SKKN Giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học khi dạy kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống cho học sinh Lớp 9

Kiểu bài nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở là một đơn vị kiến thức quan trọng góp phần đáp ứng mục tiêu môn học, đồng thời còn đáp ứng được những vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đang đặt ra. Bài nghị luận xã hội giúp học sinh biết cách đánh giá, nhận xét, khái quát và trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề đáng quan tâm của xã hội. Việc rèn luyện kiểu bài này không chỉ giúp học sinh có kĩ năng làm bài tốt để đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra mà còn hình thành cho học sinh khả năng tư duy hợp lí, khoa học; biết cách trình bày quan điểm, tư tưởng của mình một cách rành mạch, rõ ràng; biết tìm hiểu, khám phá chân lí của cuộc sống, giáo dục ý thức xây dựng lối sống công bằng, văn minh.

Trên cơ sở xác định được tầm quan trọng và ý nghĩa của kiểu bài nghị luận xã hội, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển toàn diện cho học sinh về kiến thức cũng như kĩ năng, đề thi môn Ngữ văn những năm gần đây đã có sự đổi mới rõ rệt. Trong các đề kiểm tra, đề thi vào lớp 10, đề thi học sinh giỏi, ngoài phần kiểm tra kiến thức về Tiếng Việt, đọc hiểu văn bản và nghị luận văn học, đề bài còn yêu cầu học sinh viết đoạn văn (bài văn) nghị luận xã hội. Câu hỏi này chiếm khoảng 30% số điểm của bài thi. Đây thực sự là một khó khăn đối với học sinh vì kiểu bài này đòi hỏi các em phải lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, có kiến thức đời sống và tìm những dẫn chứng thực tế để minh họa. Trong khi đó, tài liệu tham khảo về cách làm bài còn hạn chế. Hơn nữa, cấu trúc chương trình Ngữ văn trung học cơ sở, thời gian dành cho tiết nghị luận xã hội không nhiều. Với kiểu bài này chương trình chỉ có bốn tiết dạy. Trong đó hai tiết tìm hiểu lí thuyết, hai tiết tìm hiểu về cách làm bài và một tiết lồng ghép trong chương trình địa phương (phần Tập làm văn). Thời lượng như thế rất khó để học sinh có thể làm được bài văn một cách thành thạo. Mà dạng đề này thường yêu cầu viết một bài văn ngắn, thời gian dành cho phần thi này khoảng từ 35 đến 40 phút, học sinh không thể viết quá dài nhưng cũng không được viết sơ sài, tùy tiện mà phải nắm chắc phương pháp làm bài, xử lí các đề thi một cách linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả.

Vậy muốn làm tốt bài văn nghị luận xã hội, giáo viên cần có những chuyên đề có tính khái quát, hệ thống và chuyên sâu đối với từng kiểu bài, dạng bài cụ thể để áp dụng hợp lí khi dạy các tiết chính khóa, dạy chuyên đề và bồi dưỡng học sinh giỏi. Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, bằng kinh nghiệm của một giáo viên nhiều năm dạy lớp 9 và bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi mạnh dạn đề cập đến đề tài Giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học khi dạy kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống cho học sinh lớp 9. Chuyên đề này nhằm giúp học sinh có nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn về phương pháp học tập, có kĩ năng làm kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống một cách thành thạo, kĩ năng giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn. Đồng thời học sinh phát huy tốt khả năng tự học, tự đọc, tự sáng tạo; tích cực tìm hiểu thực tế, trau dồi vốn sống để có thể tự giải quyết các đề bài về kiểu bài này một cách hiệu quả mà không lệ thuộc vào văn mẫu hay dàn ý của giáo viên đưa ra. Chuyên đề cũng góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinh thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá các sự việc, hiện tượng đời sống để các em vươn tới những giá trị Chân- Thiện - Mĩ, đáp ứng yêu cầu dạy văn để dạy cách sống, cách làm người.

docx 19 trang Trang Lê 16/03/2025 250
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học khi dạy kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học khi dạy kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống cho học sinh Lớp 9

