SKKN Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian trong chương trình Ngữ Văn 10 ở các Trường THPT miền núi Nghệ An

Trong bất cứ lĩnh vực cũng như ngành nghề nào cũng đều phải quan tâm đến đối tượng hoạt động của mình và đặc biệt trong dạy học - giáo dục, người giáo viên phải hiểu đối tượng của mình để tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục sao cho phù hợp và có hiệu quả. Không hiểu và không bám sát được học sinh thì mọi công tác giảng dạy và giáo dục sẽ chỉ là những lý thuyết kinh điển xa rời thực tiễn, không tác động trực tiếp đến từng đối tượng cần được quan tâm. Dạy học phù hợp với đối tượng học sinh luôn là yêu cầu, mục đích của hoạt động giáo dục trong nhà trường nhằm khai thác, phát huy năng lực của học sinh. Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng năm được chỉ đạo các trường triển khai thực hiện.

Vì vậy, các trường THPT miền núi Nghệ An cũng đã chủ động trong việc phân hóa, bám sát đối tượng, xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học tập để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học. Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập được xem như một nguyên tắc dạy học đảm bảo chất lượng và hiệu quả, chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy người học làm trung tâm là một xu hướng tất yếu trong giáo dục hiện đại. Từ trước tới nay, lý luận dạy học đã từng chỉ ra rằng, nội dung quyết định phương pháp dạy học. Trên cơ sở nội dung bài học, giáo viên lựa chọn phương pháp. Điều đó hoàn toàn đúng, song thực tiễn lại cho thấy rằng, đối tượng học sinh mới là cơ sở quan trọng và quyết định tới phương pháp dạy học.

Từ Khổng Tử cách đây hàng ngàn năm cho đến các nhà giáo dục lừng danh trên thế giới cũng đều bắt đầu từ đối tượng để dạy cho sát trình độ. Vì vậy, trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, dạy học sát đối tượng trở thành yêu cầu mỗi giáo viên trong các nhà trường phải thực hiện. Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương cũng như nhà trường phải quán triệt tinh thần này. Nhiều đợt tập huấn, bồi dưỡng giáo viên các cấp đã đưa vấn đề ấy làm chủ đề để trao đổi. Ở các trường THPT miền núi Nghệ An, học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số: Thái, Khơ mú, Hmông, Thổ sinh sống chủ yếu ở các huyện Quế Phong, Qùy Châu, Qùy Hợp, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn... Việc dạy học sát đối tượng cho học sinh ở đây luôn là trăn trở của hầu hết của những giáo viên giảng dạy. Bởi học sinh nơi đây có những đặc thù riêng về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, tập quán, trình độ nhận thức... Đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn cho giáo viên, nhất là giáo viên dạy Ngữ văn. Chính vì thế, tôi nghĩ rằng trong quá trình dạy học người giáo viên ngoài việc truyền đạt kiến thức cơ bản cho học sinh thì cần kết hợp, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để tạo yêu thích khi tiếp cận môn học Ngữ văn.

pdf 77 trang Trang Lê 30/04/2025 80
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian trong chương trình Ngữ Văn 10 ở các Trường THPT miền núi Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian trong chương trình Ngữ Văn 10 ở các Trường THPT miền núi Nghệ An

SKKN Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian trong chương trình Ngữ Văn 10 ở các Trường THPT miền núi Nghệ An
VĂN HỌC DÂN GIAN VỚI VĂN HOÁ ĐỊA PHƯƠNG 
I. MỤC ĐÍCH 
1. Kiến thức 
Nâng cao kiến thức và sự hiểu biết sâu sắc phần văn học dân gian trong 
chương trình Ngữ văn 10 và liên hệ với tri thức của văn hoá của địa phương của học 
sinh đang sinh sống. 
2. Về năng lực 
- Năng lực chung: 
+ Năng lực tự học. 
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo... 
- Năng lực đặc thù: 
- Năng lực thu thập và xử lý thông tin liên quan đến văn học dân gian Việt 
Nam. 
- Năng lực đọc – hiểu các văn bản liên quan đến văn học dân gian Việt Nam 
trong chương trình ngữ văn 10. 
