SKKN Đánh giá giữa kỳ I môn Ngữ Văn Khối 10 bằng kết quả thực hiện dự án “Vẻ đẹp của thơ ca” tại Trường THPT Đặng Thúc Hứa
Kể từ năm học 2022 – 2023, trên cả nước đã triển khai chương trình giáo dục Phổ thông 2018 đối với khối lớp 10. Để thực hiện thành công Chương trình giáo dục mới, Bộ GD – ĐT và Sở GD – ĐT Nghệ An đã triển khai rất nhiều điểm mới. Trong đó có triển khai đa dạng nhiều hình thức đánh giá, kiểm tra kết quả học tập và rèn luyện của HS theo định hướng phát triển năng lực. Ngoài đánh giá sản phẩm học tập còn đánh giá cả hồ sơ học tập của HS. Đây là một trong số những điểm khác biệt rất rõ của quá trình Đổi mới chương trình giáo dục Phổ thông năm 2018. Nếu như trước đây, đánh giá theo phương pháp tiếp cận nội dung, phương pháp đánh giá định kì bằng các bài kiểm tra là chủ yếu (đánh giá sản phẩm học tập) thì hiện nay còn có đánh giá qua hồ sơ học tập (hồ sơ tiến bộ) của HS. Kết hợp được cả 2 phương pháp đánh giá này sẽ giúp người kiểm tra (Giáo viên, các cấp quản lí) và người được kiểm tra (HS) có được kết quả đánh giá khách quan, chính xác, khuyến khích được tiềm năng của người học; khơi dậy được trong các em hứng thú học tập, có ý thức sửa sai và mong muốn được sửa sai để có kết quả như mong muốn.
Việc kiểm tra, đánh giá cho HS theo thông tư 22/2021 – TT BGD & ĐT về đánh giá HS trong khi dạy học rõ ràng là rất cần thiết. Nhưng trên thực tế dạy học nhiều giáo viên THPT vẫn chưa chú trọng đúng mức vấn đề này, chưa quan tâm đến việc đánh giá HS. Giáo viên THPT hầu như chỉ kiểm tra đánh giá HS theo phương pháp cũ qua bài kiểm tra. Hậu quả của việc này là HS thiếu hứng thú và không có động lực phấn đấu. điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển phẩm chất, năng lực HS. Đặc biệt không thể vận dụng những kiến thức đã học để ứng dụng vào những tình huống của thực tế đời sống. Việc đánh giá HS chỉ thật sự có ý nghĩa khi HS rèn luyện được kĩ năng và nâng cao được năng lực cho mình, vì vậy việc đánh giá HS bằng kết quả dự án mới giúp HS phát phát huy được phẩm chất và năng lực một cách hiệu quả.
Trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực, hoạt động dạy học và đánh giá luôn song hành cùng nhau. Điều này sẽ giúp cho giáo viên đánh giá HS từ nhiều nguồn với các hình thức khác nhau, trong đó HS cũng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Đánh giá sự tiến bộ của HS nhằm động viên và có những điều chỉnh để HS phát triển tốt hơn. Qua thực tiễn dạy học, chúng tôi thấy được rằng, phương pháp dạy học dự án là một trong những phương pháp cấp thiết để đạt được yêu cầu đánh giá mới của Chương trình giáo dục Phổ thông năm 2018. Góp phần đánh giá đúng năng lực phẩm chất của HS. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá giữa kì I môn Ngữ văn khối 10 bằng kết quả thực hiện dự án “Vẻ đẹp của thơ ca” tại trường THPT Đặng Thúc Hứa.” làm đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Đánh giá giữa kỳ I môn Ngữ Văn Khối 10 bằng kết quả thực hiện dự án “Vẻ đẹp của thơ ca” tại Trường THPT Đặng Thúc Hứa

