SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng biên soạn đề kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn THPT thông qua ngân hàng câu hỏi
Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng chuyển từ đánh giá nội dung sang đánh giá năng lực học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực. Trong thời gian từ năm 2015 đến 2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo Cùng với các Sở Giáo dục và Đào tạo đã phát hành nhiều tài liệu, tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên về Kỹ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực. Tuy nhiên đa số giáo viên hiện nay chưa nắm chắc kỹ thuật thiết kế đề kiểm ta đánh giá năng lực học sinh, còn nhiều lúng túng và sai sót khi biên soạn đề, rất ít giáo viên có khả năng tự mình biên soạn được đề kiểm tra đảm bảo các yêu cầu của phương pháp kiểm tra đánh giá mới mà đa số tìm kiếm các đề kiểm tra trên tài nguyên internet, chỉnh sửa rồi sử dụng trong quá trình dạy học; một số khác lại ra những đề kiểm tra hoàn toàn theo cách cũ chỉ kiểm tra nội dung kiến thức mà không thúc đẩy năng lực của học sinh. Tình trạng đó vô hình trung đã làm trì trệ quá trình đổi mới giáo dục mà chúng ta đang gắng sức thực hiện.
Bản thân tôi đã có kinh nghiệm thực tiễn trong biên soạn đề kiểm tra đánh giá năng lực môn Ngữ văn. Trong năm 2018 tôi có tham gia biên soạn hai cuốn sách ôn thi THPT Quốc gia là tuyển tập “Bứt phá điểm thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn” và “Tuyệt kỹ luyện giải đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn”. Chất lượng đề thi trong hai cuốn sách này đã được đông đảo học sinh và đồng nghiệp đánh giá cao và được tái bản phiên bản mới năm 2019.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng biên soạn đề kiểm tra đánh giá năng lực môn Ngữ văn THPT thông qua xây dựng ngân hàng câu hỏi” để giúp giáo viên nắm được những nguyên tắc và kỹ thuật cơ bản nhất trong thiết kế đề kiểm tra môn Ngữ văn, có thể biên soạn được đề kiểm tra phục vụ cho hoạt động dạy học từ đó góp phần nâng cao chất lượng môn học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng biên soạn đề kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn THPT thông qua ngân hàng câu hỏi

âu 1. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính nào? Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Tác dụng của việc sử dụng phương thức biểu đạt đó? Câu 3. Anh/Chị có đồng ý với lời khuyên của người thầy “chỉ cần con tin vào những gì mình làm là đúng thì đừng để ý mọi người nói gì” không? Vì sao? Câu 4. Từ câu chuyện trên, anh/ chị rút ra được bài học gì cho mình? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Thời gian sống của bạn là hữu hạn, hãy dành thời gian đó để tạo ra giá trị thay vì dùng nó để phán xét và hủy diệt người khác”. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2017) Từ đó, anh/chị hãy liên hệ với vẻ đẹp của hình ảnh người tráng sĩ thời Trần trong bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão: “Múa giáo non sông trải mấy thu Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu. Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu” (Tỏ lòng - Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục, 2017) để nhận xét về vẻ đẹp của hình ảnh người tráng sĩ trong mỗi bài thơ. GỢI Ý – HƯỚNG DẪN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Câu 1. Phong cách ngôn ngữ chính: Nghệ thuật Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: Tự sự. Tác dụng của phương thức này là giúp người đọc dễ dàng hình dung được các chi tiết trong câu chuyện về hai bức tranh một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn; đem đến một bài học nhân sinh sâu sắc. Câu 3. Đây là câu hỏi mở, học sinh có thể trả lời theo nhiều hướng: đồng ý, không đồng ý, chỉ đồng ý một phần. Dưới đây là một vài gợi ý: – Đồng ý. Vì bạn sẽ không bao giờ làm được điều mình muốn nếu luôn nghi ngờ vào khả năng của bản thân. Người chiến thắng là người biết tin vào sức mạnh nội tại của mình, kiểm soát và điều khiển nó hướng tới