................................... Giáo viên trường: .................................................................................... Xin thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về tính khả thi của việc thực hiện đa dạng hình thức kiểm tra miệng ở các giờ đọc văn trong chương trình Ngữ văn 12 tại trường THPT Nghi lộc 5 (Đánh dấu X vào trong các ô trống) TT Hoạt động Không khả thi Ít khả thi Khả thi Rất khả thi 1 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua hình thức sử dụng phiếu trả lời trắc nghiệm kết hợp với chấm chéo 2 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua hình thức nhập thân vào văn bản 3 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua hình thức đóng vai để trả lời phỏng vấn 4 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua hình thức sân khấu hóa một tình tiết trong tác phẩm 5 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua sản phẩm: video, bài hát, sơ đồ 6 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua hình thức bốc thăm câu hỏi do học sinh tự tạo trong dạy học văn bản 7 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng theo tinh thần khích lệ cá nhân và thi đua phong trào học tập của nhóm 8 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua áp dụng các trò chơi 2. KHẢO SÁT THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH Phiếu thăm dò ý kiến HS: Tổng hợp câu trả lời: Họ và tên: ........................................................................................................... Học sinh lớp: .......................... Trường THPT Nghi Lộc 5 Em hãy vui lòng cho mức độ cần thiết của việc thực hiện đa dạng hình thức kiểm tra miệng ở các giờ đọc văn trong chương trình Ngữ văn 12 tại trường THPT Nghi lộc 5 (Đánh dấu X vào ô tương ứng) TT Hoạt động Không cấp thiết Ít cấp thiết Cấp thiết Rất cấp thiết 1 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua hình thức sử dụng phiếu trả lời trắc nghiệm kết hợp với chấm chéo 2 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua hình thức nhập thân vào văn bản 3 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua hình thức đóng vai để trả lời phỏng vấn 4 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua hình thức sân khấu hóa một tình tiết trong tác phẩm 5 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua sản phẩm: video, bài hát, sơ đồ 6 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua hình thức bốc thăm câu hỏi do học sinh tự tạo trong dạy học văn bản 7 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng theo tinh thần khích lệ cá nhân và thi đua phong trào học tập của nhóm 8 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua áp dụng các trò chơi Họ và tên: ........................................................................................................... Học sinh lớp: .......................... Trường THPT Nghi Lộc 5 Em hãy vui lòng cho mức độ khả thi của việc thực hiện đa dạng hình thức kiểm tra miệng ở các giờ đọc văn trong chương trình Ngữ văn 12 tại trường THPT Nghi Lộc 5 (Đánh dấu X vào ô tương ứng) TT Hoạt động Không khả thi Ít khả thi Khả thi Rất khả thi 1 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua hình thức sử dụng phiếu trả lời trắc nghiệm kết hợp với chấm chéo 2 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua hình thức nhập thân vào văn bản 3 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua hình thức đóng vai để trả lời phỏng vấn 4 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua hình thức sân khấu hóa một tình tiết trong tác phẩm 5 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua sản phẩm: video, bài hát, sơ đồ 6 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua hình thức bốc thăm câu hỏi do học sinh tự tạo trong dạy học văn bản 7 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng theo tinh thần khích lệ cá nhân và thi đua phong trào học tập của nhóm 8 Thực hiện hoạt động kiểm tra miệng thông qua áp dụng các trò chơi
File đính kèm:
skkn_da_dang_hinh_thuc_kiem_tra_mieng_o_cac_gio_doc_van_tron.doc