ocCoc; YouTube, Xmind, Minmap, PowerPoint, Padlet (Ai có điều kiện có máy tính, Ipad, điện thoại đủ dung lượng thì cài. Ai không có có thể dùng chung với bạn) GV chiếu các phiếu đánh giá và chỉ rõ cách thức đánh giá (Gồm 07 phiếu đánh giá) cho các em xem. Cơ sở để GV xây dựng các phiếu đánh giá đó là lấy từ đâu. Đây chính là định hướng làm việc rất quan trọng đối với các em; Từ đó, các em sẽ có 47 những cách thức làm việc khoa học và hiệu quả nhất về dự án. GV nhắc các em: các phiếu đánh giá này đã được GV đưa lên Padlet, các em vào đó để nghiên cứu. Yêu cầu về thời gian thực hiện: Trong 01 tuần. Tới tối hôm trước tiết học tuần sau, các nhóm phải nộp sản phẩm của nhóm mình lên trang Padlet. HS thực hiện nhiệm vụ: Tiếp thu nhiệm vụ chuyển giao từ GV Sau khi thống nhất ý kiến, lớp trưởng sẽ tiến hành phân nhóm. Các nhóm sẽ tiến hành bầu nhóm trưởng, thư kí. Nhóm trưởng cùng các thành viên nhóm nghiên cứu nội dung cụ thể về dự án nhóm mình sẽ thực hiện (Trên cơ sở Phiếu học tập định hướng GV đã cung cấp trên Padlet). Từ đó, sẽ phân công nhiệm vụ cho từng thành viên nhóm. Thư kí nhóm ghi lại biên bản cuộc họp. Sản phẩm dự kiến: HS phân nhóm thành công. Bầu được nhóm trưởng, thư kí Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ nghiên cứu cho từng thành viên của nhóm Sau 1 tuần, tất cả các nhóm dự án nộp sản phẩm của nhóm mình lên trang Padlet Một số lưu ý đối với giáo viên: Tất cả các nội dung mà GV yêu cầu HS thực hiện về nội dung công việc cần đưa lên trang Padlet mà GV đã lập ra đó trước. (Kế hoạch làm việc nhóm, Các phiếu định hướng học tập; Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm) Trong thời gian tuần đầu tiên này là khoảng thời gian HS hoạt động tích cực nhất, gặp nhiều khó khăn nhất trong công việc. Các em sẽ hỏi rất nhiều, có thể trong nhóm sẽ có mâu thuẫn giữa các thành viên do ý kiến cá nhân khác nhau. Vì thế, GV cần sát sao theo dõi nhóm zalo của nhóm, zalo cá nhân cũng như hỏi thăm tình hình từ các cá nhân trong nhóm. Từ đó, GV kịp thời trả lời/ hướng dẫn những thắc mắc của các em; hoặc kịp thời chấn chỉnh những lệch lạc của các em để giúp các em đi đúng hướng. Cuối tiết 1, GV sẽ thông báo các nhiệm vụ sẽ thực hiện trong tuần tiếp theo: Nhóm 1 và nhóm 2 sẽ báo cáo dự án. GV cũng nhắc các em về lên Padlet để down load những Phiếu đánh giá sẽ thực hiện trong dự án để các em hình dung ra cách đánh giá sản phẩm như thế nào. 48 2.2. HOẠT ĐỘNG 2: TRÌNH BÀY BÁO CÁO DỰ ÁN (Thực hiện trong tiết 2, 3 và tiết 4, 5 của dự án) 2.2.1. Mục tiêu: Sau 2 tiết học này, yêu cầu HS: Trình bày được một số yếu tố trong thơ. Liên hệ được một số điểm gần gũi giữa các tác phẩm thơ thuộc hai nền văn hóa khác nhau. Trình bày được đặc điểm cơ bản của thơ hai – cư. Trình bày hiểu biết về thơ Đường về bài thơ “Thu hứng” Trình bày được những hiểu biết về thơ mới và bài “Mùa xuân chín” - Hàn Mặc Tử Trên cơ sở những kiến thức các em tìm hiểu được và từ trình bày của bạn, chuẩn hoá của thầy, các em sẽ có được