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn học dân gian 
Việt Nam. 
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận khi làm việc nhóm. 
- Năng lực thuyết trình, thuyết phục. 
- Năng lực quan sát tranh ảnh, video và trả lời câu hỏi, phán đoán, suy luận. 
3. Thái độ 
Biết yêu mến, trân trọng, giữ gìn và phát huy văn học dân gian Việt Nam, hình 
thành tình yêu đối với văn học; có thói quen tìm hiểu, sưu tầm văn học dân gian; có 
tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về một tác phẩm văn học dân gian 
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THÀNH PHẦN THAM GIA 
1. Thời gian (dự kiến) 
+ Chuẩn bị (từ ngày đến ngày) 
+ Thời gian tổ chức vào chiều ngày) 
2. Địa điểm 
Trường THPT  
3. Thành phần tham gia 
- Ban tổ chức: Tổ Ngữ văn 
- Tham gia dự thi: Học sinh khối 10 
- Tham gia cổ vũ: Học sinh toàn trường 
- Khách mời: Đại diện Ban Giám hiệu, Đoàn thanh niên, giáo viên tổ Ngữ 
văn, giáo viên chủ nhiệm toàn trường. 
III. NỘI DUNG 
1. Tên ngoại khoá: Văn học dân gian với văn hoá địa phương 
2. Hình thức tổ chức: Thi giữa các đội 
- Đội thi: Gồm 3 đội thi, mỗi đội 10 học sinh, được ghép từ các lớp trong khối 
10. Các đội cùng tham gia tranh tài qua 3 phần thi. Tổng số điểm của các vòng thi là 
cơ sở để đánh giá, xếp loại giữa các đội. 
- Các học sinh còn lại: Tham gia cổ vũ cho các đội và tham dự Phần thi dành 
cho khán giả. 
3. Nội dung các phần thi 
Hình thức: Tổ chức ngoại khoá thành các đội thi và gồm 3 phần 
Phần 1: Trả lời nhanh hiểu biết kiến thức Văn học dân gian 
Có 3 gói câu hỏi cho 3 đội, các đội lên bắt thăm và lần lượt trả lời. Thời gian 
cho mỗi gói câu hỏi là 5 phút, có 10 câu. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. 
*Gói câu hỏi số 1 
Câu hỏi Đáp án 
1.VHDG được sáng tác và lưu truyền chủ yếu 
bằng hình thức nào? 
2. Thể loại nào được xem là “Bài học đầu tiên của 
cuộc đời trẻ thơ”? 
3. Nhiều chi tiết quan trọng trong truyện cổ tích 
mang tính gì? 
4. Trong truyện “Tấm Cám” mỗi khi gặp khó 
khăn, đau khổ Tấm đều làm gì? 
5. Âm hưởng nổi bật thường thấy của thể loại sử 
thi là gì? 
6. Qua đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, có thể 
1. Truyền miệng 
2. Hát ru 
3. Kỳ ảo 
4. Ôm mặt khóc/khóc 
5. Hào hùng/hùng tráng 
6. Anh hùng sử thi và anh hùng 
chiến trận 
7. Đối nhân, xử thế 
8. Dựng nước và giữ nước 
9. Cái nhà 
thấy Đăm Săn thuộc kiểu nhân vật gì? 
7. Tục ngữ là những bài học về điều gì? 
8. Chủ đề của Truyện An Dương Vương và Mị 
Châu - Trọng Thủy là gì? 
9. Đây là cái gì? 
Xương sườn xương sống, nuốt trộng người ta 
Đi ra, đi vô, người ta không chết 
10. Từ nào còn thiếu trong câu ca dao sau 
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh 
Non xanh nước biếc như hoạ đồ 
10. Tranh 
*Gói câu hỏi số 2 
Câu hỏi Đáp án 
1. Câu đố sau sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào? 
“Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn” 
2. “Tiễn dặn người yêu” là truyện thơ của dân 
tộc nào? 
3. Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” trong 
“Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng 
Thủy” có ý nghĩa gì? 
