SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua môn Ngữ Văn 7
Ngữ văn là môn học vô cùng quan trọng trong chương trình GDPT nói chung, trong bậc THCS nói riêng. Làm thế nào để dạy môn Ngữ văn một cách hiệu quả nhất đối với cả người dạy và người học là câu hỏi trăn trở của tất cả giáo viên trực tiếp giảng dạy.
Dạy học phát triển năng lực của học sinh có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học. Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc-chép”, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học.
Lớp 7 lớp thứ 2 của bậc THCS và cũng là năm thứ 2 thực hiện CTGDPT 2018 nên nó đóng một vai trò hết sức quan trọng. Phương pháp dạy học đối với khối lớp này cần hết sức quan tâm, đặc biệt là môn Ngữ văn. Qua nhiều năm tham gia giảng dạy và tích cực đổi mới phương pháp dạy học bản thân mỗi giáo viên Ngữ văn chúng tôi thấy mỗi học sinh rất hứng thú và rất thích được học theo phương pháp mới này. Đặc biệt hơn học sinh lớp 7 các em đã có cơ hội tiếp cận với PPDH mới, tuy nhiên để củng cố khắc sâu và giúp các em quen dần với PP học tập mới tạo tiền đề vững chắc cho những năm học tiếp theo. Vì vậy, tôi mạnh dạn thực hiện chuyên đề “ Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua bộ môn Ngữ văn 7”. Với mong muốn được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp để rèn luyện nâng cao tay nghề cũng như nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn trong nhà trường, góp phần khơi dậy tình yêu, niềm đam dành cho môn học vốn đang bị học sinh lãng quên, chán ghét.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua môn Ngữ Văn 7

học giải quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đề khoa học chuyên môn mà ít chú ý hơn đến các vấn đề gắn với thực tiễn. Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa học chuyên môn thì học sinh vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống. 5. Vận dụng dạy học theo tình huống Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập. Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn. Trong nhà trường, các môn học được phân theo các môn khoa học chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp. Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn, rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn. 6. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhm tăng cường tính trực quan trong dạy học. Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử, mạng trường học kết nối, 7. Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như: động não, khăn trải bàn, bản đồ tư duy,... 8. Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học, việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy học bộ môn. Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn. Chẳng hạn dạy một tiết giảng văn không thể không dùng phương pháp giảng bình. Chính những đoạn giảng bình sẽ làm cho học sinh hiểu sâu hơn và cảm nhận dược đầy đủ hơn vẻ đẹp của các tác phẩm văn học. 9. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Có những phương pháp nhận thức chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt của từng bộ môn. Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập riêng mang tính đặc trưng của bộ môn. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất, nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Đây là vấn đề chúng tôi và đồng nghiệp tiếp tục tìm hiểu và vận dụng nhằm phát huy tối đa hiệu quả trong giờ học Ngữ văn trong thời gian tới. GIÁO ÁN MINH HỌA Ngày soạn: 24/10/22 Tiết 30 NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN (Trích, Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp) I. Mục tiêu. 1. Năng lực: - Cảm nhận được tình yêu thương của thầy Đuy-sen dành cho học trò và lòng biết ơn của An-tư-nai đối với người thầy đầu tiên. Từ đó, biết trân trọng những tình cảm tốt đẹp mà mình được đón nhận. - Nhận biết đuợc sự thay đổi người kể chuyện trong đoạn trích và bước đầu cảm nhận được tác dụng của sự thay đổi đó; biết khái quát đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động, qua lời kể và cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật An- tư-nai, của nhân vật người hoạ sĩ. - Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác. * Năng lực riêng: - Năng lực văn học: nhận biết, bước đầu nhận xét, phân tích được ngôn ngữ, tính cách nhân vật - Năng lực ngôn ngữ: Hiểu ý kiến các bạn, nắm bắt được thông tin từ phần giới thiệu bài 2. Phẩm chất: - Nhân ái: Có thái độ cảm thông, giúp đỡ những người nghèo khổ, bất hạnh. - Trách nhiệm: Luôn có ý thức rèn luyện bản thân để có lối sống tích cực, hướng thiện. