SKKN Đổi mới cách kiểm tra bài cũ trong dạy học môn Ngữ văn 9 theo hướng phát triển năng lực học sinh

Đổi mới giáo dục là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. Đổi mới phương pháp dạy học trong đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để học sinh cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Trong đó cần chú ý đổi mới ở tất cả các khâu trong một bài dạy, một tiết học. Có thể nói đáng chú ý nhất là đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Là một giáo viên có nhiều năm công tác trong nghề, tâm huyết với nghề, tôi luôn có ý thức trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi và đổi mới phương pháp dạy học để bắt kịp với xu thế mới của nền giáo dục.

Xuất phát từ những lý do mang tính thực tiễn đó, tôi đã lựa chọn biện pháp “Đổi mới cách kiểm tra bài cũ trong dạy học môn Ngữ văn 9 theo hướng phát triển năng lực học sinh”, nghiên cứu và chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới trong dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.

docx 17 trang Trang Lê 16/03/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới cách kiểm tra bài cũ trong dạy học môn Ngữ văn 9 theo hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Đổi mới cách kiểm tra bài cũ trong dạy học môn Ngữ văn 9 theo hướng phát triển năng lực học sinh

SKKN Đổi mới cách kiểm tra bài cũ trong dạy học môn Ngữ văn 9 theo hướng phát triển năng lực học sinh
Đối với dạng phiếu học tập học sinh làm việc theo nhóm: giáo viên chia học sinh thành các nhóm và phát phiếu học tập cho mỗi nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm, mỗi cá nhân làm việc độc lập khoảng vài phút, sau đó thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến cả nhóm, ghi kết quả, đại diện các nhóm trình bày kết quả .
Bước 4: Học sinh trình bày:
Đối với hoạt động cá nhân: từng học sinh trình bày, những học sinh khác chú ý, đối chiếu với phiếu học tập của mình và bổ sung góp ý, cũng có thể thắc mắc tranh luận với người trình bày.
Đối với hoạt động theo nhóm: đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác có thể trao đổi tranh luận bổ sung.
Giáo viên nhận xét về tinh thần thái độ học tập, kết quả nội dung phiếu học tập (có thể cho điểm nếu học sinh thực hiện tốt).
Bước 5: Giáo viên sửa chữa bổ sung và đưa ra đáp án bằng phiếu học tập, học sinh so sánh, đối chiếu và rút kinh nghiệm, tự đánh giá.
Bước 6: Tổng kết công việc
Giáo viên có thể nhận xét, tổng kết bài hoặc yêu cầu học sinh tổng kết. Thông qua tổng kết học sinh tự đánh giá công việc của mình, rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho bản thân mình như kinh nghiệm sử dụng phiếu học tập, tìm hiểu bài, kinh nghiệm trong hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận, trình bày ý kiến.... Giáo viên có thể khéo léo đưa ra những lập luận định hướng và chỉ đạo nếu thấy học sinh lúng túng.
Sau mỗi giờ học giáo viên thu lại tất cả phiếu học tập của học sinh để kiểm tra thái độ làm việc, kĩ năng làm việc của từng học sinh, nhóm học sinh. nhận xét đánh giá và điều chỉnh hợp lí những hạn chế của học sinh.
Trong một tiết dạy học, dặn dò (hướng dẫn tự học) là hoạt động cuối cùng kết thúc tiết học. Thông thường, GV hay yêu cầu HS về học bài cũ và chuẩn bị bài mới, đồng thời có thể giao thêm cho các em các nhiệm vụ khác như bài tập, luyện tập trong sách giáo khoa hoặc GV tự ra. Một trong những khó khăn của GV là thời gian cho phần này ít (1 - 2 phút), nếu GV tự ra đề cho HS thì không có đủ thời gian để HS chép đề bài.
Đồng thời, trong thực tế hiện nay, khi dạy học theo chuẩn kiến thức - kĩ năng, một điều không thuận tiện cho HS là khi chuẩn bị bài mới. Vì thế, khi tiến hành hoạt động dặn dò, GV nên thiết kế sẵn những phiếu học tập với các đề bài để HS không mất thời gian chép; hay hệ thống các câu hỏi bám sát chuẩn kiến thức - kĩ năng; đưa ra những yêu cầu cụ thể với nhiều mức độ để HS có thể đầu tư tìm hiểu trước ở nhà. Được vậy, quá trình dạy và học của GV lẫn HS sẽ vô cùng thuận tiện, hiệu quả.
Ví dụ: Bài “Tổng kết về từ vựng”, GV có thể tổ kiểm tra bài cũ bằng việc yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đọc bài ca dao và thực hiện yêu cầu:
 “Nước non lận đận một mình
 Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
 Ai làm cho bể kia đầy
 Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?”
Trong các từ “nước non” và “lận đận”, từ nào là từ láy?
Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên.
Chỉ ra và nêu tác dụng của các cặp từ trái nghĩa.
Bài làm
.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Đề bài: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
	“Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn
	Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ
	Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
	Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”
Bài làm


