SKKN Dạy học bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam” bằng hình thức sân khấu hóa
Đổi mới phương pháp dạy học là đường lối quan điểm chỉ đạo giáo dục của Nhà Nước. Điều này được thể hiện trong nhiều văn bản như: Luật giáo dục số 38/2005/QH11, điều 28; Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI; nghị quyết 88/2014/QH13; Chương trình giáo dục phổ thông – chương trình tổng thể (công bố vào tháng 7/2017)… Các văn bản đều hướng đến việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, đặc biệt chú trọng tính vận dụng thực hành, xây dựng hoạt động trải nghiệm… Vì vậy, hiện nay tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học đã và đang trở thành một phương pháp dạy học khá phổ biến ở các trường học.
Theo công văn số 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 quy định cho phép các trường chủ động xây dựng chương trình dạy học phù hợp với đối tượng HS và năng lực HS. Giáo viên có thể lựa chọn những nội dung kiến thức phù hợp để dạy học cho HS; chủ động lựa chọn cách thức tổ chức dạy học hợp lí nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho HS. Trên cơ sở đó chúng tôi đã mạnh dạn đổi mới nội dung và phương pháp dạy học bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam với mục tiêu chú trọng phát huy phẩm chất, năng lực cho HS. Bài ôn tập văn học nhìn chung là tiết học để học sinh tổng kết, hệ thống hóa kiến thức, giáo viên không thể dành trọn tiết học này cho việc thuyết giảng của mình cũng không thể gọi hết em này sang em khác hay chỉ chỉ định những em phát biểu trả lời theo hệ thống câu hỏi SGK một cách máy móc. Làm thế nào để tạo được hứng thú thật sự và phát huy được phẩm chất, năng lực của học sinh trong các tiết ôn tập là điều mà giáo viên thường trăn trở. Chính điều đó đã thôi thúc chúng tôi suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo trong mỗi tiết học để đưa ra phương pháp phù hợp trong quá trình dạy học tiết ôn tập trong chương trình SGK Ngữ Văn. Đề tài “Dạy học bài Ôn tập Văn học Dân Gian Việt Nam bằng hình thức sân khấu hóa” là tâm huyết của chúng tôi trong hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nhiều năm qua, sau khi thực hiện có hiệu quả tốt chúng tôi viết thành sáng kiến kinh nghiệm để chia sẽ cùng đồng nghiệp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Dạy học bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam” bằng hình thức sân khấu hóa

à hấp dẫn phải không nào, nhưng thực sự tôi đang cảm thấy sức nóng lan ra từ sau cánh gà của sân khấu. Các tiết mục diễn xướng đang rất nóng lòng được thể hiện mình trên sân khấu này ; cho nên chúng tôi xin được khép lại phần chơi dành cho khán giả. Kính mời quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo và các bạn HS cùng hướng về sân khấu để chúng ta tiếp tục thưởng thức những màn trình diễn đầy tài năng và sáng tạo của các bạn. NAM: Thật hạnh phúc cho những ai được lớn lên trong tiếng hát ru ngọt ngào, sâu lắng và sẽ càng hạnh phúc hơn khi chúng ta được chìm đắm vào những giấc mơ cổ tích qua lời kể của bà của mẹ! NỮ: Đến với thế giới cổ tích là đến với những khúc ca ngân lên khát vọng đẹp đẽ của con người, là một thế giới được chắp cánh bằng trí tưởng tượng hồn nhiên, bay bỏng của người xưa. Bước vào truyện cổ tích là bước vào thế giới vừa lung linh, huyền ảo vừa thấm đẫm cảm xúc đời thường với bao niềm thương cảm, những bài học nhân sinh sâu sắc, niềm tin vào phẩm giá con người, tin vào cái thiện, thể hiện rõ triết lí sống lạc quan “ở hiền gặp lành”, bày tỏ khát vọng về một xã hội công bằng, tốt đẹp. Những