SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờ đọc - hiểu văn bản môn Ngữ Văn tại Trường THCS Lương Thế Vinh
Trên văn bia Văn Miếu – Quốc Tử Giám có viết : “Hiền tài quốc gia chi nguyên khí, nguyên khí thịnh tắc quốc thế cường dĩ long , nguyên khí nỗi tắc quốc thế nhược dĩ ô”. Nghĩa là: Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì nước mạnh, nguyên khí yếu thì nước suy. Như vậy, rõ ràng nhân tố con người trong mọi thời đại là vô cùng quan trọng. Ngày nay, đất nước ta đang bước vào xu thế hội nhập. Đảng và Nhà nước vẫn kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ trước mắt vô cùng bức thiết là thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Và giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để đáp ứng nhu cầu của thời đại. Con người lao động mới phải là con người phát triển toàn diện.
Vậy mà, có một thực trạng đang tồn tại trong nhà trường phổ thông hiện nay là học sinh không thích học môn Ngữ văn. Vì sao lại có thực trạng đó ? Có rất nhiều nguyên nhân. Một phần do xu thế chọn nghề của xã hội; một phần do định hướng của các bậc phụ huynh hướng con em họ ưu tiên các môn học tự nhiên; một phần cũng do bản thân môn Ngữ văn là môn học không dễ và nguyên nhân nữa không thể không kể đến là do kiến thức, phương pháp truyền thụ có phần hạn chế, cách thiết kế nội dung, các bước tổ chức cho học sinh tiếp cận tri thức thiếu sinh động của chính giáo viên.
Hiện nay, việc thay sách và đổi mới phương pháp giảng dạy đã và đang được các thầy cô thực hiện đồng bộ. Mặc dù còn có rất nhiều ý kiến về việc thay sách và đổi mới phương pháp giảng dạy, song từ những trải nghiệm thực tế, chúng ta có thể khẳng định rằng việc thay sách và đổi mới phương pháp giảng dạy đã giúp các em tiếp xúc được nhiều tác phẩm hay, mới ,lạ, cập nhật với cuộc sống. Không những thế, đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng giúp các em biết tư duy sáng tạo, biết phát hiện và giải quyết vấn đề, biết nói lên những suy nghĩ, cảm nhận của riêng mình. Có nghĩa là học sinh được rèn nhiều kĩ năng, được phát triển nhiều năng lực tiềm ẩn bên trong các em như : năng lực giao tiếp tiếng Việt; năng lực hợp tác làm việc nhóm; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực cảm thụ thẩm mĩ…Mỗi giờ học văn là một niềm vui bất ngờ đối với các em, như đại văn hào Nga M.Gor- ki đã từng nói: “Giáo dục nhằm phát triển tài năng chứ không tạo ra tài năng”!
Để học sinh yêu thích môn Ngữ Văn thì người thầy đóng một vai trò cực kì quan trọng. Như Hàn Dũ – một học giả Trung Hoa nổi tiếng, đã từng nói : “Thầy là người truyền đạo, trao nghiệp, cởi giải mê hoặc”. Đúng vậy, một giờ học Ngữ văn thành công là sự nỗ lực song song giữa thầy và trò. Thầy đóng vai trò dẫn dắt, chỉ đạo, trò giữ vai trò chủ động, tích cực khám phá, tích luỹ tri thức. Điều này càng thể hiện rõ ở những phần luyện tập giúp cho học sinh được rèn luyện các thao tác, kĩ năng cho thuần thục, mà lại được tự do sáng tạo, được bày tỏ những gì mà mình nghĩ. Được yêu – ghét hồn nhiên mà ít bị lệ thuộc vào sự gò bó nghiêm ngặt. Ở những tiết học ấy, kiến thức về các bài học vẫn được củng cố mà không khí không còn căng thẳng, học sinh hào hứng với tâm thế chủ động, tích cực, say mê sáng tạo.