tình yêu thơ ca, trân trọng các giá trị tốt đẹp và liên hệ với các vấn đề của cuộc sống. Các em sẽ thành thạo hơn rất nhiều khi sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học, đặc biệt là khả năng tạo và trình chiếu các file Presentation by PowerPoint thành thạo hơn, chất lượng tốt hơn 2.2.2. Tổ chức thực hiện GV giao nhiệm vụ: Trong tiết 2, 3 và tiết 4, 5 của dự án, lần lượt 4 nhóm dự án chúng ta sẽ trình bày sản phẩm của nhóm mình. Vì thế, GV đưa ra một số yêu cầu cho HS như sau: + Đối với nhóm trình bày: Cử thành viên trình bày sản phẩm nghiên cứu của nhóm cho GV và các bạn xem. Các thành viên khác trong nhóm lắng nghe, ghi lại những câu hỏi chất vấn từ phía GV và các bạn ở nhóm khác. Sau đó, cả nhóm hội ý và trả lời lần lượt các câu hỏi đó (ai trong nhóm trả lời cũng được). Đối với các thành viên thuộc các nhóm khác: Theo dõi báo cáo của nhóm bạn, lọc và ghi các ý chính do nhóm bạn trình bày, ghi chép lại những điểm các em còn nghi vấn để sau khi nhóm trình bày xong sẽ hỏi. Các em có nhiệm vụ tương tác với các nhóm khác để làm rõ nội dung bài học. Sau khi nhóm trình bày xong, trả lời chất vấn xong, thầy chuẩn hoá xong thì về nhà ghi lại những nội dung cơ bản của bài học vào vở ghi để làm tư liệu cho mình. Đối với giáo viên: Theo dõi sản phẩm của nhóm, tư duy phản biện của nhóm, những thành viên tích cực, chưa tích cực trong lớp để làm cơ sở cho việc đánh giá nhóm và đánh giá cá nhân HS sau này (Trong phiếu số 1 và phiếu số 5). GV có thể đưa ra một số câu hỏi chất vấn cho các nhóm như sau: 49 NỘI DUNG CÂU HỎI CHẤT VẤN CHO CÁC NHÓM 1. Điều gì khiến một bài thơ lưu mãi trong tâm trí em? Theo em tại sao bài thơ lại dễ phổ nhạc? 2. Khi phân tích một tác phẩm thơ chúng ta phân tích những yếu tố nào? 3. Thơ trữ tình giống và nhau như thế nào đối với thơ ca nói chung? 4. Thông điệp, triết lý được gợi ra từ chùm thơ Hai – cư? Bản thân cần phải làm gì để cuộc sống có ý nghĩa 5. Em hiểu gì về văn hóa đời Đường và các nhà thơ đời Đường 6. Đặc điểm của thơ mới Việt Nam. Em có hiểu biết gì về các nhà thơ mới 7. Điều em ấn tượng nhất về bài thơ Mùa xuân chín và về Hàn Mặc Tử là gì? 8. Em có thích sau này sẽ trở thành một nhà thơ không? Vì sao? 9. Em có suy nghĩ gì về vai trò của thơ ca trong cuộc sống ngày nay? 10. Để cảm thụ tốt một bài thơ thì cần phải như thế nào? 11. HS hoàn thành bảng K – W – L để tìm hiểu kiến thức về thơ và thơ trữ tình K Điều em đã biết W Điều em muốn biết L em mong muốn biết thêm - HS thực hiện nhiệm vụ: Đối với các nhóm: Trình bày báo cáo sản phẩm; trả lời chất vấn của GV và các thành viên trong lớp. Đối với các nhóm còn lại: Các thành viên có thể đưa ra câu hỏi chất vấn cho nhóm trình bày, cùng thảo luận với nhóm trình bày để làm sáng rõ nội dung bài học. Các thành viên khác ghi lại những nội dung chính trong phần trình bày và thảo luận của nhóm. 50 Sản phẩm dự kiến: Sau 4 tiết học (Tiết 1, 2 do nhóm 1, 2 trình bày, thảo luận; Tiết 3, 4 do nhóm 3, 4 trình bày, thảo luận), chúng tôi dự kiến đưa ra