4. Từ nào còn thiếu trong câu sau: 
Thương trò .... áo cho trò 
Thiếu bâu, thiếu vạt, thiếu hò, thiếu vai. 
5. Nhờ vào vật gì mà nhà vua nhận ra cô con gái 
của bà lão bán nước đó là Tấm? 
6. Trong truyện cười “Tam đại con gà” chữ “Kê” 
thầy đồ đọc thành chữ gì? 
7. Trong “Truyện An Dương Vương Và Mị Châu- 
Trọng Thuỷ” vì sao thành được gọi là Loa 
Thành? 
8. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, Đăm 
Săn được ai giúp đỡ, bày cách cho đánh thắng 
Mtao Mxây? 
9. Đây là con gì? 
1. Nói lái 
2. Thái 
3. Biểu trưng cho một mối oan 
tình được hóa giải 
4. May 
5. Trầu têm cánh phượng 
6. Dủ dỉ là con dù dì 
7. Vì thành rộng, xoắn như hình 
trôn ốc 
8. Ông trời 
9. Con chuột 
10. Ca dao 
Tính tình đáo để 
Phá phách rất ghê 
Chỉ chuyên một nghề 
Truyền mang dịch hạch 
10. Những câu sau đây ca dao hay tục ngữ? 
Học trò đèn sách hôm mai 
Ngày sau thi đỗ nên trai mới hào 
Làm nên quan thấp, quan cao 
Làm nên vọng tía võng đào nghênh ngang 
*Gói câu hỏi 3 
Câu hỏi Đáp án 
1. Trong truyện “Tấm Cám” nhân vật Tấm đã 
hoá mấy kiếp để trở lại làm hoàng hậu? 
2. Tên 2 bà vợ của Đăm Săn là gì? 
3. Truyện cười “Nhưng nó chỉ bằng hai mày” 
phản ánh vấn đề gì trong xã hội? 
4. Tên thật của vua An Dương Vương là gì? 
5. Trong bài ca dao thách cưới “Cưới nàng anh 
toan dẫn voi.” cô gái đã thách cưới vật gì? 
6. Trong truyện cười: Tam đại con gà, tác giả dân 
gian muốn phê phán điều gì? 
7. Thể loại truyện dân gian nào ra đời sớm nhất 
trong lịch sử loài người? 
8. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn 
Xấu ..đẹp còn hơn đẹp người. 
9. Có chân mà chẳng biết đi 
Quanh năm suốt tháng đứng ì một nơi 
Là cái gì? 
10. Lời nói không mất tiền mua 
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau 
Là tục ngữ hay ca dao? 
1. 4 kiếp: chim vàng anh, cây 
xoan đoà, khung cửi, quả thị 
2. Hơ Nhị và Hơ Bhị 
3. Phê phán hói hư tật xấu, tham 
nhũng của quan lại 
4. Thục Phán 
5. Khoai lang 
6. Thói dấu dốt, đã dốt còn hay 
khoe chữ 
7. Thần thoại 
8. người, nết 
9. Cái giường 
10. Tục ngữ 
Phần 2: Thi năng khiếu Diễn xướng Văn học dân gian 
Mỗi đội sẽ thể hiện năng khiếu của đội mình như: hát, múa, diễn kịch (chuyển 
thể từ các tác phẩm từ văn học dân gian) trong thời gian 5 đến 7 phút. Ban Giám 
khảo sẽ chấm điểm cho mỗi phần thi. Điểm tối đa cho phần thi này là 40 điểm, quá 
1 phút bị trừ 5 điểm. (Xen kẽ giữa các phần thi là các câu hỏi cho khán giả để ban 
giám khảo có thời gian chuẩn bị). 
+ Các tiết mục múa, hát như: 
Cây đa quán dốc 
Bống bống bang bang 
Truyện kể Thánh Gióng 
Non nước hữu tình 
+ Kịch: 
Nhưng phải bằng hai mày 
(Nhân vật: quan huyện, cải, ngô, thằng hầu) 
Cảnh 1: Cảnh Cải và Ngô đánh nhau trên sân khấu, mang nhau đi kiện. 