Qua những năm thực hiện chương trình thay sách và đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng, với cương vị là Tổ trưởng chuyên môn, tôi đã được dự khá nhiều giờ của đồng nghiệp trong trường cũng như trường bạn, song điều tôi còn băn khoăn là một số thầy cô vẫn thuyết trình nhiều, việc cung cấp kiến thức đôi khi còn mang tính áp đặt, đặc biệt là khâu Đọc-Hiểu văn bản; các thầy ít giao bài tập cho nhóm, cá nhân chuẩn bị từ lúc ở nhà; trên lớp, không tạo điều kiện cho các em được thể hiện…Tôi thiết nghĩ có nhiều cách để phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo và năng lực của học trò như giáo sư Nguyễn Khắc Phi khẳng định: “Trong quá trình dạy học, không cho phép dạy học theo kiểu máy móc rập khuôn, nhồi sọ mà luôn luôn đòi hỏi sự năng động, vận dụng linh hoạt sáng tạo của người thầy”. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờ Đọc - Hiểu văn bản môn Ngữ văn”
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờ đọc - hiểu văn bản môn Ngữ Văn tại Trường THCS Lương Thế Vinh

chương trình và các tiết yêu cầu giảm tải, giáo viên tìm ra điểm yếu mà học sinh hay mắc về kiến thức, về kĩ năng thực hành để bồi dưỡng. Trong kinh nghiệm của bản thân thực tế giảng dạy 16 năm nay, tôi nhận thấy: -Về mảng văn, các em thực sự lúng túng ở khâu cảm hiểu văn bản, chưa biết khai thác những tín hiệu nghệ thuật sáng giá để làm nổi bật nội dung tư tưởng tác phẩm; mảng kiến thức về văn học sử còn yếu; năng lực tổng hợp, khái quát chưa tốt; chưa thực sự hứng thú với những bài tập giao về nhà; chưa phát huy được sở trường của bản thân như: + Năng lực tự học. + Vẽ tranh minh họa nội dung bài học + Tìm tòi nghiên cứu tài liệu. + Phỏng vấn ý kiến những người xung quanh, nhất là những người hiểu biết, có uy tín. + Thuyết trình trước đám đông. + Viết kịch bản; khả năng nhập vai diễn xuất. + Đọc diễn cảm; đọc sáng tạo. + Cảm thụ những giá trị thẩm mĩ về nội dung và nghệ thuật. - Đối với môn Ngữ văn, ngoài việc phát triển cho HS năng lực chung còn phát triển cho các em năng lực chuyên biệt: năng lực giao tiếp tiếng Việt , năng lực cảm thụ thẩm mĩ - Để phát triển năng lực HS, nhất là trong môn học Ngữ văn thì GV phải rèn cho các em kĩ năng Tự học. Tự học là một năng lực chung mà mọi HS cần được hình thành và phát triển. Tự học tức là tự mình tìm hiểu, suy nghĩ và rút ra kết luận về một vấn đề hay một hiện tượng nào đó. Muốn có năng lực tự học, đương nhiên phải có tri thức về lĩnh vực mà mình muốn tự học. Muốn có tri thức về lĩnh vực đó theo tinh thần tự học thì phải tự đọc, đọc qua tài liệu, sách vở, các phương tiện thông tin khác nhau; cũng có thể tìm hiểu, học hỏi qua kinh nghiệm của người khác, nhưng chủ yếu tự học là tự đọc, tự suy nghĩ và vận dụng. Tự học phụ thuộc rất nhiều vào sự tự giác, niềm đam mê và tính tò mò , nói cách khác là ham hiểu biết. Không có yếu tố này thì không thể có năng lực tự học. Đối với môn Ngữ văn, năng lực tự học thể hiện trên hai bình diện: + Tự đọc hiểu văn bản, tự mình đọc và tìm tòi nội dung , ý nghĩa văn bản, thể hiện sự ham thích đọc các loại văn bản. Sau đó biết suy nghĩ về những điều đã đọc, liên hệ với cuộc sống xung quanh mình. Cụ thể như: - Hoạt động 1: Đọc văn bản và xác định thể loại (văn bản văn học hay văn bản thông tin, đặc điểm nào