được kết quả mong muốn như sau: NỘI DUNG CƠ BẢN Tiết 12. Bài Vẻ đẹp của thơ ca I. Thơ 1. Khái niệm 2. Phân loại thơ - Thơ trữ tình - thơ tự sự - thơ trào phúng - Thơ cách luật – Thơ tự do – Thơ văn xuôi II. Thơ trữ tình 1. Khái niệm 2. Các yếu tố của thơ trữ tình a. Nhân vật trữ tình b. Hình ảnh thơ c. Vần thơ, nhịp điệu, nhạc điệu, đối, thi luật, thể thơ: * Lưu ý các lỗi dùng từ và lỗi về trật tự từ trong câu Tiết 13. văn bản đọc chùm thơ hai – cư nhật bản I. Tìm hiểu chung 1. Thơ Hai – cư Nhật Bản 2. Tác giả a. Mát – chư – ô Ba – sô b. Chi – ô c. Cô – ba – y – a – si Ít – sa II. Tìm hiểu chi tiết 1. Bài 1 1.1. Hình ảnh trung tâm và mối liên hệ với thời gian không gian. 1.2. Màu sắc, sự đối lập tương phản trong bức tranh chiều thu Bài 2: 51 2.1 Hình ảnh trung tâm và phát hiện của nhà thơ 2.2 Thông điệp của tác giả qua hình ảnh hoa triêu nhan và hành động “xin nước nhà bên” Bài 3: 3.1 Hình tượng trung tâm và sự tương quan giữa hai hình ảnh. 3.2 Thông điệp và tính triết lý được gợi ra trong ba câu thơ. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật 2. Nội dung Tiết 14: văn bản đọc thu hứng (cảm xúc mùa thu) Đỗ Phủ I. Thơ Đường, thơ Đường luật và bài thơ Thu hứng 1. Đặc trưng thơ Đường luật 2. Bài thơ “Thu hứng” II. Những nét chính về tác giả, tác phẩm a. Tác giả III. So sánh bản nguyên văn với hai bản dịch II. Đọc hiểu văn bản 1. Không khí mùa thu trong 4 câu thơ đầu 2. Tâm trạng và nỗi niềm của nhà thơ trong 2 câu thơ 5 và 6 3. Cảnh sinh hoạt của con người trong 2 câu thơ 7 và 8 Tiết 15, 16. văn bản đọc Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử) I. Tìm hiểu chung 1. Phong trào Thơ mới 2. Tác giả Hàn Mặc Tử 3. Tác phẩm II. Đọc hiểu văn bản 1. Nhan đề bài thơ 2. Các hình ảnh thể hiện trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thõ 3. Nhận xét ngôn từ của bài thõ – Hình ảnh mùa xuân được thể hiện qua ngôn từ 52 4. Nhận xét cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ và so sánh với cách gieo vần ngắt nhịp của một số thể loại thơ khác 5. Hình ảnh con người hiện lên trong bài thơ và hình tượng nhân vật trữ tình 6. Mối liên hệ giữa nhịp, vần, hình ảnh, ngôn từ và mạch cảm xúc của bài thơ Tiết 17. văn bản đọc bản hòa âm ngôn từ trong “tiếng thu” của lưu trọng lư (Chu Văn Sơn) . Một số thông tin về tác giả và bài thơ; thông tin về nhà nghiên cứu a. Tác giả: Lưu Trọng Lư . Các bình diện của “tiếng thu” và “tiếng thơ” trong bài thơ của Lưu Trọng Lư 3. Trình tự của bài viết và ý nghĩa “Tiếng thu” trong thơ Lưu Trọng Lư . Tính hợp lí trong cách tổ chức và triển khai ý tưởng trong bài viết 5. Sự khác biệt trong miêu tả thiên nhiên của thơ cổ điển và Thơ mới. . Thao tác lập luận khi phân tích ngôn từ của bài thơ, có tác dụng trong việc làm nổi bật giá trị thẩm mĩ của bài thơ 6. Xác định các yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của một bài thơ Tiết 18. thực hành tiếng việt lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa Tiết 19. viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ . Bài viết tham khảo cảm nhận và phân tích bài thơ Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính) vừa theo tuyến hình ảnh trải dọc bài thơ, vừa theo trình tự câu thơ, khổ thơ. Cách cảm nhận và phân tích đó có những ưu thế gì nổi bật? . Trong bài nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm thơ, thực chất của việc phân tích chủ đề là gì? 3. Người viết đã đánh giá bài thơ như thế nào? Nêu nhận xét khái quát về tính thuyết phục của đánh giá đó. Một số lưu ý khi làm bài viết Chuẩn bị viết Tìm ý và lập dàn ý Lập dàn ý Viết Hoàn thiện Tiết 20. nghe - nói giới thiệu đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác 53 phẩm thơ Chuẩn bị nói và nghe Thực hành nói và nghe Người nói Người nghe: Trao đổi Tiết 21. củng cố mở rộng Chủ đề (1): Chúng ta nên đọc thơ vì: * Chủ đề (2): Một bài thơ hay là . Đọc lại tất cả những tác phẩm thơ đã học trong bài. Sưu tầm hoặc tập hợp một số bài thơ khác cùng thể thơ hoặc cùng đề tài và ghi chép ngắn gọn những điều bạn tâm đắc khi đọc bài thơ đó. 4. Tìm đọc thêm một số bài phân tích thơ, từ đó rút ra những kinh nghiệm về cảm nhận và phân tích thơ ca. 5. Hãy phân tích một bài thơ được đánh giá là hay (ngoài bài đã được phân tích trong phần Viết của bài học). Tiết 22. Thực hành đọc Cánh đồng (ngân hoa) 1. Bố cục: Bài thơ được chia làm 3 phần . Nhịp điệu và ngôn từ bài thơ có gì đặc biệt? - Nhiều phép điệp tạo nên sự nhịp nhàng trong từng câu thơ 3. Hình ảnh và biện pháp tu từ của bài thơ có gì đặc biệt? 2.2.3. Yêu cầu sau khi báo cáo xong dự án: Sau khi hoàn thành báo cáo dự án, nghe những phản biện, góp ý của GV và các thành viên ở các nhóm khác, yêu cầu các nhóm về sửa lại nội dung các file PowerPoint (nếu có) và đẩy lên Padlet. Các em nhớ mở ngoặc phía sau là “Đã chỉnh sửa”. Các nhóm cũng hoàn thành bản word (viết tay) trên giấy A4 mà thầy vừa cung cấp. Các sản phẩm này hoàn thiện trước tiết học tuần sau. 2.3. HOẠT ĐỘNG 3: ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN (Thực hiện trong tiết 4 của dự án) 2.3.1. Mục tiêu: Sau tiết học, HS sẽ: Biết cách đánh giá kết quả thực hiện dự án của bản thân mình và bạn của mình thông qua các phiếu đánh giá mà GV cung cấp. 54 Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét các hoạt động xung quanh mình; Từ đó có cách đánh giá đúng đối tượng mà mình đang hướng tới. 2.3.2. Tổ chức thực hiện. GV giao nhiệm vụ: Trong tiết học này, GV sẽ triển khai các phiếu đánh giá cho HS. Các phiếu đó được thực hiện như sau: 1) Phiếu số 6: Cho HS làm bài kiểm tra 15 phút trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Sau 15 phút, GV thu lại cả đề và phiếu làm bài. Sau đó, cho HS ngồi lại theo vị trí 4 nhóm, quay mặt lại với nhau để thảo luận, đánh giá. 2) Phiếu số 2: Đánh giá giữa các nhóm: Mỗi nhóm sẽ đánh giá kết quả thực hiện dự án của 3 nhóm còn lại dựa trên quan sát của các em trong quá trình các nhóm đó làm việc và kết quả thực hiện dự án (qua sản phẩm mà nhóm báo cáo trước lớp) 3) Phiếu số 3: Đánh giá lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm. Phiếu này đã được GV giao cho các nhóm trưởng và thư kí thực hiện trước ở nhà. Tới lớp, các nhóm trưởng sẽ thông báo kết quả đánh giá, giải thích kết quả đánh giá và nghe phản biện của các thành viên trong nhóm. Nhóm có thể sửa lại kết quả của nhóm trưởng. 