SKKN Dạy - Học sử dụng từ Hán - Việt (Phần Thực hành Tiếng Việt) trong SGK Ngữ Văn 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ

Từ Hán- Việt là một số lớp từ khá quan trọng trong ngôn ngữ tiếng Việt của người Việt Nam. Các nhà ngôn ngữ học nổi tiếng đều thống nhất rằng số lượng từ Hán- Việt chiếm khoảng 60-70% trong tiếng Việt. Từ Hán- Việt không những được dùng trong giao tiếp hằng ngày mà còn có vai trò quan trọng trong ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ hành chính và đặc biệt trong hệ thống ngôn ngữ thuật ngữ tiếng Việt. Chính vì vậy, một nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là làm thế nào để mọi người, đặc biệt là tầng lớp thanh, thiếu niên viết và nói đúng tiếng Việt, trong đó có việc sử dụng từ Hán- Việt. Từ đó tận dụng hết cái hay, cái đẹp và giá trị của kho từ vựng phong phú này trong khi tạo lập văn bản và cả giao tiếp ngoài đời sống. Trọng trách đó trước hết thuộc về những người làm giáo dục.

Trong chương trình Ngữ văn cũ (chương trình 2006), từ bậc THCS cho đến bậc THPT, trong phân môn tiếng Việt (SGK Ngữ văn), chưa có nhiều bài học về từ Hán- Việt. Ở bậc THCS, chỉ đến lớp 7, học kỳ I có hai bài "Từ Hán- Việt" và "Từ Hán- Việt" (tiếp theo); học kỳ II không có. Chương trình lớp 8 cũng không đề cập đến từ Hán- Việt. Lớp 9 chỉ có một vài bài tập luyện tập có nhắc đến từ Hán- Việt. Thế nhưng trong phân môn Đọc- hiểu văn bản của từ lớp 7 trở lên lại có rất nhiều phẩm văn học trung đại phiên âm từ chữ Hán được đưa vào giảng dạy. Ở bậc THPT, phần tiếng Việt của SGK Ngữ văn (ban cơ bản), không có bài học nào đề cập đến từ Hán- Việt. Nhưng trong sách Ngữ văn lớp 10, 11 phần văn học trung đại đưa những tác phẩm viết bằng chữ Hán vào chương trình như: Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão, Độc Tiểu Thanh ký - Nguyễn Du, Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi, Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát… và rất nhiều văn bản văn học khác nữa. Điều này tạo ra không ít khó khăn cho HS khi chưa được trang bị đầy đủ và chắc chắn kiến thức về từ Hán- Việt mà vẫn phải tìm hiểu, cắt nghĩa, lí giải về các văn bản đó.

Để khắc phục tình trạng này, trong SGK Ngữ văn 10, chương trình GDPT 2018, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, việc giảng dạy cho HS biết cách sử dụng từ Hán- Việt rất được chú trọng. Cụ thể ở cả hai tập sách, bài “Sử dụng từ Hán- Việt” được xây dựng thành bài riêng nằm trong phần thực hành tiếng Việt. Tuy nhiên qua quá trình giảng dạy của bản thân, cùng với sự chia sẻ của nhiều đồng nghiệp khác, tôi nhận thấy, GV vẫn chưa thực sự thay đổi nhiều trong cách dạy thực hành tiếng Việt. Cụ thể, GV chủ yếu dạy hoạt động Đọc, chú ý vào dạy các văn bản mà xem nhẹ phần thực hành tiếng Việt, phần Viết, phần Nói- nghe. Một bộ phận GV dạy thực hành tiếng Việt nhưng chú trọng dạy lí thuyết, nhắc lại kiến thức về từ Hán- Việt rất nhiều mà ít dành thời gian cho HS thực hành sử dụng trong học tập và đời sống.

