SKKN Đổi mới hình thức đánh giá môn Ngữ Văn cho học sinh Lớp 10 theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực ở Trường THPT Quỳnh Lưu 4
Bản thân tôi tự nhận thấy việc giảng dạy môn Ngữ Văn hiện nay còn nhiều bất cập, việc đánh giá chủ yếu thông qua hình thức viết bài nên chưa phát huy được tính tích cực chủ động cũng như phẩm chất năng lực của HS. Nguyện vọng mong được đổi mới từ hình thức, phương pháp giảng dạy đến đổi mới hình thức đánh giá học sinh tạo cơ hội cho học sinh được học tập chủ động, sáng tạo.
Từ thực tế xã hội: Bối cảnh đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội... có nhiều thay đổi, đòi hỏi người học không chỉ có kiến thức lí luận mà cần có các kĩ năng, phẩm chất và năng lực cần thiết để đáp ứng xu thế phát triển của xã hội. Trong thực tế việc đổi mới dạy học môn Ngữ Văn đang được tiến hành khá khẩn trương nhưng chủ yếu đang dừng lại ở việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chứ chưa tiếp cận nhiều đến mục đích của việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học cần hướng đến đổi mới hình thức đánh giá học sinh, tạo cơ hội để học sinh phát triển phẩm chất và năng lực qua thực hành.
Từ thực tế đội ngũ giáo viên: Một bộ phận không nhỏ giáo viên đang sử dụng hình thức đánh giá học sinh theo hình thức truyền thông chỉ dựa vào bài viết, thiếu đổi mới, thiếu sáng tạo, chưa hấp dẫn, chưa bám sát sự thay đổi của đời sống, chưa kịp thời nắm bắt được nhu cầu, đặc điểm tâm lý, năng lực đa diện của HS dẫn tới thiếu hiệu quả trong giảng dạy. Học sinh chủ yếu được đánh giá thông qua hình thức, kĩ năng viết bài trong thực tế học sinh cần thành thạo cả 4 kĩ năng: Nghe nói, đọc viết, thực hành, trải nghiệm...
Từ thực tế học sinh: Học sinh hiện nay tiếp cận công nghệ thông tin sớm nên việc nắm bắt kiến thức cơ bản của bài học học sinh có thể chủ động tự học, tự khám phá và tự hoàn thiện. Giáo viên chọn đổi mới hình thức đánh giá học tập của học sinh sẽ tạo điều kiện học sinh phát huy nhiều năng lực như năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, công nghệ thông tin, tự chủ tự học, thẩm mỹ và phát triển phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực, nhân ái, yêu nước... HS cần phải biết nghe, nói, đọc, viết và biết sử dụng công nghệ thông tin, thuyết trình, làm dự án, làm phim, trình bày trước đám đông, thiết kế một sản phẩm giáo dục..
Yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và định hướng đổi mới phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phẩm chất năng lực của Chương trình GDPT 2018: áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển. Đây là nhiệm vụ hàng đầu của các nhà trường, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, ngành giáo dục đang đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ quản lí và đội ngũ giáo viên thực hiện Chương trình GDPT 2018.
Tầm quan trọng của các đổi mới hình thức đánh giá môn Ngữ Văn sẽ tăng tính tự giác, khả năng sáng tạo, định hướng được sở trường, năng khiếu, nghề nghiệp cho học sinh trong tương lai. Quá trình thực hiện đổi mới hình thức đánh giá môn Ngữ Văn cho HS khối 10 nói riêng, học sinh THPT nói chung theo định hướng phẩm chất, năng lực học sinh ở trường THPT Quỳnh Lưu 4 nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình GDPT 2018.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Đổi mới hình thức đánh giá môn Ngữ Văn cho học sinh Lớp 10 theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực ở Trường THPT Quỳnh Lưu 4

Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi) Phiếu học tập tại lớp 10 A4 Câu hỏi của GV Câu trả lời của HS 1. Em hãy ghi lại những hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong bức tranh Cảnh ngày hè của NT? Nhận xét của em về bức tranh đó? 2. Những âm thanh xuất hiện trong bài thơ Cảnh ngày hè? 3. Nguyện vọng lớn nhất của nhà thơ là gì? Thế hiện rõ nhất qua câu thơ nào? - Kết quả thực hiện: + Lớp học sôi động bởi đa số HS háo hức tham gia vẽ tranh, bình tranh. + Về kiến thức: Đa số HS nắm được kiến thức cơ bản thông qua câu hỏi kiểm tra. + Về kĩ năng: HS phát huy kĩ năng: đọc hiểu văn bản thông qua hình tượng và ngôn ngữ, cảm thụ văn họcSo sánh vẻ đẹp ngôn từ văn học với vẻ đẹp của màu sắc hội họa. c/ Góc nhìn văn học qua điện ảnh, âm nhạc. VD: Sau khi được khám phá truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy hay truyện cổ tích Tấm Cám, HS có thể viết kịch bản, đóng kịch Tấm Cám thời hiện đại; chuyển thể thành nhạc Rốc, Ráp, hip hop, dân ca - Mục đích: + Kết nối giữa văn học với âm nhạc, điện ảnh + Tạo điều kiện cho HS sáng tạo, chuyển thể văn học sang âm nhạc, điện ảnh. - Yêu cầu: HS tự khám phá tìm tòi và sáng tạo - Cách thức tiến hành: + GV định hướng cho HS cách tiếp cận, khám phá, sáng tạo + HS chủ động xây dựng kịch bản theo nhóm/ tổ, chọn hình thức biểu diễn trực tiếp, quay video, làm phim + HS gửi sản phẩm, GV kiểm tra nội dung, hình thức, chất lượng. + GV tổ chức cho các tổ/ nhóm trình bày sản phẩm. - Kết quả thực hiện: Viết lời cho bài Rap về Tấm Cám Lớp 10 A6 Meo meo meo rửa mặt như mèo Lau nhanh đi để đi hát chèo Quần áo mới, hài đi chân đã được bụt trao Cô Tấm xinh đi hài bảy dặm Chợt đánh rơi bên dòng suối vàng. ĐK: Ôi! giày ai mà xinh xinh quá Nhìn một cái đã lóa mắt ngay Chắc cô ấy có đôi chân đẹp Ai đánh rơi nhanh lại tìm về. Ngẩn ngơ! Ngơ ngẩn lại ngẩn ngơ Bao người say đắm nói chi vua Người đẹp, chân xinh chính là Tấm Đẹp người, đẹp nết đến lung linh. Mẹ con nhà Cám bỗng phát ngây Chặt đứt cây cau Tấm đang trèo Tấm hóa thành chim vui ca hát Hóa thành cây xoan tỏa bóng mát Hóa thành khung cửi cót két kêu Hóa thành cây thị thơm thơm ngát. Tấm đã trở lại thật xinh tươi Duyên dáng têm trầu cánh phượng Vua nhận ra, đón lại nàng về Hạnh phúc là đây, hạnh phúc là đây Quy luật muôn đời nay vẫn thế Ở hiền gặp lành các bác ơi Ác giả ác báo tất đền tội Ăn ở thiện lương và phúc đức Trời đất ban cho hạnh phúc này! (Hình ảnh các nhóm thực hiện chuyển tải văn học gắn với âm nhạc và điện ảnh) 2.4. Kết quả nghiên cứu 2.4.1. Đối với công tác quản lí của Ban Giám hiệu, tổ/nhóm chuyên môn - Hoạt động này giúp Ban Giám hiệu xác định và đánh giá những thay đổi của GV trong dạy học sáng tạo và đổi mới các hình thức đánh giá học sinh từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ GV nói chung. Đồng thời nắm bắt được những khó khăn, rào cản của đội ngũ giáo viên trong việc đổi mới để từ đó xây dựng kế hoach bồi dưỡng phù hợp giúp đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới. Nhất là khi thực hiện đổi mới phương pháp hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh hiện nay là yêu cầu cấp thiết. Từ đó, tiếp tục tìm kiếm các giải pháp mới, hiệu quả để thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên một cách thực chất, thiết thực. - Đây là cơ sở để các giáo viên thực hiện nhiệm vụ BDTX và các tổ/ nhóm chuyên môn theo dõi, đánh giá sự tiến bộ, sự thay đổi của từng giáo viên, là một tiêu chí quan trọng để xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên và tham mưu cho Ban Giám hiệu bố trí nhiệm vụ phù hợp với năng lực của từng giáo viên cho năm học tiếp theo. - “Đổi mới hình thức đánh giá học sinh theo đinh hướng phát triển phẩm chất, năng lực” trở thành một nội dung quan trọng trong dạy học thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đổi mới chuyên môn trong nhà trường góp phần thúc đẩy phong trào tự học, tự bồi dưỡng, giúp giáo viên thay đổi, trưởng thành về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. 