ông Bụt, bà Tiên, những hoàng tử, công chúacả cô Tấm hiền lành, xinhđẹp đã trở thành hình tượng đẹp đẽ gửi gắm bao mơ ước, hi vọng của nhân dân lao động. Kính mời quý vị đại biểu, thầy cô và các bạn HS thưởng thức tiết mục của lớp/nhóm/tổ.: Hoạt cảnh : Kể chuyện Tấm Cám NAM: Vâng, một tiết mục rất ấn tượng, một sự kết hợp sáng tạo tuyệt vời! Câu chuyện Tấm Cám đã được tái hiện dưới hình thức kết hợp giữa cách kể truyền thống với cách kể hiện đại. Quả là rất thú vị! Cảm ơn lớp/nhóm/tổ.! NỮ: Hôm nay, tại chương trình này chúng ta sẽ được thưởng thức một tuyệt phẩm vô cùng nỗi tiếng trong kho tàng VHDG! Một vở diễn dự báo sẽ mang đến nhiều tiếng cười cho chúng ta “ Nhưng nó phải bằng hai mày” do các bạn HS đến từ lớp/nhóm/tổ. thực hiện. Kính mời quý vị đại biểu, các thầy cô giáo, các bạn HS cùng thưởng thức! NAM: Quá tuyệt vời phải không các bạn! Sự diễn xuất hoàn hảo của các bạn đến từ lớp/nhóm/tổ.. đã tái hiện lại cho chúng ta thấy rõ một tuyệt phẩm của kho tàng VHDG - một trích đoạn rất đặc sắc và chúng ta đã thấy được cái tài giỏi, thâm thúy và rất hóm hỉnh của tác giả dân gian qua vở diễn này! NỮ: Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo và các bạn HS thân mến! VHDG từ xưa đến nay vẫn luôn là nguồn cảm hứng dồi dào, vô tận cho tất cả chúng ta. Qua các giờ học về văn học dân gian, chúng ta đã được tìm hiểu thêm nhiều nét văn hoá đặc sắc của các vùng miền, các thời đại, trong đó có văn hoá trang phục. Với niềm say mê, sự sáng tạo và bàn tay khéo léo của mình, các bạn HS đã thiết kế và tạo ra những bộ trang phục mang đậm đặc trưng của từng vùng miền, từng thời đại. NAM: Sau đây chúng ta hãy cùng hướng mắt lên sân khấu để chiêm ngưỡng màn trình diễn thời trang vô cùng đặc sắc do chính các bạn học sinh tự thiết kế. Phần trình diễn được thể hiện bởi dàn người mẫu đã được đào tạo sau khi trải qua các vòng thi chuyên biệt của chương trình next top model. Mời quý vị và các bạn cùng thưởng thức. Nam: ( Cặp người mẫu trang phục Ê đê bước lên trước sân khấu) Vâng, chúng ta đang được thưởng thức bộ trang phục Ê đê rất ấn tượng, được các bạn lớp/nhóm/tổ.. lấy cảm hứng sáng tạo và hoàn thành sau khi học đoạn trích “Chiến Thắng Mtao Mxây” trích sử thi “Đăm Săn”. Nữ: (cặp người mẫu trang phục Thái bước lên) Tiếp theo là một bộ trang phục rất đẹp, chúng ta đã nhận ra đây là trang phục của người dân tộc Thái. Bộ trang phục này được các bạn lớp . Thực hiện sau khi được học, được tìm hiểu đoạn trích “lời tiễn dặn” trong truyện thơ “ Tiễn dặn người yêu”! Nam: (cặp người mẫu trang phục Kinh Bắc bước lên) Thật duyên dáng với trang phục xứ Kinh Bắc! cô gái thật yểu điệu trong tà áo tứ thân, nón quai thao, khăn mỏ quạ cùng chàng trai thật lịch lãm, trang trọng với bộ áo dài, khăn đóng! Đây là trang phục của các liền anh liền chị trong các lễ hội hát dân ca quan họ giao duyên đối đáp. Bộ Trang phục này đã được lớp/nhóm/tổ thiết kế, cắt may. Nữ: (Cặp người mẫu trang phục xứ Nghệ bước lên trước sân khấu) Và thật gần gủi với chúng ta, nét văn hóa trang phục người dân xứ nghệ! Không cầu kì, không rực rỡ nhưng nhìn vào bộ trang phục, chúng ta đã thấy ngay sự giản dị, mộc mạc, chân chất của con người xứ nghệ. Đây là bộ trang phục được thiết kế và cắt may bỡi lớp/nhóm/tổ. Nam: (Tất cả các người mẫu vẫn đứng thả dáng trên sân khấu ), Dường như chúng ta vẫn thấy thiếu thiếu cái gì phải không các bạn? Theo các bạn thì thiếu cái gì nào? ( ở dưới HS sẽ phát biểu thiếu trang phục thời Âu Lạc) - Vâng, chúng ta còn một màn trình diễn rất độc đáo nữa trong chương trình trình diễn thời trang hôm