SKKN Dạy học thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975 (Ngữ Văn 9) theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất

Nhiệm vụ của giáo dục trong thời đại mới là góp phần đào tạo ra những sản phẩm con người có đầy đủ tri thức, năng lực, phẩm chất (tâm - trí - lực) để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Đó cũng là lý do vì sao trong những năm trở lại đây, giáo dục và đào tạo xây dựng định hướng, đổi mới dạy học với nhiệm vụ cơ bản là: “Tiếp tục đối mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”. (Trích: Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng )

Theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới 2018 thì việc tổ chức dạy học cần đảm bảo sự phát triển đồng bộ 10 năng lực và 5 phẩm chất cốt lõi cho người học. Tuy nhiên, để làm được điều này không hề đơn giản khi mà việc dạy học theo hướng truyền thống (truyền thụ tri thức một chiều) đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người tham gia công tác giảng dạy.

Thơ hiện đại Việt Nam 1945 - 1975 chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn 9, tập 1. Việc tổ chức dạy học các tác phẩm đó theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học đóng góp không nhỏ vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam.

docx 7 trang Trang Lê 04/04/2025 150
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy học thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975 (Ngữ Văn 9) theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Dạy học thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975 (Ngữ Văn 9) theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất

SKKN Dạy học thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975 (Ngữ Văn 9) theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP VINH
ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
DẠY HỌC THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM 1945-1975 (NGỮ VĂN 9)
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT
LĨNH VỰC: NGỮ VĂN
Giáo viên: Bùi Thị Ngân
Đơn vị: Trường THCS Nghi Kim
SĐT: 0989459256
Email: buikimngan203@gmail.com
Năm học: 2021 - 2022
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Nhiệm vụ của giáo dục trong thời đại mới là góp phần đào tạo ra những sản phẩm con người có đầy đủ tri thức, năng lực, phẩm chất (tâm - trí - lực) để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Đó cũng là lý do vì sao trong những năm trở lại đây, giáo dục và đào tạo xây dựng định hướng, đổi mới dạy học với nhiệm vụ cơ bản là: “Tiếp tục đối mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”. (Trích: Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng )
Theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới 2018 thì việc tổ chức dạy học cần đảm bảo sự phát triển đồng bộ 10 năng lực và 5 phẩm chất cốt lõi cho người học. Tuy nhiên, để làm được điều này không hề đơn giản khi mà việc dạy học theo hướng truyền thống (truyền thụ tri thức một chiều) đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người tham gia công tác giảng dạy.
Thơ hiện đại Việt Nam 1945 - 1975 chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn 9, tập 1. Việc tổ chức dạy học các tác phẩm đó theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học đóng góp không nhỏ vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
3. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp dạy học các văn bản thơ hiện đại Việt Nam 1945 - 1975 (Ngữ văn 9) theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học thơ hiện đại
- Đưa ra một số phương pháp cụ thể trong dạy học các văn bản thơ hiện đại Việt Nam 1945 - 1975 (Ngữ văn 9) theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất.
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Đóng góp của đề tài
SKKN này được đúc rút từ thực tiễn yêu cầu giảng dạy, đã đưa ra một số định hướng cụ thể trong phương pháp dạy học thơ hiện đại Việt Nam 1945 - 1975 (Ngữ văn 9) nhằm phục vụ cho công việc giảng dạy của giáo viên; phát triển năng lực, phẩm chất toàn diện học sinh. Đặc biệt, dạy học thơ hiện đại nói riêng và bộ môn Ngữ văn nói chung có ưu thế nổi trội trong việc phát triển năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học và giáo dục phẩm chất, đạo đức tự nhiên thông qua thế giới hình tượng và ngôn từ, góp phần bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn người học. Với việc áp dụng linh hoạt các hình thức, kĩ thuật dạy học hiện đại, học sinh dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức, có hứng thú hơn đối với môn học, đặc biệt vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1 Khái quát về thơ hiện đại Việt Nam 1945 - 1975