của thể loại văn bản cần chú ý trong việc đọc hiểu) - Hoạt động 2: Tổ chức tìm hiểu nội dung chính của vă bản: Tóm tắt văn bản; nêu ý chính của văn bản. - Hoạt động 3: Tổ chức tìm hiểu vai trò, tác dụng của hình thức văn bản. Yêu cầu học sinh tìm, nêu lên các biểu hiện về hình thức của văn bản: Tên văn bản, bố cục, cấu trúc văn bản; các từ ngữ, câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu, chi tiếtchỉ ra một số yếu tố hình thức nổi bật nhất và phân tích vai trò, tác dụng của các yếu tố đó. - Hoạt động 4: Tìm hiểu mục đích của văn bản: Mục đích của văn bản là gì? Mục đích ấy thể hiện ở chỗ nào, qua câu chữ nào?...Với văn bản văn học, mục đích phức tạp hơn, có khi không nằm ở câu chữ cụ thể. - Hoạt động 5: Tìm hiểu ý nghĩa của văn bản. Văn bản chỉ có một, bất biến nhưng ý nghĩa thì nhiều , nhất là văn bản văn học. Sau khi học sinh đã xác định được nội dung chính (Hoạt động 2), giáo viên yêu cầu tìm hiểu ý nghĩa của câu hỏi : Văn bản nói về nội dung này, nhưng có phải chỉ nói về nội dung cụ thể ấy không? Chẳng hạn 4 câu thơ đầu trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh có phải chỉ đơn thuần phác họa hình ảnh người tù khổ sai đập đá ở Côn Lôn hay không? Hoạt động này sẽ mất nhiều thời gian để học sinh tìm ra tầng nghĩa thứ hai là tác giả còn khác họa bức tượng đài uy nghi, lẫm liệt về một đấng anh hùng cách mạngNgười giáo viên phải có trình độ để làm trọng tài, gợi ra những hướng tiếp nhận và cảnh báo những tiếp nhận suy diễn máy móc, khiên cưỡng. - Hoạt động 6: Yêu cầu học sinh đánh giá những giá trị của văn bản và rút ra cách đọc văn bản này: Cần chú ý gì khi đọc văn bản này? Ví dụ khi học xong truyện ngắn Cô bé bán diêm (An-đec-xen) , em cần chú ý cách đọc tác phẩm của nhà văn An-đec-xen như thế nào? ( Chú ý về thủ pháp đối lâp, đan xen; chú ý màu sắc cổ tích trong truyện ngắn An-đec-xen, Cách kết vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa hiện thực vừa nhân đạo là nét nổi bật trong truyện ngắn An-đec-xen). +Tự tạo lập văn bản. Biết cách thẻ hiện những điều mình nghĩ bằng hình thức nói hoặc viết một cách trong sáng, dễ hiểu từ đúng đến hay. Dạy học tích hợp là một trong những con đường để phát triển năng lực HS- năng lực vận dụng tổng hợp. Vì việc tổ chức nội dung và yêu cầu dạy hoc, học theo hướng tích hợp đòi hỏi người dạy và người học phải vận dụng kiến thức, kĩ năng tổng hợp để giải quyết vấn đề, qua đó mà hình thành và phát triển năng lực này. Dạy tốt một giờ Ngữ văn là đã thực hiện yêu cầu tích hợp. Vì theo yêu cầu dạy Văn phải thông qua các hình thức thể hiện, nhất là ngôn từ; phải hiểu ngôn từ, hiểu câu, hiểu đoạn, mới có thể hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản. Như thế phải nắm rất vững về tiếng Việt, cả lí thuyết lẫn cách sử dụng. Từ đó có năng lực phân tích , lí giải vẻ đẹp của văn bản văn học qua chất liệu ngôn từ. Đối với các văn bản văn học (tác phẩm hình tượng) , nội dung hình tượng lại là một bức tranh tổng hợp sinh động về cuộc sống muôn màu muôn vẻ; vì thế GV Ngữ văn cần phải trang bị cho mình rất nhiều những hiểu biết về xã hội và tự nhiên để hiểu văn bản văn học, từ đó mới hướng dẫn học sinh về cách đọc hiểu văn bản được. Tìm hiểu những ý nghĩa của văn bản văn học lại còn phụ thuộc vào kinh nghiệm sống, sự