SKKN Giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học khi dạy kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống cho học sinh Lớp 9
hân giúp họ có sức mạnh vượt lên số phận?
 + Có ý chí nghị lực, có niềm tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống.
 + Tạo dựng cuộc sống từ muôn vàn khó khăn, thử thách; kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm chiến thắng số phận của mình.
+ Họ luôn hướng về phía mặt trời.
+ Nhờ sự động viên, khích lệ của mọi người và sự quan tâm của xã hội, họ đã có đủ dũng cảm, tự tin để vượt qua hoàn cảnh, số phận. 
- Ý nghĩa của vấn đề
+ Không chịu thua số phận giúp họ có tinh thần, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để sống có ích, cống hiến cho xã hội.
+ Tàn nhưng không phế, bằng khả năng của mình, họ đã có nhiều thành công và khẳng định được mình trong xã hội. Hơn hết, họ là những tấm gương sáng đem đến cho chúng ta bài học sâu sắc về nghị lực và ý chí vươn lên.
+ Chính những tấm gương của họ đã dạy cho chúng ta phải biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để thực hiện hoài bão ước mơ. 
- Phản đề 
+ Phê phán những cá nhân không kiên cường, nhụt chí trước chông gai cuộc sống.
+ Mỗi khi gặp khó khăn họ thường rất dễ nản lòng, dễ buông xuôi hoặc ỷ lại, phản ứng tiêu cực. Đó là những người hèn nhát, không dám đối diện với sự thật nên khó thành công trong mọi việc.
- Trách nhiệm của chúng ta:
+ Giúp đỡ người tàn tật là trách nhiệm của cả cộng đồng (giúp đỡ họ không chỉ là trách nhiệm của những tổ chức nhân đạo, các cơ quan chính quyền mà còn có trách nhiệm của tất cả mọi người chúng ta).
+ Giúp đỡ người tàn tật là biểu hiện sâu sắc nhất của lòng nhân ái.
 Kết bài
- Những người không chịu thua số phận mãi mãi được mọi người yêu quý nể phục và kính trọng.
- Rút ra được nhiều bài học bổ ích về lẽ sống, về ý chí, nghị lực, niềm tin, khát vọng 
+ Ngưỡng mộ họ, sẵn sàng sẻ chia giúp đỡ để họ bớt đi những đau đớn.
d. Hướng dẫn học sinh tự học
- Giáo viên cần cung cấp cho học sinh hệ thống đề luyện tập để làm bài văn với nhiều đề tài, chủ đề; dưới nhiều dạng khác nhau để học sinh tư duy và giải quyết tốt các dạng đề. Đây là một trong những cơ sở để học sinh có thể đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi. 
Đề 1: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người.
Đề 2: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tự tay vứt rác xuống. Em hãy đặt một nhan đề để gọi tên hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
Đề 3: Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy nêu một số tấm gương đó và trình bày suy nghĩ của mình.
Đề 4: Trò chơi điện tử là một món tiêu khiển, hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
Đề 5: Đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày ý kiến của em về nếp sống ấy. 
Đề 6: Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về nạn bạo hành trong xã hội hiện nay.
Đề 7: Em có suy nghĩ gì về thực trạng học vẹt, học tủ của học sinh. 
Đề 8: Em suy nghĩ như thế nào về hiện tượng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục hiện nay. 
Đề 9: Gameonline: tốn thời gian và vô bổ, bạn nghĩ sao?
Đề 10: Viết bài văn nghị luận xã hội bày tỏ suy nghĩ của em về cách thể hiện mình của giới trẻ hiện nay.
Đề 11: Suy nghĩ của em về thói ăn chơi đua đòi của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay.
Đề 12: Đọc bản tin dưới đây:
Sáng 16/4, nhằm mùng 10 tháng 3 Âm lịch - ngày giỗ Tổ Hùng Vương, khu di tích lịch sử Đền Hùng đã hứng chịu một đợt tấn công khủng khiếp. Hàng vạn người tràn lên núi Nghĩa Linh (Thành phố Việt Trì, Phú Thọ). Dù không mang theo vũ khí, nhưng mức độ sát thương họ gây ra không hề nhỏ. Trẻ em khóc thét, lạc người thân; hàng loạt phụ nữ và người lớn tuổi ngất xỉu giữa cảnh chèn ép, xô đẩy, trước sự vất vả chống đỡ của lực lượng cảnh sát giữ gìn trật tự. Bất chấp lời kêu gọi của cơ quan chức năng, nhiều người đã leo rào, xâm nhập rừng cấm để lên núi. Xem những phóng sự ảnh, các video, clip từ hiện trường, rất nhiều người bàng hoàng tự hỏi điều gì đang xảy ra nơi đất Tổ Phong Châu? Những món lễ vật bị xô nghiêng, phục trang bị giằng kéo, những tiếng hò hét như xung trận khi ba lớp rào chắn được dỡ đi và biển người tràn lên như thác lũ Đó chắc chắn không thể gọi là một cuộc hành hương. Đó cũng không thể gọi là một lễ giỗ - nơi mà sự tôn nghiêm, chuẩn mực, thanh tịnh được đặt lên hàng đầu. Có thể gọi đó là một cuộc càn quét, tàn phá Đền Hùng của đám con cháu tự bao giờ chẳng rõ đã trở nên hung hãn và xấc xược, quên lời tổ tiên dạy dỗ đang tranh phần đút lót tiền nhân.
