SKKN Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua giờ đọc hiểu Ngữ Văn 9 tại Trường THCS Lương Thế Vinh
1. Nghị quyết 29 – NQ/TW đã đặt ra vấn đề cho toàn ngành giáo dục là “Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, xã hội chủ nghĩa vầ hội nhập quốc tế”. Bản nghị quyết này đã nhấn mạnh: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá cuối học kì, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”. Chương trình hoạt động của chính phủ thực hiện Nghị quyết 29 đã được chỉ rõ trong hội nghị TW 8 khóa XI thông qua ngày 09/11/2013 trong phần nhiệm vụ và giải pháp: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong chương trình học với đánh giá cuối kì, cuối năm học, đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học: đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội.”
2. Vậy thế nào là đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh? Công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục cần có những đổi mới như thế nào để đạt được muc tiêu đổi mới căn bản theo hướng đó? Để giảng dạy có hiệu quả, hình thành năng lực, phẩm chất của người học, mỗi cán bộ giáo viên cần hiểu rõ về đánh giá: đánh giá để phát triển học tập, đánh giá như là quá trình học và đánh giá kết quả học tập. Đánh giá để phát triển học tập hay đánh giá vì sự tiến bộ của người học là kiểm tra đánh giá trong suốt quá trình dạy học, giúp học sinh so sánh phát hiện mình thay đổi thế nào trên con đường đạt mục tiêu học tập của cá nhân. Đánh giá như là một quá trình học cho phép học sinh phản ánh ra những suy nghĩ và tự đánh giá sự tiến bộ của mình theo mục tiêu học tập cá nhân. Đánh giá như là hoạt động học tập đòi hỏi giáo viên phải chỉ dẫn cho học sinh cách thức đánh giá thế nào, học sinh phải học được cách đánh giá của giáo viên, phải biết đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá, giúp các em hình thành năng lực tụ đánh giá, đánh giá lẫn nhau… để phát triển năng lực tự học của từng học sinh. Đánh giá về kết quả học tập là cách giáo viên sử dụng chứng cứ để xác nhận kết quả học tập của học sinh theo mục và tiêu chuẩn.
3. Trong các môn học ở trường phổ thông, Ngữ Văn là một bộ môn quan trọng, một môn chìa khóa để học sinh có thể mở những cánh cửa cuộc sống. Vì thông qua môn học, học sinh không chỉ hiểu biết cái hay cái đẹp của những tác phẩm nghệ thuật mà còn rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, viết và kĩ năng ứng xử. Đây là những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, câu nói của Macxim Grorki “Văn học là nhân học” đã khẳng định vị trí của môn học này.
4. Nhiều năm nay, việc dạy và học Văn đã có sự thay đổi. Việc ra đề mở đã giúp học sinh đỡ phải học thuộc lòng và phát huy được năng lực trí tuệ, đạo đức, biết vận dụng vào cuộc sống. Tuy nhiên đó chỉ là bước đầu. Thực tế, nhiều học sinh vẫn phải học văn mẫu, dùng văn mẫu để viết văn thật trong các kì kiểm tra, kì thi. Bởi vì việc kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Văn nói riêng ở trường phổ thông chưa phát triển được năng lực học sinh. Các bài kiểm tra, thi cử thường thiên về kiểm tra ghi nhớ máy móc, tái hiện kiến thức làm theo, chép lại. Học tác phẩm nào thi tác phẩm đó, chưa đánh giá đúng sự sử dụng kiến thức, chưa chú trọng việc đánh giá thường xuyên trên lớp học và sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh nội dung phương pháp day học.Việc đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh sẽ giải quyết được vấn đề này.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua giờ đọc hiểu Ngữ Văn 9 tại Trường THCS Lương Thế Vinh