từng trải, vốn văn hóa, môi trường sốngVì thế muốn dạy tích hợp về đọc hiểu văn bản, GV cần sống sâu sắc với chính mình và với mọi người. Đọc văn giúp hiểu mình và hiểu người. Tuy nhiên cần chú ý phương pháp tích hợp cho nhuần nhuyễn, hợp lí không nên cố tích hợp một cách gượng ép, áp đặt, suy diễn khô cứng. Tóm lại, cứ dạy thật tốt một giờ Ngữ văn, người giáo viên sẽ cùng một lúc hình thành và phát triển cho học sinh trên nhiều phương diện : tiếng Việt, đạo đức, văn hóa, mĩ học, lịch sử, địa líkinh nghiệm và kĩ năng sống 4. Cách thức tiến hành cụ thể: a. Đối với phần Đọc - Tìm hiểu chung:( Phần khởi động) * Giao bài tập về nhà (theo nhóm): - Nhóm học sinh hoặc cá nhân sưu tầm tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của tác giả ( dưới nhiều hình thức như quay các video clip; sưu tầm tranh ảnh, vẽ tranh ; làm các cuộc phỏng vấn phỏng vấn các ý kiến của các nhà văn, thầy cô giáo, bạn bè, những người có uy tín trao đổi xoay quanh nhà văn và tác phẩm sắp học). - Kể tóm tắt truyện hoặc đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ; kể chuyện diễn cảm; nhập vainếu văn bản truyện có dung lượng ngắn. *Thực hiện trên lớp: - Một nhóm đại diện trình bày trước lớp đoạn video clip ,tranh ảnh, tư liệu mà nhóm mình đã chuẩn bị. Trong quá trình thể hiện, HS tự phân vai với nhau tùy theo sở trường của từng cá nhân trong nhóm như bạn thì thuyết trình; bạn thì đọc diễn cảm... Các nhóm khác lắng nghe và đóng góp ý kiến. Sau đó giáo viên nhận xét và cho điểm. Một nhóm hai học sinh lớp 9C trình bày clip và slide trình chiếu về tác giả G.Mô-pa-xăng và tác phẩm Bố của Xi-mông. b. Đối với khâu Đọc- Hiểu văn bản: - Giáo viên dẫn dắt bằng hệ thống câu hỏi mở và học sinh được làm việc cá nhân hoặc theo nhóm trình bày các suy nghĩ , cảm nhận của mình dưới nhiều hình thức như : nêu cảm nhận cá nhân; thảo luận nhóm;tranh luận; cắt dán tranh vẽ lên bảng rồi phân tích, thuyết trình. Sau đó các nhóm khác nhận xét và cuối cùng giáo viên chốt và bình nâng cao. Một nhóm học sinh lớp 9C lên thuyết trình về nội dung diễn biến tâm trạng của Xi-mông trong văn bản truyện Bố của Xi-mông (G.Mô-pa-xăng). c. Đối với khâu ứng dụng: - Giáo viên giao cho học sinh chuẩn bị tiểu phẩm, đóng vai hoặc xem clip về một tình huống liên quan đến bài học sau đó cho một em đứng lên tự điều khiển cuộc thảo luận . Cuối cùng giáo viên đánh giá nhận xét và chốt. => Như vậy nó khác cách làm truyền thống mà GV thường làm là GV tự sưu tầm tư liệu sau đó trình bày trước lớp cho HS. Với cách làm cũ khó kích thích phát huy được năng khiếu, sở trường ,năng lực tiềm ẩn của HS đồng thời càng khiến cho HS thụ động, lười biếng tiếp cận tri thức. 5. Giáo án kèm theo: GIÁO ÁN TIẾT 151: BỐ CỦA XI-MÔNG I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về G.Mô-pa-xăng và thấy được sự thể hiện tinh thần nhân đạo, tài năng nghệ thuật xuất sắc của ông. - Nghệ thuật kể chuyện, cách miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm. 2. Kỹ năng. - Tóm tắt được tác phẩm và biết cách phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật. - Nêu cảm nghĩ về một đoạn truyện, viết văn tự sự xen yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Làm việc nhóm, phát huy năng lực (năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác...). 