(Trích “ Điều gì đang xảy ra nơi đất Tổ Nhân Sư, phunuonline, 18/04/2016)
Em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 từ) trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng được bàn đến trong đoạn trích trên.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học bằng cách giao nhiệm vụ cho từng nhóm trong lớp, mỗi nhóm một nhiệm vụ. Nhóm 1: Sưu tập các đề nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống. Nhóm 2: Sưu tầm những số liệu, những đoạn tin có liên quan đến các sự việc, hiện tượng cần bàn luận. Nhóm 3: Sưu tầm các đề thi vào lớp 10 có câu nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống. Nhóm 4: Sưu tầm những tấm gương người tốt, việc tốt. Với đội tuyển học sinh giỏi, sưu tầm các đề thi học sinh giỏi có liên quan đến nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống. Các tài liệu này sẽ được lớp trưởng tập hợp và photo để làm tài liệu học tập cho các bạn.
e. Vận dụng phương pháp dạy học mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh
- Thực tế cho thấy, nhiều học sinh hiện nay không hứng thú với việc học văn, ngại viết văn, đặc biệt là văn nghị luận xã hội. Vì vậy, giáo viên cần có những phương pháp dạy học tích cực để khích lệ, động viên học sinh vượt qua những khó khăn trở ngại ấy, rèn luyện các kỹ năng viết và trình bày vấn đề.
  - Lựa chọn phương pháp dạy học tích cực để tạo tâm thế học tập tốt và phát triển năng lực cho học sinh là một giải pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Để làm tốt điều này, giáo viên cần tạo được niềm đam mê, óc tò mò, tâm lí thoải mái, muốn tìm hiểu khám phá tri thức và đời sống của học sinh. Có rất nhiều cách để tạo tâm thế. Giáo viên có thể vào bài bằng cách đọc những đoạn thơ, kể một câu chuyện ngắn, cung cấp những thông tin hay chia sẻ những trải nghiệm của bản thân có liên quan đến bài dạy. Hoạt động khởi động ấy như một chất xúc tác giúp học sinh tiếp nhận bài học một cách dễ dàng.
- Ví dụ khi dạy bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, giáo viên có thể cho học sinh nghe một đoạn tin ngắn về thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, sau đó đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ và trả lời. Ý kiến của em về vấn đề trên như thế nào? Theo em, chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? Từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài mới một cách hợp lí.
- Trong quá trình dạy học, giáo viên có thể thiết kế những trò chơi như: thi tìm nhanh các dẫn chứng về tấm gương người tốt, việc tốt; ai cập nhật các thông tin thời sự về sự việc, hiện tượng đời sống nhanh hơn? Điều này sẽ giúp học sinh hăng hái hơn trong học tập, tích cực bày tỏ những ý kiến và sự hiểu biết của mình về các vấn đề xã hội.
- Giáo viên có thể tạo thử thách cho học sinh khi dạy- học kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống. Vì qua thử thách, các em sẽ dần hoàn thiện bản thân, học nhiều hơn những gì mà giáo viên kì vọng. Có thể thực hiện như sau: Cử học sinh làm chuyên gia yêu cầu các em thuyết trình về một đề tài theo nhóm hoặc cá nhân. Thực hiện tốt phương pháp này, giáo viên sẽ ngạc nhiên về khả năng của học sinh. Đây cũng là một cách để tạo ra sự thú vị trong giờ học. 
- Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm. Chẳng hạn: Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm để bàn luận về thực trạng bạo lực học đường hiện nay. Sau đó các nhóm trao đổi, thảo luận và báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, đánh giá về ý kiến đưa ra của nhóm bạn. Phương pháp này sẽ làm thay đổi không khí học tập, đồng thời phát triển tốt năng lực hợp tác mà vẫn tạo được sự cạnh tranh tích cực giữa các nhóm.
- Trong quá trình dạy học, giáo viên cũng có thể tạo tình huống bằng cách cung cấp cho học sinh nhiều lựa chọn, để các em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong tâm thế nhẹ nhàng, thoải mái. Học sinh sẽ cảm thấy có động lực hơn, tự tin hơn. Ví dụ có thể cho học sinh chọn bạn trong quá trình thảo luận nhóm, làm sản phẩm học tập; hay cung cấp cho các em một số vấn đề, học sinh có thể lựa chọn một sự việc, hiện tượng để bàn luận