pdf 75 trang Trang Lê 30/04/2025 80
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy - Học sử dụng từ Hán - Việt (Phần Thực hành Tiếng Việt) trong SGK Ngữ Văn 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Dạy - Học sử dụng từ Hán - Việt (Phần Thực hành Tiếng Việt) trong SGK Ngữ Văn 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ

SKKN Dạy - Học sử dụng từ Hán - Việt (Phần Thực hành Tiếng Việt) trong SGK Ngữ Văn 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ
 số đơn thuần. Cụ thể: 
- Sau khi áp dụng những biện pháp nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ HS thông 
qua việc dạy học cách sử dụng từ Hán- Việt, chúng tôi nhận thấy HS bắt đầu yêu 
thích và có hứng thú học tập phần thực hành tiếng Việt nhiều hơn. 
- Các em đã mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Khi GV yêu cầu HS hoạt động theo 
nhóm để luyện tập hoặc tìm câu trả lời cho câu hỏi trong bài thì các em thảo luận 
và hoạt động rất sôi nổi. 
- Khả năng giải quyết bài tập hay các tình huống có vấn đề của HS nhanh hơn, cách 
diễn đạt trả lời cũng trau chuốt hơn HS 
- Năng lực ngôn ngữ của HS đã được nâng cao hơn. Các em biết lựa chọn từ ngữ 
Hán- Việt để tạo lập văn bản và giao tiếp hàng ngày một cách tự tin và trôi chảy. 
3.7. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 
3.7.1. Mục đích khảo sát 
Cuộc khảo sát của chúng tôi với đề tài này tập trung vào 3 mục đích cơ bản 
sau: 
- Thu nhận ý kiến phản hồi từ những người có chuyên môn và có sự hiểu biết nhất 
định về tầm quan trọng của các biện pháp được đề xuất trong đề tài 
- Khắc phục tính chủ quan từ góc nhìn của những người thực hiện đề tài 
- Xác định những mặt còn hạn chế ở các biện pháp đã được đề xuất. Từ đó tiếp 
tục bổ sung, đổi mới cho các biện pháp đạt hiệu quả cao hơn khi áp dụng 
66
3.7.2. Nội dung khảo sát và phương pháp khảo sát
3.7.2.1. Nội dung khảo sát: Chúng tôi tập trung vào việc khảo sát 2 vấn đề chính:
- Các giải pháp hướng dẫn HS cách sử dụng tù Hán- Việt, phần thực hành tiếng
Việt theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ HS có thực sự cấp thiết hay không
- Các giải pháp được đề xuất trong đề tài này có khả thi, phù hợp với môi trường
giáo dục và đem lại hiệu quả thực tiễn như mong đợi không.
3.7.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá
Phương pháp sử dụng để tiến hành khảo sát: Trao đổi bằng bảng hỏi về tính
cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy
môn Ngữ văn nói chung, phần từ Hán- Việt, thực hành tiếng Việt theo hướng phát
triển ngôn ngữ HS. Được tiến hành trên google.com/forms bằng cách tạo các biểu
mẫu khảo sát. Cụ thể như sau:
Bước 1. Tạo biểu mẫu khảo sát trên google.com/forms Các câu hỏi được trả lời
theo 04 mức (tương ứng với số điểm từ 1 đến 4)
+) Rất cấp thiết; Cấp thiết; Ít cấp thiết; Không cấp thiết.
+) Rất khả thi; Khả thi; Ít khả thi; Không khả thi
Bước 2. Gửi link khảo sát cho đối tượng cần khảo sát (các GV dạy Ngữ Văn
trường THPT Hoàng Mai, HS các 10A1, 10A13, 10A14 đã tiến hành các biện
pháp thực nghiệm).
Link khảo sát:
Bước 3. Tổng hợp kết quả.
Chúng tôi tiến hành liên kết biểu mẫu khảo sát với 01 trang tính sau đó sử
dụng phần mềm Excel để tổng hợp các câu trả lời.