nhiều em học sinh đã rất xúc động trước những hoàn cảnh và nghị lực của một số bạn trong đoàn, các em đã ủng hộ nhiều về vật chất để động viên chia sẻ với các bạn đó. - Hơn thế, học sinh được thể hiện và phát huy những năng lực chuyên biệt của môn Ngữ Văn. 1. Về năng lực giao tiếp Tiếng Việt: - Học sinh được rèn luyện khả năng đọc văn bản theo nhiều cách: tự đọc, nghe bạn đọc, đọc toàn bộ văn bản, đọc phân tích. - Học sinh được rèn luyện kĩ năng tập trung nghe để lĩnh hội kiến thức, nghe bạn, nghe cô giảng. - Học sinh được nói ý kiến cá nhân. - Học sinh được trình bày vấn đề bằng cách viết đoạn văn. 2. Về năng lực cảm thụ thẩm mĩ văn học: - Học sinh nhận ra được cái hay, cái đẹp của đoạn trích (trong cách kể chuyện, trong phẩm chất của nhân vật). - Học sinh biết rung động trước vẻ đẹp của nhân vật chi Blăng-sốt, bác Phi-líp, bé Xi-mông, biết rung động trước nỗi bất hạnh của nhân vật, biết phê phán cái xấu, cái sai của những đứa trẻ, bạn của Xi-mông. - Cảm nhận và hiểu được giá trị của bản thân trong cuộc sống: có đầy đủ mọi thứ, được hạnh phúc. - Có những hành vi theo cái đẹp, hướng thiện: trân trọng con người, yêu thương, giúp đỡ người khác, nhất là người bất hạnh. Biết tránh và phê phán những hành động vô cảm, ác ý đối với con người. *Trong bài khảo sát nhanh với hai câu hỏi: 1. Nếu em ở trong hoàn cảnh của Xi-mông, bị bạn bè trêu chọc, đánh đập như thế, em sẽ làm gì? 2. Nếu em bị nghi ngờ về việc ăn cắp đồ của bạn khác trong khi thủ phạm không phải là em, em xử sự như thế nào? - Câu trả lời học sinh rất phong phú, có thể lược một số cách giải quyết như sau: Câu 1: - Em sẽ nói với thầy hoặc cô giáo - Em sẽ chạy vào báo bác bảo vệ - Em sẽ chạy về nói với mẹ vì mẹ là chỗ dựa của em - Em sẽ nhờ bất kì ai đó là người lớn mà em nhìn thấy lúc bị đánh Câu 2: - Em sẽ báo với thầy, cô giáo - Em sẽ trình bày rõ với người bị mất rằng mình không lấy - Em sẽ tìm sự giúp đỡ của bạn bè - Em sẽ nói với bố mẹ và nhờ bố mẹ giúp. Rất vui là không ai chọn cách tự tử như nhân vật trong truyện. Cũng nhờ áp dụng đề tài này mà trong năm học 2021-2022 chất lượng kiểm tra được nâng lên rõ rệt. Cụ thể là: Lớp Sĩ số Số HS không biết cách làm bài (1-> 4điểm Số HS biết cách làm bài ở mức trung bình-khá (5-> 7điểm) Số HS làm bài tốt (8-9 điểm) SL % SL % SL % 9D 45 10 22,2 33 73,3 2 4,5 PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Bằng các biện pháp như đã nêu ở trên, về phương diện kiểm tra, đánh giá, tổ chúng tôi đã rút ra được một số kết quả như sau: 1. Bảo đảm được sự công bằng, khách quan hơn trong việc tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh. 2. Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá bước đầu đã đi vào quy trình, tạo nền nếp tốt trong việc quản lí của tổ, của trường về vấn đề này. 3. Kịp thời chấn chỉnh được những sai sót trong quy trình ra đề, đặc biệt trong đề ra của giáo viên. 4. Ý thức tự giác, thói quen xây dựng đề theo quy trình đã được hình thành, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy-học bộ môn Ngữ văn nói riêng và các môn khác nói chung. Trên đây là những biện pháp mà bản thân tôi đã áp dụng trong năm học 2021-2022, việc kiểm tra đánh giá của giáo viên đối với học sinh cũng đã thay đổi, giáo viên coi đánh giá như một quá trình học, cho phép học sinh nói ra những suy nghĩ và tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân theo mục tiêu học tập cá nhân. Khi đó, học sinh không chỉ là người bị đánh giá mà còn là người tham gia đánh giá, giáo viên giúp học sinh tự phản hồi để biết mình mắc lỗi, thiếu hoặc yếu ở điểm nào để điều chỉnh hoạt động của mình. Hơn nữa, học sinh được tạo cơ hội để các em được giải quyết vấn đề trong tình huống bối cảnh mang tính thực tiễn bằng cách vận dụng những kiến thức kĩ năng đã học, vừa phải dùng những kinh nghiệm bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài thực tế. Thông qua đó, nhiều năng lực của học sinh được chú ý phát triển. 