- Ngoài ra, giáo viên cũng có thể áp dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực khi dạy kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống như phương pháp nêu vấn đề, vấn đáp; kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật trình bày một phútđể tạo sự say mê, hứng thú cho học sinh đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em trong giờ học.
g. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng hiện nay là một nhu cầu tất yếu. Giáo viên cần khai thác những lợi ích mà công nghệ thông tin mang lại một cách hợp lí, hiệu quả để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Với bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống, giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách cho học sinh xem những đoạn vi deo về người thực, việc thực, nghe những đoạn tin thời sự, xem các phóng sự có liên quan đến bài học. Học sinh ứng dụng công nghệ thông tin để đọc các tài liệu tham khảo, tích lũy kiến thức để có thể làm tốt kiểu bài này...
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
 Sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng trong việc dạy học sinh đại trà và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 ở trường THCS Liên Bảo và các trường THCS.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
a. Với giáo viên
Giáo viên giảng dạy có lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Có nhiều tìm tòi đổi mới, sáng tạo trong dạy học.
b. Với học sinh
 Học sinh hứng thú, say mê, sáng tạo trong học tập; tích cực tìm hiểu, nghiên cứu thực tế và tích lũy tư liệu.
c. Với nhà trường và phụ huynh học sinh
 Ban giám hiệu, tổ chuyên môn và phụ huynh quan tâm, tạo điều kiện để giáo viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học.
 d. Điều kiện cơ sở vật chất
 Cơ sở vật chất đủ để phục vụ dạy và học: sách giáo khoa, các loại sách tham khảo, thiết bị dạy học (máy tính, máy chiếu...)
10. Đánh giá lợi ích của sáng kiến       
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
- Sáng kiến đã được áp dụng để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn và chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 ở trường THCS Liên Bảo. 
- Khi áp dụng sáng kiến này vào trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy chất lượng giảng dạy và học tập được nâng cao rõ rệt; những giờ văn nghị luận xã hội về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống chính khóa trên lớp, dạy chuyên đề, bồi dưỡng học sinh giỏi trở nên sôi nổi, hứng thú với học sinh.
- Kết quả các bài thi, bài kiểm tra về nghị luận xã hội (kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống) dần được nâng cao. 
- Các em có thêm những hiểu biết về các vấn đề xã hội và biết cách làm bài nghị luận sự việc, hiện tượng một cách thành thạo. Bài viết vừa đảm bảo các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng vừa thể hiện rõ tính sáng tạo và có màu sắc cá nhân riêng.  
- Điều thành công nhất là khơi dậy được sự say mê tìm đọc, tích lũy, quan sát và nghiên cứu những vấn đề trong cuộc sống. Từ đó, giúp các em giải quyết tốt các vấn đề thực tế, giáo dục các em biết yêu cái đẹp, cái tốt; đấu tranh với cái xấu, cái ác; nhận thức và hành động tích cực để xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Thông qua tìm hiểu thực tế và ý kiến, quan điểm thể hiện trong bài văn, các em tự hoàn thiện nhân cách của mình. Đây cũng chính là quá trình tự học, tự mở rộng nâng cao kiến thức của học sinh trên cơ sở những định hướng đúng đắn của giáo viên.
- Qua quá trình thực hiện, bằng sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ, tạo điều kiện của BGH, các đồng nghiệp; sáng kiến của tôi sau khi áp dụng dạy học sinh đại trà ở lớp 9C và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2018- 2019 ở trường THCS Liên Bảo đã có được những kết quả khả quan, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn và chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn. Cụ thể như sau:
- Với học sinh đại trà:
* Trước khi áp dụng:
TT
Lớp
Tổng số HS
Kết quả kiểm tra
G
K
TB
Y
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
1
9C
51
15
29,4
27
52.9
9
17.7
0
0
* Sau khi áp dụng:
TT
Lớp