 Kiểm tra bài cũ qua hình thức phiếu học tập
*Kết quả thực hiện biện pháp.
Khi thực hiện biện pháp kiểm tra bằng phiếu học tập, tôi thấy khá hiệu quả vì giáo viên không chỉ kiểm tra được phần ghi nhớ kiến thức bài cũ của học sinh mà còn rèn cho các em được một số kĩ năng cơ bản như kĩ năng trình bày, kĩ năng tư duy mà giáo viên có thể kiểm tra cùng một lúc được tất cả học sinh trong lớp.
4.Biện pháp 4: Kiểm tra bài cũ bằng hình thức tự luận ngắn.
*Nội dung của biện pháp
Một hình thức nữa mà tôi đã áp dụng trong kiểm tra bài cũ là hình thức tự luận ngắn. Sở dĩ nói là “tự luận ngắn” là để phân biệt với kiểm tra 15 phút như lâu nay ta vẫn làm. 
*Cách thức, quá trình thực hiện. 
Tiến hành kiểm tra bài cũ bằng cách cho học sinh trả lời câu hỏi tự luận ra giấy kiểm tra, thời gian dành cho việc kiểm tra này chỉ có 5 phút. Vào đầu giờ học sau khi ổn định lớp, giáo viên ra câu hỏi (yêu cầu câu hỏi có đáp án ngắn gọn, phù hợp với thời gian) và yêu cầu tất cả học sinh trong lớp trình bày ra giấy kiểm tra (giấy kiểm tra này giáo viên đã quy định cho học sinh chuẩn bị thường xuyên trong quá trình học tập). Sau 5 phút, giáo viên tiến hành thu bài và có thể chấm tất cả nhưng không nhất thiết là ghi điểm cho tất cả học sinh mà chỉ lấy điểm của 1 đến 3 học sinh mà mình dự định sẽ kiểm tra bài cũ trong tiết học đó. Các bài còn lại giáo viên chấm để tham khảo về việc tiếp thu và trình bày kiến thức của học sinh. Từ đó có thể có điều chỉnh phương pháp dạy học của mình cho phù hợp hoặc nhắc nhở, uốn nắn thái độ học tập của những học sinh chưa tốt. 
Ví dụ : Kiểm tra bài cũ của tiết Tiếng Việt, khi dạy bài “Sự phát triển của tiếng Việt”, tôi kiểm tra kiến thức bài “Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp” bằng việc yêu cầu HS làm bài tập sau:
Câu hỏi: Hãy chuyển đoạn trích sau trở thành lời dẫn gián tiếp:
a) Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:
- Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên đây cải chính, ông ấy cho biết cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn sai sự mục đích cả.
b) Anh Sáu cứ vẫn ngồi im. Tôi dọa nó:
- Cơm mà nhão, mà cháu về thế nào cũng bị đòn. Sao cháu không gọi ba cháu. Cháu gọi một tiếng “ba” không được sao?