2, Đề xuất: - Trong các đề bài kiểm tra đối với học sinh của giáo viên không nên thiên về ghi nhớ máy móc. Giáo viên nên có câu hỏi mở , đáp án lại mở để việc đánh giá học sinh nhẹ nhàng hơn. Vì vậy mỗi giáo viên cần có cách dạy và kiểm tra phù hợp để phát huy năng lực của học sinh theo đúng tinh thần của cuộc cải cách. - Hằng năm, nhà trường, Phòng GD&ĐT lựa chọn những sáng kiến kinh nghiệm hay đề tài khoa học có chất lượng để triển khai cụ thể, vừa đem lại giá trị hiệu dụng vừa phát huy những kinh nghiệm hoặc kết quả học tập mà giáo viên đã tâm huyết đã miệt mài tìm tòi xây dựng để tạo điều kiện đồng nghiệp học tập lẫn nhau, góp ý cho nhau. Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ bé của riêng tôi xin được chia sẻ cùng các đồng nghiệp để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học văn. Do trình độ và kinh nghiệm còn có hạn vì vậy tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế .Tôi rất trân trọng những ý kiến đóng góp của các đồng chí để tôi có thể củng cố, bồi dưỡng, trau dồi kiến thức chuyên môn của mình PHỤ LỤC KẾ HOẠCH DẠY HỌC BỐ CỦA XI-MÔNG 1. Mục tiêu cần đạt - Học sinh hiểu được nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của ba nhân vật trong văn bản, qua đó hiểu được hoàn cảnh và vẻ đẹp của mỗi nhân vật. *Kĩ năng: - Tóm tắt được tác phẩm. - Đọc diễn cảm. - Nêu suy nghĩ về nhân vật văn học. - Làm việc nhóm, tham gia các hoạt động trong bài học, nhất là thực hành, ứng dụng những vấn đề đã học để phát huy năng lực bản thân (năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực sang tạo, năng lực hợp tác. *Tình cảm: - Biết yêu thương con người, nhất là những người không may bị lầm lỡ, bị thiệt thòi, bất hạnh. - Giáo dục kĩ năng sống tích hợp với lối sống nhân ái, vị tha, văn minh, thanh lịch. *Tiến trình dạy học: 1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động. Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU KHỞI ĐỘNG Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI * HĐ1: Giới thiệu chung. + Tác giả Mô pa xăng: - PP: Dự án. + Văn bản: - PP: Đàm thoại, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. * HĐ 2: Tìm hiểu văn bản. - Đàm thoại, thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm. - Kĩ thuật khăn phủ bàn, chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - Đàm thoại, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật đặt câu hỏi 2. Tổ chức các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt Hình thành và phát triển năng lực A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Trong chương trình Ngữ văn THCS, ta đã học những tác phẩm nào của văn học nước Pháp? - Một số học sinh trả lời. - Học sinh nhận xét, bổ sung. Trình bày được những tác phẩm đã học: Buổi học cuối cùng (Đô-Đê), Đi bộ ngao du (Ruxô), Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e). Năng lực giao tiếp Tiếng Việt. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Giáo viên vào bài mới: Bố của Xi-mông cũng là một tác phẩm hay của Mô-pa-xăng. Câu chuyện của nhà văn từ thế kỉ XIX nhưng sang thế kỉ XXI vẫn rất mới. - Qua phần chuẩn bị trước, em hãy cho biết vài nét chính về tác giả Mô-pa-xăng? Em hãy tóm tắt toàn bộ tác phẩm quan phần đọc hiểu ở nhà? Nếu đoạn trích chia làm 4 phần theo hướng dẫn của sách giáo khoa thì em sẽ chia như thế nào? Đoạn trích có bao nhiêu nhân vật? Đó là những nhân vật nào? Cho học sinh đọc phần 1 trong đoạn trích. Qua phần tóm tắt tác phẩm và đoạn vừa đọc, em thấy bé Xi-mông gặp nỗi bất hạnh gì? Em có nhớ trong tác phẩm lũ trẻ gọi em là gì không? Phân tích tâm trạng của Xi-mông khi ở bờ sông. Ẩn trong