2.4.2. Đối với giáo viên, học sinh * Về phía giáo viên: - Năm học 2021-2022 bản thân tôi đã tích cực đi từ đổi mới dạy học sáng tạo về phương pháp, hình thức dạy học đến đổi mới hình thức đánh giá HS dựa trên cơ sở ý thức, tinh thần, thái độ, phẩm chất, năng lực của các em. Đánh giá tinh thần tự học, sự thay đổi tiến bộ của các em tại các lớp 10 A4, 10 A6, 10 A7. Xác định tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp và thực tiễn giáo dục cần có nhiều đổi mới để đáp ứng mục tiêu giáo dục HS, không chỉ dừng lại ở kiến thức mà là khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn nên tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, lựa chọn nội dung, hình thức và tiêu chí đánh giá phù hợp nên đã khuyến khích và động viên HS tích cực hơn trong học tập môn Ngữ Văn. Các hình thức đánh giá học tập linh hoạt như đánh giá học tập tại lớp, ở nhà, đánh giá thông qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động nhóm, báo cáo sản phẩm, thuyết trình, video, kế hoạch tự học tập, bồi dưỡng. Đánh giá qua sổ tay văn học, nhật kí học tập Thông qua đổi mới các hình thức đánh giá đã khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động, tiến trình học tập. Cụ thể giáo viên đã xây dựng kế hoạch bài dạy sáng tạo như thi hát dân ca ba miền tổ chức tại lớp 10 A4, sân khấu hóa diễn xướng văn học dân gian bài Ca dao hài hước tại các lớp 10 A4, 10 A7. Tổ chức HS trải nghiệm để báo cáo sản phẩm thuyết minh tại các lớp 10 A4, 10 A6, 10 A7. Báo cáo sản phẩm học tập sáng tạo về tình yêu Tiếng Việt tại các lớp giảng dạy. Định hướng cho HS lập kế hoạch học tập cá nhân, nhật kí học tập, viết bài luyện tập, tham gia đặt câu hỏi, phản biện, tranh luận, gắn văn học với hội họa, âm nhạc, điện ảnh Khi thực hiện “Đổi mới hình thức đánh giá theo đinh hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Ngữ Văn cho HS lớp 10”, năm học 2021-2022 tôi hiểu rằng đây là năm học cuối của chương trình SGK cũ. Tuy nhiên tôi xác định rõ tinh thần, nhiệm vụ đổi mới để làm nền tảng cho các năm học tiếp theo. Công việc đánh giá HS sẽ không còn cứng nhắc mà sẽ linh hoạt hơn, toàn diện hơn bởi đó là kết quả của một quá trình từ thái độ, ý thức học tập, sự nỗ lực, tự giác, tự học, tự lập. Điểm số mà HS nhận được là kết quả của một quá trình rèn luyện chứ không phải chỉ dựa vào kiến thức. Đánh giá của GV đối với HS sẽ toàn diện hơn tạo điều kiện cho HS phát triển từ kiến thức, kĩ năng, phẩm chất và năng lực. - “Đổi mới hình thức đánh giá theo đinh hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Ngữ Văn cho HS lớp 10” thật sự tươi mới, “lột xác” cả về nội dung lẫn hình thức, phương pháp hình thức tổ chức hoạt động. Một không gian mở để học sinh trao đổi, tranh luận, tâm sự, chia sẻ, học sinh được thầy cô tôn trọng, lắng nghe. Không còn những giờ học nặng nề đối với cả thầy và trò như trước đây nữa. Không còn những bài đánh giá đơn chiều mà thay vào đó kết quả đánh giá toàn diện hơn. Vì vậy học sinh rất hào hứng tham gia và cả thầy, trò đều cùng nhau thu nhận nhiều thông tin, kiến thức bổ ích. Học sinh tích cực, tự giác, sáng tạo và rất hào hứng trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập. *Về phía học sinh: - Học sinh các lớp được tổ chức “Đổi mới hình thức đánh giá môn Ngữ Văn 10 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho HS” không còn áp lực nhiều về điểm số. Bởi ngay từ đầu năm học các em được GV trao đổi cụ thể nhiệm vụ cần thực hiện, các hình thức đánh giá mà GV sẽ đổi mới do đó các em không bị động trong các hình thức kiểm tra. Các tiết học sáng tạo, gắn với hoạt động cụ thể sinh động nên thật sự mang lại không khí vui tươi cho lớp học. Các em thật sự được tham gia vào hoạt động giáo dục, được giao việc, được hướng dẫn và được báo cáo kết quả học tập của bản thân bằng các sản phẩm cụ thể. Thông qua đổi mới hình thức đánh giá