SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong giờ luyện nói môn Ngữ Văn ở THCS
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong các bộ môn nói chung, môn Ngữ văn nói riêng đã được chính thức triển khai từ kỳ II năm học 2017-2018 đối với học sinh lớp 6. Giáo viên và học sinh đều được tiếp cận với nội dung đổi mới và phương pháp dạy học tích cực. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy các tiết “Luyện nói” ở trường trung học cơ sở (THCS), mặc dù giáo viên đã rất cố gắng nhưng hiệu quả chưa cao, giờ học còn trầm, học sinh ngại nói, có tâm lý ngượng ngùng, sợ bị cô giáo gọi lên nói trước lớp, sợ mình nói sai…. Ngay bản thân giáo viên cũng còn lúng túng, chưa linh hoạt, sáng tạo để động viên khuyến khích học sinh. Số học sinh nói trước lớp trong giờ học rất ít chỉ khoảng 3-5 em, kĩ năng nói còn nhiều hạn chế.
Vì vậy, mục tiêu tiết “Luyện nói” đặt ra chưa thực hiện được trọn vẹn. Để học sinh hoạt động tích cực, tự tin, hứng thú trong giờ học, tôi đã mạnh dạn áp dụng chuyên đề “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờ “Luyện nói’’ nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở”. Để áp dụng được chuyên đề, bản thân mỗi giáo viên phải say sưa với chuyên môn, yêu nghề mến trẻ, thường xuyên có suy nghĩ tìm tòi, đổi mới phương pháp để vận dụng vào từng đối tượng học sinh cho phù hợp. Phải làm tốt khâu hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà cho học sinh qua việc gợi ý, định hướng phát triển năng lực.. chuyên đề này tôi đã áp dụng dạy học trong học kì II, năm học 2017-2018 với đối tượng là học sinh lớp 6 cấp THCS.
Nội dung chuyên đề của tôi có sự kế thừa, phát huy những kinh nghiệm, phương pháp dạy học đã được một số đồng nghiệp chia sẻ. Song điểm mới của chuyên đề là trong mỗi giải pháp, tôi đã định hướng rõ những năng lực cần hình thành cho học sinh qua giờ luyện nói bao gồm cả năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Những năng lực đó là: năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn; năng lực sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực quản lý; năng lực giao tiếp tiếng Việt; năng lực cảm thụ văn học . Trong qua trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, giáo viên chỉ là người tổ chức, điều khiển các hoạt động dạy học, học sinh tích cực học tập, học sinh được bộc lộ, thể hiện năng lực. Học sinh là nhân vật trung tâm trong giờ học. Với chuyên đề này, giáo viên dạy Ngữ văn các khối lớp ở có thể áp dụng. Trong đó, giáo viên cần tuân thủ những biện pháp mà tôi đã trình bày trong chuyên đề đó là: xác định mục tiêu bài học, chuẩn bị tốt kế hoạch dạy học, các phương tiện hỗ trợ dạy học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi nói, linh hoạt tổ chức hoạt động trong tiết học theo mô hình sân khấu hóa, nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm để khuyến khích học sinh giờ sau nói tốt hơn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong giờ luyện nói môn Ngữ Văn ở THCS

dùng dạy học cần thiết để tiết dạy học thành công . 2.3. Biện pháp thứ ba: Hướng dẫn và kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh - Biện pháp này quyết định đến thành công của giờ “Luyện nói”. Bởi phương pháp dạy học mới trong các giờ học nói chung, giờ Luyện nói nói riêng, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chức, học sinh đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động. Nếu không hướng dẫn, kiểm tra cụ thể, giao nhiệm vụ trước cho các em thì các em không thể có được những ý tưởng mới, sáng tạo và tham gia các hoạt động của tiết học có hiệu quả. Trên cơ sở xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng và những năng lực cần hình thành qua tiết học, tôi