nỗi đau đó là một khao khát, đó là khát vọng gì? Em có suy nghĩ như thế nào về khát vọng ấy? Từ việc bị trêu chọc của cậu bé Xi-mông, em rút ra điều gì cho mọi người bản thân? Ở góc độ của bé, em rút ra được điều gì? - Học sinh trình bày. - Học sinh khác nhận xét bổ sung. Học sinh trả lời Học sinh khác nhận xét. Học sinh đọc đoạn 1 Một vài học sinh phân tích – nhận xét Học sinh tự bộc lộ suy nghĩ cá nhân Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm trả lời Đọc – tìm hiểu văn bản Tác giả Là nhà văn tiêu biểu của Pháp ở thế kỉ 19 Tác phẩm của ông phản ánh hiện thực xã hội Pháp Tác phẩm – đoạn trích + Tóm tắt tác phẩm + Đoạn trích Bố cục: 4 phần Nhân vật: bé Xi-mông, chị Blăng-sốt, bác Phi-líp. + Chú thích từ khó: SGK II. Đọc - hiểu văn bản 1. Nhân vật Xi-mông Là một chú bé đang trong nỗi tuyệt vọng. Ngày đầu tiên đến trường, em bị bạn bè chế giễu, đánh đập tơi tả, lăn lóc dưới đất vì không có bố. Chúng bảo em là “điều kì dị, quái đản, không thể có được”, “1 hiện tượng kì quái”, “1 sinh vật ngoài lề của tạo hóa” à Trong lòng em có sự sụp đổ ghê gớm. Em định ra bờ sông nhảy xuống cho chết đuối vì chẳng có ai chia sẻ, an ủi. Nhưng cảnh vật ở bờ sông làm em tạm quên đi nỗi bất hạnh. Khi nhớ ra, em lại khóc. Em khóc rất nhiều (khi ở bờ sông, khi chú Phi-líp hỏi, khi về nhà nói với mẹ) Niềm khát vọng có một ông bố để được bình thường như mọi người, để lũ trẻ không trêu chọc, để tự hào, dể làm chỗ dựa à Là niềm khao khát chính đáng nhưng đáng thương, vì em khao khát một điều lẽ ra hiển nhiên được hưởng. Không được trêu chọc hay mia mai hay miệt thị nỗi bất hạnh của người khác. Vì đó là tội ác. (Nếu không gặp bác Phi-líp, Xi-mông rất có thể đã tự tử). Phải mạnh mẽ cứng rắn trước thái độ không thiện chí của người khác. Không được tự hủy hoại bản thân trong bất cứ hoàn cảnh nào. Có thể tìm sự sẻ chia ở mẹ và những người thân khác. Năng lực giao tiếp Năng lực hợp tác Năng lực giao tiếp Tiếng Việt và năng lực sang tạo. Năng lực tư duy thẩm mĩ. Năng lực giao tiếp Tiếng Việt Năng lực cảm thụ thẩm mĩ Năng lực hợp tác Năng lực tự quản bản thân Giáo viên tích hợp giáo dục kĩ năng sống bằng cách liên hệ: 3 học sinh ở Bến Tre, 3 học sinh ở Đắc Lắc tự tử vì sợ cô giáo và cha mẹ phạt, 1 học sinh ở Nam Định tự tử vì bị nghi ngờ lấy đồ của bạn, 2 bạn học sinh 15 tuổi còn tự tử vì cha mẹ cấm yêu đương Đọc đoạn trích, em thấy chị Blăng-sốt là người như thế nào? Từ nhân vật này, em rút ra điều gì cho bản thân? Một số học sinh phát biểu. Học sinh trình bày suy nghĩ 2. Nhân vật chị Blăng-sốt Là người phụ nữ có ngoại hình đẹp (trước đây đẹp nhất vùng). Là người phụ nữ bất hạnh, có một thời lầm lỡ, bị người khác lừa dối. Hiện tại, chị là người có phẩm chất đẹp: Đảm đang, khéo léo, ngăn nắp. Có lòng tự trọng cao: chị đau đớn, hổ thẹn, má đỏ bừng, lòng tê tái, nước mắt tuôn rơi Khi Xi-mông nói chuyện không có bố. à Chị là người can đảm, tự trọng, biết đứng dậy sau khi vấp ngã, biết giữ gìn, phẩm giá, không để xảy ra lầm lỡ lần nữa. Chị là người đáng tôn trọng. (Cần biết tự chủ bản thân, cố gắng không để sai lầm, nếu đã sai lầm thì phải sửa chữa, phải biết quý trọng bản thân). Năng lực giao tiếp Tiếng Việt Năng lực cảm thụ thẩm mĩ Năng lực tự quản bản thân. Hãy tóm lược lại những hành động của nhân vật bác Phi-líp trong đoạn trích? Phân tích diễn biến tâm trạng của bác? Qua việc phân tích những hành động, lời nói của Phi-líp, em thấy nhân vật là người như thế nào? Xây dựng nhân vật này, tác giả muốn nói lên điều gì về con người và xã hội Pháp khi đó? Giáo viên liên hệ và tích hợp: một nhân vật của Nam Cao đã nghĩ “kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm đạp lên vai người khác, kẻ mạnh là kẻ biết nâng đỡ người khác