Cảnh 2: Tại công đường: cải và ngô tiếp tục cãi nhau, gây ồn ào. Quan huyện 
lim dim mắt, vuốt râu, thằng hầu đứng quạt. Một lúc sau, quan huyện đập tay xuống 
bàn, phán: 
- Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi. 
Cải vội xoè năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy Lý, khẽ bẩm: 
- Xin xét lại, lẽ phải thuộc về con mà. 
Thầy Lý cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, nói: 
- Tao biết mày phải.nhưng nó lại phải bằng hai mày 
Tam đại con gà 
(Nhân vật: thầy đồ, 3 học trò, ông bố) 
Cảnh 1: Thầy đang dạy học cho các học trò 
- Nào các con, các con đã học bài chưa? 
- Thưa thầy chúng con học bài rồi ạ! Chữ tước nghĩa là chim sẻ. Nhưng chữ 
gì đằng sau chữ tước, chúng con không biết ạ! 
- Chữ gì mà cũng không biết, để ta xem (Thầy giơ sách lên xem, kính sát mắt). 
- Là chữ gì vậy thưa thầy? 
- À à, là “dủ dỉ là con dù dì”, các trò đọc lại đi, nhưng nhớ đọc khẽ thôi. 
- Tại sao lại phải đọc khẽ thôi? 
- À, để khỏi làm ồn hàng xóm. 
Cảnh 2: Thầy quỳ lạy dưới bàn thờ thổ công, lầm rầm khấn rằng: thần thổ 
công linh thiêng xin bảo cho biết chữ đó có phải là chữ “dủ dỉ” không, rồi làm động 
tác xoáy ba đồng tiền trên chiếc đĩa đồng. Đồng tiền lật ngửa, thầy thích chí cười: 
- Ta thật giỏi, nói bừa mà hoá ra đúng. Thần cho cả ba đài, chữ đó đúng là 
chữ “dủ dỉ” rồi. 
Cảnh 3: 
- Các trò đọc lại chữ hôm qua đi, đọc to vào. 
- Thưa thầy sao hôm nay lại đọc to ạ? 
- À, để mọi người biết hôm nay các con thuộc bài. 
(Người bố đang cuốc vườn, nghe tiếng đọc ngạc nhiên chạy vào, giở sách ra 
xem, hỏi thầy) 
- Chết chửa, chữ kê là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”? 
(Thầy nói thầm: mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa!) 
- Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy thế 
là dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà kia. 
- Tam đại con gà nghĩa là làm sao? 
- Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con 
gà. 
Trích đoạn cuối truyện Tấm Cám 
(Nhân vật: Bà lão, Tấm, Vua, lính) 
Bà lão: (đi ra chống gậy thấy quả thị mừng húm) chà chà ta sống từ nhỏ 
tới giờ ở đây mà lần đầu tiên mới thấy cây thị mọc chỗ này. Lạ quá! lạ quá! 
Ô kìa! Trái thị mới to mà đẹp làm sao. Lại còn tỏa ra mùi hương ngan ngát 
nữa. ta mà có trái thị để trong nhà thì chả còn gì bằng. 
Bà lão: (đến bên cây thị) Thị ơi! thị à! Thị rụng bị bà. Bà để bà ngửi chứ bà 
không ăn. 
Ngay lập tức thị rồi khỏi cành múa 1 vòng mới lọt vào bị bà lão. 
Bà lão đem quả thị về trưng trong nhà. Và điều bất ngời xảy ra. 
Bà lão vừa đi chống gậy chợt thả cây gậy chống nạnh: Quái lạ! Sao ngày nào 
đi về mình cũng thấy nhà cửa sạch sẽ cơm nước dọn sẵn (nhìn quanh nhìn quất như 
không tin vào mắt mình, bà lão bổng nói nhỏ), không lẽ nhà có ma? (rùng mình) 
Bà lão giả vờ sách giỏ đi chợ điệu bộ thong thả: đi chợ nha. Tui đi chợ nha 
(chạy lon ton). 
Tấm: (trong sân khấu đi ra) la la la (cầm chổi quét nhà, bưng mâm 
chén) 
Bà lão (chạy xông vào): bắt được rồi nhá! 