nay. Đó là trang phục thời Âu Lạc! Nữ: ( ba người mẫu mang trang phục ADV, MC, TT bước ra sân khẫu)Vâng, chúng ta hãy cùng ngước nhìn lên sân khấu để chứng kiến sự hiện diện của An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy ! Những bộ trang phục Hoàng Cung rất sang trọng, lịch lãm, mang đậm nét văn hóa thời Âu Lạc. Đây là sáng tạo của các bạn đến từ lớp/nhóm/tổ., sau khi được tìm hiểu văn bản truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy. (Tất cả các người mẫu đi một vòng lên trước sân khấu chào tất cả khán giả rồi đứng dồn lên phía trước sân khấu, sau đó theo trình tự quay xuống cuối sân khấu và đi ra khỏi sân khấu theo hai hướng!) Nam : ( Nói khi phần bế mạc đang diễn ra ) Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo và các bạn HS chương trình của chúng tôi đến đây xin được kết thúc. Qua chương trình này, chúng em muốn nói một điều rằng: chúng em yêu VHDG vì VHDG chính là nguồn sữa vô tận nuôi dưỡng tâm hồn người Việt. Cảm ơn các thế hệ cha ông và nhân dân lao động đã để lại cho chúng em những áng thơ – văn – kịch – ca múa dân gian thật tuyệt vời, để hôm nay chúng em được hát ru, được học, được thư giản với VHDG. Chúng em hứa sẽ giữ gìn , bảo vệ và mài dũa để viên ngọc quý này ngày càng sáng hơn, đẹp hơn và lưu truyền mãi mãi với thời gian! Chương trình xin cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, quý thầy cô ! Cảm ơn sự tham gia nhiệt thành của các bạn HS. Chúc mọi người dồi dào sức khỏe! Xin cảm ơn và hẹn gặp lại! 2.6. Học sinh viết bài thu hoạch: Đề bài: Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề tâm đắc nhất của bản thân sau khi học xong phần VHDGVN? Yêu cầu cần đạt: - Xác định được vấn đề tâm đắc của bản thân là gì?( về một nội dung phản ánh trong tác phẩm, hình thức thể hiện, đặc trưng thể loại, nghệ thuật...) - Trình bày rõ về vấn đề đó như thế nào? - Bày tỏ lòng yêu mến, tự hào, ý thức gìn giữ.... 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Với đề tài này, chúng tôi không có tham vọng đưa ra một mô hình chung nào cho các tiết ôn tập. Nhưng đó là tất cả những gì chúng tôi đã nghĩ, đã làm trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học của bản thân. Sử dụng phương pháp trải nghiệm bằng hình thức sân khấu hóa, chúng tôi đã tạo ra một sân chơi bổ ích, thú vị, hào hứng cho HS khi học bài “Ôn tập VHDG Việt Nam”. Các em đã đón nhận ý tưởng và thực hiện những kế hoạch, chương trình rất ấn tượng, đậm đà chất “diễn xướng dân gian”. Qua quá trình thực hiện các hoạt động, chúng tôi nhận thấy tình yêu, niềm đam mê của các em HS được hun đúc, được phát triển. Khi tổ chức bài học theo phương pháp này, chúng tôi mới nhận ra một điều rằng các em HS không chỉ nắm vững các đặc trưng, đặc điểm của VHDG, mà còn hiểu rất sâu sắc các tác phẩm văn học dân gian, biết sáng tạo chuyển thể văn bản văn học thành văn bản kịch. Trong quá trình dạy học, chúng tôi đã thực hiện phương pháp này trong các hoạt động chuyên đề của tổ, nhómvà đã được đồng nghiệp đánh giá cao. Năm học 2018- 2019, Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra đánh giá HS sau khi dạy học bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam bằng hình thức sân khầu hóa và đem so sánh kết quả với những lớp không dạy theo phương pháp này. Kết quả thu được như sau: TT Lớp Tổng số HS Điểm Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 1 10a2 (TN) 38 22 57,9% 16 42,1% 0 0% 0 % 0 0% 3 10a5 (ĐC) 38 9 23,7% 22 57,9% 7 18,4% 0 0% 0 0% Với kết quả khảo sát như trên, qua đối chiếu, so sánh kết quả, chúng tôi nhận thấy việc áp dụng hình thức “Sân khấu hóa” của HĐTN vào dạy một bài cụ thể mang tầm khái quát, tổng kết như bài ôn tập là rất phù hợp. Tiết học gây hứng thú học tập cao cho HS, khiến cho tỉ lệ học sinh thích học môn Ngữ văn ngày càng cao. Chính phương pháp dạy học này đã rèn luyện được nhiều phẩm chất và năng lực cần có cho các em trong thời đại hiện đại hôm nay. