SKKN Đổi mới phương pháp đọc - hiểu ca dao Việt Nam (Chương trình Ngữ Văn Lớp 10 - Tập 1) theo đặc trưng thể loại và định hướng phát triển năng lực

Một tác phẩm văn chương đích thực không phải chỉ đem tới thông tin mà phải là một hệ thống tín hiệu, kích thích để bùng nổ thông tin. Ở đây cái lạ, cái thật, cái ảo, cái thực trong thế giới hình tượng nghệ thuật gợi mở ra bao nhiêu điều thú vị trong trường liên tưởng của người đọc. Tác phẩm chân chính đều là gan ruột của người nghệ sĩ. Việc ra đời một tác phẩm có lẽ mới chỉ là sự khởi đầu của mọi sự khởi đầu trong nghệ thuật. Bởi khi ra đời rồi mỗi một sáng tác còn có một sức sống độc lập tương đối (nằm ngoài ý muốn chủ quan của người nghệ sĩ).

Về cấu trúc, tác phẩm văn học thường có nhiều tầng: tầng ngữ nghĩa, tầng hình dung tưởng tượng, tầng ý. Thực tế, không ít người dạy văn quá coi trọng ý của tác phẩm đến mức dạy thơ không cần thuộc, dạy truyện không cần kể mà chỉ nêu ý chính. Như vậy, môn Ngữ văn trong nhà trường được coi là môn học nhiều hơn là học một môn nghệ thuật đặc biệt. Quá trình dạy học văn dễ đi tới những thao tác máy móc, khuôn mẫu: Kiểm tra bài cũ; Giáo viên giảng, trò nghe, ghi chép; Củng cố, dặn dò. Hiệu quả một giờ học cuối cùng là có ý, đủ ý là được, một giờ dạy được công thức hóa để tiện cho kiểm tra, thi và chấm điểm.

Khoa học hiện đại cho rằng: Đáp số của một bài toán là quan trọng. Nhưng quan trọng hơn cả đáp số là những con đường đi tới đáp số. Để đi đến một sự kích thích có hiệu quả, để người học có khát vọng đi tìm những con đường đi tới đáp số, người dạy phải đặt được học sinh vào trong sự tương tác của những quy luật xã hội và tự nhiên mà nó ra đời và đang tồn tại. Giáo dục nhà trường, đặc biệt là đội ngũ thầy cô giáo ngữ văn qua nhiều thế hệ đào tạo đang tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh để đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa nhà trường, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Vấn đề tự thân vận động của mỗi học sinh trên cơ sở chủ đạo của thầy phải có sự chủ động của trò. Vì vậy, việc thay đổi và phát triển các phương pháp trong dạy học một ngành nghệ thuật ngôn từ như văn học là nhu cầu cấp thiết và thường xuyên được đặt ra.

Hiện nay, Thi pháp học là bộ môn khoa học nghiên cứu văn học rất được chú ý và vận dụng ở nước ta. Tuy nhiên, việc vận dụng thi pháp học trong giảng dạy Ngữ văn ở nhà trường phổ thông lại ít được chú ý tới, nhiều khi bị bỏ qua. Thi pháp văn học dân gian đã từng được nghiên cứu từ khá lâu và cũng đã được các nhà nghiên cứu văn học dân gian đánh giá cao, định hướng cho người dạy và học bộ phận văn học truyền miệng này dựa trên cơ sở đặc trưng thi pháp riêng của nó. Nhưng tình trạng dạy và học văn học dân gian trong nhà trường phổ thông cũng ít được chú trọng. Thực tế này dẫn đến một thực tế khác là hiểu sai hoặc hiểu không hết giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học dân gian đó. Khi bàn về thi pháp văn học dân gian, tác giả Chu Xuân Diên đã khẳng định: Thi pháp văn học dân gian là toàn bộ các đặc điểm về hình thức nghệ thuật, về phương thức và thủ pháp nghệ thuật miêu tả, biểu hiện, về cách cấu tạo đề tài, cốt truyện và phương pháp xây dựng hình tượng con người.