3.7.3. Đối tượng khảo sát
TỔNG HỢP CÁC ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
TT Đối tượng Số lượng
1 GV Ngữ văn trường THPT Hoàng Mai 10
2 HS 135
∑ 145
3.7.4. Kết quả khảo nghiệm về sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
đã đề xuất
3.7.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất
67 
a,Tổng hợp kết quả lựa chọn 
TT Các giải pháp 
Mức đánh giá 
(số lượng) Tổng 
điểm 
Điểm 
TB Không 
cấp thiết 
Ít cấp 
thiết 
Cấp 
thiết 
Rất cấp 
thiết 
1 Hướng dẫn HS 
nắm vững kiến 
thức nền tảng 
về từ Hán- Việt 
 1 26 118 552 3,81 
2 Hướng dẫn HS 
cách sử dụng từ 
Hán- Việt phần 
thực hành tiếng 
Việt nhằm phát 
triển năng ngôn 
ngữ 
 2 90 53 396 2,73 
3 Tổ chức hoạt 
động dạy- học 
từ Hán- Việt 
cho HS hướng 
vào hoạt động 
giao tiếp 
 5 28 112 542 3,73 
68 
b, Đánh giá tính cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất 
ĐÁNH GIÁ SỰ CẤP THIẾT CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT 
TT Các giải pháp Các thông số 
𝑿ഥ Mức 
1 Hướng dẫn HS nắm vững kiến 
thức nền tảng về từ Hán- Việt 
3,81 Rất cấp thiết 
2 Hướng dẫn HS cách sử dụng từ 
Hán- Việt phần thực hành tiếng 
Việt nhằm phát triển năng ngôn 
ngữ 
2,73 Cấp thiết 
3 Tổ chức hoạt động dạy- học từ 
Hán- Việt cho HS hướng vào 
hoạt động giao tiếp 
3,73 Rất cấp thiết 
 Tổng trung bình 3,42 Rất cấp thiết 
Kết quả từ bảng trên cho thấy, đại đa số các GV và HS đều đánh giá các 
nhóm biện pháp dạy học cách sử dụng từ Hán- Việt cho HS nhằm phát triển năng 
lực ngôn ngữ cho các em là rất cấp thiết khi vận dụng vào thực tiễn hoạt động 
dạy học phần từ Hán- Việt, trong chương trình SGK mới ở các trường THPT nói 
chung và ở trường TPTH Hoàng Mai nói riêng nhằm nâng cao chất lượng giáo 
dục toàn diện cho HS 
3.7.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất 
a,Tổng hợp kết quả lựa chọn 
TT Các giải pháp 
Mức đánh giá 
(số lượng) 
Tổng 
điểm 
Điểm 
TB Không 
khả 
thi 
Ít khả 
thi 
Khả 
thi 
Rất 
khả 
thi 
1 Hướng dẫn HS nắm 
vững kiến thức nền 
tảng về từ Hán- Việt 
 3 57 85 517 3,56 
69 
2 Hướng dẫn HS cách 
sử dụng từ Hán- Việt 
phần thực hành tiếng 
Việt nhằm phát triển 
năng ngôn ngữ 
 8 65 72 499 3,44 
3 Tổ chức hoạt động 
dạy- học từ Hán- Việt 
cho HS hướng vào 
hoạt động giao tiếp 
 25 43 77 487 3,36 
b, Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 
ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT 
TT Các giải pháp Các thông số 
𝑿ഥ Mức 
1 Hướng dẫn HS nắm vững kiến 
thức nền tảng về từ Hán- Việt 
3,56 Rất khả thi 
70 
2 Hướng dẫn HS cách sử dụng từ Hán- 
Việt phần thực hành tiếng Việt nhằm 
phát triển năng ngôn ngữ 
3,44 Rất khả thi 
3 Tổ chức hoạt động dạy- học từ 
Hán- Việt cho HS hướng vào hoạt 
động giao tiếp 
3,36 Rất khả thi 
 Tổng trung bình 3,45 Rất khả thi 
Kết quả từ bảng trên cho thấy, đại đa số các GV và HS đều đánh giá các 
nhóm biện pháp dạy học cách sử dụng từ Hán- Việt cho HS nhằm phát triển năng 
lực ngôn ngữ cho các em là rất khả thit khi vận dụng vào thực tiễn hoạt động dạy 
học phần từ Hán- Việt, trong chương trình SGK mới ở các trường THPT nói chung 
và ở trường TPTH Hoàng Mai nói riêng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn 
diện cho HS 
71 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
 Sau khi thực hiện, áp dụng đề tài hướng dẫn HS cách sử dụng từ Hán- Việt 
trong phần thực hành tiếng Việt nằm trong SGK Ngữ văn 10, bộ Kết nối tri thức 