Tấm: á (bất ngờ và cười hạnh phúc) 
Bà lão: chạy đến điệu bộ đặc biệt. 
Đến bên tấm bà lão nắm tay và nói: từ nay con sẽ làm con gái ta và sống bên 
bà lão này. (vừa nói tay xé vỏ quả thị) 
Rồi 1 ngày nọ vua đi dã ngoại đến 
Lính 1: có ai ở nhà ko? Nhà vua giá đáo! 
Bà lão: (chống gậy đi ra) Ôi nhà vua giá đáo cái quán này của bà lão thật là 
không thể tưởng tượng nổi. 
Lính 2: vua đến sao không quỳ? 
Nhà vua: miễn lễ cho lão tuổi tác cao. Ta đang rất khát, lão có nước không 
cho ta xin? 
Bà lão: lão ở đây chỉ có mỗi bình trà này (vua dùng đỡ). 
Lính 1: rót nước trà cho vua. Bà lão bưng dĩa trầu xanh ra cho vua dùng cùng 
trà. Nhà vua cầm miếng trầu lên bỗng thay đổi sắc mặt. 
Nhà vua: Ô. Đây  đây sao giống trầu Tấm têm cho ta ăn năm xưa, trầu 
têm thế này mới gọi là trầu chứ. Cứ như hoàng hậu Cám bây giờ têm trầu thì ai mà 
ăn nổi. lính đâu mau đem lá trầu hoàng hậu têm ra đây cho ta. 
Lính 2: Vua cầm miếng trầu lên ngắm và suy tư. 
Nhà vua: Bà lão! bà lão hãy mau gọi người têm trầu này ra cho ta xem? 
Bà lão: (quay vào trong gọi Tấm) con gái ơi ra đây! 
Tấm chạy ra thế là vua và tấm gặp mặt (hai người ôm nhau và nhìn nhau âu 
yếm). 
Phần 3: Phần hiểu biết và liên hệ văn hoá, phong tục của địa phương 
+ Một số câu hỏi liên quan đến văn hoá địa phương: 
Phiên âm một số câu tục ngữ ra tiếng Hmông, Thái Khơ mú và đọc lên cho 
mọi người cùng nghe? (Nên đưa những câu tục ngữ giáo dục nhân cách, lối sống cho 
học sinh). 
+ Thi các trò chơi dân gian gắn với phong tục tập quán của địa phương các 
huyện miền núi vùng cao Nghệ An như: ném còn, đánh pao, nhảy sạp, đẩy gậy 
+ Thi nấu các món ăn truyền thống: thi gói bánh chưng (nếu tổ chức vào gần dịp tết 
Nguyên Đán), nấu các món món ăn truyền thống của dân tộc và địa phương. 
Phần thi dành cho khán giả 
Phần thi dành cho khán giả sẽ được tổ chức bằng cách trả lời câu hỏi từ ban 
tổ chức chương trình, có thể là các câu hỏi về tri thức văn học dân gian hoặc các câu 
hỏi về phong tục tập quán của địa phương học sinh, mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận 
được một phần quả nhỏ từ BTC. 
IV. GIẢI THƯỞNG 
1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba 
V. CÔNG TÁC KHÁC 
1. Ban tổ chức 
- Trưởng ban: Lập kế hoạch, cố vấn cho nhóm, tổ thiết kế chương trình. 
- Phó ban: Phát động cuộc thi, phổ biến kế hoạch của cuộc thi cho HS và cố 
vấn cho việc tổ chức. 
- Ủy viên: Cố vấn về công tác tổ chức, trang trí hội trường, tập hợp, hướng 
dẫn các đội thi, chuẩn bị một số nội dung, MC 
- Thư kí. 
2. Ban Giám khảo (dự kiến đại diện: Ban giám hiệu, Hội phụ huynh, Công 
đoàn trường, Đoàn thanh niên, thầy/cô tổ Văn) 
3. Dự trù kinh phí: Giải thưởng; Trang trí hội trường; Thuê âm thanh; Hoa, 
nước uống; In, phô tô tài liệu 
Thay mặt Ban Tổ chức, chúng tôi rất mong nhận được sự đồng ý và hỗ trợ về 
mọi mặt của Ban Giám hiệu, Đoàn Thanh niên, quý Thầy Cô giáo Trường THPT 
 và sự phối hợp thực hiện của các bộ phận của Nhà trường để hoạt động ngoại 
khóa thành công, đạt được mục đích, yêu cầu đã đề ra. 