Do tác phẩm văn học dân gian luôn tồn tại với hình thức thể loại. Mỗi thể loại văn học dân gian có cách phản ánh thực tại và thái độ đối với thực tế riêng. Thể loại do đó trở thành đơn vị cơ sở của văn học dân gian và là điểm xuất phát tất yếu của việc nghiên cứu văn học dân gian. Bởi vậy, khi vận dụng thi pháp văn học dân gian vào nghiên cứu văn bản tác phẩm cần bám chắc vào đặc trưng thi pháp của từng thể loại. Bởi vì ta chỉ có thể “giải mã” các tác phẩm văn học dân gian khi đặt nó trên cái nền chung của thi pháp thể loại.

Trong chương trình Ngữ văn lớp 10 (Tập 1), những tác phẩm văn học dân gian Việt Nam thuộc nhiều thể loại được đưa vào giảng dạy. Vì thế, vận dụng thi pháp văn học dân gian vào phân tích tác phẩm nhằm hiểu đúng văn bản văn học dân gian là một việc làm cần thiết. Trên cơ sở đó, tôi đã chọn đề tài (Chuyên đề): Đổi mới phương pháp đọc- hiểu ca dao Việt Nam (Chương trình Ngữ văn lớp 10- Tập 1) theo đặc trưng thể loại và định hướng phát triển năng lực.

docx 31 trang Trang Lê 28/03/2025 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp đọc - hiểu ca dao Việt Nam (Chương trình Ngữ Văn Lớp 10 - Tập 1) theo đặc trưng thể loại và định hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Đổi mới phương pháp đọc - hiểu ca dao Việt Nam (Chương trình Ngữ Văn Lớp 10 - Tập 1) theo đặc trưng thể loại và định hướng phát triển năng lực

SKKN Đổi mới phương pháp đọc - hiểu ca dao Việt Nam (Chương trình Ngữ Văn Lớp 10 - Tập 1) theo đặc trưng thể loại và định hướng phát triển năng lực
y hoặc vở ghi.
- Trong xã hội phong kiến xưa, người con gái có được tự do thể hiện tình yêu của mình không? Bài ca dao này cho thấy tình cảm của người con gái như thế nào?
-> Cho thấy tình cảm mãnh liệt, táo bạo mà cũng trữ tình ý nhị trong lòng người con gái xưa khi đến với tình yêu.
Bài 4/ 91: Lỗ mũi mười tám gánh lông hoa thơm rắc đầu
- Trả lời các câu hỏi ở nhà.
- Có thể thực hiện theo nhóm/ cặp đôi.

- Hãy chỉ ra người nói và đối tượng hướng đến của tiếng cười trong bài ca dao
- Người nói có thể là ngôi thứ ba, cũng có thể là lời tự trào của người vợ được chồng yêu dù rất nhiều thói vô duyên.


- Trình bày sản phẩm trên giấy hoặc vở ghi.
- Chỉ rõ các biện pháp nghệ thuật phóng đại, tưởng tượng được tác giả dân gian sử dụng để tạo nên tiếng cười.
- Các biện pháp phóng đại, tưởng tượng được tác giả dân gian sử dụng: lỗ mũi- mười tám gánh lông; râu rồng trời cho; ngáy o o- cho vui nhà; ăn quà- đỡ. 


- Nếu cho rằng người nói trong bài ca dao là cô gái- người vợ thì tiếng cười trong bài ca dao này có gì thú vị? Qua đó, cho thấy điều gì ở người nói?
cơm; rác rơm- hoa thơm rắc đầu
- Nếu hiểu người nói trong bài ca dao này là người vợ thì sự thú vị trong tiếng cười ở đây là ở sắc thái tự trào đầy tự tin của người nói. Người phụ nữ đã nói quá, tô đậm lên những thói hư tật xấu của bản thân, cốt để khoe, để 