định hình rõ các nội dung mà học sinh cần chuẩn bị cho tiết học, từ việc ra đề bài, chia nhóm thảo luận, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm, lập dàn ý đề bài đã cho. Nội dung học sinh chuẩn bị theo nhóm, tôi chia 5-6 em/nhóm. Các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí, các thành viên cùng xây dựng dàn ý để rút ra dàn ý chung của nhóm, luyện nói trước gương ở nhà, đến lớp luyện nói trong nhóm và luyện nói trước lớp. Khi chia nhóm, tôi chú ý đến việc chia đều các đối tượng học sinh để các em hỗ trợ nhau trong quá trình chuẩn bị. Nội dung hướng dẫn học sinh chuẩn bị, tôi thường tiến hành ở cuối của tiết học trước (khoảng 1 tuần trước tiết “Luyện nói”), với những câu hỏi, bài tập và đề bài cụ thể: Ví dụ : -Với đề bài “Em hãy tự giới thiệu về bản thân”, tôi hướng dẫn học sinh về nhà ôn lại lý thuyết văn kể chuyện: các bước tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý. - Đề bài “Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, tôi nhắc học sinh về nhà ôn lại lý thuyết phát biểu cảm nghĩ. - Đề bài “Thuyết minh về cái phích nước”, tôi hướng dẫn các em vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết: kiến thức vật lí, công nghệ thông tin... - Với những tiết “Luyện nói” có đề bài thích hợp với nội dung văn bản đã học, tôi yêu cầu học sinh phải học và nắm chắc kiến thức văn bản Ngữ văn như sự việc, nhân vật, cốt truyện ...thì mới có thể lập dàn ý và nói chính xác được. Ở lớp 6 -tiết 95 “Luyện nói văn miêu tả”: Tả bằng miệng quang cảnh lớp học trong văn bản “Buổi học cuối cùng”. Tôi yêu cầu học sinh phải đọc kĩ văn bản, đọc kĩ đoạn văn trong sách giáo khoa để nắm được nội dung văn bản, đoạn văn nói đến vấn đề gì. Từ đó các em mới có thể vận dụng tả lớp học trong “Buổi học cuối cùng” ấy ,để từ đó có căn cứ, có cơ sở tả lại thầy giáo. Ở lớp 8, tiết 42, tuần 11: “Em hãy đóng vai Chị Dậu kể lại đoạn trích: Tức nước vỡ bờ”. Trước hết, học sinh phải nắm lý thuyết văn kể chuyện kết hợp với yếu tố biểu cảm. Nắm được nội dung đoạn trích: Nhân vật, tình huống, hành động, lời nói của từng nhân vật. Từ đó dùng lời văn của mình để kể lại (phải bám vào chi tiết chính trong văn bản ở SGK). Hay khi dạy tiết 65- lớp 9: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm, đề bài: Em hãy đóng vai Trương Sinh kể lại chuyện Chuyện người con gái Nam Xương. Với đề bài này, yêu cầu các em phải nắm chắc nhân vật, sự việc, ngôi kể trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” ở tiết đọc - hiểu, có như vậy các em dễ dàng lập dàn bài và nói theo dàn ý nội dung câu chuyện theo ngôi kể mới (yêu cầu phải bám vào chi tiết chính trong văn bản ở SGK). Hay ở tiết 29, Ngữ văn 6, với đề bài : “Em hãy tự giới thiệu về bản thân”, tôi hướng dẫn các em có thể học các cách giới thiệu trên các cuộc thi, các chương trình ti vi của các bạn học sinh khi giới thiệu về bản thân như: Tên, tuổi, học sinh lớp, đặc điểm hình dáng, tính nết, biệt hiệu, tại sao có biệt hiệu đó, giới thiệu về gia đình có mấy người, là con thứ mấy, hoạt động thường ngày là gì, sở thích, ước mơ...Với những gợi ý như thế, các em sẽ rất hào hứng khi giới thiệu về mình. Khi nói chú ý cho các em về điệu bộ, cử chỉ. - Muốn tiết luyện nói đảm bảo thời gian và có nhiều học sinh được nói, được nhận xét, tôi định hướng cho học sinh phải làm như thế nào để phần trình bày của nhóm mình đạt yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Tôi gợi ý cho học sinh để hình thành năng lực sáng tạo, có ý tưởng mới, biết sân khấu hoá giờ “Luyện nói”, hình thức luyện nói phong phú và phải tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để bài nói thêm sinh động, hấp dẫn cuốn hút người nghe. - Một tiết “Luyện nói” tập làm