 Kiểm tra bài cũ bằng hình thức làm bài tự luận ngắn
*Kết quả thực hiện biện pháp.
Cách làm này ngoài những ưu điểm như trên còn khắc phục được tình trạng khâu kiểm tra bài cũ chỉ kiểm tra được ít học sinh, các học sinh không được kiểm tra sẽ không làm việc trong khoảng thời gian này. Ngoài ra, với cách làm này, đôi khi giáo viên có thể giành thêm khoảng 2-3 phút cho học sinh chấm bài của nhau, từ đó khắc sâu hơn kiến thức đã học. Cách làm này khá phù hợp khi kiểm tra phần lý thuyết của phần Tiếng Việt hoặc phần Văn cũng như Tập làm văn. 
5.Biện pháp 5: Kiểm tra bài cũ bằng phương pháp trò chơi
*Nội dung biện pháp.
Trong nhà trường phổ thông, bên cạnh các phương pháp truyền thống thì dạy học bằng trò chơi học tập đang ngày càng được coi trọng bởi tính phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi. Có thể vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học ở phần kiểm tra bài cũ vừa đem lại không khí cho lớp học, kích thích hứng thú học tập cũng như sự tích cực, chủ động của học sinh; tăng cường kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, tư duy phản biện, mà còn được sử dụng như một công cụ lồng ghép kiến thức vào đó để học sinh dễ nhớ, dễ hiểu và hứng thú học tập.
*Biện pháp, cách thức thực hiện
Sau đây, tôi xin giới thiệu một số trò chơi tôi đã vận dụng khá hiệu quả trong quá trình dạy học của bản thân:
 * Trò chơi “Ai nhanh hơn” (Hay còn gọi là "Trò chơi tiếp sức)
Ví dụ: bài “Tổng kết về từ vựng” (Phần Luyện tập Tổng hợp) (Tiết 141 - Ngữ văn 9) tôi sử dụng trò chơi “Ai nhanh hơn”. 
Cách thức tổ chức: 
Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi, chia bảng thành 2 cột và yêu cầu 2 đội lên ghi lại câu trả lời cho câu hỏi:
Cho biết các đơn vị kiến thức về từ vựng đã được ôn tập ở các tiết trước?
Các nhóm lên lần lượt các thành viên theo kiểu tiếp sức với nhau. Bạn lên sau bổ sung nội dung bạn trong nhóm lên trước còn thiếu. Cứ vậy đến hết thời gian. Nhóm có nhiều đáp án đúng nhất và hoàn thành nhanh nhất sẽ chiến thắng. Điểm sẽ ghi cho đội thắng cuộc và những thành viên tham gia tích cực.
 Ưu điểm của trò chơi này là dễ tổ chức, kết hợp giữa tư duy nhanh và vận động. Trò chơi này sẽ đánh thức sự hứng thú của học sinh và tạo không khí hào hứng trong tiết học.
 * Trò chơi “Giải đoán ô chữ”
 Đây là một trò chơi vô cùng quen thuộc, dễ thực hiện vừa Kiểm tra bài cũ vừa khởi động cho tiết học. Giáo viên chuẩn bị các ô chữ hàng ngang và một ô chữ từ khóa, sau đó chia lớp học thành hai đội chơi. Mỗi đội lần lượt lựa chọn các ô hàng ngang, trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không có điểm. Trong quá trình lựa chọn ô hàng ngang, đội chơi nào có tín hiệu trả lời ô từ khóa sẽ dành 40 điểm và đội đó sẽ chiến thắng. Máy chiếu sẽ hỗ trợ trình chiếu ô chữ, các câu hỏi và đáp án. Việc quan sát từ khoá và tư duy để trả lời từ khoá sẽ giúp học sinh khơi dậy kiến thức nền cho học sinh và có thể kết nối với kiến thức bài mới của tiết học đó.
 	Ví dụ: Khi dạy bài Thuật ngữ (Tiết 39 - Ngữ văn 9) trong phần Kiểm tra bài cũ tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Giải đoán ô chữ” rất thành công. Ô chữ đã được chuẩn bị đầy đủ ở phần trình chiếu gồm 5 ô chữ hàng ngang và một ô chữ từ khóa. Kiến thức của các ô chữ là các kiến thức về Tiếng Việt đã học trong các bài “Các phương châm hội thoại” và “Sự phát triển của từ vựng” đã học ở các tiết trước. 
Hàng ngang số 1: ô chữ gồm 4 chữ cái: Điền từ còn thiếu vào câu sau: “Phương châm về lượng là khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không”(THỪA).
Hàng ngang số 2: ô chữ gồm 3 chữ cái: Điền từ còn thiếu trong câu tục ngữ sau: “úpmở” (NỬA).
Hàng ngang số 3: ô chữ gồm 5 chữ cái: Điền từ còn thiếu trong câu sau: “ Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình  tin là đúng haycó bằng chứng xác thực” (KHÔNG).
Hàng ngang số 4: ô chữ gồm 4 chữ cái: “Đây là một trong hai phương thức chủ yếu khi phát triển nghĩa của từ dựa trên cơ sở nghĩa gốc” (ẨN DỤ).
Hàng ngang số 5: ô chữ gồm 4 chữ cái: Điền từ còn thiếu trong câu sau: “Khi giao tiếp, cần nói vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề” (ĐÚNG).
Ô từ khóa chính là tên bài học của tiết học đó “Thuật ngữ”. Giáo viên có thể từ trò chơi dẫn dắt vào bài mới của tiết học một cách dễ dàng.
 Cách chơi: Đầu tiên giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi, nêu cách chơi và luật chơi, điểm thưởng cho các đội. Sau đó lần lượt các đội chơi chọn các ô chữ hàng ngang. Mỗi đội có 2 lượt lựa chọn. Lượt cuối cùng đội nào nhanh hơn sẽ giành quyền trả lời. Trong khi trả lời các ô chữ hàng ngang, các đội chơi được phát tín hiệu trả lời ô chữ từ khóa, nếu trả lời đúng sẽ cộng 40 điểm và dừng cuộc chơi, nếu trả lời sai sẽ không được tiếp tục tham gia vào trò chơi.
Đội thắng cuộc sẽ được tích điểm thưởng vào bảng điểm, đội trưởng sẽ theo dõi các thành viên trong đội mình để cho điểm theo sự mức độ tham gia tích cực của thành viên trong nhóm. Cuối mỗi tháng, giáo viên tổng hợp bảng điểm để ghi điểm vào cột điểm kiểm tra thường xuyên cho học sinh.
*Kết quả thực hiện biện pháp.
Kiểm tra bài cũ bằng cách tổ chức trò chơi tạo được hứng thú cho học sinh, Giúp cho học sinh không còn tâm lí căng thẳng khi vào tiết học từ đó tiết học sẽ đạt hiệu quả hơn.