- Đặt trong bối cảnh xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, tiếng cười trong bài ca dao này có ý nghĩa ra sao? Bài ca dao này gợi cho em nhớ đến bài thơ nào của nữ sĩ Hồ Xuân Hương? Hãy ghi lại bài thơ đó.
hãnh diện niềm hạnh phúc được chồng yêu của mình.
- Đặt trong bối cảnh xã hội phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, tiếng cười trong bài ca dao như một cách hạ bệ các đấng, bậc vốn luôn được đề cao và thường chỉ hiện ra ở vẻ đường bệ, trang trọng. 
Có thể liên hệ đến bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống của Hồ Xuân Hương: Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
7.2.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả đọc hiểu chuyên đề ca dao Việt Nam
7.2.5.1. Đề kiểm tra 15 phút
a. Trắc nghiệm (8.0 điểm)
Câu 1: Câu nào dưới đây không nói đúng nội dung ca dao?
A. Ca dao là những tiếng hát tình nghĩa, thể hiện đời sống tình cảm đẹp đẽ của người lao động
B. Ca dao là những tiếng hát than thân, nói lên nỗi nhọc nhằn, tủi nhục của người bình dân trong cuộc đời vất vả
C. Ca dao đúc kết kinh nghiệm sống của người lao động
D. Ca dao hài hước thể hiện tâm hồn lạc quan của người lao động
Câu 2: Đặc điểm nghệ thuật nào sau đây nói lên sự khác nhau giữa ca dao hài hước và ca dao yêu thương tình nghĩa?
A. Dùng nhiều ẩn dụ, so sánh
B. Dùng nhiều cường điệu, phóng đại
C. Dùng nhiều so sánh, hoán dụ
D. Dùng nhiều ẩn dụ, hoán dụ
Câu 3: Bài ca dao sau được viết theo thể thơ nào?
Cây đa cũ, bến đò xưa,
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.
A. Lục bát
B. Song thất lục bát
C. Tự do
D. Lục bát biến thể
Câu 4: Dòng nào sau đây không nói đúng tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài ca Trèo lên cây khế nửa ngày ...?
A. Chua xót
B. Nhớ thương
C. Tin tưởng
D. Tủi buồn
Câu 5: Bài ca dao Bướm vàng đậu đọt mù u/ Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn phê phán hủ tục nào trong xã hội xưa?
A. Bói toán
B. Tảo hôn
C. Cờ bạc
D. Ăn quà vặt
Câu 6: Hình ảnh cây đa, con đò trong câu ca dao sau biểu tượng cho ai?
Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa.
A. Người con gái và người con trai
B. Người anh và người em
C. Người hàng xóm láng giềng
D. Người phụ nữ
Câu 7: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu ca dao sau: Bao giờ cho đến tháng ba/ Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng.
A. Nhân hóa
B. Hoán dụ
C. Điệp từ
D. Nói ngược
Câu 8: Cụm từ Thân em trong bài ca dao Thân em như củ ấu gai thuộc đặc trưng nào trong ca dao?
A. Ngôn ngữ
B. Cấu trúc
C. Hình ảnh
D. Mô típ
b. Tự luận (2.0 điểm)
Từ 2 câu cuối trong bài ca dao số 3/ tr.83 (SGK Ngữ văn 10, tập 1) anh/ chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 5- 7 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về sự thủy chung, đợi chờ trong tình yêu.
7.2.5.2. Hướng dẫn chấm
a. Đáp án trắc nghiệm (8.0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
A
C
B
A
D
D
b. Tự luận (2.0 điểm)
	HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn sao đáp ứng đủ yêu cầu đề bài.
* Yêu cầu chung (0.5 điểm)
	- Hình thức: Đúng thể thức của 01 đoạn văn; diễn đạt trong sáng, lưu loát; không mắc lỗi chính tả; khuyến khích đoạn văn có sự sáng tạo.
	- Nội dung: Xác định đúng vấn đề.
* Yêu cầu cụ thể
	- Giới thiệu về sự thủy chung, đợi chờ trong tình yêu. (0.5 điểm).
	- Ý nghĩa của sự thủy chung, đợi chờ trong tình yêu (0.75 điểm).
- Có thể, liên hệ thực tế đời sống, rút ra bài học cho bản thân (0.25 điểm)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
CHUYÊN ĐỀ: ĐỌC HIỂU CA DAO VIỆT NAM
Tiết 1: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (Bài 1, 6)
Phần I: Tìm hiểu chung về ca dao
Mục 1. Khái niệm, phân loại
Hoàn thiện phiếu học tập sau theo thông tin cho sẵn dưới đây:
Khái niệm