với cuộc sống trong năm học 2022-2023, tôi nhận thấy những đóng góp của đề tài 
như sau 
1.1. Tính mới: 
 Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về vấn đề dạy- học cách sử dụng từ Hán- 
Việt (phần Thực hành tiếng Việt) trong SGK Ngữ văn 10, bộ sách Kết nối tri thức 
với cuộc sống, hướng tới mục tiêu phát triển năng lực ngôn ngữ HS. Đề tài đã 
được nghiên cứu, thực nghiệm thành công và đúc rút từ kinh nghiệm có tính thực 
tiễn cao được triển khai trong cơ sở GDPT. Đề tài đã kế thừa nhiều thành tựu 
trong nỗ lực tìm ra phương án giảng dạy tiếng Việt nói chung, bộ phận từ Hán- 
Việt nói riêng của nhiều nhà khoa học nổi tiếng. Từ đó tìm ra một hướng đi mới 
trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này khi dạy học phần thực hành tiếng 
Việt, giúp HS biết cách sử dụng từ Hán- Việt trong quá trình học tập cũng như 
vận dụng trong cuộc sống hàng ngày . 
1.2. Tính khoa học: 
Đề tài được trình bày bài bản, cẩn thận. Các phương pháp nghiên cứu được 
vận dụng phù hợp và phát huy hiệu quả của nội dung đề tài. Ngôn ngữ trong sáng, 
tường minh; cấu trúc gọn, rõ, chặt chẽ, dẫn chứng khách quan, xác thực. 
1.3. Tính hiệu quả 
1.3.1. Phạm vi ứng dụng 
Đề tài có khả năng ứng dụng rộng rãi trong việc rèn luyện năng lực ngôn ngữ 
cho HS THPT qua nghe- nói- đọc- viết vận dụng tốt cách sử dụng từ Hán- Việt 
qua việc dạy học phần thực hành Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn theo chương 
trình GDPT 2018 
1.3.2. Đối tượng ứng dụng 
Đề tài áp dụng chủ yếu cho GV và HS trong việc dạy – học phần cách sử dụng 
từ Hán- Việt, phần tiếng Việt thực hành trong SGK Ngữ văn 10 bộ Kết nối tri 
thức và các bộ sách khác của chương trình mới với những nội dung có liên quan 
đến dạy học từ Hán- Việt 
1.3.3. Hiệu quả 
Đề tài đã được thể nghiệm tại trường THPT Hoàng Mai trong năm học 2022-
2023, đem lại những hiệu quả thiết thực cho việc đổi mới phương pháp dạy học 
từ Hán- Việt nói chung, phần thực hành tiếng Việt nói riêng nhằm nâng cao năng 
lực ngôn ngữ và khả năng giao tiếp cho HS. 
72 
Các em đã nhận thức được vẻ đẹp và vai trò hệ thống từ Hán- Việt trong việc 
tạo lập văn bản và trong cuộc sống hàng ngày, hình thành các kĩ năng giao tiếp 
của cá nhân. Từ đó, nâng cao ý thức học tập và thực hành nhiều hơn để rèn luyện 
và phát huy khả năng ngôn ngữ của mình. Đồng thời biết cách vận dụng kiến thức 
tổng hợp về từ Hán- Việt đã được học ở phần Tiếng Việt trong các bậc học trước 
đó vào các tình huống giao tiếp cụ thể, tránh “lãng phí kiến thức” đã học 
Với riêng bản thân tôi, quá trình thực hiện đề tài, tôi đã thu nhận cho mình 
nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Tôi nhận thấy, việc dạy – học phần từ Hán- 
Việt nói riêng, phần thực hành tiếng Việt và môn Ngữ văn nói chung, cơ bản đều 
phải lấy việc hình thành kĩ năng, năng lực giao tiếp, rèn luyện kĩ năng nói - viết 
làm mục tiêu. Giúp các em hình thành được thói quen sử dụng ngôn ngữ, nâng 
cao khả năng giao tiếp cho các em để phục vụ cho cuộc sống thực tế quan trọng 
và cần thiết hơn là cung cấp kiến thức cho HS một cách bị động, chủ yếu là toàn 
lí thuyết. Nắm vững nguyên tắc này, yêu cầu bản thân tôi phải nghiêm túc giảng 
dạy phần thực hành tiếng Việt chu đáo hơn. Không ngừng nỗ lực học hỏi, nâng 
cao trình độ chuyên môn và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 
nhằm hướng tới mục tiêu giáo dục đào tạo theo hướng phát triển phẩm chất-năng 
lực của HS, đáp ứng yêu cầu đổi mới. 