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Các phương tiện kỹ thuật - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV cho hs nghe bài hát: Người thầy- nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy. Gv dẫn dắt vào bài. ”Dẫu đếm hết sao trời đêm nay Dẫu đếm hết lá mùa thu rơi Nhưng ngàn năm làm sao em đến hết công ơn người Thầy.” Những ca từ trong lời bài hát là tiếng lòng của rất nhiều thế hệ học sinh muốn gửi gắm đến những người thầy trong đời của mình. Và có lẽ nhân vật An- tư- nai trong truyện của nhà văn Aitmatop cũng không ngoại lệ. Với những gì mà thầy giáo Đuy sen đã dành cho An tư nai, thì có lẽ suốt cả cuộc đời An tư nai mãi mãi sẽ không bao giờ quên. Vậy thầy Đuy sen là một người thầy như thế nào? Và cô học trò An tư nai đã biết ơn thầy ra sao thì tiết học hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu nhé. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu chung a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: Tìm hiểu về tác giả Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Đọc phần tiểu dẫn SGK, nêu hiểu biết của mình về nhà văn Ai-ma-tốp - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Gv giới thiệu thêm một số tác phẩm nổi tiếng của Aitmatop. - truyện “Núi đồi và thảo nguyên” được giải thưởng Lenin. -Con tàu trắng, cánh đồng mẹ Thao tác 2: Tìm hiểu về tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Gv yêu cầu hs thảo luận theo bàn, tìm hiểu các nội dung ở phiếu học tập số 1. Phiếu học tập số 1 (2 phút) Tìm hiểu về tác phẩm Xuất xứ Thể loại Ngôi kể PTBĐ Nhânvật chính Bố cục Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. Thao tác 3: Tóm tắt văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thực hiện tóm tắt qua bài tập điền từ. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức I. Tìm hiểu chung 1.Tác giả - Ai- tơ-ma-tốp (1928-2008) là nhà văn nước Cư-rơ-gư-xtan, thuộc Liên- xô trước đây. - Ông bắt đầu hoạt động sáng tác văn học từ năm 1952 khi ông còn là sinh viên. - Đề tài chủ yếu xoay quanh cuộc sống khắc nghiệt nhưng lãng mạn của người dân vùng núi ở Cư-rơ-gư-xtan. - Lối viết của Ai-tơ-ma- tốp cô đọng, hàm súc, cách tân độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện. - Tác phẩm đầu tiên khiến Ai-ma-tốp nổi tiếng là tập truyện “Núi đồi và thảo nguyên” (được tặng giải thưởng Lê-nin về văn học năm 1963). - 2004: Ông được nhận danh hiệu “Giáo sư danh dự” của trường Đại học tổng hợp quốc gia Mat-xcơ-va. 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: + Sáng tác năm 1962 + Cuộc sống một vùng quê miền núi lạc hậu ở Cư-rơ-gư-dơ-xtan vào những năm đầu thế kỉ XX. - Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm - Thể loại: Truyện ngắn - Nhân vật chính: An-tư-nai, một cô bé mồ côi. - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất xưng “tôi” (có sự thay đổi nhân vật). * Bố cục: 4 phần - P1: Từ đầu-> hết chuyện này: Hoàn cảnh người họa sĩ nhận được bức thư của An- Tư –nai. - P2:-> rảo bước về làng: Cuộc trò chuyện của các bạn nhỏ với thầy Đuy-sen - P3:..-> thầy Đuy –sen giảng bài: Hình ảnh thầy Đuy-sen trong kí ức của An-tư-nai. - P4: còn lại: Những băn khoăn trăn trở cho ý tưởng vẽ bức tranh về thầy Đuy –sen. 3. Tóm tắt Đoạn trích Người thầy đầu tiên là lời kể lại của người họa sĩ và An-tư-nai về một người thầy đầu tiên của họ và của cả ngôi làng. Đuy-sen là một người thầy tuyệt vời, không chỉ vận động các học sinh tới trường, thầy còn tự tay cõng các em nhỏ qua suối, không quản thời tiết lạnh buốt hay bị những kẻ cưỡi ngựa châm chọc. Thầy Đuy-sen quan tâm đến các học sinh và đặc biệt là An-tư-nai, mong cô bé có thể lên thành phố lớn học tập. Câu chuyện kể lại từ An-tư-nai khiến người họa sĩ đồng hương cảm thấy day dứt và muốn vẽ bức tranh thật đẹp về hai thầy trò. Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết a. Mục tiêu: - Nhận diện được người kể chuyện, phân tích được tác dụng của ngôi kể - Phân tích được nhân vật Thầy Đuy Sen và nhân vật An -tư -nai b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1:Tìm hiểu về người kể chuyện và ngôi kể Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV hỏi Xác định người kể chuyện và ngôi kể chuyện từng phần trong đoạn trích. Chỉ ra mối quan hệ giữa các nhân vật? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trình bày - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức II. Tìm hiểu chi tiết 1.Tìm hiểu về người kể chuyện và ngôi kể. - Người kể phần(1)(4): người họa sĩ - Người kể phần(2)(3): An-tư-nai - Các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích có mối quan hệ đồng hương với nhau. Họ đều sinh ra và lớn lên ở làng Ku-ku-rêu; hiện cùng sống ở Mát-xcơ-va và có quen biết nhau. Họ cùng được mời về dự lễ khánh thành ngôi trường mới của quê hương => Là dụng ý, xuất phát từ ý đồ nghệ thuật của tác giả. Khiến cho câu chuyện được soi chiếu từ nhiều chiều, trở nên phong phú, hấp dẫn, chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn; giúp nhà văn biểu đạt nhiều điểm nhìn, nhiều khía cạnh khác của sự việc, con người. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức hoạt động nhóm đôi hoàn thành PHT sau Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm tổ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện các nhóm tổ lên báo cáo kết quả, Những nhóm khác lắng nghe, góp ý, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. Qua những chi tiết trên em có nhận xét gì về thầy giáo Đuy- sen? HS suy nghĩ, trả lời Gv chốt ý, bình giảng Để xây dựng thành công hình tượng thầy giáo Đuy sen, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Hs: suy nghĩ, trả lời Qua hình ảnh thầy giáo Đuy – sen gợi cho em nhớ đến hình ảnh người thầy/ người cô nào? Hãy chia sẻ ấn tượng của em về người thầy/ cô mà em yêu quý? Hs: Suy nghĩ, chia sẻ 2. Nhân vật thầy Đuy-sen - Ngôn ngữ đối thoại: +Trò chuyện, thuyết phục các em nhỏ đi học. +Động viên, khích lệ An-tư-nai... ->Ngôn ngữ gần gũi, ân cần, đầy yêu thương. - Hành động: +Một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp học, tự tay đắp lò sưởi, dự trữ củi đốt, đi cắt rạ khô lót nền nhà. + Không để ý đến những lời chế giễu, lăng mạ của bọn nhà giàu; kể những chuyện vui để học trò quên đi mọi sự. +Bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá. + Sau buổi học thầy ở lại lấy đá, đất đắp thành ụ giữa lòng suối để học trò đi không bị ướt chân + Kiên trì dạy chữ cho các em bất chấp hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt, sự đơn độc; mơ ước về một tương lai tươi sáng cho học trò. + Chăm sóc ân cần, lo lắng cho An tư nai khi bị chuột rút ->Hành động vô cùng ấm áp, quan tâm lo lắng đến học trò như người thân. - Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật khác về thầy: Học trò đứa nào cũng yêu mến thầy +Học trò bất chấp khó khăn, khắc nghiệt để tự nguyện đến lớp học nghe thầy giảng bài. +Học trò mong ước thầy là người thân ruột thịt của mình ->nhận ra tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương của thầy. è Thầy là người có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, nhân hậu, vị tha, yêu thương, hết lòng vì học trò. Nghệ thuật - Lối kể chuyện hấp dẫn, kết hợp miêu tả, tự sự, biểu cảm - Khắc họa nhân vật sinh động, rõ nét qua: ngôn ngữ, hành động, lời nói, cử chỉ... Hoạt động: Luyện tập Bài tập 1: Bước 1: Giao nhiệm vụ Có 6 bức tranh, yêu cầu hs tìm ra những bức tranh liên quan đến nội dung bài. Chỉ ra những chi tiết được gợi ra từ những bức tranh ấy. Bước 2: thực hiện nhiệm vụ HS cả lớp quan sát lên màn hình tivi, tìm những bức tranh liên quan đến nội dung bài học. Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. Bài tập 2: Trò chơi Ban nhạc Gấu Hoạt động 4: Vận dụng (có thể giao về nhà) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV hỏi: Hãy viết đoạn văn (7-10 câu) nói lời cảm ơn về một người thầy/ người cô mà em yêu mến. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện viết vào vở Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trình bày - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. * Hướng dẫn về nhà -Đọc và nắm nội dung văn bản, tác giả, tác phẩm, nhân vật thầy giáo Đuy - Sen. -Hoàn thiện bài tập vận dụng viết đoạn văn. -Chuẩn bị nội dung tiết 2: Nhân vật An- tư-nai. -Tìm đọc hoàn chỉnh truyện vừa “Người thầy đầu tiên” (Ai-tơ-mơ-tốp)
File đính kèm:
skkn_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_cho_hoc_sin.docx