Phân loại
Dựa theo chủ đề, ca dao chia thành:
- 
- 
-
HS sau khi hoàn thiện phiếu học tập, GV cần chốt các ý sau:
Khái niệm
Ca dao là những lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm con người.
Phân loại
Dựa theo chủ đề, ca dao chia thành:
- Ca dao than thân: Là những lời ca trữ tình cất lên từ những cay đắng xót xa nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân.
- Ca dao yêu thương tình nghĩa: Là những lời ca trữ tình diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của người bình dân.
- Ca dao hài hước: Là những lời ca trữ tình thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động nhằm mục đích giải trí, mua vui, châm biếm, phê phán những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. Sử dụng nghệ thuật trào lộng (đối lập, phóng đại, chơi chữ, ngoa dụ).
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
CHUYÊN ĐỀ: ĐỌC HIỂU CA DAO VIỆT NAM
Tiết 2: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (Bài 4)
Hoàn thiện phiếu học tập theo yêu cầu cụ thể dưới đây:
* Nhóm 1 (xanh): Trả lời các câu hỏi từ 1- 5
* Nhóm 2 (đỏ): Trả lời câu hỏi 6
* Nhóm 3 (tím): Trả lời câu hỏi 7
* Nhóm 4 (vàng): Trả lời câu hỏi 8- 9
1- Khăn trong bài ca dao là hình ảnh biểu tượng ẩn dụ, hoán dụ hay so sánh? Tại sao nhân vật trữ tình lại mượn hình ảnh này để thể hiện tâm trạng?
2- Phép điệp được sử dụng như thế nào? Tạo ra hiệu quả biểu đạt gì?
3- Các vận động trái chiều của khăn (rơi xuống đất, vắt lên vai) hiện ra ở nhiều chiều không gian cho thấy tâm trạng như thế nào của cô gái?
4- Hình ảnh khăn chùi nước mắt gợi ra điều gì?
5- Nhận xét về ý nghĩa việc sử dụng thanh điệu của 6 dòng đầu.
6- Hình ảnh đèn biểu tượng cho điều gì? Ngọn đèn không tắt gợi ra thời gian nào và tâm trạng gì của người con gái?
7- Hình ảnh hoán dụ mắt ngủ không yên cho thấy tâm trạng như thế nào của cô gái?
8- Các từ: một nỗi, một bề nói lên điều gì?
9- Sự chuyển đổi thể thơ từ 4 chữ sang lục bát cho thấy điều gì trong tâm trạng của cô gái? Tại sao?
Trạng thái tâm lí của 
cô gái
Nhóm thực hiện
Nội dung cần đạt
Nỗi nhớ
1