trên đôi vai của chính mình”. Giữa nhân vật của Nam Cao và bác Phi-líp có điểm nào giống nhau không? Từ nhân vật bác Phi-líp, em rút ra được điều gì cho bản thân? Qua câu chuyện, nhà văn muốn gửi đến người đọc điều gì? Học sinh tóm lược những hành động của nhân vật Học sinh trình bày suy nghĩ Học sinh liên hệ bản thân. Học sinh tự bộc lộ cá nhân. 3. Nhân vật bác Phi-líp Lúc đầu: Rất thương em: hỏi han ân cần, an ủi, hứa rằng người ta sẽ cho em một ông bố. Đưa em về tận nhà. Sau đó: Trên đường đi, bác nghĩ: 1 người lầm lỡ rất có thể lầm lỡ lần nữa. Đến nhà chị Blăng-sốt, bác hiểu ngay là không bỡn cợt được với người thiếu phụ này. Bác xúc động trước nỗi đau đớn tủi hổ của chị Blăng-sốt, hiểu nỗi lòng tê tái của chị Blăng-sốt qua khuôn mặt đỏ bừng và những giọt nước mắt tuôn rơi. Nhận lời làm bố của Xi-mông để chú bé yên lòng à Một con người nhân hậu, yêu thương con trẻ, biết cảm thông, chia sẻ nỗi bất hạnh của người khác, biết tạo ra niềm vui và đem niềm vui đến cho những người đau khổ bất hạnh; biết khơi dậy niềm tin cho con người. Hãy yêu thương con người, trân trọng con người Hãy can đảm, mạnh mẽ trong khổ đau và bất hạnh Hãy có niềm tin vào cuộc sống, vào cái chân, cái thiện, cái mỹ trong đời. Năng lực giao tiếp Tiếng Việt. Năng lực cẩm thụ thẩm mĩ. Năng lực cảm thụ thẩm mĩ. Năng lực tự quản bản thân. Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết. Em hãy cho biết nội dung của tác phẩm đề cập đến vấn đề gì? Em hãy nhận xét về cách kể chuyện của tác giả? Cách xây dựng nhân vật bé Xi-mông, chị Blăng –sốt, bác Phi-líp có gì đặc biệt? 4. Tổng kết - Nội dung: Lòng yêu thương con người, sự cẩm thông chia sẻ với những nỗi đau của người khác. *Nghệ thuật: - Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật rất tinh tế - Cách kể chuyện hấp dẫn. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- THỰC HÀNH Phát phiếu bài tập cho học sinh: Câu 1: Nêu cảm nhận của em về nhân vật bác Phi-líp? Câu 2: Nêu suy nghĩ cảu em về những hành động trêu chọc bạn của các bạn cùng lớp với Xi-mông? Em hãy đóng vai bé Xi-mông kể lại đoạn trích trên (trong bài có sử dụng yếu tố tự sự biểu cảm và miêu tả)? Học sinh thảo luận nhóm và viết ra giấy. Học sinh trình bày ý kiến (Yêu mến con người nhân ái, giàu tình thương yêu Trân trọng cái tâm của bác) (Là hành động sai vì đó là một ác ý) Năng lực hợp tác nhóm. Năng lực giao tiếp Tiếng Việt. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Ở Trung Quốc, có một em bé bị xe ô tô cán phải, lúc đó có 8 người lớn đi qua mà không có ai dừng lại. Em có suy nghĩ gì về hành động đó? Em có suy nghĩ gì về 1 số biệt danh học sinh đặt cho bạn sau đây, cách nào là cách em chọn lựa? Nhóm 1: Tám lé, Minh sẹo, Tuấn sứt, Hà lùn Nhóm 2: Dũng dí dỏm, Hà hóng hớt, Hằng tóc dài Học sinh bộc lộ suy nghĩ. Học sinh nhận xét Đó là thói vô cảm trong xã hội hiện nay, không chỉ ở Trung Quốc mà ở Việt Nam cũng có. Hành động của những người lớn kia trái ngược với hành động của bác Phi-líp. Cần phê phán thói vô cảm. Nhóm 1: Cách đặt biệt danh theo khiếm khuyết của bạn. à chạm vào nỗi buồn của bạn à không tốt Nhóm 2: cách đặt biệt danh vui ngộ nghĩnh theo đặc điểm tốt của bạn. à nên chọn Năng lực giao tiếp Tiếng Việt. Năng lực ứng dụng thực tế. Năng lực tự quản bản thân. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG Trong xã hội hiện đại, câu chuyện của Xi-mông cho chúng ta bài học quý giá: “chúng ta hãy cùng nhau thực hiện thông điệp mà nhà văn gửi gắm: hãy yêu thương con người, trân trọng con người. Hãy làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.” Dặn dò học sinh đọc lại truyện, tóm tắt đoạn trích.
File đính kèm:
skkn_doi_moi_kiem_tra_danh_gia_theo_dinh_huong_phat_trien_na.doc