Tổng số HS
Kết quả kiểm tra
G
K
TB
Y
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
1
9C
51
21
41.2
25
49
5
9.8
0
0
- Với học sinh giỏi:
* Trước khi áp dụng
TT
Đội tuyển lớp
Tổng số HS
Kết quả kiểm tra
G
K
TB
Y
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
1
9
15
1
6,7
5
33,3
9
60
0
0
* Sau khi áp dụng
Kết quả khảo sát đội tuyển:
TT
Đội tuyển lớp
Tổng số HS
Kết quả kiểm tra
G
K
TB
Y
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
1
9
15
4
26,7
6
40
5
33,3
0
0
 Kết quả thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp Thành phố, cấp Tỉnh năm học 2018-2019:
TT
Họ tên học sinh
Lớp
Môn thi
Giải đạt được
Cấp T.Phố
Cấp Tỉnh
1
Dương Ngọc Anh
9C
Ngữ văn
KK
Ba
2
Phan Lê Minh Anh
9C
Ngữ văn
Nhì

3
Lê Minh Châu
9C
Ngữ văn
Nhì

4
Nguyễn Yến Chi
9C
Ngữ văn
KK

5
Phan Tú Thùy Dương
9C
Ngữ văn
KK

6
Đào Khánh Linh
9C
Ngữ văn
Nhì
Ba
7
Mai Khánh Ly
9C
Ngữ văn
Ba

8
Nguyễn Ngọc Mai
9C
Ngữ văn
KK

9
Lương Phương Thảo
9C
Ngữ văn
Ba
Nhất
10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
 - Qua việc dự chuyên đề, nhận xét, rút kinh nghiệm, Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn đánh giá sáng kiến đã đem lại những lợi ích thiết thực:
- Sáng kiến giúp giáo viên có được kinh nghiệm tốt trong việc dạy kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống; có thể áp dụng một cách hiệu quả trong trường THCS Liên Bảo và các nhà trường. 
- Sáng kiến còn giúp học sinh có hứng thú trong học tập, có những kĩ năng tốt khi viết kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống, hiểu biết thêm về kiến thức xã hội. Các em có kĩ năng sống tốt hơn và dần hình thành những phẩm chất tốt đẹp. 
- Những lợi ích thu được từ sáng kiến đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 
11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng dùng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu
TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Phạm Thị Hồng Huế
Trường THCS Liên Bảo
Học sinh lớp 9
2
Đỗ Thị Hương
Trường THCS Liên Bảo
Học sinh lớp 9
3
Nguyễn Thị Dung
Trường THCS Liên Bảo
Học sinh lớp 9
4
Tạ Thị Tình
Trường THCS Liên Bảo
Học sinh lớp 9
5
Trần Thu Hiệp
Trường THCS Liên Bảo
Học sinh lớp 9
7
Học sinh lớp 9
Trường THCS Liên Bảo
Môn Ngữ văn
 
Vĩnh Yên, ngày tháng năm 2019
Thủ trưởng đơn vị
 
Vĩnh Yên, ngày tháng năm 2019
 Tác giả sáng kiến
   Phạm Thị Hồng Huế
 
Vĩnh Yên, ngàytháng năm 2019
Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở

File đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_de_nang_cao_chat_luong_day_hoc_khi_day_kieu_b.docx