, ngàytháng.năm 
T/M Ban tổ chức 
Phụ lục 4 
Sản phẩm vẽ tranh của học sinh theo sự hình dung và trí tưởng tưởng về các nhân 
vật trong các tác phẩm Văn học dân gian 
Một số hình ảnh HS thực hành vẽ nhân vật trong tác phẩm VHDG 
Tranh vẽ Tấm bị Cám lừa lấy giỏ tép 
của em Vi Thị Hằng lớp 10C1 
Tranh vẽ Tấm cho bống ăn của em Lô 
Thị Ỏn lớp 10A3 
Tranh vẽ Tấm đi trẩy hội của em Lô Thị 
Thể, Ven Thị Hiền lớp 10A3 
Tranh vẽ Tấm bước ra từ quả thị của 
em Lầu Y Hua lớp 10C5 
Tranh vẽ Đăm Săn đánh nhau với Mtao 
Mxây của em Lương Minh Vượng, Kha 
Văn Dũng, Vi Tuấn Anh lớp 10C1 
Tranh vẽ An Dương Vương được 
Rùa vàng giúp đỡ của em Và Bá Giờ 
lớp 10C5 
Phụ lục 5 
Một số hình ảnh học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm Văn học với văn 
hoá địa phương 
Trò chơi thi ném Pao Trò chơi thi ném Còn 
Thi nhảy sạp giữa các đội Trò chơi bịt mắt bắt vịt 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Mạc Đường, Các dân tộc miền núi Bắc Trung Bộ, Khoa học, Hà Nội, 1964. 
2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Từ điển thuật ngữ 
văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, 2009. 
3. Cao Đăng Hy, Địa dư tỉnh Nghệ An, Thư viện Nghệ Tĩnh, số NN 20 – 21. 
4. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt (1999), 
Phương pháp dạy học Văn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
5. Trần Đình Sử, Văn học và thời gian, NXB Văn học, Hà Nội, 2001. 
6. Trần Đình Sử (chủ biên), (2004), Lí luận văn học, tập 1, 2, Nxb GD, Hà Nội. 
7. Đỗ Bình Trị, Trần Đình Sử, Văn học (1998), Nxb GD, HN. 
8. Ban dân tộc tỉnh Nghệ An, Nghệ Tĩnh 40 năm một chặng đường, Nhà xuất bản 
Nghệ Tĩnh, 1985. 
9. Ban dân tộc và miền núi Nghệ An, Mộ số chính sách về dân tộc và miền núi Nghệ 
An, Nhà xuất bản Nghệ An, Vinh, 1992. 
10. Ban nghiên cứu lịch sử và địa lý Nghệ Tĩnh, Lịch sử Nghệ Tĩnh – Tập I, Nhà 
xuất bản Nghệ Tĩnh, Vinh, 1994. 
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018. 
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng 
môn Ngữ văn lớp 10, Nxb Giáo dục. 
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá 
kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp 
trung học phổ thông, Nxb Giáo dục. 
14. Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa Văn học dân gian trong nhà trường (Phan 
Thị Thanh Vân - Báo Giáo dục và thời đại ngày 12/01/2009). 
15. Nghị quyết TW 29 về Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục... 
16. Sách giáo khoa THPT Lớp 10 -12, (2004), Văn học, Nxb GD, Hà Nội. 
17. 999 câu đố Việt Nam (Đức Anh – NXB Hồng Đức năm 2008). 
18. Văn học dân gian – những tác phẩm chọn lọc (Bùi Mạnh Nhị chủ biên – NXB 
GD 2003). 
19. Văn học dân gian Việt Nam (Đinh Gia Khánh chủ biên, NXB Giáo Dục, 1997). 

File đính kèm:

  • pdfskkn_giai_phap_giup_hoc_sinh_nguoi_dan_toc_thieu_so_hoc_tot.pdf