2
 
3

Nỗi lo phiền
4

HS sau khi hoàn thiện phiếu học tập, GV cần chốt các ý sau:
Trạng thái tâm lí của 
cô gái
Nhóm thực hiện
Nội dung
Nỗi nhớ
1
- Khăn trong bài ca dao là hình ảnh biểu tượng ẩn dụ, là vật trao duyên, vật kỷ niệm gợi nhớ người yêu.
- Phép điệp cấu trúc, câu hỏi tu từ, nhân hóa: Khăn thương nhớ ai được sử dụng 3 lần nhấn mạnh nỗi nhớ người yêu da diết, mãnh liệt của cô gái.
- Các vận động trái chiều của khăn (rơi xuống đất, vắt lên vai) hiện ra ở nhiều chiều không gian cho thấy tâm trạng của cô gái dường như không còn tự chủ bước đi-> Nỗi nhớ trải ra theo không gian nhiều chiều.
- Hình ảnh khăn chùi nước mắt gợi ra những xúc cảm nghẹn ngào, trào ra thành dòng nước mắt vì nhớ thương của cô gái.
- 6 câu thơ hỏi khăn, 24 chữ và 16 thanh bằng hoặc thanh không-> tâm trạng ngổn ngang, trăm mối tơ vò của cô gái; nỗi nhớ người yêu của cô cứ bâng khuâng, da diết, tràn ngập khắp không gian.
2
- Ngọn đèn: thước đo thời gian chuyển từ ngày sang đêm, là hình ảnh diễn tả nỗi nhớ kéo dài theo chiều thời gian.
- Nghệ thuật: Nhân hoá Đèn thương nhớ ai; Hình ảnh Đèn không tắt miêu tả nỗi nhớ đang cháy rực trong lòng cô gái 
-> Hai câu thơ diễn tả trạng thái trằn trọc thâu đêm trong nỗi nhớ thương đằng đẵng với thời gian của nhân vật trữ tình.
3
- Mắt là hình ảnh thực nhất, gần nhất về cô gái. Cô hỏi trực tiếp và trả lời chính mình về những băn khoăn, thao thức không ngủ -> Nỗi nhớ thương sâu thẳm.
- Nghệ thuật: Hoán dụ- Đôi mắt: cô gái- cửa sổ tâm hồn; Nhân hóa: Mắt ngủ không yên: hình tượng hợp lí, nhất quán và tự nhiên với tâm trạng cuả con người.
-> Hai câu thơ là chiều sâu nỗi nhớ thương, da diết, cháy bỏng về người yêu của cô gái.
Nỗi lo phiền
4
- Lo phiền cũng vì thương nhớ: cô gái lo lắng cho số phận. Vì người phụ nữ xưa không có quyền quyết định hạnh phúc riêng cho mình.
- Một nỗi, một bề → một mà hoá thành nhiều vấn vương, thao thức→ Nỗi nhớ, nỗi lo âu của người con gái đang yêu → Nét đẹp của con người Việt Nam.
 => Hai câu cuối đột ngột chuyển sang thể lục bát như tháo cởi những dồn nén trên. Người con gái nhớ thương đến lo phiền, không yên một bề. Phải chăng cô gái lo mẹ cha không đồng ý, lo xa sông cách núi hay lo chàng trai không còn yêu mình? Bài ca dao vẫn để ngỏ để mỗi chúng ta tìm cho bản thân một đáp án riêng.
7.3. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
SKKN áp dụng cho việc dạy và học phần văn học dân gian của giáo viên và học sinh lớp 10, học kì I. 
Ngoài ra, SKKN này cũng có thể dùng để so sánh khi giảng dạy phần văn học dân gian ở thể loại khác (Tục ngữ, câu đố, hò, vè...) cùng chương trình cũng như ở cấp trung học cơ sở.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Phía giáo viên cần thu thập và tích lũy đầy đủ kiến thức và kĩ năng phân tích truyện dân gian nói chung và truyện cười nói riêng theo đặc trưng thi pháp của thể loại này. Mỗi giáo viên cần mạnh dạn kết hợp những phương pháp giảng dạy mới khi dạy học những tác phẩm cũ để khơi dậy cho học sinh sự hứng thú, lòng say mê, cuốn hút vào tác phẩm văn học dân gian Việt Nam. Từ đó, hình thành ở các em kiến thức đặc trưng của môn học nói chung và phần văn học dân gian nói riêng, bồi dưỡng kì năng cảm thụ tác phẩm cùng thái độ yêu mến, ý thức giữ gìn những di sản văn hóa của dân tộc.
 Phía học sinh phải nắm chắc kiến thức và kĩ năng mà giáo viên đã cung cấp, có tinh thần học hỏi hăng say, làm bài nghiêm túc cả trên lớp lẫn ở nhà. Khi được thầy, cô hướng dẫn và truyền đạt phương pháp, cách thức tiếp cận bài mới, các em cần chủ động học hỏi, chủ động tìm kiếm kiến thức và khai phá chúng, chinh phục chúng. Qua đó, hình thành cho các em kĩ năng sống hòa đồng, chủ động trong học tập, làm việc.
 Phía nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, phòng học có máy chiếu, các thiết bị cần thiết phục vụ cho việc học. 
Các giáo viên cùng bộ môn có thể áp dụng SKKN này với chính lớp mình đang giảng dạy để bổ sung cách tiếp cận, tìm hiểu đầy đủ về tác phẩm cho các em.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử.
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả 
Qua áp dụng SKKN trên, tôi thu nhận được những kết quả như sau:
*Về kiến thức
Lớp
Sĩ số
HS nắm chắc kiến thức bài học
Trước khi áp dụng SKKN
Sau khi áp dụng SKKN
10A1
45
20
44,4%
35
77,8%
10A8
40
15
37%
30
75%