2. Khuyến nghị 
2.1. Với GV 
Nâng cao chất lượng cho giờ dạy học cách sử dụng từ Hán- Việt, phần thực 
hành tiếng Việt, từ đó rèn luyện cho HS năng lực ngôn ngữ là trách nhiệm chính 
của GV Ngữ văn. Ở trường, phần thực hành tiếng Việt trong chương trình SGK 
mới đã được đầu tư quan tâm rất thích đáng. Phần lớn các em để ý, học hỏi cách 
giao tiếp, trình bày, cách giải quyết vấn đề từ chính GV dạy bộ môn này. Vì vậy, 
thầy cô giáo cần quan tâm đến phương pháp, cách thức tổ chức dạy học phần từ 
Hán- Việt hướng vào hoạt động luyện tập làm bài, thực hành nói, viết nhiều hơn 
để tạo môi trường lành mạnh cho các em phát triển vốn ngôn ngữ của mình đúng 
chuẩn. 
Để dạy học phần từ Hán- Việt nhằm nâng cao khả năng giao tiếp, rèn luyện 
năng lực ngôn ngữ cho HS thành công, GV cần có sự chuẩn bị chu đáo. GV cần 
chuẩn bị kế hoạch dạy, thiết kế giáo án với những PP, hình thức tổ chức dạy học 
phù hợp với cả nội dung bài học và đặc điểm đối tượng HS. Quan trọng hơn hết 
là GV phải xây dựng được các tình huống giao tiếp để HS thực hành giao tiếp. 
Tình huống này có thể xuất hiện trong các ví dụ, các bài tập được bổ sung thêm, 
có cân nhắc đến sự phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nơi sống, mối quan tâm của 
người học. Tình huống giao tiếp cũng có thể được phát triển thêm từ các ví dụ, 
bài tập trong SGK. Các PP, hình thức dạy học được lựa chọn phải đáp ứng tiêu 
chí rèn luyện kĩ năng giao tiếp nghe nói đọc viết cho HS. 
Ngoài ra, GV phải soạn một số yêu cầu cần thiết cho HS làm việc trước ở nhà. 
73 
Cần lưu ý rằng những yêu cầu về nhà này không nên chỉ đơn giản là những câu 
hỏi lí thuyết mà HS chỉ cần đọc SGK là trả lời được. Yêu cầu về nhà có thể chỉ là 
tìm hiểu một vấn đề nhỏ của bài học nhưng phải có tác dụng khơi gợi ở HS khả 
năng tìm tòi, tự nghiên cứu, sưu tầm hoặc đòi hỏi ở HS tinh thần làm việc tập thể. 
GV cần đổi mới cách dạy, cách kiểm tra – đánh giá  theo hướng phù hợp 
với tâm lý, trình độ của người học, tránh gây nhàm chán trong mỗi tiết học, phát 
huy khả năng sáng tạo, kích thích niềm đam mê cho HS. GV cũng cần định hướng 
HS trong việc sử dụng sách tham khảo; quan tâm đến những điểm yếu kém và bù 
lấp những lỗ hổng kiến thức cho HS; chỉ ra những cái hay cái đẹp và những lợi 
ích thiết yếu trong tiếng Việt để giúp các em hứng thú hơn với môn học này. 