Thơ hiện đại Việt Nam 1945 - 1975 được sáng tác trong hoàn cảnh lịch sử đất nước Việt Nam diễn ra 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, công cuộc đi lên xây dựng CNXH ở miền Bắc. Các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam 1945 - 1975 trong chương trình Ngữ văn 9 được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai	đoạn	 1945 - 	1954: 	thơ ca kháng chiến chống Pháp
- Giai	đoạn 	1954 - 	1964:	 thơ ca thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc
- Giai	đoạn 	1964 - 	1975: 	thơ ca kháng chiến chống Mỹ
1.2 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất
Dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất là mô hình dạy học hướng tới mục tiêu phát triển tối đa phẩm chất và năng lực của người học thông qua cách thức tổ chức các hoạt động học tập độc lập, tích cực, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ hợp lý của giáo viên.
2. Đánh giá thực trạng việc tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất hiện nay
1.1 Ưu điểm
Việc tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất của người học đã và đang được áp dụng theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu ở tất cả các giáo viên tham gia giảng dạy bộ môn Ngữ văn.
Hiện tại, tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã gặt hái được nhiều thành tựu: Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức, các em đã mạnh dạn hơn, tích cực và sáng tạo hơn trong hoạt động học. Vì thế các giờ học trở nên sôi nổi, hấp dẫn hơn.
1.2 Hạn chế
a. Về phía giáo viên
- Ngữ văn là môn học có đặc thù riêng. Với đặc trưng tích hợp và nội dung phong phú, môn Ngữ Văn giúp chúng ta cảm nhận điều hay ý đẹp từ cuộc sống, dạy cho ta những bài học làm người, rèn luyện ở học sinh kĩ năng tạo lập văn bản và sử dụng ngôn ngữ giao tiếp hiệu quả; đòi hỏi người giáo viên khi giảng dạy phải có năng lực tư duy, suy luận, phải nhạy cảm, tinh tế và có tính sáng tạo cao. Trong khi đó bản thân kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, vốn sống còn hạn chế.
- Trong quá trình thực hiện, bản thân giáo viên đôi lúc vẫn nặng nề về việc dạy học theo hướng truyền thống ở 1 số tiết dạy, bài dạy.
- Phương pháp và cách thức tổ chức các hoạt động học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học còn chưa thực sự linh hoạt, sáng tạo, chưa thu hút được người học. Vì vậy, hiệu quả dạy học ở 1 số tiết học chưa cao.
b. về phía học sinh
- Học sinh còn mang tâm lý học tập thụ động, ỷ lại thầy cô mà chưa chủ động trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức.
- Phần lớn học sinh không thích học Ngữ văn vì môn này đòi hỏi sự sáng tạo và năng khiếu của các em. Học sinh có tâm lí chán học, lười học, lười soạn bài trước khi đến lớp. Một số học sinh “đốiphó” với giáo viên bằng cách viết bài theo sách tham khảo, sao chép giống trên Internet hoặc chỉ viết theo gợi ý mà giáo viên đã hướng dẫn khiến các em mất dần tính tự lập, khả năng tư duy giảm sút.
- Do điều kiện vật chất còn chưa đầy đủ cũng một phần ảnh hưởng đến hoạt động học tập dẫn đến việc phát triển năng lực và phẩm chất cho người học còn hạn chế.
3. Dạy học thơ hiện đại 1945 - 1975 (Ngữ văn 9) theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất
3.1 Xác định mục tiêu trong kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS cho từng bài học cụ thể
Trong kế hoạch dạy học, giáo viên cần xác định cụ thể năng lực, phẩm chất cần đạt và các nội dung tích hợp, lồng ghép trong phần Mục tiêu.
3.2 Tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học, chú ý vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực
Dự kiến tổ chức các hoạt động dạy học, dự kiến tình huống có thể nảy sinh, phương án giải quyết vấn đề. Khi xây dựng kế hoạch dạy học, giáo viên cần đặc biệt chú ý tới việc phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh là chủ thể của hoạt động học, giáo viên chỉ là người tổ chức, điều khiển, hướng dẫn học sinh.
3.2.1 Tổ chức hoạt động khởi động / Mở đầu
*Mục tiêu: Hoạt động khởi động được coi là hoạt động mở đầu của 1 tiết học. Nó tác động tới tư duy, nhận thức và hứng thú của học sinh. Hoạt động khởi động phải tạo mối liên hệ giữa hệ thống kiến thức cũ với kiến thức trong bài học hoặc tạo được tâm lý thoải mái, gợi dẫn liên hệ cho bài học mới.
*Cách thức tổ chức: GV có thể tiến hành 1 số hình thức sau:
+ HS xem video trong ca khúc Đồng chí (Minh Quốc), Tiểu đội xe không kính (Nguyên Nhung), hoặc hình ảnh + bài hát Tình ta biển bạc đồng xanh (Hoàng Sông Hương) và nêu cảm nhận.