văn khác hẳn với việc nói (giao tiếp hàng ngày) của các em. Các em sẽ phải nói trong một môi trường giao tiếp đặc biệt hơn: có các bạn, có cô giáo và khi nói phải chú ý đến ngôn từ, cử chỉ, điệu bộ. Vì thế, đứng trước môi trường giao tiếp này nhiều học sinh vốn giao tiếp tự nhiên bỗng trở thành lúng túng, ngượng nghịu, mất bình tĩnh dẫn đến thành công không cao khi nói, nhất là với học sinh lớp 6 . Qua thực tế giảng dạy chương trình sách giáo khoa từ lớp 6 cho đến lớp 9, tôi thấy việc tổ chức giờ luyện nói cho lớp 6 là khó khăn nhất. Bởi các em mới ở tiểu học lên, chưa quen với một tiết học được tách riêng ra 45 phút. Khâu tổ chức của các em còn mang phong cách của các em nhỏ ở tiểu học: các em thường không chuẩn bị dàn ý ở nhà mà chỉ nói như thói quen ở tiểu học (gần như viết bài và học thuộc). Rút kinh nghiệm qua những giờ dạy của giáo viên, trong giờ luyện nói đầu tiên của chương trình tiết 29- Luyện nói kể chuyện, tôi phải mất nhiều thời gian của cuối tiết học trước để hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý chi tiết. Sau đó tôi hướng dẫn học sinh như sau: + Tham khảo dàn ý sơ lược trong sách giáo khoa. + Triển khai dàn ý đó thành dàn ý chi tiết của mình, tập nói ở nhà. Khi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà, giáo viên cũng đưa ra những yêu cầu cụ thể về nội dung và kĩ năng luyện nói để học sinh có thể tự nhận xét, đánh giá kĩ năng nói của mình cũng như các bạn trong nhóm. Ví dụ: Về Nội dung: - Nói đúng chủ đề, đúng thể loại: Về Kĩ năng: - Kĩ năng nói: + Tư thế, tác phong: đàng hoàng, tự tin, mắt nhìn thẳng vào người nghe. + Giọng nói: rõ ràng, truyền cảm, phát âm chuẩn. + Ngữ điệu: phù hợp, không nói như đọc. + Biểu cảm: kết hợp cử chỉ, nét mặt, ánh mắt,... + Biết mở đầu, kết thúc bài nói của mình. - Kĩ năng nhận xét Dựa vào yêu cầu, nhận xét về nội dung và kĩ năng trên hai phương diện ưu điểm và nhược điểm ( nhận xét ưu điểm trước, nhược điểm sau) Giáo viên có thể phát cho mỗi nhóm một phiếu tự đánh giá cho điểm nói trong nhóm. Phiếu theo mẫu sau: PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ NHÓM:........ STT Họ và tên Nội dung (6 điểm) Kĩ năng (4 điểm) Tổng điểm 1 2 3 4 5 - Điểm mới trong phần hướng dẫn chuẩn bị của tôi là đã định hướng hình thành cho học sinh nhiều năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự đánh giá.... Đặc biệt, giao bài phải có kiểm tra. Việc kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi nói có thể đa dạng và linh hoạt. Có thể kiểm tra ở cuối các tiết học trước tiết “Luyện nói” và giáo viên phải là người trực tiếp kiểm tra. Biện pháp này giúp giáo viên nắm bắt được ý tưởng sáng tạo, mức độ chuẩn bị của học sinh so với yêu cầu để nhắc nhở đôn đốc, hỗ trợ, định hướng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm học sinh, chuẩn bị tốt cho giờ luyện nói. Đồng thời, qua việc kiểm tra giáo viên chủ động trong việc tổ chức các hoạt động trong giờ luyện nói sao cho linh hoạt như một người đạo diễn xây dựng kịch bản để các em thể hiện được ý tưởng của mình trong giờ luyện nói. Điều quan trọng là làm thế nào để nhiều học sinh được luyện nói trong giờ học. Biện pháp này bước đầu giúp tôi đánh giá được những năng lực đã được hình thành của học sinh. 2.4. Biện pháp thứ tư: Tổ chức hoạt động trong tiết học - Để đảm bảo thời gian cho việc học sinh luyện nói, giáo viên có thể linh hoạt thực hiện các bước lên lớp, đi vào vấn đề trọng tâm cụ thể của tiết dạy. Các phần khác phải thao tác nhanh vì học sinh đã chuẩn bị trước và giáo viên cũng đã kiểm tra trước khi diễn ra tiết học. Tiết học luyện nói có ba phần: Phần 1 và phần 2 chỉ sử dụng 1/4 quỹ thời gian của tiết dạy còn lại dành cho phần 3: Luyện nói. a. Phần 1: Chuẩn bị: ( 5-7’) - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý bằng những câu hỏi gợi mở. - Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị bài ở nhà, giáo viên cho đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và thống nhất dàn ý chung (giáo viên chiếu dàn ý chuẩn lên màn hình). b. Phần 2: Yêu cầu luyện nói: ( 2’) - Tất cả các tiết luyện nói ở các khối lớp đều nhằm giúp học sinh rèn luyện tốt kĩ năng nói của bản thân trước tập thể (có cô giáo và các bạn học sinh), khác với cách nói thông thường trong các giờ giải lao, trong các câu chuyện tâm sự của các em với nhau với các thầy cô giáo. Vì thế, giáo viên cần quan tâm hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị nội dung bài tốt để các em hình dung được mình sẽ nói cái gì? (xác định đề tài theo đề bài giáo viên cho), nói với ai? (xác định đối tượng giao tiếp), nói trong hoàn cảnh nào? (xác định hoàn cảnh giao tiếp), nói để làm gì? (xác định mục đích giao tiếp) và nói như thế nào? (cách thức giao tiếp). - Vì vậy, giáo viên cho học sinh nhắc lại yêu cầu - Nội dung: Nói đúng chủ đề, đúng thể loại - Kĩ năng nói + Tư thế, tác phong: đàng hoàng, tự tin, mắt nhìn thẳng vào người nghe. + Giọng nói: rõ ràng, truyền cảm, phát âm chuẩn. + Ngữ điệu: phù hợp, không nói như đọc. + Biểu cảm: kết hợp cử chỉ, nét mặt, ánh mắt,... + Biết mở đầu, kết thúc bài nói của mình. - Kĩ năng nhận xét: nhận xét về nội dung và kĩ năng trên hai phương diện ưu điểm và nhược điểm (nhận xét ưu điểm trước, nhược điểm sau) c. Phần 3: Luyện nói (30’) + Luyện nói trong nhóm: (7-10’) +Đại diện nhóm lên trình bày bài nói. C. KẾT LUẬN: Trên đây là nội dung chuyên đề “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong giờ luyện nói” . Rất mong các đồng chí trong tổ chuyên môn đóng góp ý kiến để chuyên đề của tôi được hoàn thiện từ đó áp dụng trong giảng dạy được tốt hơn. GIÁO ÁN MINH HỌA Tiết 96. LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Phương pháp làm một bài văn tả người. - Cách trình bày miệng một đoạn (bài) văn miêu tả: nói dựa theo dàn bài đã chuẩn bị. 2. Kĩ năng: - Sắp xếp những điều đã quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lí. - Làm quen với việc trình bày miệng trước tập thể: nói rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm. - Trình bày trước tập thể bài văn miêu tả một cách tự tin. 3. Thái độ: - HS tự tin, tác phong tự nhiên trước đông người. *Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, giao tiếp,hợp tác,sử dụng ngôn ngữ, tự học. B. Kĩ năng sống cần giáo dục: - KN giao tiếp, tư duy, hợp tác, lắng nghe tích cực. C. Phương pháp- Phương tiện: - PP: Vấn đáp, gợi mở, thuyết trình - PT: SGK, TLTK, Bài soạn D. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức: 6A: 6B: 6C: 2. Kiểm tra: -Muốn tả cảnh em cần phải làm gì? Nêu bố cục bài văn tả cảnh? - Muốn tả người em cần phải làm gì? Nêu bố cục bài văn tả người? 3. Bài mới: Người học văn không chỉ biết viết mà khi nói cũng cần diễn đạt tốt. Để rèn luyện kỹ năng nói, diễn đạt tốt, chúng ta tiến hành giờ luyện nói văn miêu tả. I. Tìm hiểu bài tập: GV phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, giao tiếp. HS. Đọc đoạn trích SGK (71) Hướng dẫn học sinh lập dàn ý: GV. Gợi ý: - Lớp học đang ở giờ học gì? - Quang cảnh lớp học này tả theo thứ tự nào? H: Thầy Ha-men đã làm gì? H: Không gian lớp học trong buổi học cuối cùng ? - Âm thanh tiếng động nào đáng chú ý? H: Tiếng chim bồ câu gù thật khẽ biểu thị tình cảm gì đối với lớp học. 1. Bài tập 1: Dàn ý a. Mở bài: Cảnh lớp học trong giờ tập viết - Giờ học tiếng Pháp. - Lớp học chuyển sang giờ viết tập. b.Thân bài: Tả chi tiết cảnh lớp tập viết. - Cảnh thầy Ha-men chuẩn bị cho giờ tập viết: + Những tờ mẫu viết bằng “chữ rông”thật đẹp . + Tờ mẫu treo trước bàn học . - Cảnh học sinh viết tập: + Học sinh chăm chú, im lặng tập viết với những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức. + Tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. + Tiếng bọ dừa bay, tiếng chim gù khẽ trên mái nhà bày tỏ sự xúc động của mình đối với buổi học cuối cùng c. Kết bài: Suy nghĩ của em về giờ tập viết . H. Tả lại bằng miệng hình ảnh thầy giáo Ha-men trong “Buổi học cuối cùng”. 