mục tiêu cần đạt được. Chỉ khi nào bạn tin bạn có thể thì bạn mới có thể khiến người khác tin vào bạn. – Không đồng ý. Vì: Những điều người khác nhận xét về công việc của mình hay bản thân mình rất quan trọng. Đó là nhận xét khách quan giúp ta nhận ra chỗ còn khiếm khuyết để bổ sung, sửa chữa và hoàn thiện bản thân cũng như công việc của mình. – Đồng ý một phần bằng cách kết hợp hai cách trả lời trên. Câu 4. Bài học: – Tin vào khả năng của bản thân, tin vào công việc của mình. – Tôn trọng sản phẩm sáng tạo của người khác. – Tìm ra chỗ sai rất dễ nhưng sửa chữa chỗ sai mới là việc khó II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận về đề tài: “Thời gian sống của bạn là hữu hạn, hãy dành thời gian đó để tạo ra giá trị thay vì dùng nó để phán xét và hủy diệt người khác”. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phán xét người khác thật dễ dàng nhưng nó sẽ hủy hoại người khác và sự phán xét cũng không làm cho xã hội và con người trở nên tốt đẹp hơn. c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: không nên phán xét người khác vì thật dễ dàng khi ta phán xét một ai đó nhưng chỉ ra cái sai của người khác thì dễ mà sửa chữa nó thì rất khó; phán xét người khác là hủy hoại những điều tốt đẹp trong họ nên thay vì phán xét người khác ta nên tự mình làm ra những điều tốt đẹp để cống hiến cho cuộc sống. Có thể làm theo hướng sau: Phán xét là đưa ra những đánh giá về người khác một cách ấn định theo quan điểm chủ quan của mình; không nên phán xét người khác vì con người vốn không hoàn hảo; ai cũng có thể phạm phải lỗi lầm vì vậy chúng ta nên nhìn nhận con người và công việc với tấm lòng bao dung; phán xét người khác không những không giúp họ tiến bộ mà còn hủy hoại những gì tốt đẹp ở họ; thay vì phán xét người khác chúng ta nên cố gắng để tự mình làm nên điều tốt đẹp; góp ý cho người khác là điều nên làm nhưng quan trọng hơn là biết trân trọng điều tốt đẹp ở mọi người và sử dụng thời gian quý báu để tạo nên những giá trị đóng góp cho cuộc sống. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp của người lính Tây Tiến trong đoạn thơ. Từ đó liên hệ với vẻ đẹp của hình ảnh người tráng sĩ thời Trần trong bài thơ “Tỏ lòng” để nhận xét về vẻ đẹp của người tráng sĩ trong mỗi bài thơ. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích vẻ đẹp của người lính Tây Tiến trong đoạn thơ,; liên hệ với vẻ đẹp của hình ảnh người tráng sĩ thời Trần trong bài thơ “Tỏ lòng”; nhận xét về vẻ đẹp của người tráng sĩ trong mỗi bài thơ. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu đôi nét về Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và đoạn trích – Quang Dũng (1921 – 1988) là một nhà thơ tài hoa xứ Đoài mây trắng. Đọc thơ ông, người đọc luôn cảm nhận được một tâm hồn phóng khoáng, hào hoa và lãng mạn. – Bài thơ Tây Tiến được ông viết vào năm 1948 tại Phù Lưu Chanh. Cảm hứng bài thơ bắt nguồn từ nỗi nhớ da diết về đơn vị cũ (Tây Tiến). Ban đầu bài thơ có tên là Nhớ Tây Tiến nhưng về sau đổi thành Tây Tiến và in trong tập thơ Mây đầu ô (1986). – Đoạn trích thơ: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Sông Mã gầm lên khúc độc hành” là một trong những đoạn thơ ấn tượng của bài thơ. Không bởi chỉ vì nó khắc họa được chân dung của người lính Tây Tiến với vẻ đẹp kiêu hùng, hào hoa và bi tráng mà còn ở giá trị nghệ thuật của nó. * Cảm nhận vẻ đẹp kiêu hùng, hào hoa và bi tráng của người lính Tây Tiến trong đoạn trích − Hai câu thơ đầu khắc họa chân dung ngoại hình và thế giới tinh thần của người lính Tây Tiến. Ý thơ xuất phát từ một hiện thực rất khắc nghiệt, người lính Tây Tiến phải chiến đấu trong một điều kiện vô cùng gian khổ, thiếu thốn, sốt rét hoành hành. Những trận sốt rét ác tính làm rụng hết tóc trên mái đầu hào hoa của các anh, nước da cũng xanh màu bệnh tật. Quang Dũng đã sử dụng thủ pháp tương phản để khắc họa vẻ đẹp kiêu hùng của các anh: hình thức bên ngoài càng xanh xao tiều tụy bao nhiêu thì thế giới tinh thần bên trong càng hiên ngang anh dũng bấy nhiêu. – Hai câu thơ sau hé mở thế giới tâm hồn của người lính Tây Tiến. Mắt trừng gởi mộng qua biên giới là mộng diệt xâm lăng. Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm là nỗi nhớ đầy lãng mạn, hào hoa, đa tình. Câu thơ ít nhiều còn ảnh hưởng của những giấc mộng trong văn chương sách vở một thời là mộng chinh phu và mộng giai nhân nhưng đã làm nổi bật được vẻ đẹp riêng của những chàng trai Hà Nội một thời gác bút nghiên lên đường ra xa trường. – Bốn câu thơ tiếp theo nói về sự hy sinh của người lính Tây Tiến. Văn chương sách vở một thời lảng tránh khi nói về cái chết vì nó dễ tạo cảm giác bi lụy. Quang Dũng không lảng tránh hiện thực tàn khốc của chiến tranh nhưng bút pháp lãng mạn đã cho phép nhà thơ sử dụng cái chết như một chất liệu thẩm mỹ để khắc họa chân dung người lính. − Nếu câu thơ Rải rác biên cương mồ viễn xứ ít nhiều gợi cảm giác bi thương từ hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh lẽo nằm rải rác nơi biên cương xa vắng thì câu thơ tiếp theo Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh lại vút lên một lí tưởng cao đẹp của thời đại là Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Cái hùng đã lấn át cái bi. − Câu thơ Áo bào thay chiếu anh về đất xuất phát từ một hiện thực vô cùng nghiệt ngã: người lính ngã xuống mà không có cả một manh chiếu để bọc thây, tấm áo rách tả tơi các anh mặc thường ngày là vật duy nhất đưa hình hài các anh về với đất mẹ. Quang Dũng đã trang trọng gọi tấm áo ấy là áo bào để tạo nên âm hưởng hào hùng như những tráng sỹ thủa trước. − Để ngợi ca sự hy sinh anh dũng của đồng đội nhà thơ cũng không cần đến những lời ca ngợi sáo mòn mà để cho dòng sông con thác thay lời sông núi cất lên khúc độc hành dữ dội đưa tiễn linh hồn của các anh. Hồn thiêng của các anh đã hòa vào hồn thiêng sông núi để làm nên hồn Tổ Quốc. − Nghệ thuật: + Thể thơ bảy chữ kết hợp với hệ thống từ Hán Việt tạo nên âm hưởng hào hùng và bi tráng. + Bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn đã dựng lêm một tượng đài bất tử về người chiến sĩ vô danh. * Liên hệ với hình ảnh người tráng sĩ thời Trần trong bài thơ “Tỏ lòng” – Bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão khắc họa vẻ đẹp của người tráng sĩ thời Trần tiêu biểu cho hào khí Đông A. – Câu thơ thứ nhất Múa giáo non sông trải mấy thu cho thấy vẻ đẹp đầy kiêu hùng của người tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo canh giữ non sông đẫ mấy mùa thu. Câu thơ thứ hai Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu cho thấy sức mạnh của cả quân đội nhà Trần và rộng hơn là cả dân tộc khí thế ngất trời không một kẻ địch nào có thể khuất phục được. – Hai câu thơ sau người tráng sĩ hiện lên ở tâm và chí. Đó không chỉ là chí nam nhi với khát vọng lập công danh thông thường mà là niềm khát khao lập nên những chiến công hiển hách cho đất nước. – Bài thơ 4 câu 28 chữ đã dựng lên hào khí của cả một thời đại, một thế hệ và một con người. Nó là sự thể hiện cảm hứng yêu nước, chủ nghĩa yêu nước mãnh liệt. Dung lượng nhỏ nhưng sức bao quát, hàm chứa trong đó thật lớn lao. * Nhận xét về vẻ đẹp của người tráng sĩ trong mỗi bài thơ: – Tương đồng: Cả hai bài thơ đều khắc họa thành công hình ảnh người tráng sỹ với vẻ đẹp hào hùng, sẵn sàng hy sinh cho đất nước. Đó là những con người kết tinh vẻ đẹp anh hùng của dân tộc và thời đại. – Khác biệt: + Hình ảnh người tráng sĩ đời Trần trong bài thơ Tỏ lòng mang hào khí Đông A của thời đại với vẻ đẹp kì vĩ hào hùng như át cả vũ trụ bao la. Đó là vẻ đẹp của chí nam nhi với khát vọng lập nên những chiến công lưu danh sử sách rất phổ biến trong văn học trung đại. + Hình ảnh người lính Tây Tiến của Quang Dũng vừa mang vẻ đẹp của người tráng sĩ thủa trước với phẩm chất can trường, anh dũng sẵn sàng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh lại vừa mang vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng giản dị, gần gũi mà lãng mạn, hào hoa. Nổi bật là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng.* Đánh giá chung: Nhìn chung, đoạn trích trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và bài thơ Tỏ lòng đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh người tráng sĩ mang vẻ đẹp tiêu biểu của thời đại. Đó đều là những hình ảnh đẹp đẽ của chủ nghĩa anh hùng của con người Việt Nam trong cuộc đấu tranh giữ nước. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. B. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN Sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi trong dạy và học, đặc biệt là công tác biên soạn đề kiểm tra từ bài kiểm tra 15 phút, các bài viết văn của cả ba khối 10,11,12 và ra đề khảo sát chất lượng ôn thi THPT Quốc gia. Đề tài được thực hiện trong năm học 2018 – 2019 tại trường THPT Quang Hà và thu được những kết quả đáng khích lệ: + 100% Giáo viên môn Ngữ văn vận dụng thành công ngân hàng câu hỏi trong việc biên soạn đề kiểm tra phục vụ công tác dạy học. + Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn tại đơn vị. So sánh điểm trung bình thi khảo sát THPT Quốc gia môn Ngữ văn của trường THPT Quang Hà trước và sau khi áp dụng sáng kiến trong dạy ôn thi: Lần 1 (2017-2018) 5.48 Lần 2 (2017-2018) 5.58 Lần 1 (2018-2019) 5.67 Lần 2 (2018-2019) 5,74 Tỉ lệ tăng/giảm so cùng kì năm trước 3.52% 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để áp dụng sáng kiến này, người dạy cần chú ý các điều kiện sau: - Thứ nhất: Giáo viên có năng lực chuyên môn, say mê, tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Luôn mong muốn tìm tòi các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn, không ngại khó, ngại vất vả. - Thứ hai: Đảm bảo mục tiêu và phương pháp giáo dục là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. - Thứ ba: Nắm vững kỹ thuật xây dựng ma trận và thiết kế đề kiểm tra Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: + Lợi ích kinh tế: Qua những năng lực học sinh được phát triển trong các giờ kiểm tra và ôn tập, học sinh hiểu bài giải quyết hiệu quả các kiến thức trong bài học sẽ tiết kiệm chi phí cho gia đình, giảm bớt tiền học thêm hàng tuần, hàng tháng. + Lợi ích xã hội: Thông qua các giờ ngữ liệu đọc hiểu và đề nghị luận xã hội và văn học, học sinh được bồi đắp những tình cảm tốt đẹp, có thêm những kỹ năng sống cần thiết và năng lực tổng hợp trong cuộc sống. + Việc áp dụng trong giờ ôn tập giúp các em tích cực, say mê, hứng thú học tập một cách chủ động, đồng thời phát huy được sự sáng tạo cá nhân. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: + Bản thân cá nhân tác giả áp dụng giải pháp trên trong quá trình dạy học giờ ôn tập môn Ngữ văn đã thu được nhiều lợi ích: Có đề in trong hai cuốn sách ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn là tuyển tập “Bứt phá điểm thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn” (phiên bản 2019) “Tuyệt kỹ luyện giải đề thi THPT Quốc gia” năm 2018. + Đối với nhà trường: Năm học 2018 – 2019 có 05 giải Học sinh giỏi môn Ngữ văn khối 12; điểm TB thi khảo sát chất lượng ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn tăng 3,52% so với cùng kỳ năm 2017-2018 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Dương Khánh Toàn Tổ Văn – Ngoại ngữ trường THPT Quang Hà Giáo dục và Đào tạo 2 Đặng Thị Bích Cảnh Tổ Văn – Ngoại ngữ trường THPT Quang Hà Giáo dục và Đào tạo 3 Nguyễn Thị Khoa Tổ Văn – Ngoại ngữ trường THPT Quang Hà Giáo dục và Đào tạo 4 Nguyễn Thị Hồng Hạnh Tổ Văn – Ngoại ngữ trường THPT Quang Hà Giáo dục và Đào tạo 5 Nguyễn Ngọc Hưng Tổ Văn – Ngoại ngữ trường THPT Quang Hà Giáo dục và Đào tạo 6 Hà Thị Kim Luyện Tổ Văn – Ngoại ngữ trường THPT Quang Hà Giáo dục và Đào tạo 7 Nguyễn Thị Minh Thành Tổ Văn – Ngoại ngữ trường THPT Quang Hà Giáo dục và Đào tạo 8 Nguyễn Thị Lan Tổ Văn – Ngoại ngữ trường THPT Quang Hà Giáo dục và Đào tạo Bình Xuyên, ngày .. tháng 2 năm 2019 PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Viết Ngọc Bình Xuyên, ngày 09 tháng 02 năm 2019 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Dương Khánh Toàn
File đính kèm:
skkn_giai_phap_nang_cao_chat_luong_bien_soan_de_kiem_tra_dan.doc
BÌA SKKN.doc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SKKN CẤP CƠ SỞ.doc