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT 1. Kết luận: 1.1 Đề tài đã cho thấy tác dụng của hình thức Sân khấu hóa trong việc góp phần nâng cao hiểu biết về văn học dân gian, hình thành kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham gia và tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh. Đồng thời, bồi dưỡng năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, giao tiếp, hợp tác cho học sinh, bồi dưỡng những phẩm chất cần thiết cho thế hệ trẻ biết yêu quý, trân trọng, giữ gìn những giá trị tinh thần vô giá của kho tàng văn học dân gian Việt Nam. 1.2 Với phương pháp dạy học này, trọng tâm không phải đặt vào khâu tiến trình lên lớp như thế nào? Mà quan trọng nhất là khâu chuẩn bị của GV và HS trong việc thực hiện các hoạt động để tiến hành lên lớp. Đề tài đã xây dựng khá cụ thể các bước chuản bị và các hoạt động cần thiết để thực hiện thành công một buổi trải nghiệm “diễn xướng” Văn học Dân gian nhằm mục đích ôn tập, nâng cao và mở rộng kiến thức VHDG. 1.3 Để dạy học các tiết ôn tập theo hình thức sân khấu hóa, đòi hỏi GV phải có lòng nhiệt tình, chịu khó tìm tòi, lên ý tưởng xây dựng kế hoạch rõ ràng, khơi gợi niềm hứng thú từ HS để các em chính là “trung tâm” của hoạt động dạy học. Mặt khác, GV phải tập cho HS thói quen soạn bài hằng ngày, biết tìm tòi những bài viết, các chương trình liên quan . 2. Đề xuất Trên cơ sở những điều đã đạt được của đề tài nghiên cứu, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: 2.1. Đối với Nhà trường: - Thường xuyên tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau, nhất là phương pháp giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa; đổi mới dạy học theo hướng nghiên cứu bài học theo tinh thần của Bộ giáo dục và Đào tạo. - Cần đầu tư thêm tài liệu tham khảo về môn Ngữ văn, bổ sung thêm hệ thống thiết bị hiện đại trong dạy học để GV và HS dễ dàng tiếp cận tri thức mới và tiến hành hoạt động dạy học theo phương pháp mới. 2.2. Đối với tổ chuyên môn: - Nên tổ chức hội thảo bằng những chuyên đề cụ thể trong các buổi sinh hoạt chuyên môn - Xây dựng các câu lạc bộ (Thơ, văn, kịch) để HS có cơ hội tham gia, thể hiện và trải nghiệm thực tế. 2.3. Đối với giáo viên Ngữ văn: - Không ngừng rèn luyện, trau dồi chuyên môn, tích cực nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp gây hứng thú học tập, tạo không khí học tập vui vẻ, thoải mái giúp học sinh ngày càng yêu thích bộ môn Ngữ văn. - Mạnh dạn lên chương trình cho những tiết học theo phương pháp trải nghiệm để phát huy cao độ những kĩ năng, phầm chất cần thiết cho HS. Đề tài là tâm huyết của chúng tôi, mong rằng những ý kiến này sẽ đóng góp được phần nào trong việc tạo hứng thú cho GV và HS khi dạy học môn Ngữ văn nói chung và tiết ôn tập văn học nói riêng. Trong quá trình thực hiện đề tài, không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý đồng nghiệp để đề tài sáng kiến kinh nghiệm này đầy đủ hơn và có thể áp dụng có hiệu quả hơn nữa trong quá trình dạy và học môn Ngữ văn ở bậc THPT. . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Kim Anh (2013), “Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học môn Ngữ văn”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 96, tháng 9/2013. 