Lớp
Sĩ số
Điểm kiểm tra đánh giá của học sinh
Trước khi áp dụng SKKN
Sau khi áp dụng SKKN
0- 5
0- 5
10A1
45
20
44,4%
25
55,6%
10
22,2%
35
77,8%
10A8
40
15
37%
20
50 %
7
17,5%
30
75%
*Về kĩ năng, năng lực, học sinh đã hình thành cho mình cách đọc- hiểu văn bản nói chung, ca dao nói riêng theo hướng tiếp cận từ thi pháp của thể loại, đi từ các tầng ngôn từ đến tầng hình ảnh, hình tượng và tầng ý nghĩa. Khi phân tích, các em đã đọc và thuộc văn bản, bám sát văn bản để chỉ ra đặc điểm thi pháp thuộc về: ngôn ngữ, hình ảnh biểu tượng cũng như mâu thuẫn gây cười, những thủ pháp để tạo ra tiếng cười, biện pháp tu từ, qua đó hiểu và cảm được ý nghĩa của tác phẩm, biết rút ra những bài học thiết thực, bồi dưỡng tâm hồn nhân văn cho bản thân các em.
Lớp
Kỹ năng và năng lực hình thành cho học sinh
10A1
+ 40/ 45 em thuộc văn bản, có thể nhập vai các nhân vật trong một số bài ca dao để ghi nhớ nội dung, diễn xướng tác phẩm. 
+ 30/45 em rút ra được bài học liên hệ thực tế cho bản thân từ những bài ca dao được học và tìm hiểu.
10A8
+ 35/40 em thuộc văn bản được học. 
+ Ngay sau khi các em học xong ca dao có thể tự tiếp cận (theo nhóm qua các đặc trưng thể loại nói trên) với các bài ca dao ngoài chương trình SGK hiện hành.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, hợp tác, thuyết trình khá và tốt.
*Về thái độ, mỗi học sinh tham gia bài học tích cực, có sự chuẩn bị chu đáo trước giờ học, trong giờ sôi nổi xây dựng bài. Đặc biệt, sau khi học xong, các em đã dần có sự thay đổi trong ý thức học tập của mình.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân 
Lớp
Sĩ số
Điểm kiểm tra đánh giá của học sinh
Trước khi áp dụng SKKN
Sau khi áp dụng SKKN
0- 5
0 - <5
5 - <6,5
6,5 - 9
10A1
45
25
56,8%
20
43,2%
10
22%
15
33,3%
20
44,7%
10A8
40
17
42,5%
23
57,5%
10
25%
13
32,5%
17
42,5%
11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Phạm Thị Toàn
GV trường THPT Nguyễn Thị Giang, khu 2, thị trấn Vĩnh Tường
Môn Ngữ văn, lớp 10A4
2
Khuất Thị Lý
GV trường THPT Nguyễn Thị Giang, khu 2, thị trấn Vĩnh Tường
Môn Ngữ văn, lớp 10A5, 10A6
3
Lê Thị Hiền
GV THPT Nguyễn Thị Giang, khu 2, thị trấn Vĩnh Tường
Môn Ngữ văn, lớp 10A2, 10A3, 10A7
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sau khi nghiên cứu và thực hiện SKKN: Đổi mới phương pháp đọc- hiểu ca dao Việt Nam (Chương trình Ngữ văn lớp 10- Tập 1) theo đặc trưng thể loại và định hướng phát triển năng lực tôi nhận thấy đặc sắc của sáng tác nghệ thuật truyền miệng dân gian thể hiện không chỉ ở nội dung văn bản tác phẩm nói gì mà còn ở bản thân cách phản ánh thực tại nói như thế nào. Ta không thể hiểu thấu đáo tác phẩm văn học truyền miệng nếu tách rời nội dung phản ánh với cách thức phản ánh, nếu không khảo cứu tác phẩm ấy từ góc độ đặc trưng thi pháp thể loại của nó.
Trong nhà trường phổ thông, dạy tác phẩm không chỉ là truyền đạt những gì người giáo viên cảm nhận được về tác phẩm mà còn hướng dẫn đường vào tác phẩm cho học sinh. Một trong cách thức hữu dụng hiện nay vẫn là cách thức giải mã văn bản tác phẩm văn học dân gian gắn với đặc trưng thi pháp thể loại của nó. Nên chăng mỗi người dạy và học văn nên vận dụng đặc trưng thi pháp văn học dân gian vào phân tích tác phẩm hoặc dạy cho người học cách đọc- hiểu văn bản tác phẩm văn học dân gian, xem đó là một phương pháp giải mã tác phẩm văn học truyền miệng một cách khoa học.

Vĩnh Tường, ngày  tháng  năm 2019
Thủ trưởng đơn vị
Nguyễn Thị Tuyết Oanh

Vĩnh Tường, ngày 15 tháng 02 năm 2019
Tác giả sáng kiến
Nguyễn Thị Hương Xa

File đính kèm:

  • docxskkn_doi_moi_phuong_phap_doc_hieu_ca_dao_viet_nam_chuong_tri.docx