+ HS quan sát tranh, nêu tên bài thơ Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh) để liên hệ đến chủ đề tình bà cháu, từ đó dẫn dắt vào bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt).
Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức
*Một số lưu ý: Muốn phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và thực hiện mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực, khi tổ chức dạy học phần hình thành kiến thức này, GV cần lưu ý:
+ Kiến thức phải được sắp xếp logic, theo trình tự hợp lý.
+ Phân chia thời gian hợp lý giữa các phần.
+ Khai thác tối đa các thông tin trong Sách giáo khoa.
+ Tăng cường sự tương tác trong lớp học (tương tác giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh).
+ Đa dạng hóa các hình thức hoạt động (cá nhân, cặp đôi, nhóm), phương pháp dạy học linh hoạt, tích cực.
*Minh họa cụ thể trong các bài học
3.2.3 Tổ chức hoạt động luyện tập
- Hoạt động luyện tập dùng để khắc sâu, củng cố thêm hệ thống tri thức, kỹ năng mà các em vừa lĩnh hội được trong tiết học.
- Một số cách tổ chức hoạt động luyện tập:
+ Luyện tập thông qua sơ đồ tư duy
+ Luyện tập thông qua giải quyết các bài tập củng cố, đặc biệt chú ý đến các bài tập cảm nhận về hình ảnh thơ đặc sắc, hình tượng nhân vật, chủ đề trong tác phẩm...
+ Luyện tập thông qua việc vận dụng phương pháp trò chơi.
3.2.4 Tổ chức hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng.
- Hoạt động vận dụng: giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống. GV nêu vấn đề để HS liên hệ đến thực tiễn cuộc sống từ những kiến thức trong bài học, nhằm phát huy năng lực và các phẩm chất ở người học như: lý tưởng sống, lòng yêu nước qua Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính; ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo qua Đoàn thuyền đánh cá, tình cảm gia đình, lối sống ân tình ân nghĩa qua Bếp lửa,...
- Hoạt động tìm tòi, mở rộng: Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng kiến thức đã học, nâng cao năng lực tự học, sáng tạo. HS tìm hiểu theo hướng những tác phẩm cùng tác giả, hoặc cùng đề tài để đưa ra sự so sánh nhằm thấy được đặc trưng thể loại và phong cách tác giả.
3.3. Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.
- Kiểm tra đánh giá thường xuyên với những thức đa dạng (Có thể thông qua các bài kiểm tra, qua sản phẩm hoạt động của học sinh, kiểm tra thái độ, sự tương tác của người học trong suốt quá trình học tập).
- Học sinh có thể tham gia vào quá trình đánh giá lẫn nhau.
- Việc xây dựng đề kiểm tra cần đảm bảo các mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Cách thức ra đề theo hướng mở, xây dựng đáp án cần khích lệ sự sáng tạo của học sinh.
III. KẾT LUẬN
1. Kết quả của việc ứng dụng SKKN
1.1 Ý nghĩa của biện pháp
- Giáo viên và học sinh đều nhận thức rõ vai trò, nhiệm vụ của mình trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học.
- Học sinh tích cực, chủ động tham gia hoạt động học.
- Giờ học sôi nổi hơn, hấp dẫn hơn. Và từ đó tăng thêm niềm đam mê, yêu thích bộ môn Ngữ văn.
- Phát huy những năng lực và phẩm chất quan trọng ở người học, biết liên hệ kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Tóm lại, tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất góp phần tạo ra những sản phẩm trí tuệ là con người tích cực, chủ động, sáng tạo, làm chủ tri thức, làm chủ cuộc sống. Đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, giải pháp hoàn toàn phù hợp với việc giảng dạy bộ môn, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục.
1.2 Kết quả thông qua các số liệu điều tra
2. Kiến nghị, đề xuất
Để việc tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học thực sự đem lại hiệu quả, tôi xin kiến nghị như sau:
- Thứ nhất: Người tham gia áp dụng SKKN cần nghiên cứu kỹ lưỡng và áp dụng phù hợp với đối tượng học sinh, năng lực của bản thân.
- Thứ hai: Tổ chuyên môn và nhà trường tăng cường tổ chức các chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS.
- Thứ ba: Nhà trường cần đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất và các thiết bị dạy học để đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng mới.
- Thứ tư: Phòng giáo dục cần triển khai, phổ biến những đề tài, giải pháp có hiệu quả để các giáo viên được học hỏi và rút kinh nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

File đính kèm:

  • docxskkn_day_hoc_tho_hien_dai_viet_nam_1945_1975_ngu_van_9_theo.docx
  • pdfSKKN Dạy học thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975 (Ngữ Văn 9) theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất.pdf