2. Bùi Ngọc Diệp (2005), “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THPT”, Tạp chí Giáo dục số 114 tháng 5/2005. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kỹ năng sống trong môn Ngữ Văn ở trường THPT, nhà xuât bản Giáo dục Việt Nam. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể. 5. Lê Tiến Hùng - Hà Nhật Thăng (1995), Tổ chức hoạt động giáo dục, nhà xuất bản Giáo dục. 6. Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2014), Lý luận dạy học hiện đại, nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 7. Lê Khánh Tùng, các dạng thức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ngữ văn trung học phổ thông (Đại học Sư phạm Huế). 8. Nguyễn Thị Trâm (2017), “Trải nghiệm sáng tạo - hoạt động quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới” Báo giáo dục và thời đại, tháng 12/2017. PHỤ LỤC 1. Một số hình ảnh trong buổi sân khấu hóa tiết Ôn tập VHDG Việt Nam: - Tổ chức trong lớp học: Cảnh xử kiện của Thầy Lí trong “Nhưng nó phải bằng hai mày” Cảnh thầy đồ dạy học trong “Tam đại con gà” - Tổ chức tập trung: Kịch Đăm Săn Nhạc cảnh: Câu chuyện thành Loa Kịch: Kể chuyện Tấm Cám Trang phục Mị Châu, trang phục Ê-đê 2. Trích đoạn kịch bản Kể chuyện Tấm Cám của HS Cảnh 1: (Trong cảnh bà đang dỗ cháu ngủ) Cháu:Hôm nay bà kể chuyện cho cháu nghe được không? Bà:Thế cháu muốn bà kể chuyện gì nào? Cháu:Cháu nghe các anh chị học lớp 10 bảo các anh chị được học chuyện cổ tích gì gì ấy?Gì mà cô Tấm cô Cám(vừa nói vừa gãi đầu làm ra vẻ không nhớ) Bà :À bà biết rồi có phải là câu chuyện Tấm Cám không? Cháu:À đúng rồi là chuyện cổ tích Tấm Cám.Bà kể đi bà kể đi Bà:Thế thì để ta kể cháu nghe nhé Cảnh 2: (Cháu nằm gối đầu trên chân bà) Bà:Ngày xửa ngày xưa,có 1 gia đình nọ có 2 ce cùng cha khác mẹ.Một cô là Tấm,1 cô là Cám.Tấm là con của bà vợ cả đã quá cố.Cám là con của bà vợ lẻ.Nhưng không lâu sau thì cha của Tấm cũng qua đời.Tấm phải sống chung với dì ghẻ và Cám.Hằng ngày dì ghẻ bắt Tấm làm hết mọi công việc hết chăn trâu, gánh nước lại thái khoai vớt bèo.Còn Cám thì lại ung dung ăn ngon mặc đẹp suốt ngày rong chơi đây đó,không phải làm một việc gì nặng nhọc. Cháu:sao dì ghẻ lại không công bằng vậy hở bà?Bà ta thật ghê gớm,tội nghiệp cho cô Tấm Cảnh 3: Bà:Rồi 1 hôm dì ghẻ đưa cho 2 ce mỗi người 1 cái giỏ bảo ra đồng bắt tôm bắt tép Dì ghẻ:Này 2 ce chúng mày ra đồng kia mà bắt tôm bắt tép.Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho cái yếm đỏ! Bà: Ra đồng Tấm lúi húy chăm chỉ mò cua bắt chạy từ đầm này qua hồ khác.Còn Cám thì nhởn nhơ đủng đỉnh từ ruộng này qua ruộng kia mãi tới chiều vẫn không bắt được con nào.(Tấm và Cám đồng thời diễn bối cảnh này) Thấy Tấm bắt Tấm bắt được 1 giỏ đầy tôm tép.Cám bèn bảo: Cám:Chị Tấm ơi!Đầu chị lấm,chị hụp cho sâu khỏi về mẹ mắng. Tấm:Thế em đợi chị ở đây.Chị ra tắm ra cái ao kia tắm 1 lúc rồi về.(Tấm chạy ra phía sau sân khấu) Cám:(cười nhếch môi đắc ý) Người gì đâu mà ‘’khôn’’ thế không biết.’’Của để trước mắt thì đừng trách trộm’’ cho chừa cái tội lẳng lơ,tao nói thế mà cũng tin. (Cám diễn cảnh trút hết giỏ tôm tép của Tâm sang giỏ của mình rồi chạy về) Tấm:Cám ơi,em đâu rồi(quay lại thấy cái giỏ trống,úp mặt khóc huhu).Thế này thì về gì đánh chết. (Bụt hiện lên) Bụt:tại sao con khóc? Tấm:con con(vừa khóc vừa kể) Bà:Thế là Tấm kể hết mọi sự tình cho Bụt nghe.Bụt liền nói Bụt:Con hãy nín đi xem trong giỏ còn lại cái gì không? Tấm:( nhìn vào giỏ rồi nói ) chỉ còn 1 con cá bống ạ 3. Những bài thu hoạch tiêu biểu
File đính kèm:
skkn_day_hoc_bai_on_tap_van_hoc_dan_gian_viet_nam_bang_hinh.docx