2. Bài tập 2: Dàn ý H:Thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng là người thầy như thế nào? H: Thầy ăn mặc khác với mọi ngày ra sao? H:Trong buổi học cuối cùng thầy đã có những cử chỉ và hành động như thế nào? H: Cuối buổi học, thầy có thái độ, lời nói và hành động như thế nào? a.Mở bài: Giới thiệu chung về thầy Ha-men - Là người tha thiết yêu nước, yêu tiếng mẹ đẻ -tiếng Pháp b.Thân bài: *Trang phục: - Thầy mặc chiếc áo Rơ- đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn, đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ mặc trong những ngày có thanh tra và phát phần thưởng. * Thái độ cử chỉ, hành động: - Thầy đi đi lại lại với cây thước sắt cặp dưới nách. - Thái độ âu yếm , vị tha với học sinh: khi Ph răng đến muộn không giận dữ mà dịu dàng. Khi Ph răng không thuộc bài thầy không mắng chỉ nói về sự cần thiết của việc học tiếng Pháp. - Cuối buổi học, nét mặt thầy tái nhợt. + Lời nói nghẹn ngào, không nói được thành câu: các bạn, các bạn, tôitôi + Hành động cầm viên phấn dằn mạnh, viết thật to: “Nước Pháp muôn năm”. Đứng tựa đầu vào tường, giơ tay ra hiệu học sinh ra về. c.Kết bài: - Cảm nghĩ của em về thầy Ha-men +Thầy là tấm gương trong việc giữ gìn, bảo vệ tiếng mẹ đẻ và tình cảm với quê hương đất nước - Liên hệ tình cảm của em với tiếng mẹ đẻ. Học sinh nhắc lại yêu cầu giờ luyện nói . GV phát triển năng lực: Hợp tác, phát triển ngôn ngữ, giao tiếp, tự học. Học sinh tập nói theo nhóm học tập: - Nhóm 1,2 : bài 2 - Nhóm 3 : bài 1 Các nhóm lên trình bày bài nói của mình, các nhóm khác nhận xét đánh giá cho điểm. - Kĩ năng nhận xét: nhận xét về nội dung và kĩ năng trên hai phương diện ưu điểm và nhược điểm (nhận xét ưu điểm trước, nhược điểm sau, đánh giá cho điểm) - GV nhận xét đánh giá cho điểm II. Yêu cầu giờ luyện nói: - Nội dung: Nói đúng chủ đề. - Kĩ năng nói + Tư thế, tác phong: đàng hoàng, tự tin, làm chủ bài nói của mình, mắt nhìn thẳng vào người nghe. + Giọng nói: rõ ràng, truyền cảm, phát âm chuẩn. + Ngữ điệu: phù hợp, không nói như đọc. + Biểu cảm: kết hợp cử chỉ, nét mặt, ánh mắt,... + Nói theo dàn ý đã lập, không trình bày theo bài văn viết sẵn. + Biết mở đầu, kết thúc bài nói của mình. - Kĩ năng nhận xét: nhận xét về nội dung và kĩ năng trên hai phương diện ưu điểm và nhược điểm (nhận xét ưu điểm trước, nhược điểm sau) III. Thực hành luyện nói: 4. Củng cố: - Đánh giá chung về giờ luyện nói, khắc sâu những kỹ năng cần thiết. 5. Hướng dẫn về nhà: Bài tập 3: Đề bài: Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 em theo mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ, nay đã già về nghỉ. Em hãy tả lại hình ảnh thầy giáo trong phút giây xúc động gặp lại người học trò của mình sau nhiều năm xa cách * Gợi ý: - Mở bài: Giới thiệu thời gian, hoàn cảnh gặp gỡ. - Thân bài: + Miêu tả thầy giáo với đặc điểm (khuôn mặt, mái tóc, lời nói, thái độ....) so với trước đây + Cảm xúc khi gặp lại trò cũ. - Kết bài: Suy nghĩ của em về thầy. - Dựa vào dàn ý, mỗi học sinh tập nói thêm ở nhà. - Ôn tập phần văn từ học kỳ II, Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết văn. Tác giả: Phạm Thị Ánh Tuyết
File đính kèm:
skkn_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_trong_gio_l.docx