3. Tình cảm: - Thắp lên ngọn lửa yêu thương, chia sẻ với mọi người, đặc biệt là những người bất hạnh. - Giáo dục kĩ năng sống tích hợp lối sống văn minh, thanh lịch cho học sinh. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Giáo viên: - Soạn bài, phiếu bài tập, tranh ảnh minh họa, phim, bài hát... - Hướng dẫn học sinh làm việc nhóm để vẽ tranh ,clip và đóng tiểu phẩm. 2. Học sinh: - Soạn bài, đọc truyện , vẽ tranh, sưu tầm, quay video. III. Tiến trình 1. Ổn định tổ chức 2. Vào bài. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt Hình thành và phát triển năng lực A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Trình bày phần chuẩn bị của các em về bài tập cô giao ở tiết trước - Cử 1 nhóm lên trình bày.(chuẩn bị clip về tác giả, tác phẩm). - Các nhóm khác nhận xét Trình bày những ấn tượng sâu sắc của em về G.Mô pa-xăng và tác phẩm “Bố của Xi-mông” - Năng lực hợp tác. - Năng lực sáng tạo. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI -¿ hoàn cảnh em bé Xi-mông? 1. Nhân vật Xi-mông a. Hoàn cảnh - Năng lực giao tiếp tiếng Việt. - Năng lực cảm thụ thẩm mĩ - học sinh trả lời - Học sinh khác làm vào vở - Học sinh nhận xét - Hoàn cảnh: - 7,8 tuổi - xanh xao - nhút nhát - vụng dại - không có bố - bị bạn bè giễu cợt, hành hạ - muốn tự tử - Em hãy nhận xét về hoàn cảnh của Xi-mông? - Học sinh nhận xét Em bé đáng thương, bất hạnh (Giáo viên hướng học sinh tích hợp về kiến thức địa lý, văn hóa) - Học sinh trả lời Chia 4 nhóm thảo luận (5 phút): N1: tâm trạng Xi-mông khi ở bờ sông? N2: tt Xi-mông khi gặp bác Phi-líp? N3: tt em bé khi trở về nhà? N4:tt Xi-mông sáng hôm sau đến trường? b.Diễn biến tâm trạng của Xi-mông: *Khi ở bờ sông: -đau khổ,tuyệt vọng -quên ý định tự tử -nhớ nhà, nhớ mẹ -khóc *Khi gặp bác Phi lip -khóc -nghẹn ngào -nói đứt quãng *Khi về gặp mẹ: -tủi thân -muốn trở lại sông tự tử -thương mẹ -đề nghị bác Phi lip làm bố -khuây khoả, nhẹ nhõm *Sáng hôm sau đến trường: -thách thức -quát vào mặt -sẵn sàng chịu trận -can đảm, tự tin, hãnh diện => Sắp xếp,miêu tả tâm lí theo trình tự hợp lý, chân thực, tự nhiên, sinh động Nhận xét về: Cách mtả tâm trạng? Học sinh trả lời vào bảng phụ và cử đại diện nhóm trình bày. Các em cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn cậu bé như thế nào? Tâm hồn cậu bé: + Trong sáng hồn nhiên + Khát khao được yêu thương Năng lực giao tiếp tiếng Việt. Năng lực thẩm mĩ. Qua đó em hiểu gì về tấm lòng của nhà văn? Học sinh tự bộc lộ Tấm lòng nhân văn cao cả của G.Mô-pa-xăng. Năng lực làm việc nhóm C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Chiếu clip về hình ảnh trẻ em bất hạnh Đại diện nhóm trình bày Suy nghĩ về những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống hàng ngày - Năng lực giao tiếp tiếng Việt. - Năng lực cảm thụ thẩm mĩ. Học sinh đóng tiểu phẩm.( Lồng ghép giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch người Hà Nội). Các HS khác nhận xét. GV chốt. -năng lực đóng vai. -Năng lực giải quyết vấn đề liên quan. Dặn nhiệm vụ về nhà -Kể lại phần kết truyện theo trí tưởng tượng của em? -Năng lực tự học. VII. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ ĐỐI CHỨNG : LỚP/SS NĂNG LỰC HỌC VĂN Thời gian thực hiện Giỏi Khá T.bình Yếu Kém 9c/40 Trước 2 (5%) 5 (12,5%) 17 (42,5%) 6 (15%) 4 (10%) Sau 6 (15%) 12 (30%) 19 (47,5%) 3 (7,5%) 0 Sau khi thực hiện, nhiều em đã được lấp dần kiến thức bị hổng và kĩ năng yếu kém trước đó. Để bồi kiến thức cũ nhưng với phương pháp mới, hình thức tổ chức hấp dẫn tạo cho các em tâm thế nhập cuộc thoải mái, tích cực,hào hứng .Từ đó mà các em chủ động, tự tin trong quá trình tích lũy tri thức,không thụ động, rụt rè như trước và hiệu quả nâng lên rõ rệt. Điều đó khiến cho bản thân tôi vô cùng phấn khởi. Và nó trở thành động lực giúp tôi cần phải cố gắng nhiều hơn nữa vì các em học sinh thân yêu. Trong quá trình áp dụng sáng kiến, các đồng chí cùng nhóm Ngữ văn 8,9 đã tham gia khảo sát thực nghiệm cuối cùng và có những ý kiến tán đồng với cách làm này .Bởi, theo các đồng chí, tiết dạy Ngữ văn như vậy vừa bám sát nhiệm vụ của năm học: Đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, kích thích tính chủ động ,tích cực, say mê sáng tạo và phát triển năng lực ở các em.Qua đó cũng tích hợp giáo dục lồng ghép Văn minh thanh lịch người Hà Nội; môi trường; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...,xây dựng “Trường học thân thiện, Học sinh tích cực” đồng thời đã bám sát đặc trưng thể loại, bám sát Chuẩn kiến thức- kĩ năng ,phân phối chương trình và Tài liệu giảm tải của Sở GD để giảng dạy. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Nói tóm lại, mục tiêu của giáo dục là khơi dậy và phát huy được năng lực của con người, đặc biệt là con người trong thời đại mới hiện nay. Vì thế trong bài viết “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, cựu phó thủ tướng Vũ Khoan đã nhấn mạnh: “Chuẩn bị con người là quan trọng nhất.” Bởi tự cổ chí kim, con người là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Đất nước hưng thịnh hay suy vong đều do yếu tố con người. Bước vào thời đại mới, yếu tố con người càng phải mới. Khi nền kinh tế, văn hóa, công nghệ, giáo dụcphát triển theo hướng toàn cầu hóa thì vai trò con người càng quan trọng, nổi trội, có ý nghĩa quyết định sự sống còn của một đất nước.Vì vậy, con người cần phải có đủ hai thứ hành trang: Tài và Đức để tiếp nhận ứng phó với những thay đổi lớn lao, kì diệu đó. Với sự nhận thức đó, tôi đã tập trung vào việc dạy và học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực của học sinh với đề tài “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giờ Đọc- hiểu văn bản môn Ngữ văn”. Mặc dù nó không hề dễ dàng , nhất là làm sao cho khoa học, chuẩn xác và mang tính sư phạm vẫn là những thách thức đối với mỗi GV trực tiếp giảng dạy. Dẫu vậy tôi vẫn cứ mạnh dạn trình bày quan điểm của mình bởi tôi nghĩ đây là cơ hội rất tốt để tôi được trau dồi kiến thức chuyên môn. Vì thế tôi rất mong những ý kiến chỉ đạo tận tình, sát sao của cấp trên và sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí đồng nghiệp để cho tôi tiến bộ. Với cương vị tổ trưởng tổ KHXH, tôi nhận thấy kĩ năng viết sáng kiến khoa học của bản thân tôi và các thành viên trong tổ còn nhiều hạn chế, vì vậy rất mong Ban giám hiệu, Phòng GD, Sở GD tạo điều kiện cho chúng tôi được tiếp cận với những sáng kiến hay, được dự những chuyên đề tốt để chúng tôi được học hỏi nâng cao trình độ. Xin chân thành cảm ơn !
File đính kèm:
skkn_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_cua_hoc_sin.doc