2.2. Với HS 
Cần nâng cao nhận thức cá nhân về vị trí, vai trò của việc học và vận dụng 
từ Hán- Việt vào việc tạo lập văn bản và đặt biệt là trong việc hình thành năng lực 
giao tiếp, rèn luyện khả năng ngôn ngữ cho bản thân. Từ đó, thay đổi tư duy, cách 
học để không coi phần thực hành tiếng Việt là phu, từ đó học một cách đối phó, 
thiếu nghiêm túc. 
Chủ động luyện tập thực hành các bài tập trong và ngoài SGK. Chủ động 
vận dụng kiến thức về từ Hán- Việt đã học hoạt động vào nói, viết hàng ngày để 
rèn luyện năng lực giao tiếp, phát huy vốn ngôn ngữ của bản thân. Phải mạnh dạn 
vận dụng kiến thức lí thuyết được học . 
Tích cực tham gia các cuộc thi do lớp trường phát động như thi làm báo 
tường, tập làm Mc để mài sắc năng lực ngôn ngữ cá nhân. Tập lập sổ tay từ 
Hán- Việt cho bản thân để ngày càng làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ của chính 
mình. 
2.3. Với các cấp quản lý 
Đổi mới cách thức tổ chức quản lý trong Nhà trường, cách kiểm tra đánh giá 
theo hướng giao tiếp. Đánh giá cao của người quản lí đối với những GV có đầu 
tư cao cho chuyên môn, mạnh dạn đổi mới cách dạy học theo hướng phát triển 
năng lực, bám vào kĩ năng giao tiếp sẽ giúp GV nhiệt tình hơn với nghề. Khi dự 
giờ, người quản lí không nên cứng nhắc đánh giá GV theo khuôn mẫu: trình tự 
các bước lên lớp, dạy đủ nội dung, đúng giờ, lớp học không ồnmà không nhìn 
thấy hoặc phủ nhận những đổi mới, dụng công của người đứng lớp thì sẽ dần dần 
thiêu rụi nhiệt tâm, nỗ lực đổi mới ở người thầy và khiến họ khó lòng thay đổi 
được mục tiêu, phương pháp dạy học. 
Ngành Giáo dục cần có thêm những hoạt động thiết thực, bổ ích như tổ chức 
tập huấn GV cách giảng dạy theo hướng giao tiếp, phát triển năng lực ngôn ngữ. 
Cơ sở vật chất đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi ban đầu cho GV thực hiện 
các kế hoạch dạy học, HS có môi trường học tập tốt. 
74 
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi, mong được cùng đồng nghiệp 
chia sẻ, góp ý. Thiết nghĩ, việc đào tạo thế hệ trẻ đáp ứng yêu cầu xã hội, hoàn 
thiện về kĩ năng giao tiếp, nghe nói đọc viết không phải là công việc của riêng ai. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn những đóng góp của quý vị 
75 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ giáo dục vào đào tạo, Chương trình GDPT Chương trình tổng thể, Hà Nội, 
Số 32/2018/TT-BGDĐT, 2018 
2. Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên), SGK Ngữ Văn Lớp 10 (Kết nối tri thức với 
cuộc sống, tập 1,2, NXB Giáo dục, 2022. 
3. Đào Duy Anh, Từ điển Hán Việt, NXB Khoa học xã hội, 1932 
4. Đinh Trọng Lạc, 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo 
dục, 1994. 
5. Nguyễn Tài Cẩn, Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, NXB 
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004. 
6. Nguyễn Chí Hòa- Nguyễn Kim Toại, Kế Hoạch Bài Dạy Ngữ Văn 10 Tập 
1,2, (Bộ kết nối tri thức với cuộc sống), NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2022 
7. Phan Ngọc, Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt, NXB Khoa học xã hội, 2009. 
8. Đặng Đức Siêu, Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, 
2001. 
9. Lê Xuân Thại, Xung quanh vấn đề dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông, 
Tạp chí ngôn ngữ số 4, 1990. 
10. Phan Thiều, Rèn luyện ngôn ngữ, Tập 1, 2, NXB Giáo dục, 2001. 
11. Một số nguồn tài liệu khác trên mạng Internet 

File đính kèm:

  • pdfskkn_day_hoc_su_dung_tu_han_viet_phan_thuc_hanh_tieng_viet_t.pdf