 Kiểm tra bài cũ qua hình thức tổ chức trò chơi tiếp sức
PHẦN C. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
I. Sau quá trình thực hiện và tổng kết rút kinh nghiệm, tôi đã đạt được những kết quả như sau.
1. Bản thân đã xây dựng được những cách kiểm tra bài cũ nhằm tạo hứng thú học tập cũng như đánh giá được mức độ hiểu bài cũng như các năng lực của học sinh. 
2. Với học sinh: Sau khi áp dụng các giải pháp trên, tôi nhận thấy học sinh đã hứng thú hơn với môn Ngữ văn, nhiều em yêu thích và say mê môn học. Bắt đầu mỗi tiết học, học sinh không còn cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, nặng nề, lo lắng như khi giáo viên kiểm tra bài cũ bằng các hình thức truyền thống trước đây. Các em được thoải mái tham gia vào hoạt động kiểm tra bài cũ mà không hề hay biết. Giờ học cũng bớt sự căng thẳng khô khan. Đặc biệt thông qua các hình thức kiểm tra bài cũ mà tôi vừa nêu trên đã góp phần quan trọng không nhỏ vào việc phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Rõ ràng, chỉ trong một thời gian ngắn của đầu tiết học, tôi đã giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất như: năng lực tư duy sáng tạo, năng lực thảo luận nhóm, năng lực thuyết trình, năng lực phản xạ nhanh Đồng thời qua đó góp đổi mới được hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng người học tự đánh giá người học một cách hiệu quả.
- Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của học sinh. Các em có ý thức tự giác cao hơn trong học tập đặc biệt là phần chuẩn bị bài cũ trước khi lên lớp. Các em biết áp dụng những kiến thức đã được học vào giải quyết các câu hỏi đặt ra trong bài học cũng như áp dụng vào cuộc sống.
3. Biện pháp tôi đã đưa vào áp dụng năm học 2020-2021; 2021-2022; 2022-2023 và nhân được sự phản hồi tích cực của đồng nghiệp trong nhà trường: Biện pháp có nhiều đổi mới, sáng tạo, phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp kiểm tra đáng giá học sinh theo chương trình GDPT 2018. Biện pháp có tính khả thi, có khả năng áp dụng cao không chỉ vơi môn Ngữ văn ở các khối lớp mà còn đối với tất cả các môn học đặc biệt là môn KHXH. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, giáo viên cần căn cứ vào đặc điểm của tiết dạy, của trình độ học sinh để có sự linh hoạt, sáng tạo, và cần có sự phối kết hợp giữa các biện pháp đã nêu, tránh rập khuôn, máy móc.
Sau 2 năm thực hiện biện pháp tôi đã thu nhận được những kết quả đáng mừng như:
Mức độ hứng thú của học sinh với cách Kiểm tra bài cũ theo hướng đổi mới năm học 2021-2022
Tổng số
Rất hứng thú
 Hứng thú
Hơi hứng thú
Không hứng thú
137
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
31
22,6
54
39,4
 46
33,5
06
4,5
Kết quả Kiểm tra học kì 2 bộ môn Ngữ văn 9 năm học 2021-2022:
Tổng số
Giỏi
Khá 
Trung bình 
Yếu 
Kém
137
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
24
18
55
40
49
35,7
09
6,3
0