HS môn Ngữ Văn các em được bày tỏ suy nghĩ, được chia sẻ, được sáng phát huy tư duy sáng tạo, được vận dụng kiến thức sách vở vào thực tiễn thông qua ứng xử với mọi người xung quanh, với thiên nhiên, cuộc sống.. Đặc biệt học sinh thấy hào hứng khi giáo viên không tạo áp lực trong việc kiểm tra bài cũ, soạn bài theo kiểu đối phó. Các hình thức luyện tập, kiểm tra đánh giá đa dạng của giáo viên cũng giảm áp lực và phát huy được nhiều thế mạnh của từng học sinh. - Điểm số cho các bài kiểm tra của HS có nhiều thay đổi, số HS đạt điểm khá, giỏi tăng trên cơ sở đánh giá toàn diện từ thái độ, ý thức, tinh thần tự học, sáng tạo, làm sản phẩm, kĩ năng nghe, nói, đọc, viết được nâng cao khi các em thực hiện nhiệm vụ học tập. + Khảo sát HS về việc sau khi GV thực hiện “Đổi mới hình thức đánh giá môn Ngữ Văn theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho HS lớp 10” - Minh chứng kết quả thu thập phiếu điều tra ở 5 lớp: 10 A2 (44) 10A4 (43), 10A6 (43), 10 A7 (43), 10A9 (42), sau khi áp dụng đề tài. Phiếu điều tra gồm 03 câu hỏi, yêu cầu học sinh đánh dấu X vào trước ô mà học sinh cho là đúng. Câu 1: Khi thầy (cô) tổ chức thực hiện “Đổi mới hình thức đánh giá môn Ngữ Văn theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho HS lớp 10”, em có quan tâm tới các hình thức đánh giá không? ⃞ a. Không quan tâm ⃞ b. Quan tâm ⃞ c. Rất quan tâm Câu 2: Khi thầy (cô) tổ chức “Đổi mới hình thức đánh giá môn Ngữ Văn theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho HS lớp 10”, em thấy có khác với hình thức kiểm tra môn Ngữ Văn trước đây của em không? ⃞ a. Không ⃞ b. Có khác ⃞ c. Rất khác Câu 3: Khi thầy (cô) tổ chức “Đổi mới hình thức đánh giá môn Ngữ Văn theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho HS lớp 10”, em nhận thấy kết quả đánh giá như thế nào? ⃞ a. Chưa chính xác, thiếu khách quan ⃞ b. Chính xác, khách quan ⃞ c. Chính xác, khách quan, toàn diện BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HỌC SINH Câu hỏi Câu 1 Câu 2 Câu 3 Số HS được điều tra 215 Tỉ lệ % 215 Tỉ lệ % 215 Tỉ lệ % Số HS tích vào ô ý a 0 0 0 0 0 0 Số HS tích vào ô ý b 30 14% 34 15.8% 79 36.0% Số HS tích vào ô ý c 185 86% 181 84,1% 136 64.0% PHẦN III: KẾT LUẬN 3.1. Kết luận Quá quá trình triển khai thực hiện hoạt động “Đổi mới hình thức đánh giá môn Ngữ Văn theo hướng phát triển phẩm chất năng lực cho HS lớp 10” được thực hiện một cách nghiêm túc tại trường, từ những phản hồi tích cực của HS và phụ huynh và đội ngũ giáo viên. Tôi nhận thấy giải pháp mà đề tài thực hiện đã phát huy hiệu quả thực tế, đáp ứng mục tiêu giáo dục cũng như tác động trực tiếp để phát triển phẩm chất năng lực của HS. Qua việc đổi mới hình thức đánh giá học sinh sẽ tác động trực tiếp đến đổi mới dạy học sáng tạo từ đó giáo viên tích cực chủ động trong xác định nội dung dạy học, kĩ thuật, hình thức, phương pháp dạy học mới. Đề tài đặc biệt có ý nghĩa đối với công tác giảng dạy của giáo viên đang sử dụng hình thức đánh giá truyền thống (bài cũ, viết) từ đó có thể áp dụng, thay đổi để có nhiều hình thức đánh giá phong phú và linh hoạt hơn từng bước tạo được những chuyển biến tích cực về nhận thức và chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên nhà trường. Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường vì thế ngày càng được nâng lên rõ rệt. Có thể nói “Đổi mới hình thức đánh giá HS môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất năng lực cho HS lớp 10” đã lan tỏa mạnh mẽ tới từng giáo viên, trở thành một hoạt động tự giác, chủ động, thường xuyên của mỗi giáo viên ở trường THPT Quỳnh Lưu 4. Từ kết quả nêu trên, bản thân chúng tôi nhận thấy đề tài này rất phù hợp với thực tế ở các trường THPT có cùng điều kiện như trường Quỳnh Lưu 4. - Về nội dung: thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức dạy học các môn văn hóa cho tất cả giáo viên và các chủ đề giáo dục đối với giáo viên chủ nhiệm lớp. - Về phương pháp: Có thể áp dụng rộng rãi ở các trường phổ thông, từ công tác chỉ đạo, quản lí của Ban Giám hiệu, đến các tổ, nhóm chuyên môn và các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên. 3.2. Bài học kinh nghiệm: - Công tác tổ chức: Ban Giám hiệu cần động viên, khuyến khích nhiều hơn các giáo viên lớn tuổi ngại đổi mới; có các giải pháp phù hợp để hỗ trợ họ từng bước chủ động tham gia thể nghiệm “Đổi mới hình thức đánh giá HS môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất năng lực cho HS ” - Các hình thức đổi mới không giới hạn trong lớp học mà có thể ngoài lớp học để mang lại nguồn cảm hứng mới cho cả giáo viên và học sinh. Giáo viên thực hiện “Đổi mới hình thức đánh giá HS môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất năng lực cho HS ” cần lấy ý kiến và lắng nghe những chia sẻ từ phía giáo viên và học sinh để điều chỉnh hợp lý. 3.3. Kiến nghị - Ban Chuyên môn: Xây dựng kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên thông qua tổ chức thực hiện “Đổi mới hình thức đánh giá HS môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất năng lực cho HS ” có chất lượng, áp dụng, nhân rộng trong toàn trường. Tiếp tục tổ chức các đợt thao giảng dạy học gắn liền với đổi mới đánh giá HS để các giáo viên được học hỏi, vận dụng nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới PP, HTDH. Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm, báo cáo sản phẩm học tập của HS Kiến nghị nhà trường hoàn thiện hệ thống đường truyền Intenet để công tác dạy học có hiệu quả hơn. - Đối với tổ, nhóm chuyên môn: Xây dựng kế hoạch cụ thể, chủ động, tự giác thực hiện nhiệm vụ đổi mới trong dạy học để đáp ứng mục tiêu giáo dục Chương trìnhGDPT 2018. Tích lũy nguồn tài liệu có chất lượng và ý nghĩa giáo dục để sáng tạo nhiều giờ dạy hiệu quả. Tích cực tự bồi dưỡng chuyên môn và kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin. Đổi mới hình thức khởi động tiết học; thay đổi cách đặt câu hỏi, tăng cường vận dụng các hình thức tổ chức dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực vào thiết kế bài dạy và lên lớp. Thay đổi cách kiểm tra, đánh giá học sinh, đa dạng hóa hình thức kiểm tra, cách thức ra đề bài gắn với thực tiễn, có tính thời sự, thể hiện được thái độ tình yêu thiên nhiên, đất nước. Từ bài học lý thuyết cần gắn thực tiễn, rèn luyện khả năng thực hành để ứng dụng tạo ra kết quả, sản phẩm giáo dục. Đối với GV giảng dạy: chủ động thiết kế nội dung phù hợp theo chương trình, đổi mới phương pháp, hình thức từ giảng dạy đến kiểm tra đánh giá HS. Đổi mới đánh giá HS cần có tiêu chí cụ thể, có kế hoạch rõ ràng - Đối với học sinh: Học sinh tích cực nâng cao ý thức tự giác, tự chủ, tự học để chủ động trong học tập. Nhận thức trách nhiệm của bản thân khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Có chính kiến, lập trường và quan điểm để cùng góp phần nâng cao hiệu quả học tập. Xác định kết quả học tập không chỉ thể hiện ở điểm số mà ở chính nhận thức, ý thức, thái độ, kỹ năng và cách ứng xử, cá tính, lập trường và hiệu quả công việc được thực hiện. Quỳnh Lưu, ngày 12 tháng 4 năm 2022 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường THPT. 2. Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier (2007), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT 3.Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục. 4. Nguyễn Vinh Hiển, Sách giáo khoa hướng tới phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, 2017. 5. Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường phổ thông môn Ngữ Văn (2014 - Vụ giáo dục)
File đính kèm:
skkn_doi_moi_hinh_thuc_danh_gia_mon_ngu_van_cho_hoc_sinh_lop.docx