4) Phiếu số 4: Tự đánh giá của HS. HS sẽ tự đánh giá mình dựa trên các tiêu chí đưa ra trên phiếu đánh giá số 4 mà GV đã giao. Sau khi thực hiện xong các phiếu đánh giá, GV thu lại để mang về nhà xử lí kết quả đánh giá. HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện các phiếu đánh giá theo yêu cầu của GV. 2.3.3. Sản phẩm dự kiến. Thu được các phiếu đánh giá HS một cách thuận lợi. 2.4. HOẠT ĐỘNG 4: THẦY CÔNG BỐ KẾT QUẢ DỰ ÁN, RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM (Thực hiện trong tiết 5 của dự án) 2.4.1. Mục tiêu: Sau tiết học cuối cùng của dự án, HS sẽ: Chấp nhận kết quả đánh giá GV công bố Rút kinh nghiệm cho mình trong các dự án tiếp theo. 2.4.2. Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ: GV tổng kết lại các giai đoạn mà HS đã trải qua, nhận xét những ưu, khuyết điểm của lớp khi thực hiện dự án. Biểu dương các HS hoạt động tích cực, có hiệu quả. Đồng thời, nhắc nhở một vài hạn chế của các em (chú ý cố gắng không nêu tên cụ thể HS, nên để HS đó tự biết) 55 GV thông báo kết quả thực hiện dự án. GV trả lời phản biện về những thắc mắc của HS (nếu có) HS thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe nhận xét của GV về quá trình thực hiện dự án học tập. HS tiếp nhận kết quả thực hiện dự án Nêu những thắc mắc về kết quả đánh giá của mình (nếu có.) Kết luận: Sau khi thống nhất về kết quả đánh giá dự án giữa thầy và trò, GV tuyên bố sẽ dùng kết quả này làm kết quả đánh giá giữa kì I cho các em. 2.4.3. Sản phẩm dự kiến Đạt được sự thống nhất cao của HS về kết quả thực hiện dự án. Dùng điểm số các em đạt được làm kết quả đánh giá định kì (giữa kì I) cho HS 2 lớp 10A1 và 10C1 Trường THPT Đặng Thúc Hứa. 3. CÁC PHỤ LỤC PHỤC VỤ DỰ ÁN 3.1. Kế hoạch thực hiện dự án KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN Tên nhóm: Số lượng thành viên: . Trường: Lớp: ... Thư kí: Nội dung tìm hiểu: . Thời gian: . I. PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC TT Họ và tên Công việc được giao Thời gian Ghi chú 1 2 II. QUY ĐỊNH LÀM VIỆC NHÓM 1. Quy định về thời gian: 56 . 2. Quy định về tiến độ: . 3. Quy định về trách nhiệm của cá nhân: 4. Quy định về trách nhiệm tập thể: Nhóm trưởng (Kí, ghi rõ họ tên) 3.2. Các phiếu học tập định hướng cho các nhóm. (Có 7 phiếu – Xem trong sáng kiến) 3.3. Các phiếu đánh giá (Có 7 phiếu đánh giá – xem trong sáng kiến) PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG THPT ĐẶNG THÚC HỨA 2.2. Một số hình ảnh về quá trình thực hiện dự án (Tuần 1) 57 2.3.Một số hình ảnh về trình bày kết quả dự án 58 2.4 Một số hình ảnh về sản phẩm của dự án phòng tranh 59 60 61 62 63 64 65 66
File đính kèm:
skkn_danh_gia_giua_ky_i_mon_ngu_van_khoi_10_bang_ket_qua_thu.pdf