Kết quả thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn trường THCS TT Nhã Nam năm học 2021-2022
Tổng số HS dự thi
Giỏi
Khá 
Trung bình 
Yếu 
Xếp thứ

132
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8/23 
đơn vị
14
10,6
77
59
26
19,4
15
11

So sánh với kết quả khảo sát đầu tiên khi chưa áp dụng biện pháp, tôi nhận thấy học sinh đã hứng thú hơn đối với bộ môn Ngữ văn, không có tâm lí nặng nề hay sợ hãi khi bị Kiểm tra bài cũ mà các em muốn được xung phong lên Kiểm tra bài cũ. Ngoài ra, kết quả học tập của học sinh đã có chuyển biến, nhiều em trước đây học còn trung bình hoặc yếu, kém thì nay có tiến bộ rất nhiều. Tỉ lệ học sinh yếu kém có giảm đi rõ rệt. Kết quả này đã chứng tỏ những biện pháp mà tôi áp dụng đã mang lại hiệu quả. Điều này được Ban giám hiệu Nhà trường giám sát và công nhận kết quả đó.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng trong quá trình nghiên cứu và vận dụng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong Hội đồng chấm thi đóng góp ý kiến để biện pháp nghiên cứu của tôi được đầy đủ và toàn diện hơn,có khả năng áp dụng cao hơn trong quá trình dạy học Ngữ Văn.
PHẦN D. CAM KẾT
Tôi xin cam đoan những nội dung trong báo cáo giải pháp thuộc bản quyền của cá nhân tôi. Nếu có gian dối hoặc không đúng sự thật trong báo cáo, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của pháp luật./.
TT Nhã Nam, ngày 28 tháng 09 năm 2022
GIÁO VIÊN
 Nguyễn Thị Thoa

PHẦN E. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA NHÀ TRƯỜNG
1. Đánh giá, nhận xét của tổ/ nhóm chuyên môn
.
. 
TỔ/NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
(ký và ghi rõ họ tên)
2. Đánh giá, nhận xét, xác nhận của Hiệu trưởng
.
......... 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký và đóng dấu)

File đính kèm:

  • docxskkn_doi_moi_cach_kiem_tra_bai_cu_trong_day_hoc_mon_ngu_van.docx